2414 - BAN HANH CAU TRUC DE THI GIAO VIEN DAY GIOI TINH NGHE AN

7 1.6K 12
2414 - BAN HANH CAU TRUC DE THI GIAO VIEN DAY GIOI TINH NGHE AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH NGHỆ AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 2414/SGDĐT-GDTrH V/v Ban hành cấu trúc ra đề thi chọn giáo viện dạy giỏi CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghệ An, ngày 5 tháng 12 năm 2011 Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THPT Thực hiện Công văn số 2343/SGD&ĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 và Công văn số 2016/SGD&ĐT-GDTrH ngày 20/10/2011 về Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THPT năm học 2011-2012 của Giám đốc Sở GD&ĐT; Để tạo điều kiện cho giáo viên dự thi chủ động ôn tập tốt cho phần thi kiểm tra năng lực chuyên môn, Sở GD&ĐT ban hành cấu trúc đề thi (với thời gian thi lí thuyết: 180 phút, tính thang điểm 20) cho các môn như sau: 1. Môn Vật lí 1. Lý luận dạy học (Từ 5 đến 6 điểm): - Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn vật lí cấp THPT. - Đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh. - Chuẩn kiến thức và kỹ năng của bộ môn vật lí THPT. Tài liệu tham khảo: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10,11,12 (tài liệu bồi dưỡng thay sách); tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng … 2. Kiến thức chuyên môn về chương trình và sách giáo khoa vật lí THPT (từ 10 đến 12 điểm): - Vận dụng lí luận dạy học vào nội dung cụ thể trong chương trình và sách giáo khoa vật lí THPT. - Hiểu biết về kiến thức vật lí THPT. - Năng lực giải bài tập vật lí. - Hướng dẫn cho học sinh giải bài tập. Mức độ bài tập: ngang tầm với đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đề thi đại học. 3. Kỹ năng thí nghiệm vật lí và giảng dạy thí nghiệm vật lí (từ 2 đến 5 điểm): - Hiểu biết về thiết bị thí nghiệm. - Kỹ năng làm thí nghiệm. - Năng lực giảng dạy thí nghiệm cho học sinh. 2. Môn Giáo dục công dân Phần I (Từ 4 đến 6 điểm): Lý luận dạy học bộ môn - Lý luận chung về phương pháp dạy học môn GDCD THPT: chú trọng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; rèn luyện kỹ năng tự học, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn… - Bản chất, quy trình, ưu, nhược điểm của một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp môn GDCD: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, trò chơi, vấn đáp, đóng vai, tình huống. Phần II (Từ 14 đến 16 điểm) Những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng sư phạm, bao gồm: - Hiểu biết về chuẩn kiến thức, kỹ năng, chương trình môn GDCD THPT (bao gồm lớp 10, 11, 12); - Hiểu biết và kỹ năng thực hiện các tiết ngoại khóa theo quy định; xử lý tình huống sư phạm trong quá trình dạy học môn GDCD THPT; - Hiểu biết và kỹ năng tích hợp các vấn đề: Kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, trật tự ATGT, môi trường… vào dạy học môn GDCD; - Kĩ năng ra đề, xây dựng đáp án, biểu điểm bài thi tự luận Một số tài liệu tham khảo: 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011; 2. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lớp 10, 11, 12, Nhà xuất bản Giáo dục; 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD THPT, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 4. Giáo dục Kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT (Tài liệu dành cho giáo viên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 3. Môn Thể dục Phần 1 (Từ 4 đến 6 điểm): Lý luận dạy học bộ môn - Lý luận chung về phương pháp dạy học bộ môn: chú trọng đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh…. Phần 2 (Từ 14 đến 16 điểm) Những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, bao gồm: - Vai trò của công tác giáo dục thể chất trong trường học; - Hiểu biết về kiến thức, chương trình môn Thể dục THPT; - Xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình dạy học bộ môn; - Luật thi đấu các môn. 4. Môn Ngữ văn - Đổi mới phương pháp dạy học; Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng; Chuẩn kiến thức và kỹ năng (Từ 4 đến 6 điểm). - Năng lực ứng dụng lý thuyết trên vào các bài dạy cụ thể thuộc chương trình THPT (chủ yếu đọc Văn) dưới góc nhìn thể loại gắn với thực tiễn nhằm rèn luyện phương pháp, kỹ năng cho học sinh. - Năng lực đọc văn (cảm thụ) của bản thân (đối với các văn bản có trong sách giáo khoa). - Năng lực ra đề thi, làm hướng dẫn chấm theo tinh thần đổi mới. (Ba phần còn lại từ 14 đến 16 điểm) 5. Môn Toán 1. Lí luận dạy học bộ môn: (Từ 5 đến 6 điểm) Lý luận chung về phương pháp giảng dạy bộ môn, chú trọng đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học; phương pháp dạy học dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phát huy tối đa năng lực tự học của học sinh. Áp dụng lý luận dạy học cho một vài nội dung cụ thể trong chương trình SGK bộ môn Toán THPT (chỉ lấy ví dụ minh họa - trình bày ngắn gọn). 2. Hiểu biết bản chất của SGK: (Từ 3 đến 4 điểm) Nêu được quy trình giải, hoặc định hướng giải các dạng bài tập trong chương trình Toán THPT; nêu được ứng dụng các kiến thức toán đã học (về một phần nào đó - thuộc chương trình) để giải các lớp bài tập. 3. Năng lực giải bài tập và khả năng sử dụng bài tập (Từ 10 đến 12 điểm) - Giải được bài tập sách nâng cao; bài thi Đại học; biết sử dụng bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập, rèn luyện tư duy Toán học cho học sinh: + Nêu định hướng để học sinh tìm được hai cách giải hoặc ba cách giải và trình bày một cách giải, có thể khái quát hóa bài toán, thiết lập bài toán đảo và giải (trường hợp bài toán có thể thực hiện được). * Mức độ bài tập tương đương bài tập ở sách nâng cao * Mức độ bài tập phần cơ bản của thi đại học + Giải bài tập tương đương bài thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 (mức độ bài khó của thi đại học) và hướng dẫn học sinh giải. 6. Môn Hoá học Phần I (Từ 5 đến 6 điểm) - Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. - Dạy học đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình cấp THPT. - Thiết kế ma trận, biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập. Phần II: (Từ 10 đến 11 điểm) - Hiểu biết về kiến thức thức hóa học THPT - Năng lực trả lời câu hỏi và giải bài tập hóa học. - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập * Mức độ tương đương đề thi HSG tỉnh lớp 12 bảng A, đề thi đại học Phần III: (Từ 3 đến 5 điểm) - Hiểu biết về thí nghiệm hóa học trong chương trình THPT - Kĩ năng làm thí nghiệm - Năng lực giảng dạy thí nghiệm cho học sinh. Các tài liệu tham khảo: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng; Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi; Sách giáo khoa; Sách giáo viên; Đề thi HSG tỉnh lớp 12 hàng năm; Hướng dẫn thực thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Hóa học lớp 10, 11, 12; đề thi đại học hàng năm. 7. Môn Lịch sử Phần 1: Kiến thức về phương pháp dạy học (Từ 3 đến 4 điểm) Phần 2: Năng lực, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên (Từ 4 đến 5 điểm) - Nội dung kiểm tra: + Kiến thức về phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nói chung. + Năng lực ra đề kiểm tra, đánh giá; Rèn luyện tư duy; + Năng lực rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh theo đặc thù môn học; + Năng lực hướng dẫn học sinh thảo luận, tự học, tự nghiên cứu, nhớ kiến thức và liên hệ thực tiễn; + Kiến thức về CNTT để ứng dụng trong soạn, giảng,… Phần 3: Kiến thức thuộc bộ môn theo các mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) trong chương trình THPT hiện hành (Từ 11 đến 13 điểm) 8. Môn Sinh học Phần I: (04 điểm) - Đổi mới phương pháp dạy học, tập trung vào các phương pháp dạy học tích cực: thuyết trình, vấn đáp, dạy học đặt và giải quyết vấn đề. - Ma trận, biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập Phần II: (12 điểm) - Hiểu biết về kiến thức Sinh học THPT. - Năng lực trả lời câu hỏi và giải bài tập Sinh học. - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập. * Mức độ tương đương đề thi HSG tỉnh lớp 12 bảng A, đề thi đại học. Phần III: (04 điểm) - Hiểu biết về thí nghiệm Sinh học trong chương trình THPT. - Kĩ năng làm thí nghiệm. - Năng lực giảng dạy thí nghiệm cho học sinh. Các tài liệu tham khảo: 1. Sách giáo khoa môn Sinh học cấp THPT của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (ấn hành năm 2011). 2. Sách giáo viên môn Sinh học cấp THPT. 3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10,11,12 (tài liệu bồi dưỡng thay sách). 4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Sinh học cấp THPT. 5. Đề thi HSG tỉnh lớp 12, đề thi đại học hàng năm. 9. Môn Công nghệ (Sinh học) Phần I: (Từ 5 đến 6 điểm) - Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. - Dạy học đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình cấp THPT. Phần II: (Từ 10 đến 12 điểm) - Kiến thức thức bộ môn Công nghệ 10 THPT. Phần III: (Từ 3 đến 4 điểm) - Hiểu biết về thí nghiệm Công nghệ trong chương trình THPT. - Kĩ năng làm thí nghiệm. - Năng lực giảng dạy thí nghiệm cho học sinh. Tài liệu tham khảo: 1. Sách giáo khoa, Sách giáo viên môn Công nghệ 10. 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa Công nghệ 10 (tài liệu bồi dưỡng thay sách). 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ THPT, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 10. Môn Công nghệ (công nghiệp) 1. Lý luận dạy học: (Từ 5 đến 6 điểm) - Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh bộ môn công nghệ cấp THPT. - Chuẩn kiến thức và kỹ năng của bộ môn công nghệ THPT. Tài liệu tham khảo: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11,12 (tài liệu bồi dưỡng thay sách); tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng … 2. Kiến thức chuyên môn về chương trình và sách giáo khoa công nghệ THPT (từ 10 đến 12 điểm): - Vận dụng vào nội dung cụ thể trong chương trình công nghệ THPT. - Hiểu biết về kiến thức công nghệ THPT. - Năng lực giải bài tập bộ môn. - Hướng dẫn cho học sinh giải bài tập. 3. Kỹ năng thí nghiệm CN và giảng dạy thí nghiệm CN (từ 3 đến 4 điểm). - Hiểu biết về thiết bị thí nghiệm. - Kỹ năng làm thí nghiệm và năng lực giảng dạy thí nghiệm cho học sinh. 11. Môn Địa lý Đề thi gồm 3 phần, với 5 câu hỏi theo cấu trúc sau: Phần I (04 - 05 điểm) - Lý luận chung về phương pháp dạy học môn Địa Lý THPT: chú trọng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; rèn luyện năng lực tự học, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn; tập trung vào các phương pháp và kĩ thuật dạy học: thuyết trình, vấn đáp, dạy học đặt và giải quyết vấn đề. - Hiểu biết về dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng bộ môn; xây dựng ma trận, biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập. Phần II: (Từ 10 đến 11 điểm) - Hiểu biết về kiến thức Địa lý THPT. - Năng lực trả lời câu hỏi môn Địa lý - Năng lực hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi; tìm các lỗi sai và hướng khắc phục. * Mức độ:Tương đương đề thi HSG tỉnh lớp 12 bảng A, đề thi đại học. . Phần III: (Từ 4 đến 6 điểm) - Hiểu biết và năng lực giải các loại kĩ năng thực hành môn Địa lý trong chương trình THPT. - Năng lực giảng dạy và hướng dẫn học sinh làm thực hành. * Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2010, 2011. Các tài liệu tham khảo: 6. Sách giáo khoa môn Địa lý cấp THPT của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (ấn hành năm 2011). 7. Sách giáo viên môn Địa lý cấp THPT. 8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10,11,12 (tài liệu bồi dưỡng thay sách). 9. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về chuẩn kiến thức kĩ năng và biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Địa lý cấp THPT. 10.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Địa lý. 11.Đề thi HSG tỉnh lớp 12, đề thi đại học hàng năm. Phân bố cụ thể như sau: Câu1: - Những ưu, nhược điểm, lưu ý khi thực hiện một phương pháp dạy học tích cực; - Hiểu biết về dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng bộ môn; xây dựng ma trận, biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập. Câu 2: Địa lý Tự nhiên đại cương và Địa lý Kinh tế - Xã hội đại cương . Câu 3: Địa lý Kinh tế - Xã hội thế giới. Câu 4: Địa lý tự nhiên Việt nam Câu 5: Địa lý Kinh tế Việt Nam. Lưu ý: Các câu 2,3,4,5 sẽ có các loại kĩ năng thực hành Địa Lý. 12. Tiếng Anh A. Nghe hiểu (Listening) (Từ 3 đến 4 điểm) B. Ngữ pháp- Từ vựng (Vocabulary and grammar) (Từ 4 đến 5 điểm) C. Đọc hiểu (Reading comprehension) (Từ 5 đến 6 điểm) D. Viết (Writing) (Từ 5 đến 8 điểm) 13. Tiếng Pháp I. Phần nghe, hiểu (2 điểm) - Một bài nghe có độ dài không quá 3 phút với 10 câu hỏi trắc nghiệm. - Bài nghe chiếm 02 điểm/20 II. Phần đọc hiểu (6 điểm) Gồm 2 bài Bài 1 : Điền từ cho trước vào bài khoá (với khoảng từ 15-20 từ) Bài 2 : Đọc bài khoá và trả lời câu hỏi. Yêu cầu không quá 10 câu hỏi trong đó có ít nhất 4 câu trắc nghiệm, và 3 câu hỏi dạng Vrai ou Faux. Bài khoá có độ dài không quá 600 từ. III. Phần kiến thức ngôn ngữ (7 điểm) Gồm 6 bài. (Mỗi bài từ 5 đến 8 ý) Bài 1 : Từ vựng : từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu tạo từ, Bài 2 : pronoms personnels ou pronoms relatifs Bài 3 : Chia động từ Bài 4: Trực tiếp, gián tiếp Bài 5: Passif, actif Bài 6 : Điền từ ngữ pháp III. Phần kiến thức chung (1 điểm) Gồm 5 câu trắc nghiệm về culture francophone IV. Phần diễn đạt viết (4 điểm) Viết một bài texte argumentatif về chủ đề cho trước với độ dài không quá 300 từ. 14. Môn Tin học 1. Lý luận dạy học:( từ 6 đến 7 điểm). - Lý luận chung về phương pháp dạy học bộ môn. - Hiểu biết nội dung chương trình SGK - Phương pháp kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh. - Rèn luyện giải bài tập và hướng dẫn học sinh giảI bài tập và thực hành. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10,11,12 - Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng. 2. Kiến thức chuyên môn (13 đến 14 điểm): Năng lực giải toán (lập trình pascal trên máy vi tính). Bài tập tương đương đề thi HSG tỉnh lớp 12. Nhận được Công văn này, yêu cầu Hiệu trưởng các trường phổ biến đến tận giáo viên dự thi của nhà trường. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Các trường THPT P.GIÁM ĐỐC – TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC - Lưu VP, GDTrH (Đã ký) Nguyễn Hoàng . kiện cho giáo viên dự thi chủ động ôn tập tốt cho phần thi kiểm tra năng lực chuyên môn, Sở GD&ĐT ban hành cấu trúc đề thi (với thời gian thi lí thuyết: 180 phút, tính thang điểm 20) cho các. TỈNH NGHỆ AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 2414/ SGDĐT-GDTrH V/v Ban hành cấu trúc ra đề thi chọn giáo viện dạy giỏi CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghệ An, ngày. tập: ngang tầm với đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đề thi đại học. 3. Kỹ năng thí nghiệm vật lí và giảng dạy thí nghiệm vật lí (từ 2 đến 5 điểm): - Hiểu biết về thi t bị thí nghiệm. - Kỹ năng

Ngày đăng: 31/10/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan