Phân tích thực trạng việc làm và thu nhập người dân xã Hương Chữ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 70% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 60% lao động trong nông nghiệp với 67% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, phát triển đất nước nói chung. Hơn thế nữa việc làm lao động nông thôn nước ta hiện nay còn bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế xã hội khác sau : - Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta phải chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế - sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ nội địa và nhập khẩu; phải mở cửa thị trường, bảo hộ hạn chế, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và tiến tới sự minh bạch trong dự báo chính sách thương mại v.v . Đây là những thách thức lớn đối với các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. - Công nghệ tiên tiến ngày càng thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp, quy mô sản xuất lớn và đại trà, tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt làm cho các cơ sở sản xuất trong nước trong đó có những hộ kinh doanh cá thể nhỏ, lẻ, manh mún hạn chế về trình độ công nghệ, phương pháp quản lý dễ dàng lâm vào thế yếu, bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất. Quá trình này sẽ dẫn tới sự cạnh tranh về cơ hội việc làm giữa lực lượng lao động mới, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn với lực lượng lao động không có chuyên môn và trình độ kỹ thuật, tay nghề. Một phần trong số đó trở thành lao động dư thừa do sự đào thải và nhu cầu của thị trường. Thực tế hiện nay cho thấy, việc làm của người nông dân đang biến chuyển theo các hướng: việc làm thuần nông vẫn tiếp tục được duy trì theo thời vụ, nhưng đang giảm dần về số lượng; một số chuyển hẳn sang thực hiện mô hình kinh tế nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn (phát triển nông trại, phát triển các loại cây nông, công nghiệp hàng hoá), tuy nhiên số này còn rất ít; một số khác chuyển sang tìm kiếm cơ hội việc làm phi nông nghiệp ngoài thời vụ nông nghiệp hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác thông qua việc tham gia các chương trình đào tạo nghề; trở thành nguồn lực lao động xuất khẩu của quốc gia.Người nông dân hiện vẫn 1 làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Đúng vụ sản xuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ kể trên phần lớn là họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như gia công thêm một số mặt hàng thủ công truyền thống (đối với những vùng nông thôn có làng nghề), buôn bán nhỏ - tham gia lưu thông hàng hoá từ nông thôn ra thành thị (bán buôn, bán lẻ các mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm), tham gia vào các chợ lao động ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các nghề phổ biến như: chuyên chở vật liệu xây dựng, giúp việc gia đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các công trình xây dựng và bất kể các công việc khuân vác, tạp vụ nào mà họ được thuê mướn, hoặc cũng có một số tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, nhưng chưa nhiều và mức độ đáp ứng các yêu cầu của thị trường này chưa cao . Do tính chất công việc phổ thông, mang tính sự vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng. Nông dân thiếu việc làm ngày càng tăng về số lượng mà chất lượng cũng chưa được cải thiện. Thực trạng trên nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gia tăng các vấn đề kinh tế - xã hội . Không nằm ngoài quy luật đó, lao động nông thôn xã Hương Chữ cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức đó. Là một xã thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chất lượng lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao. Những yếu tố đã làm cho thu nhập người dân trong xã còn thấp, vì vậy đời sống vật chất của họ còn gặp nhiều khó khăn. Thực trạng đó đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội xã Hương Chữ nói riêng cũng như huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Cũng bởi lý do đó mà chúng tôi chọn đề tài “ Phân tích thực trạng việc làm và thu nhập người dân xã Hương Chữ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đưa ra thực trạng về việc làm và thu nhập của xã Hương Chữ nhằm giúp chúng ta có thể nhìn nhận một cách khái quát về vệc làm và đời sống của người dân trong xã, từ đó có thể đưa ra một số biện pháp nhằm tạo thêm được nhiều việc làm cho người dân đồng thời nâng cao thu nhập cho họ để họ có cơ hội cải thiện mức sống hiện tại. 2 Nội dung đề tài xác định được những vấn đề sau: - Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập lao động của xã Hương Chữ - Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm và thu nhâp cảu lao đọng xã Hương Chữ - Đưa ra một số giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động xã - Kiến nghị một số chính sách đối với vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho la động xã Để thực hiện được mục đích đó, trong quá trình thục hiện nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp sau : Phương pháp điều tra chọn mẫu : số mẫu được chọn trên 48 hộ dân theo tiêu chuẩn giàu nghèo của hộ điều tra bao gồm hộ giàu, khá, trung bình và hộ nghèo. Theo các ngành nghề dịch vụ các hộ bao gồm thuần nông, hộ nông kiêm và hộ chuyên ngành nghề dịch vụ. Phương pháp tổng hợp tài liệu: được tiến hành trên cơ sở phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau: cơ cấu thu nhập, mức thu nhập, đất nông nghiệp bình quân 1 lao động, cơ cấu ngành nghề, dịch vụ. Phương pháp phân tích tài liệu : Đề tài đã sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của lao động, phân tích các vấn đề kinh tế xã hội và các vấn đề có liên quan khác nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu đã đề ra. Phương pháp chuyên gia: Đề tài thu thập lấy ý kiến một số nhà quản lý, nhà chuyên môn, các chuyên gia làm căn cứ đưa ra các những kết luận có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì một số lý do khách quan cũng như chủ quan chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu việc làm và thu nhập của tất cả những lao động có trong xã Hương Chữ, chúng tôi chỉ có thể nghiên ở một số lao động có tạo ra thu nhập ở các lĩnh vực thuần nông, nông kiêm, và chuyên ngành nghề dịch vụ. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài không thể tránh được một số sai lầm, thiếu sót mong các thầy cô và các bạn đọc thông cảm và góp ý để chúng tôi có thể nâng cao được kếin thức và vận dụng tốt vào thực tiễn. 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1.1-KHÁI NIỆM VỀ LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP 1.1.1-Lao động: 1.1.1.1-Khái Niệm: Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất,lao động giữ vai trò quan trọng làm môi giới cho sự trao đổi. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động của các đối tượng lao động.Sức lao động là toàn bộ trí lực và sức lực của con nguời được sử dụng trong quá trình lao động .Sức lao động là yếu tố tích cực nhất ,hoạt động nhiều nhất dể tạo ra sản phẩm.Nếu coi sản xuất là một hệ thống bao gồm ba bộ phận tạo thành (các nguồn lực,quá trình sản xuất ,sản phẩm hàng hoá)thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của một quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá,lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. 1.1.1.2-Đặc điểm của nguồn lao động nông nghiệp Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp,bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động.Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi lao động(nam từ 15 đến 60 tuổi,nữ từ 15 đến 55 tuổi và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp). Như vậy,về lượng nguồn lao động trong nông nghiệp khác ở chỗ nó không không chỉ gồm những người trong độ tuổi lao động mà còn bao gồm nhưng người trên và cả dưới tuổi quy định có khả năng và thực tế tham gia lao động .Về chất lượng gồm cả thể lực và trí lực của người lao động,cụ thể là trình độ sức khoẻ trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề lao động. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các nghành sản xuất vật chất khác nhau,trước hết mang tính thời vụ cao là net đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ,nó làm phức tạp thêm quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp.Là thứ lao động tất yếu ,xu hướng có có tính quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượngvà được 4 chuyển một bộ phận sang các nghành khác, trước hết là công nghiệp với các lao động trẻ, khoẻ có trình độ văn hoá,kỹ thuật.Vì thế nhưng lao động ở lại trong khu vực nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỉ lệ này có xu hướng tăng lên. Lao động nông nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao và rất khó tự động hoá, cơ giới hoá.Lao động nông nghiệp tiếp xúc với cơ thể sống, đặc biệt là với gia súc cơ thể sống có hệ thần kinh. Vì vậy những hành vi trong sản xuất nông nghiệp không phải linh hoạt, chính xác,khéo léo mà còn phải cảm nhận tinh tế trước đối tượng. Ví dụ như trong công việc vắt sữa bò không những đòi hỏi phải nặng nhẹ đúng kỹ thuật mà còn phải biết được phản ứng của dộng vật trước ngoại cảnh thậm chí phải cảm nhận được phản xạ tâm lý của nó. 1.1.2-Việc làm. Việc làm là một trong những vấn đề cơ bản nhất của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen tháng 3 năm 1995 coi việc mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới đến năm 2010. Theo điều 13 của nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 ghi: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật nghiêm cấm được coi là việc làm” Với khái niệm trên,các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: -Làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật. -Những công việc tự làm để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó. Quan niệm này sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người làm trong các lĩnh vực, nghành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Như 5 vậy, để có việc làm không chỉ vào cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, mà còn ngay tại gia đình do chính người lao động tạo ra để có thu nhập. Nói chung, bất cứ nghề nào cần thiết cho xã hội mang lại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật nghiêm cấm thì đó là việc làm. Nó không hạn chế mặt không gian, ở đây người lao động được tự do hoạt động liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động, theo pháp luật và sự hướng dẫn của nhà nước để tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Quá trình đó diễn ra từ giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, trang thiết bị cho người lao động về trình độ chuyên môn, tay nghề đó có thể tạo ra và hưởng thụ những giá trị lao động mà mình tạo ra. Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu chuyển vào đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động duy trì tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Ngưòi có việc làm : - Nguời có việc làm bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong một tuần lễ trước điều tra. - Đang làm việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật. - Đang làm những công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mình để thu lợi nhuận nhưng không được trả công cho công việc đó. - Đã có việc làm truớc đó nhưng đang trong thời gian nghỉ đã được sự cho phép của nhà quản lí và sẽ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ phép. Căn cứ vào thời gian làm việc của người được coi là có việc làm thì có thể phân loại như sau: - Người đủ việc làm: là những người có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động theo quy định. Trong thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam thì những người có đủ việc làm bao 6 gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40h hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40h nhưng lớn hơn hoặc bằng giờ quy định đối với những người làm công việc nặng nhẹ, độc hại theo quy định hiện hành. Số giờ quy định trên có thể thay đổi theo từng năm học hoặc từng thời kỳ. - Người thiếu việc làm: Bao gồm những người mà tại thời điểm điều tra không sử dụng hết thời gian lao động quy định và nhận được thu nhập từ công việc khiến họ có nhu cầu làm thêm. - Tình trạng thiếu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp. Đây là hiện tượng thường thấy ở lao động nông thôn làm việc mùa vụ, lao động ở khu vực thành thị không chính thức, lao động ở các cở sở sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động nhà nuớc dôi dư. - Người thất nghiệp: Là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm. Đối lập với việc làm, thất nghiệp là tình trạng có tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Có nhiều quan niệm khác nhau về thất nghiệp. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, thất nghiệp là tình trạng tồn tại của những người lao động muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm vì những lý do ngoài ý muốn của họ, do đó không có thu nhập. Như vậy thất nghiệp là những người có khả năng lao động, có nhu cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ đợi trở lại làm việc. Thực tế ở nước ta trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, giải quyêt tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề bức thiết. Dưới giác độ chính sách việc làm, để hạn chế thất nghiệp, chúng ta vừa phải tạo ra nhiều việc làm mới vừa phải tránh tình trạng người lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, trợ cấp cho người bị thất nghiệp. Dân số không hoạt động kinh tế: Đó là gồm những người có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, họ không tham gia hoạt động kinh tế là bởi vì: - Đang đi học. 7 - Đang làm công việc nội trợ trong gia đình. - Người tàn tật không có khả năng lao động. - Người già cả ốm yếu. 8 1.1.3-Thu nhập. Thu nhập gồm hai bộ phận hợp thành: Thù lao cần thiết (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương) và phần có được từ thặng dư từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên ở những phạm trù khác nhau,biểu hiện của thu nhập khác nhau có những đặc trung riêng. Vì vậy có những cách định nghĩa khác, chẳng hạn: - Tổng thu nhập của người lao động là một số tiền lao động nhận được từ các nguồn thu và họ được quyền sử dụng cho bản thân và gia đình. - Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt được từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định, thu nhập cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau đều từ nguồn thu nhập quốc dân. Thu nhập là sự phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể lao động có trong cơ quan đơn vị để làm ra sản phẩm vật chất hay không. Thu nhập chủ yếu do các bộ phận sau cấu thành: - Thu nhập từ lao động. - Thu nhập từ kinh doanh. - Thu nhập từ các khoản thuế. - Thu nhập về lợi tức. - Thu nhập dạng phúc lợi. - Các dạng thu nhập khác. 1.2- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN. 9 Thứ nhất : Ruộng đất ở nông thôn. Trong nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt, đất đai có vị trí rất quan trọng. Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng của lao động như ở các nghành khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồngvà thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện cho nghành chăn nuôi phát triển. Do đó, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp. Nếu con người biết sử dụng đất đai hơp lý và có hiệu quả thì sẽ làm tăng sức sản xuất của đất đai từ đó làm tăng năng suất của cây tròng vật nuôi. Đất đai được sử dụng một cách manh mún, phân tán không những gây khó khăncho sản xuất nông nghệp mà còn ảnh hưởng tới việc làm của lao động nông thôn. Thứ hai: Khí hậu thời tiết. Nước ta là một nước nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và phụ thuộc rất lớn vào thời tiết khí hậu. Chính vì vậy, ảnh hưởng rất lớn tới kêt quả sản xuất của lao động nông thôn. Do điều kiện địa hình, địa mạo mà đặc điểm khí hậu, thời tiết của mỗi vùng không giống nhau, tạo nên một hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng ở mỗi địa phương khác nhau. Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới pha tính chất ôn đới, số giờ nắng trong năm khá cao và nhiều đặc trưng khác rât thuận lợi cho việc trồng xen trồng gối, tăng vụ và thâm canh. Nhờ nhũng ưu thế đó, nhiều nơi đã thực hiện gieo trồng được ba bốn vụ trong năm, tăng nhu cầu sử dụng lao động. Bên cạnh những thuận lợi trên, nền nông nghiệp nước ta cũng gặp phải nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu đén sản xuất nông nghiệp: lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh…Làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng vật nuôi. Vì thế, tổ chức tạo việc làm cho lao động nông thôn ở mỗi vùng, mỗi địa phương cần phải căn cứ vào yếu tố tự nhiên của địa phương mình sao cho hiệu quả nhất. 10 [...]... huyện Hương Trà có Quốc lộ 1 A và đường Tây Nam Huế đi qua Cách trung tâm huyện 6 km về phía Nam và thành phố Huế 10 km về Phía Bắc Xã nằm trên nút đường giao thông quan trọng : Quốc lộ 1A và đường Tây Nam thành phố Huế có tuyến đường tỉnh lộ 12B Phía Đông tiếp giáp với xã Hương An và xã Hương Sơ (Thành phố Huế) Phía Tây giáp xã Hương Xuân Phía Nam giáp xã Hương Hồ và xã Hương An Phía Bắc giáp xã Hương. .. triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông lâm ngư nghiệp nói riêng Trong thời gian tới xã cần có những biện pháp tích cực, hợp lý nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và thu n lợi do vị trí địa lý mang lại 27 CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ HƯƠNG CHỮ 3.2- THỰC TRẠNG CHUNG VỀ TÌNH LAO ĐỘNG CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ Đối với nông dân thì việc làm là một... tích canh tác +Diện tích canh tác bình quân = Tổng số lao động Tổng thu nhập + Thu nhập bình quân = Tổng số lao động Tổng vốn đầu tư + Mức vốn đầu tư bình quân = Tổng số lao động 20 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ, HUYỆN HƯƠNG TRÀ , TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 -ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1- Vị trí địa lý _Địa hình Hương Chữ là một xã đồng bằng và bán sơn địa, thu c... xã Hương Xuân, Hương Toàn huyện Hương Trà Địa hình của xã thu c vùng đồi núi và đồng bằng Vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng trải rộng từ chân núi về tiếp giáp với các xã Hương Toàn và Hương Xuân hình thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt 2.1.2- Điều kiện khí hậu thủy văn 21 Khí hậu xã Hương Chữ mang đặc điểm nền khí hậu Tỉnh Thừa Thiên Huế Đó là tính... quả sẽ thu hút nhiều lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nguời dân Muốn có việc làm với năng suất lao động và thu nhập cao thì phải có kỹ thu t máy móc thiết bị công cụ lao động, công nghệ tiên tiến Việc sử dụng máy móc sẽ thay thế được nhiều lao động thủ công giảm nhẹ cường độ làm việc Việc đầu tư máy móc thiết bị một mặt làm tăng năng suất lao động nhưng mặt khác làm giảm khả năng thu hút... toàn bộ diện tích canh tác trong xã Ngoài ra còn có Đập Đón và trạm Biền Khâm do HTX Phú An quản lý Vị trí địa lý này đã làm cho xã thường xuyên chịu tác động của các cuộc hạn hán và lũ lụt, xã cũng đã có những phương án khắc phục triệt để để đảm bảo sản xuất cho bà con nông dân Tóm lại xã Hương Chữ có những thu n lợi và khó khăn sau: Thu n lợi: 26 - Xã Hương Chữ nằm có vị trí địa lý thu n lợi, nằm... 10.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập của người dân nông thôn sẽ tăng trên 1,5 lần, đồng thời giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8% Đến năm 2020, các tỷ lệ trên sẽ là 50% số xã (tương đương khoảng 5.000 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, thu nhập dân cư tăng gấp 2 lần và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3% 1.6- CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬPCỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Để đánh giá thực trạng việc. .. vì vậy thu nhập của người lao động cũng được tăng lên đáng kể, cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện Về thu nhập lần đầu tiên thu nhập đầu người của VN đã chạm con số 1.000 USD, giúp Việt Nam thoát ra khỏi nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới Tuy nhiên với mức thu nhập bình quân đầu người đó chỉ bằng 1/4 so với Thái Lan và khoảng 1/35 so với Singapore Với người lao... thanh niên đã tạo điều kiện mở rộng nghành nghề tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân Nhờ đó đời sống nhân dân nhiều hộ đã đi lên, tỷ lệ hộ nghèo đã và đang giảm Các chính sách đầu tư với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm đã huy động nguồn vốn của trung ương và địa phương nhất là nguồn vốn trong nhân dân vào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn hệ thống điện,... hoạt động bên ngoài nông hộ: Làm đồng, làm rừng, ngành nghề dịch vụ, làm mộc, làm thu ,…… 3.2.1- Cơ cấu việc làm Trong quá trình nghiên cứu để thấy được tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn của xã, chúng tôi đã tiến hành nghiên cưu trên 48 hộ gia đình gồm 130 lao động BẢNG 6: PHÂN BỐ NGÀNH NGHỀ MẪU ĐIỀU TRA Đvt (người) Ngành nghề Thu n nông Số lượng (người) 55 Tỷ lệ (%) 42,31 Nông . trạng việc làm và thu nhập người dân xã Hương Chữ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đưa ra thực trạng về việc làm. - Đánh giá thực trạng việc làm và thu nhập lao động của xã Hương Chữ - Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm và thu nhâp cảu lao đọng xã Hương Chữ - Đưa ra