Suy thoái kinh tế, thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết,từ năm 2007 đến đầu năm 2008 thế giới đã chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ,từ đó lan rộng ra cả thế giới,trong đó có Việt Nam,nước ta đã có những dấu hiệu suy thoái rõ rệt,tỉ lệ tăng trưởng thấp,lạm phát cao,đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.Để chống suy thoái,chính phủ đã có một số biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng như kích cầu…Và trong giai đoạn hiện nay,kinh tế thế giới đã bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái trở lại,tỉ lệ thất nghiệp tăng lên,thị trường chứng khoán suy yếu,nhu cầu dầu mỏ suy yếu…Trước tình hình trên,chính phủ đã làm gì để chống lại cuộc suy thoái kinh tế. Sau đây nhóm em xin trình bày về đề tài”suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế” để khái quát về suy thoái kinh tế và phân tích một số giải pháp,kiến nghị để chống suy thoái kinh tế. Xin chân thành cảm ơn! Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Định nghĩa Theo kinh tế học : Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) được định nghĩa là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Theo Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ : Suy thoái kinh tế là một sự suy giảm đáng kể của GDP, thu nhập, việc làm, sản xuất công nghiệp, và doanh số bán hàng bán buôn-bán lẻ trong hoạt động kinh tế kéo dài nhiều tháng . 1.2. Một số đăc điểm thường gặp của suy thoái Tiêu dùng của người dân giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. 1.3. Các kiểu suy thoái 1.3.1. Suy thoái hình chữ V Đây là kiểu suy thoái diễn sura trong thời gian ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, thời gian phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đồi chiều giữa hai pha này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy. Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế Biểu đồ 1: Suy thoái hình chữ V. Theo hình, nền kinh tế suy thoái nhanh nhưng phục hồi nhanh, thời gian nền kinh tế ở dưới đáy rất ngắn thường kéo dài vài quý. Đây là kịch bản lạc quan nhất, IMF đã dự báo mô hình này cho nền kinh tế toàn cầu trong dự báo tháng 01/2010. Khi sự suy thoái hiện nay bắt đầu ở Mỹ, nhiều ý kiến hy vọng rằng nền kinh tế này sẽ suy thoái theo chữ V. Thật không may nhiều nhà kinh tế, trong đó có Nouriel Roubini không ủng hộ ý kiến này và thực tế có lẽ cũng đang diễn ra như vậy. 1.3.2. Suy thoái hình chữ U Đây là kiểu suy thoái mà thời gian phục hồi rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau. Biểu đồ 2: Suy thoái hình chữ U. 1.3.3. Suy thoái hình chữ W Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái. Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế Biểu đồ 3: Suy thoái hình chữ W. Suy thoái này cũng được biết đến là kiểu suy thoái của nền kinh tế lún sâu 2 lần (double-dipped). Theo hình này, nền kinh tế suy thoái và theo sau là phục hồi nhỏ và tạm thời, sau khi gia tăng tạm thời như một vài tháng nền kinh tế trở lại suy giảm thấp hơn một lần nữa, trước khi nền kinh tế thực sự đi vào phục hồi đầy đủ. Tình hình này là do những quyết định về chính sách tiền tệ không rõ ràng, không năng động và không hiệu quả cũng như nền kinh tế đụng phải những “vùng lõm” trước một sự kiện bất ngờ khác như là: tiến trình sắp xếp hệ thống ngân hàng diễn ra “chậm và khó nhọc”, sự phức tạp của hệ thống kinh tế tài chính ngày càng đan xen, sự ủng hộ chính trị cho các gói giải cứu tài chính ngân hàng giảm đi. 1.3.4. Suy thoái hình chữ L Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế. Biểu đồ 4: Suy thoái hình chữ L. Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế 2. THỰC TRẠNG 2.1. Suy thoái kinh tế thế giới giai đoạn 2007 – 2009: 2.1.1. Thực trạng suy thoái kinh tế thế giới giai đoạn 2007 – 2009: Các nước phát triển: Các nước phát triển nói chung bắt đầu suy giảm tốc độ tăng trưởng từ quý III năm 2007 và GDP bắt đầu giảm từ quý III năm 2008. Quý IV năm 2008 ghi nhận mức thu hẹp GDP của các nước phát triển nói chung lên đến 7,97%. Hoa Kỳ là trung tâm của suy thoái kinh tế toàn cầu mặc dù không phải là nước suy thoái nghiêm trọng nhất. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước lượng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2009 thu hẹp 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ mức 4,9% vào tháng 12 năm 2007 lên 9,5% vào tháng 6 năm 2009. Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP Mỹ từ quý 4/2007đến hết quý 3/2009 (Nguồn: CNNMoney). Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan Jacek Rostowski nói: “Chúng ta nên nhận thức về nguy cơ của cuộc chiến này bởi nó không chỉ liên quan tới “thể trạng” của thế hệ hiện nay hay kế tiếp, mà còn về việc chúng ta chiến đấu cho sự an toàn của thế hệ hiện nay và thế hệ mai sau. "Nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu bị chia rẽ, Liên minh châu Âu cũng khó thoát khỏi cảnh bị chia rẽ. Khó có thể tưởng tượng rằng châu Âu được an toàn như hiện nay mà lại không có Liên minh châu Âu”, ông Rostowski nói thêm. Trong các nước OECD, chỉ có Hy Lạp, Hàn Quốc, Ba Lan, Slovaky là không bị rơi vào suy thoái kinh tế, song vẫn bị suy giảm tốc độ tăng trưởng. Các nước công nghiệp hóa mới châu Á đều là những nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu. Suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới đã làm GDP của các nước này đang từ chỗ tăng tới 5,1% trong năm 2007 giảm xuống chỉ còn tăng 1,5% trong năm 2008 và dự kiến sẽ giảm 5,2% trong năm 2009. Nhiều tờ báo châu Âu như Libération và Le Figaro của Pháp đã bày tỏ thái độ bất bình về sự chần chừ của châu Âu. Theo các báo này dẫn phân tích của giới kinh tế Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế học, trong bối cảnh khu vực đồng Euro đang bị đe dọa như hiện nay, 17 quốc gia thành viên không những không đưa ra được giải pháp trấn an thị trường, mà còn lại công khai cãi vã với nhau về những biện pháp đã được thông qua. Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Rockwell Global Capital ở New York, cho biết điều cốt yếu là các quốc gia công nghiệp đã cố gắng thuyết phục thị trường đồng Euro vẫn tồn tại, khu vực đồng Euro không tan rã và Hy Lạp có thể không vỡ nợ. Ấn Độ, Brasil và Trung Quốc bị suy giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 nhưng đã nhanh chóng trở lại tăng trưởng nhanh trong năm 2009. Còn theo Mark Leibovit, chiến lược gia của VRGold Trader.com, “tôi e rằng, nhiều chỉ báo cho thấy giá vàng có thể xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.702 USD/ounce, dù không phải là ngay trong tuần này, nhưng điều này sẽ sớm xảy ra. Khối lượng giao dịch đang suy giảm và điều này có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong tuần này”. Tuần qua, giá vàng bốc hơi gần 2,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 5. Các nước đang phát triển: Trong các nước đang phát triển, những nước thuộc SNG bị tác động nghiêm trọng. Các nước này bị đồng thời nhiều cú sốc: những rối loạn tài chính khiến cho các nước này trở nên khó tiếp cận các nguồn tài chính nước ngoài, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của họ giảm, giá nguyên liệu-năng lượng giảm, kiều hối giảm. Mexico bị suy giảm nhiều nhất do nền kinh tế này gắn kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ. GDP của Mexico giảm tới 3,7% trong năm 2009. Những nước lớn khác có GDP giảm là Argentina, Ecuador và Venezuela. Tất cả các nước ở Trung Đông đều bị suy giảm kinh tế. Những nước Trung Đông xuất khẩu nhiều dầu lửa là Ả Rập Saudi, UAE và Kuwait còn bị giảm GDP. Kinh tế Israel cũng bị giảm 1,7% trong năm 2009. Kinh tế các nước châu Phi gặp khó khăn chủ yếu do xuất khẩu của họ bị giảm (do lượng cầu thế giới giảm và do giá nguyên liệu-năng lượng giảm) và kiều hối bị giảm. Các nước Ghana, Kenya, Nigeria, Nam Phi và Tunisia bị giảm nguồn vốn nước ngoài (FDI và đầu tư gián tiếp). 2.1.2. Tác động của suy thoái kinh tế thế giới đến Việt Nam: a. Tác động tiêu cực: Đối với thị trường tài chính: Mặc dù Việt Nam không chịu tác động trực tiếp, nhưng tác động gián tiếp cũng khá lớn. Tác động này được thể hiện thông qua việc các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Tiền gửi ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước sẽ bị giảm lợi tức do lãi suất ngân hàng tại các nước này đang giảm sút, do các nước này cần nới lỏng tiền tệ để tránh lâm vào suy thoái sâu rộng. Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng cũng không đáng kể do sự liên kết giữa thị trường Việt Nam với thế giới là không cao. Điều đáng lo ngại là việc phát hành và huy động vốn trên thị trường quốc tế là khó khăn và chi phí tăng cao. Thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đi xuống đã làm giá cổ phiếu của nước ta tụt giảm nghiêm trọng – hai lần chọc thủng đáy. Thế cho nên mới biết sự suy thoái toàn cầu cũng sẽ tác động không tốt đến thị trường chứng khoán nước ta . Kiều bào ta ở Mỹ, châu Âu hay các nước khác cũng sẽ gặp khó khăn khi mà các nước này lâm vào suy thoái. Dòng tiền ngoại hối do đó sẽ giảm sút đáng kể, làm GNP cũng giảm theo. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay. Điều này được thể hiện thông qua hai tác động sau: Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam có xu hướng giảm sút. Việc giảm sút nhu cầu sẽ làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm của ta vào các thị trường này sẽ ít đi. Hiện nay, chúng ta xuất khẩu đến 60% GDP vì vậy tình hình này sẽ tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, tình trạng này còn kéo theo một hậu quả khác về mặt xã hội là các công ty sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí là phá sản và sa thải nhiều nhân công. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt do đồng Việt Nam được xác định giá gắn với đôla Mỹ. Khi USD giảm giá trên thị trường thế giới thì có thể dẫn tới lạm phát trong nước nếu VND không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Đối với đầu tư nước ngoài: Hầu hết các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu sẽ giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nên việc thu hút FDI ở hai thị trường này của Việt Nam đều bị tác động đáng kể. Hơn thế nữa, chi phí huy động vốn toàn cầu có thể ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng có thể giảm sút dẫn tới việc giải ngân FDI giảm. Các dự án đầu tư có thể bị trễ vì sự suy thoái của các nước mà Việt Nam vay nợ hay có thể là chậm trễ việc thu nhận vốn ODA. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc âm. Việt Nam cũng không thoát khỏi yếu tố này và lạm phát vẫn là một vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Việt Nam. Đối với du lịch: Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế Một lĩnh vực cũng khá nhạy cảm với suy thoái kinh tế thế giới là du lịch. Thu nhập sụt giảm khiến du khách giảm chi tiêu, cộng với tỷ giá hối đoái trong nước thay đổi liên tục khiến giá tour tăng cao gây khó khăn cho nhiều đoàn du khách nước ngoài. Việc ngân sách giảm sút có tác động rất nhiều đến nền kinh tế vì chính phủ sẽ có ít tiền hơn để cho chi tiêu đầu tư phát triển hay các dịch vụ công cộng.Điều này vừa gián tiếp vừa trực tiếp tác động vào đời sống nhân dân. b. Tác động tích cực: Nhập khẩu của ta sẽ được lợi nhiều, vì những hàng hóa từ bên ngoài vào sẽ có giá cả thấp hơn trước (đồng đôla hay các loại ngoại tệ khác sa sút). Hoạt động xuất khẩu có thể tăng do nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh như hàng dệt may ; nhập khẩu có thể chọn lọc do nhiều nước trên thế giới phải bán các mặt hàng, công nghệ do kinh tế đi xuống. Việc giảm các loại nguyên vật liệu này tuy gây khó khăn cho nền kinh tế nhưng cũng tác động tích cực tới nền kinh tế như: Hạn chế lạm phát; xăng dầu giảm dẫn tới chi phí vận chuyển và giá của nhiều loại vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, cát, đá cũng giảm, tiêu dùng nhiều hơn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế; góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục sau một thời gian "đóng băng". Đem đến những bài học mang tính thực tiễn cho nền kinh tế Việt Nam. Từ những bài học này nền kinh tế Việt Nam sẽ có các bước đi nhằm tránh được lâm vào vết xe đổ của các nước lâm vào khủng hoảng hay suy thoái hiện nay. Ngành ngân hàng từ này sẽ vững chãi hơn vì những bài học từ sự sụp đổ của các ngân hàng lớn trên thế giới đã tác động không nhỏ đến nhận thức và kinh nghiệm của ngành ngân hàng nước ta. Bên cạnh đó, sự sáp nhập các ngân hàng nhỏ lẻ, yếu kém sẽ mang lại sức sống mới cho ngành ngân hàng. Vượt qua được thời kì khó khăn vừa qua, các doanh nghiệp trong nước đã trưởng thành hơn rất nhiều khi đã có kinh nghiệm đối phó với các tình huống khó khăn của thị trường. Điều này là rất tốt cho nền kinh tế nước ta vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, một khi các tế bào khỏe mạnh thì cơ thể kinh tế sẽ khỏe mạnh theo. 2.2. Thực trạng suy thoái hiện nay 2.2.1. Thực trạng kinh tế hiện nay ở các nước, khu vực trên thế giới Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 với mức tăng 4,2% so với mức 4,8% của năm 2010; trong đó, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng trưởng 6,4% so với mức 7,1%; các nước phát triển, tăng trưởng dự báo chỉ đạt tương ứng 2,2% so với mức 2,7% với một số nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng đang chậm lại đáng kể từ 6 tháng cuối năm 2010 và 6 tháng đầu năm Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế 2011. Trong các nước châu Á đang phát triển. Điều đó cho thấy trong năm 2011, bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn không ít khó khăn. Biểu đồ 6: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam (Nguồn:World Economic Outlook, IMF). Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Biểu đồ 7: Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam (bình quân năm) (Nguồn:World Economic Outlook, IMF). Mỹ: Thực trạng kinh tế vẫn rất khó khăn và triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn rất mờ mịt.“Khả năng kinh tế thế giới lại trượt vào suy thoái rất dễ trở thành sự thật”, ông Tom Porcelli, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mỹ của công ty RBC Capital Markets, phát biểu. Suy thoái kinh tế,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế Các nhà làm luật Mỹ đưa ra một kế hoạch nhằm cắt giảm 1,2-1,5 nghìn tỷ USD trong thâm hụt ngân sách trong vòng 10 năm tới đây. Chuyên gia Porcelli e ngại, nếu Washington không đạt được thỏa thuận - mà điều này là rất có khả năng xảy ra - các nhà làm luật Mỹ sẽ thúc đẩy một dự luật mới cấm việc tự động cắt giảm ngân sách. Nợ công của Mỹ đã tiến đến giai đoạn nguy hiểm khi "cán đích" 14.300 tỷ USD vào 12/6/2011. Việc "hoàn thành sớm" chỉ tiêu nợ công đã đặt Chính phủ Mỹ vào tình trạng căng thẳng, vừa phải cắt giảm chi tiêu, vừa phải đấu trận "chung kết" với Quốc hội về mức trần nợ công mới.Nếu trận "chung kết" này có "tỷ số" bất lợi cho nhánh hành pháp, sẽ có nhiều điều "tồi tệ" đang chờ đón kinh tế Mỹ. Với những bất ổn trong điều hành kinh tế Mỹ, không chỉ Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ từ 3% xuống 2% mà IMF cũng cho rằng GDP 2011 từ 2.9% xuống 2.7% và hơn 50% người dân Mỹ cho rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Với những nhận định nêu trên, năm 2011 rất nhiều khả năng sẽ là năm "tồi tệ" đối với kinh tế Mỹ. Trung Quốc: Trung Quốc đang "mệt mỏi" với lạm phát và những bất ổn trong nội tại nền kinh tế. Biểu đồ 8: Lạm phát tại Trung Quốc từ tháng 1/2009 đến 5/2011 ( Nguồn: Trading Economics ). Châu Á đang ở thời khắc lịch sử, ngoại trừ Nhật Bản, lạm phát bao trùm khắp các nền kinh tế lớn. Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc đều đứng trước tình trạng lạm phát tăng cao và đều phải tăng lãi suất. Các giải pháp tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất ban hành từ cuối năm 2010 cũng chưa ngăn chặn được đà tăng lạm phát. Theo chuyên gia Ông Seiji Kawazoe – Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Sumitomo: Nền kinh tế các nước châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi các thị trường phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật lại có sức bật yếu hơn. Với môi trường lãi suất tích cực, xu thế này có thể sẽ còn tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. Dù bất cứ nguyên nhân nào thì lạm phát tăng cao, tăng liên tục từ cuối năm 2010 đến nay cũng đặt cho kinh tế Trung Quốc những thử thách nghiêm trọng và chưa [...]... http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/05/20/2923/ 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế MỤC LUC LỜI MỞ ĐẦU 1 Như chúng ta đã biết,từ năm 2007 đến đầu năm 2008 thế giới đã chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ,từ đó lan rộng ra cả thế giới,trong đó có Việt Nam,nước ta đã có những dấu hiệu suy thoái. .. thể được sử dụng để tránh suy thoái kinh tế Nhưng việc thực hiện các chính sách kinh tế không tốt hay thất bại có thể dẫn đến suy thoái kinh tế Có một số chính sách kinh tế có thể dẫn đến một sự bùng nổ và phá sản Điều này có nghĩa rằng nền kinh tế đang chạy ở một tốc độ không bền vững.Lạm phát ngày càng tăng 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế -Việc bùng nổ của bong... hiểu và 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế ủng hộ thực hiện Công tác tuyên truyền cần quan tâm thực hiện từ khâu nghiên cứu chính sách, xây dựng chính sách, ban hành chính sách… 4.2 Kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô trong thời kì suy thoái kinh tế Kiến nghị 1:Để nền kinh tế phát triển bền vững trong trung và dài hạn cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc và. .. Kỳ và cuộc khủng hoảng tín dụng đang diễn ra của các nước khác là một số yếu tố góp phần cho một cuộc suy thoái toàn cầu Tóm lại, suy thoái kinh tế có thể được mang lại bởi những cú sốc bên ngoài cũng như nội bộ kinh tế và mở rộng sự mất cân bằng trong nền kinh tế 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ 4.1 Giải pháp phòng ngừa và khắc phục suy thoái kinh tế 4.1.1 Giải pháp quan trọng là thực. .. THOÁI KINH TẾ 18 4.1 Giải pháp phòng ngừa và khắc phục suy thoái kinh tế .18 4.1.1 Giải pháp quan trọng là thực hiện chính sách kích cầu .18 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế 4.1.2 Một số giải pháp cụ thể hiện nay 19 4.2 Kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô trong thời kì suy thoái kinh tế 21 KẾT LUẬN 22 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT... kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế để khái quát về suy thoái kinh tế và phân tích một số giải pháp, kiến nghị để chống suy thoái kinh tế 1 Xin chân thành cảm ơn! 1 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2 1.1 Định nghĩa 2 1.2 Một số đăc điểm thường gặp của suy thoái .2 1.3 Các kiểu suy thoái 2 1.3.1 Suy thoái hình... rất tiêu cực đến những nền 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế kinh tế chủ yếu của khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, và có thể ảnh hưởng xấu đến châu Âu vốn đang ngập chìm chưa có lối thoát trong nợ công 3 NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI KINH TẾ Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách... phần ổn định kinh tế vĩ 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế mô và đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra một sự tin tưởng lớn hơn, từ đó có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu tới Việt Nam DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NBER Cục nguyên cứu kinh tế quốc gia IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế BRIC Brazil, Russia,... khi suy giảm liên tiếp trong các quý của năm 2008 và quý I/2009, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi trở lại kể từ quý II/2009 và duy trì trạng thái tăng trưởng dương, liên tiếp từ quý II/2009 đến quý IV/2010 và có khả năng tiếp tục xu thế tăng trưởng cao trong các quý của năm 2011 1 Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế Biểu đồ 10: Chỉ số chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh tế làm... chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh tế làm trơn ( Nguồn: Vụ DBTKTT ) 13 Theo ông Prasenjit K.Basu- Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư Daiwa: 13 2.2.3 Nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới mới 13 Bảng số liệu: Nợ công của một số nước trên thế giới 14 3 NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI KINH TẾ .16 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ 18 4.1 Giải pháp phòng ngừa và khắc . cuộc suy thoái kinh tế. Sau đây nhóm em xin trình bày về đề tài suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế để khái quát về suy thoái kinh tế và phân tích một số giải pháp, kiến. chống suy thoái kinh tế. Xin chân thành cảm ơn! Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Định nghĩa Theo kinh tế học : Suy thoái kinh tế. ngay vào suy thoái. Suy thoái kinh tế ,thực trạng và giải pháp chống suy thoái kinh tế Biểu đồ 3: Suy thoái hình chữ W. Suy thoái này cũng được biết đến là kiểu suy thoái của nền kinh tế lún