1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương Hóa 11_kì I năm 2011-2012

10 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 1 - TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN TỔ HÓA NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - lớp 11  Năm học 2011-2012 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 1. Khái niệm về chất điện li, phân loại chất điện li, giải thích tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. 2. Khái niệm axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo thuyết ARENIUT; khái niệm và phân loại muối. 3. Tích số ion của nước (ở 25 o C) và ý nghĩa của nó. 4. Khái niệm về pH và ý nghĩa của pH. 5. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li. 6. Cấu hình electron, độ âm điện, cấu tạo phân tử và các số oxi hóa thường gặp của nitơ và photpho. 7. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của nitơ, photpho, amoniac, axit nitric, axit photphoric, muối nitrat, muối photphat và ứng dụng của chúng. 8. Vai trò, cách đánh giá độ dinh dưỡng, phương pháp điều chế của các loại phân bón hóa học. 9. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của cacbon, silic, cacbon monooxit, cacbon đioxit, muối cacbonat, silic đioxit, axit silixic và ứng dụng của chúng. 10. Khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, tính chất chung của hợp chất hữu cơ. 11. Thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng đẳng, đồng phân. 12. Khái niệm công thức phân tử, công thức đơn giản nhất, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ. B. BÀI TẬP: 1. Tính toán nồng độ ion trong dung dịch và pH. 2. Tính toán theo phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. 3. Viết và cân bằng các phản ứng oxi hóa khử của axit nitric. 4. Tính toán theo phản ứng của nitơ, photpho, amoniac, axit nitric, axit photphoric, muối nitrat, muối photphat. 5. Tính độ dinh dưỡng của các loại phân bón hóa học. 6. Bài tập viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của các hợp chất hữu cơ ứng với một công thức phân tử cho sẵn. 7. Bài toán lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ. Krông Pa, ngày 28 tháng 11 năm 2011 TỔ TRƯỞNG VĂN CÔNG MƯU Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 2 - MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 11 (THAM KHẢO) : Chương I: SỰ ĐIỆN LI Câu 1: Chất nào sau đây không dẫn điện được ? A. KCl rắn, khan. B. CaCl 2 nóng chảy. C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước. Câu 2 : Dd chất điện li dẫn điện được là do: A. Sự chuyển dịch của các electron. B. Sự chuyển dịch của các cation. C. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan. D. Sự chuyển dịch của cả cation và anion. Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không dẫn được điện ? A. Dd NaF đặc. B. NaOH nóng chảy. C. Dd glucozơ. D. Dd NaCl loãng. Câu 4: Cho các dd có nồng độ 0,1M sau: NaCl, C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, Na 2 SO 4 . Sắp xếp các dd theo khả năng dẫn điện tăng dần: A. NaCl, Na 2 SO 4, C 2 H 5 OH, CH 3 COOH. B. C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, NaCl, Na 2 SO 4 . C. CH 3 COOH, NaCl, C 2 H 5 OH, Na 2 SO 4 . D. Na 2 SO 4, NaCl, CH 3 COOH, C 2 H 5 OH. Câu 5: Cặp dd chất điện li nào trộn lẫn với nhau tạo ra hợp chất không tan? A. BaCl 2 và Na 2 SO 4 . B. KCl và (NH 4 ) 2 SO 4 . C. NH 4 NO 3 và K 2 SO 4 . D. NaNO 3 và K 2 SO 4. Câu 6: Dd KOH 0,001 M thì pH có giá trị là bao nhiêu? A. pH = 3. B. pH = 7. C. pH = 14 D. pH = 11. Câu 7: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ? A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axít. B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H + trong nước là axit. D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử. Câu 8: Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit ? A. Cr(NO 3 ) 2 . B. HBrO 3 . C. CdSO 4 . D. CsOH. Câu 9: Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào: A. Áp suất. B. Nhiệt độ. C. Sự có mặt của axit hòa tan. D. Sự có mặt của bazơ hòa tan. Câu 10: Một dd có nồng độ ion OH - bằng 1.10 -5 mol/l thì dd này là: A. axit, có pH = 9. B. bazơ, có pH = 9. C. có pH = 5. D. axit, có pH = 5. Câu 11: Một dd có [OH - ] = 2,5.10 -10 M. Môi trường của dd này là: A. Axit. B. Kiềm. C. Trung tính. D. Không xác định được. Câu 12: Dd chất nào dưới đây có môi trường axit ? A. NaNO 3 . B. KClO 4 . C. Na 3 PO 4 . D. NH 4 Cl. Câu 13: Dd chất nào dưới đây có môi trường kiềm ? A. AgNO 3 . B. NaClO 3 . C. K 2 CO 3 . D. SnCl 2 . Câu 14: Dd chất nào dưới đây có pH = 7 ? A. SnCl 2. B. NaF. C. Cu(NO 3 ) 2 . D. KBr. Câu 15: Đối với dd axit yếu CH 3 COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ? A. [H + ] = 0,1M. B. [H + ] > [CH 3 OO - ]. C. [H + ] < 0,1M. D. [H + ] < [CH 3 OO - ]. Câu 16: Đối với dd axit mạnh HNO 3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ? A. [H + ] = 0,1M. B. [H + ] < [NO 3 - ]. C. [H + ] < 0,1M. D. [H + ] > [NO 3 - ]. Câu 17: Trộn hai thể tích bằng nhau của dd NaOH và HNO 3 có cùng nồng độ 10 -3 M. Dd sau phản ứng có giá trị pH là: A. pH = 7. B. pH = 3. C. pH = 11. D. pH = 14. Câu 18: Cặp dd chất nào sau đây khi trộn với nhau thì phản ứng trao đổi ion xảy ra ? A. Na 2 CO 3 và H 2 SO 4 . B. KCl và NaNO 3 . C. KNO 3 và H 2 SO 4 . D. Fe 2 (SO 4 ) 3 và HNO 3 . Câu 19: Cho hỗn hợp bột gồm 20,8 g BaCl 2 và 18 g MgSO 4 vào H 2 O thu được dd A chứa: A. Ba 2+ , Mg 2+ , Cl - , SO 4 2- . B. Mg 2+ , Cl - . C. MgCl 2 , BaSO 4 . D. Mg 2+ , Cl - , SO 4 2- . Câu 20: Các dd sau đây có cùng nồng độ 0,1M, dd nào dẫn điện kém nhất ? A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr. Câu 21: Dd nào dưới đây dẫn điện tốt nhất ? A. NaI 0,002M. B. NaI 0,01M. C. NaI 0,1M. D. NaI 0,001M. Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 3 - Câu 22: Có V 1 ml dd axit HCl có pH=3, pha loãng thành V 2 ml dung dịch axit HCl có pH=4. Biểu thức quan hệ giữa V 1 và V 2 là: A. V 1 =9V 2 B. V 2 =10V 1 C. V 2 =9V 1 D. V 2 =V 1 . Câu 23. Trộn 50ml dd HCl 1M với 50ml dd HCl 2M thu được dd HCl có nồng độ là: A. 2M B. 1,5M C. 4M D. 2,5M. Câu 24: Cho dd chứa x mol Ca(OH) 2 vào dd chứa x mol H 2 SO 4 , Dd sau phản ứng có môi trường là: A. Axit. B. Kiềm. C. Trung tính. D. Không xác định được. Câu 25: Cho dd chứa x (g) Ba(OH) 2 vào dd chứa x (g) HCl, Dd sau phản ứng có môi trường là: A. Axit. B. Kiềm. C. Trung tính. D. Không xác định được. Câu 26: Cho phản ứng: 2NO 2 + 2NaOH → NaNO 2 + NaNO 3 + H 2 O. Cho xmol NO 2 vào dd chứa xmol NaOH thì dd thu được có pH như thế nào? A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH = 0. D. pH < 7. Câu 27: (ĐH-B-2009): Trộn 100 ml dd hỗn hợp gồm H 2 SO 4 0,05 M và HCl 0,1M với 100 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M thu được dd X. Dd X có pH là: A. 13. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. Câu 28: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết: A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. Nồng độ những ion nào trong dd lớn nhất. C. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li. Câu 29: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dd tạo được kết tủa Fe(OH) 3 ? A. FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 . B. Fe 2 (SO 4 ) 3 + KI. C. Fe(NO 3 ) 3 + Fe. D. Fe(NO 3 ) 3 + KOH. Câu 30: Kết tủa CdS được tạo thành trong dd bằng các cặp chất nào dưới đây ? A. CdCl 2 + H 2 SO 4 . B. Cd(NO 3 ) 2 + H 2 S. C. Cd(NO 3 ) 2 + H 2 SO 3 . D. CdCl 2 + Na 2 SO 4 . Câu 31: (CĐ-2009): Cho dd chứa 0,1 mol (NH 4 ) 2 CO 3 tác dụng với dd chứa 34,2 g Ba(OH) 2 . Sau phản ứng thu được m g kết tủa. Giá trị của m là: A. 19,7 (g). B. 39,4 (g). C. 17,1 (g). D. 15,5 (g). Câu 32: (ĐH-A-2011) Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH) 2 , Pb(OH) 2 , Al(OH) 3 , Cr(OH) 3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 33: (ĐH-B-2011) Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 , NH 4 Cl, Al 2 O 3 , Zn, K 2 CO 3 , K 2 SO 4 . Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dd HCl, vừa tác dụng được với dd NaOH? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 34: (ĐH-A-2010) Cho dd X gồm: 0,007 mol Na + ; 0,003 mol Ca 2+ ; 0,006 mol Cl – ; 0,006 mol HCO 3 – và 0,001 mol NO 3 - . Để loại bỏ hết Ca 2+ trong X cần một lượng vừa đủ dd chứa a gam Ca(OH) 2 . Giá trị của a là A. 0,222. B. 0,444. C. 0,120. D. 0,180. Câu 35: (ĐH-B-2010) Cho dd Ba(HCO 3 ) 2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , NaOH, Na 2 CO 3 , KHSO 4 , Na 2 SO 4 , Ca(OH) 2 , H 2 SO 4 , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 36: Dd CH 3 COOH chứa ? A. CH 3 COO - . B. H + . C. CH 3 COO - và H + . D. CH 3 COO - , H + ,và CH 3 COOH. Câu 37: (ĐH-A-2010) Dd X có chứa: 0,07 mol Na + ; 0,02 mol SO 4 2- và x mol OH - . Dd Y có chứa ClO 4 - , NO 3 - và y mol H + ; tổng số mol ClO 4 - và NO 3 - là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dd Z. Dd Z có pH (bỏ qua sự điện li của H 2 O) là A. 1 B. 2 C. 12 D. 13 Câu 38: (CĐ-2010) Nhỏ từ từ dd NaOH đến dư vào dd X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dd trong suốt. Chất tan trong dd là A. AlCl 3 B. CuSO 4 C. Fe(NO 3 ) 3 D. Ca(HCO 3 ) 2 Câu 39: Dãy ion nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch? A. Al 3+ , Na + , OH - , Cl - . B. Fe 3+ , K + , NO 3 - , Cl - . C. Cu 2+ , Na + , SO 4 2- , S 2- . D. Ca 2+ , H + , OH - , Br - . Câu 40: Cho Vml nước vào 10ml dd Ba(OH) 2 pH = 2 được dd có pH = 3. Giá trị của V là A. 100 B. 90 C. 1000 D. 990 Chương II: NITƠ-PHOTPHO Câu 1: Nitơ có các số oxi hóa: A. +1, +2, +3, +4. B. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. C. -2, +2, +4, +6. D. 0, 1, 2, 3, 4, 5. Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 4 - Câu 2: Công thức cấu tạo của phân tử nitơ là: A. N=N. B. N-N. C. N ≡N. D. N 2 . Câu 3: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là: A. LiN 3 và Al 3 N. B. Li 3 N và AlN. C. Li 2 N 3 và Al 2 N 3 . D. Li 3 N 2 và Al 3 N 2 . Câu 4: Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hóa học nào sau đây ? A. Nhiệt phân NH 4 NO 3 . B. Đốt cháy NH 3 trong oxi có mặt chất xúc tác. C. Nhiệt phân AgNO 3 . D. Nhiệt phân NH 4 NO 2 . Câu 1: Photpho có các số oxi hóa: A. +1, +2, +3, +4. B. -3, +3, +5. C. -3, 0, +3, +5. D. 0, 1, 2, 3, 4, 5. Câu 6: Ở điều kiện thường, P hoạt động hóa học như thế nào so với N 2 ? A. P yếu hơn. B. P mạnh hơn. C. Bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 7: Trong các công thức dưới đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua: A. Mg 3 (PO 4 ) 2 . B. Mg(PO 4 ) 2 . C. Mg 3 P 2 . D. Mg 2 P 2 O 7 . Câu 8: Tính chất hóa học của NH 3 là: A. Tính bazơ mạnh, tính khử. B. Tính bazơ yếu, tính oxi hóa. C. Tính khử, tính bazơ yếu. D. Tính bazơ mạnh, tính oxi hóa. Câu 9: Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời: A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ. C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ. D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ. Câu 10: Phương trình điện li tổng cộng của H 3 PO 4 trong dd là: H 3 PO 4  3H + + PO 4 3- . Khi thêm HCl vào dd thì: A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận. B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch. D. Nồng độ PO 4 3- tăng lên. Câu 11: H 3 PO 4 là axit có: A. Tính oxi hóa mạnh. B. Tính oxi hóa yếu. C. Không có tính oxi hóa. D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 12: Phải dùng bao nhiêu lit khí nitơ và bao nhiêu lit khí hiđro để điều chế 17 gam NH 3 ? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí được đo ở đktc. A. 44,8 lit N 2 và 134,4 lit H 2 . B. 22,4 lit N 2 và 134,4 lit H 2 . C. 22,4 lit N 2 và 67,2 lit H 2 . D. 44,8 lit N 2 và 67,2 lit H 2 . Câu 13: Cần lấy tối thiểu bao nhiêu lít hỗn hợp N 2 và H 2 (đktc) để điều chế được 51 g NH 3 , biết hiệu suất phản ứng là 25%. A. 537,6 lít. B. 538,7 lít. C. 538 lít. D. 530 lít. Câu 14: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO 3 tác dụng với kim loại ? A. NO. B. NH 4 NO 3 . C. NO 2 . D. N 2 O 5 . Câu 15: HNO 3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với: A. Fe. B. Fe(OH) 2 . C. FeO. D. Fe 2 O 3 . Câu 16: Phản ứng nhiệt phân muối sắt (III) nitrat, sản phẩm thu được là: A. FeO, NO 2 và H 2 O. B. Fe 2 O 3 ,NO 2 và O 2 . C. Fe(NO 3 ) 2 ,NO 2 và H 2 O. D. Fe(NO 3 ) 2 , O 2 . Câu 17: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân muối sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu ? A. 5. B. 7. C. 9. D. 21. Câu 18: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu? A. 5. B. 7. C. 9. D. 21. Câu 19: Chất khí nào khi tan trong nước tạo thành dd bazơ: A. Cacbon đioxit B. Nitơ đioxit. C. Amoniac D. Nitơ monooxit. Câu 20: Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước: A. AgCl, Ba(H 2 PO 4 ) 2 , Ca(NO 3 ) 2 . B. Na 3 PO 4 , CaHPO 4 , CaSO 4 . C. AgCl, BaHPO 4 , Ca 3 (PO 4 ) 2 . D. AgCl, BaCO 3 , Ca(H 2 PO 4 ) 2 . Câu 21: Chọn câu trả lời sai: A. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan được trong nước. B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan được trong nước. C. Các muối photphat trung hòa của natri, kali, amoni đều tan trong nước. D. Các muối photphat trung hòa của hầu hết các kim loại(trừ Na, K) đều không tan trong nước. Câu 22: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dd ? A. Axit nitric và đồng (II) nitrat. B. Đồng (II) nitrat và amoniac. C. Bari hiđroxit và axit photphoric. D. Amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit. Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 5 - Câu 23: Nếu có 6,2 (kg) photpho thì điều chế được bao nhiêu lit dd H 3 PO 4 2M ? Cho hiệu suất là 100%. A. 125 lít. B. 50 lít. C. 100 lít. D. 75 lít. Câu 24: Thêm 0,15 mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H 3 PO 4 . Sau phản ứng, trong dd có các muối ? A. KH 2 PO 4 và K 2 HPO 4 . B. KH 2 PO 4 và K 3 PO 4 . C. K 2 HPO 4 và K 3 PO 4 . D. KH 2 PO 4, K 2 HPO 4 và K 3 PO 4 . Câu 25: Cho 44 g NaOH vào dd chứa 39,2 g H 3 PO 4 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn cẩn thận dd ta thu được những muối khan nào, có khối lượng là bao nhiêu ? A. Na 3 PO 4 : 50 gam. B. NaH 2 PO 4 : 49,2 gam và Na 2 HPO 4 : 14,2 gam. C. Na 2 HPO 4 : 15 gam. D. Na 2 HPO 4 : 14,2 gam và Na 3 PO 4 : 49,2 gam. Câu 26: (ĐH-A-2009): Cho 100 ml dd KOH 1,5M vào 200 ml dd H 3 PO 4 0,5M, thu được dd X, cô cạn dd X thu được hỗn hợp gồm các chất: A. KH 2 PO 4 và K 3 PO 4 . B. KH 2 PO 4 và K 2 HPO 4 . C. KH 2 PO 4 và H 3 PO 4 . D. K 3 PO 4 và KOH. Câu 27: Phản ứng: Cu + HNO 3loãng → Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là: A. 3; 8; 3; 2; 4. B. 3; 8; 2; 3; 4. C. 3; 8; 3; 4; 2. D. 3; 3; 8; 2; 4. Câu 28: Phản ứng Al + HNO 3loãng → Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là: A. 8; 30; 8; 3; 15. B. 8; 28; 8; 3; 14. C. 3; 8; 2; 3; 4. D. 4; 18; 4; 3; 9. Câu 29: Phản ứng giữa kim loại magiê với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đinitơ oxit (N 2 O). Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng: A. 10. B. 18. C. 24. D. 20. Câu 30: (ĐH-A-2009): Phản ứng Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + N x O y + H 2 O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO 3 là: A. 13x – 9y. B. 46x – 18y. C. 45x – 18y. D. 23x – 9y. Câu 31: Để nhận biết các dd muối: NaCl, Na 3 PO 4 , NaNO 3 . Chọn thuốc thử là: A. Dd Cu(NO 3 ) 2 . B. Dd NaOH. C. Dd AgNO 3 . D. Dd Fe(NO 3 ) 3 . Câu 32: Công thức của phân urê là: A. NH 2 CO. B. (NH 2 ) 2 CO. C. (NH 2 ) 2 CO 3 . D. (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 33: Công thức của phân supephotphat kép là: A. Ca 2 (H 2 PO 4 ) 2 . B. Ca(HPO 4 ) 2 . C. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . D. Ca(H 2 PO 4 ) 2 và Ca 3 PO 4 . Câu 34: Để nhận biết các mẫu phân đạm: NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaNO 3 . chọn thuốc thử là: A. Dd AgCl. B. Dd NaOH. C. Dd Ba(OH) 2 . D. Dd BaCl 2 . Câu 35: (ĐH-A-2009): Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Phân lân cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion nitrat (NO 3 - ) và ion amoni (NH 4 + ). B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH 4 ) 2 HPO 4 và KNO 3 . C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. D. Phân urê có công thức (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 36: Nung nóng 27,3g hỗn hợp NaNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 . Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào 89,2ml H 2 O thì còn dư 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp phụ (lượng O 2 hòa tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO 3 ) 2 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 18g B. 8,5g C. 8,6g D. 18,8g. Câu 37: Hòa tan hết 2,16 g FeO trong HNO 3 đặc. Sau một thời gian thấy thoát ra 0,224 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Công thức phân tử của khí X là: A. NO. B. NO 2 . C. N 2 O. D. N 2 . Câu 38: Cho 19,2 g kim loại M tan hết trong dd HNO 3 dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 19,2 g kim loại M trong dd HNO 3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm NO 2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 40: (ĐH-A-2011) Khi so sánh NH 3 với NH 4 + , phát biểu không đúng là: A. Trong NH 3 và NH 4 + , nitơ đều có số oxi hóa -3. B. NH 3 có tính bazơ, NH 4 + có tính axit. C. Trong NH 3 và NH 4 + , nitơ đều có cộng hóa trị 3. D. Phân tử NH 3 và ion NH 4 + đều chứa liên kết cộng hóa trị. Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 6 - Câu 41: (ĐH-B-2011) Nhiệt phân một lượng AgNO 3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H 2 O, thu được dd Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là A. 25% B. 60% C. 70% D. 75% Câu 42: (ĐH-A-2009): Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dd HNO 3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối của Y so với H 2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m ? A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08. Câu 43: (ĐH-A-2009): Nung 6,58 gam Cu(NO 3 ) 2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300ml dd Y. Tính pH của dd Y? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 44: (CĐ-2009): Hòa tan hoàn toàn 8,862 g hỗn hợp gồm Al và Mg vào dd HNO 3 loãng, thu được dd X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Khối lượng của Y là 5,18 g. Cho dd NaOH dư vào X, đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Tính phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu ? A. 12,80% B. 15,25% C. 10,52% D. 19,53% Câu 45: (CĐ-2009): Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của A. (NH 4 ) 2 HPO 4 và KNO 3 B. (NH 4 ) 2 HPO 4 và NaNO 3 C. (NH 4 ) 3 PO 4 và KNO 3 D. NH 4 H 2 PO 4 và KNO 3 Câu 46: (ĐH-B-2010): Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%. Câu 47: Hỗn hợp khí X gồm N 2 và H 2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH 3 là A. 50% B. 36% C. 40% D. 25% Câu 48: (CĐ-2010): Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO 3 là A. Ag, NO 2 , O 2 B. Ag 2 O, NO, O 2 C. Ag, NO, O 2 D. Ag 2 O, NO 2 , O 2 Câu 49: Cho một ít bột đồng vào dd HNO 3 , hiện tượng thí nghiệm là A. Bột đồng tan tạo dd có màu xanh nhạt, đồng thời có giải phóng khí màu nâu. B. Bột đồng tan tạo dd có màu xanh nhạt, đồng thời có giải phóng khí không màu hóa nâu ngoài không khí. C. Bột đồng tan tạo dd có màu xanh nhạt, đồng thời có giải phóng khí mùi khai. D. Không có hiện tượng gì đặc biệt Câu 50: Nhiệt phân một ít NH 4 Cl trong ống nghiệm, hiện tượng thí nghiệm là A. Có khói màu nâu. B. Có khói trắng. C. Phản ứng gây nổ. D. Không có hiện tượng gì đặc biệt Chương III: CACBON-SILIC Câu 1: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây ? A. SiO. B. SiO 2 . C. SiH 4 . D. Mg 2 Si. Câu 2: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên ? A.Than chì. B. Than antraxit. C. Than nâu. D. Than cốc. Câu 3: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. C + O 2 → CO 2 . B. C +2CuO →2Cu +CO 2 . C. 3C + 4Al → Al 4 C 3 . D. C + H 2 O → CO + H 2 . Câu 4: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. 2C + Ca → CaC 2 . B. C + 2H 2 → CH 4 . C. C + CO 2 → 2CO. D. 3C + 4Al → Al 4 C 3 . Câu 5: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. Na 2 O, NaOH, HCl. B. Al, HNO 3 đặc, KClO 3 C. Ba(OH) 2 , Na 2 CO 3 , CaCO 3 . D. NH 4 Cl, KOH, AgNO 3 . Câu 6: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. CuSO 4 , SiO 2 , H 2 SO 4 loãng. B. F 2 , Mg, NaOH. C. HCl, Fe(NO 3 ) 3 , CH 3 COOH. D. Na 2 SiO 3 , Na 3 PO 4 , NaCl. Câu 7: Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là: A. Cacbon đioxit. B. Lưu huỳnh đioxit. C. Silic đioxit. D. Đinitơ pentaoxit. Câu 8: Khi đun nóng dd canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 7 - Câu 9: Khi cho dư khí CO 2 vào dd chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 10: Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của khí CO với khí O 2 ? A. Phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích. D. Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường. Câu 11: (CĐ-2009): Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H 2 O (k)  CO 2 (k) + H 2 (k); ∆H < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 12: CO 2 được sinh ra trong quá trình nào dưới đây ? A. Quá trình hô hấp của sinh vật. B. Quá trình thối rữa của các xác sinh vật. C. Quá trình đốt cháy nhiên liệu. D. Tất cả các quá trình trên. Câu 13: Muối NaHCO 3 có thể tham gia phản ứng nào sau đây: A. Tác dụng với axit. B. Tác dụng với kiềm. C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân D. Cả ba tính chất A, B, C. Câu 14: Muối nào có tính chất lưỡng tính ? A. NaHSO 4 B. Na 2 CO 3 C. NaHCO 3 D. Không phải các muối trên. Câu 15: Silic đioxit là chất ở dạng A. Vô định hình B. Tinh thể nguyên tử. C. Tinh thể phân tử D. Tinh thể ion. Câu 16: Silic đioxit tan chậm trong dd kiềm đặc nóng, tan dễ trong dd kiềm nóng chảy tạo thành silicat, vậy SiO 2 là: A. Oxit axit. B. Oxit bazơ. C. Oxit trung tính. D. Oxit lưỡng tính. Câu 17: Để khắc chữ trên thủy tinh người ta dùng dd nào sau đây ? A. Dd HCl. B. Dd HBr. C. Dd HI. D. Dd HF. Câu 18: Thủy tinh lỏng là: A. Silic đioxit nóng chảy B. Dd đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3 . C. Dd bão hòa của axit silixic. D. Thạch anh nóng chảy. Câu 19: Silic và nhôm đều phản ứng được với dd các chất trong dãy nào sau đây ? A. HCl, HF. B. NaOH, KOH. C. Na 2 CO 3 , KHCO 3 . D. BaCl 2 , AgNO 3 . Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng. A. CO là oxit axit B. CO là oxit trung tính. C. CO là oxit bazo D. CO là oxit lưỡng tính. Câu 21: (CĐ-2009): Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được 0,84 g Fe và 0,02 mol CO 2 . Công thức của X và giá trị của V lần lượt là: A. Fe 3 O 4 và 0,224. B. Fe 3 O 4 và 0,448. C. FeO và 0,224. D. Fe 2 O 3 và 0,448. Câu 22: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách: A. Đun SiO 2 với NaOH nóng chảy. B. Cho SiO 2 tác dụng với dd NaOH loãng. C. Cho dd K 2 SiO 3 tác dụng với dd NaHCO 3 . D. Cho Si tác dụng với dd NaCl. Câu 23: Phương trình ion rút gọn: 2H + + SiO 3 2- → H 2 SiO 3 ↓ Ứng với phản ứng giữa các chất nào sau đây? A. Axit cacbonic và canxi silicat. B. Axit cacbonic và natri silicat. C. Axit clohiđric và canxi silicat. D. Axit clohiđric và natri siliat. Câu 24: (ĐH-A-2010) Dd X chứa hỗn hợp gồm Na 2 CO 3 1,5M và KHCO 3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. Câu 25: (ĐH-A-2010) Cho 0,448 lít khí CO 2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dd chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH) 2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 3,940. B. 1,182. C. 2,364. D. 1,970. Câu 26: Cần thêm ít nhất bao nhiêu mililit dd Na 2 CO 3 0,15M và 25ml dd Al 2 (SO 4 ) 3 0,02M để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm dưới dạng Al(OH) 3 ? A. 15 ml. B. 10 ml. C. 20 ml. D. 12 ml. Câu 27: Cho 5,94g hỗn hợp K 2 CO 3 và Na 2 CO 3 tác dụng với dd H 2 SO 4 dư thu được 7,74g hỗn hợp các muối khan K 2 SO 4 và Na 2 SO 4 . thành phần của hỗn hợp đầu là: A. 3,18g Na 2 CO 3 và 2,76g K 2 CO 3 B. 3,18g Na 2 CO 3 và 2,67g K 2 CO 3 . C. 3,02g Na 2 CO 3 và 2,25g K 2 CO 3 D. 4,27g Na 2 CO 3 và 3,82g K 2 CO 3 . Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 8 - Câu 28: Cho 10,4 g hỗn hợp Fe và C trong đó Fe chiếm 53,85% khối lượng phản ứng với HNO 3 đặc nóng dư tạo NO 2 là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích khí tạo thành sau phản ứng (đktc) là: A. 44,8 lít B. 14,2 lít. C. 51,52 lít. D. 42,56 lít. Câu 29: (ĐH-A-2011) Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO 2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH) 2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 2,00. B. 0,75. C. 1,00. D. 1,25. Câu 30: (ĐH-B-2011) Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dd gồm K 2 CO 3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dd BaCl 2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 1,0 B. 1,4 C. 1,2 D. 1,6 Câu 31: (ĐH-A-2010) Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO 3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl 2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là A. 0,04 và 4,8 B. 0,07 và 3,2 C. 0,08 và 4,8 D. 0,14 và 2,4 Câu 32: (ĐH-A-2010) Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dd HCl 1M vào 100 ml dd chứa Na 2 CO 3 0,2M và NaHCO 3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO 2 là A. 0,030. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,015. Câu 33: (CĐ-2010) Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H 2 SO 4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là A. NaHCO 3 B. Mg(HCO 3 ) 2 C. Ba(HCO 3 ) 2 D. Ca(HCO 3 ) 2 Câu 34: (CĐ-2010) Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO 2 (đktc) vào 125 ml dd Ba(OH) 2 1M, thu được dd X. Coi thể tích dd không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dd X là A. 0,4M B. 0,2M C. 0,6M D. 0,1M Câu 35: Sục từ từ đến dư khí CO 2 vào dd Ba(OH) 2 , hiện tượng thí nghiệm là A. Có kết tủa trắng không tan. B. Có kết tủa trắng không tan khi cho CO 2 dư. C. Có kết tủa trắng, kết tủa tan khi cho CO 2 dư. D. Không có hiện tượng gì đặc biệt. Câu 36: Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào dd Na 2 CO 3 , hiện tượng thí nghiệm là A. Có khí thoát ra ngay từ đầu. B. Lúc đầu không có khí thoát ra, một thời gian có khí thoát ra. C. Có kết tủa trắng. D. Không có hiện tượng gì đặc biệt. Câu 37: Cho dd Ba(OH) 2 dd (NH 4 ) 2 CO 3 , hiện tượng thí nghiệm là A. Có khí mùi khai. B. Có kết tủa trắng đồng thời có khí mùi khai. C. Có kết tủa trắng. D. Không có hiện tượng gì đặc biệt Câu 38: Thành phần của thuốc nổ đen là A. KNO 3 , S, C. B. KClO 3 , S, C. C. KClO 3 , P, C. D. KNO 3 , P, C. Câu 39: Thuốc chữa bệnh đau dạ dày và bột nở (dùng khi làm bánh) dùng lần lượt là A. Na 2 CO 3 , NH 4 HCO 3 . B. NaHCO 3 , NH 4 HCO 3 . C. NaHCO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 . D. Na 2 CO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 40: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp: NaHCO 3 , NH 4 HCO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 , CaCO 3 thu được sản phẩm: A. Na 2 CO 3 , CaO. B. Na 2 CO 3 , CaCO 3 . C. Na 2 CO 3 , CaO, (NH 4 ) 2 CO 3 . D. Na 2 CO 3 , CaCO 3 , (NH 4 ) 2 CO 3 . Chương IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Câu 1: Cho các chất: C 2 H 2 , CHF 3 , CH 5 N, Al 4 C 3 , HCN, CH 3 COONa, (NH 2 ) 2 CO, CO, (NH 4 ) 2 CO 3 , CaC 2 . Có bao nhiêu chất hữu cơ ? A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 2: So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có: A. Độ tan trong nước lớn hơn. B. Độ bền nhiệt cao hơn. C. Khả năng tham gia phản ứng với tốc độ nhanh hơn. D. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. Câu 3: Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ? A. Dd có tính dẫn điện tốt. B. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion. C. Có nhiệt độ sôi thấp. D. Ít tan trong bezen. Câu 4: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. CH 4 . B. C 2 H 4 . C. C 6 H 6 . D. CH 3 COOH. Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 9 - Câu 5: Chất nào trong các chất dưới đây là đồng phân của CH 3 COOCH 3 . A. CH 3 CH 2 OCH 3 . B. CH 3 CH 2 COOH. C. CH 3 COCH 3 . D. CH 3 CH 2 CH 2 OH. Câu 6: Hai chất CH 3 CH 2 OH và CH 3 OCH 3 khác nhau về đặc điểm gì ? A. Công thức cấu tạo. B. Công thức phân tử. C. Số nguyên tử cacbon. D. Tổng số liên kết cộng hóa trị. Câu 7: Định nghĩa đúng về đồng phân: A. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. B. Những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. C. Những hợp chất giống nhau nhưng có cùng công thức phân tử. D. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức cấu tạo. Câu 8: Cho các chất: CH 4 , C 2 H 6 , C 2 H 2 , C 12 H 6 , C 6 H 12 , C 6 H 6 , C 4 H 10 , C 6 H 8 , C 20 H 42 , C 20 H 36 , C 20 H 30 . Có bao nhiêu chất là đồng đẳng của nhau ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Cho các chất sau: CH 3 – CH 2 – CH 3 (1) CH 3 – CH 2 – CH = CH 2 (2) CH 3 – C = CH 2 (3) CH 2 = C – CH = CH 2 (4) CH 3 CH 3 CH 3 – CH – CH 3 (5) CH 2 – CH 2 (6) CH 3 CH 2 – CH 2 a. Những chất đồng đẳng của nhau là: A. (1), (5) B. (3), (4), (5) C. (1), (6) D. (1), (5), (6) b. Những chất đồng phân của nhau là: A. (1), (2), (4) B. (3), (4), (5) C. (1), (5) D. (2), (3), (6) Câu 10: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ có đặc điểm là A. Nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. Gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. Thường có C, H hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P. Câu 11: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO 2 , hơi H 2 O và khí N 2 . Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau: A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có oxi. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N. C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N. D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 12: Đốt cháy một hiđrocacbon A, thu được số mol nước bằng số mol của CO 2 . Công thức của A có dạng A. C n H 2n-2 . B. C n H 2n . C. C n H 2n-6 . D. C n H 2n+2 . Câu 13: Đốt cháy 0,42 g một hợp chất hữu cơ thu được 1,32 g CO 2 và 0,54 g H 2 O. Hợp chất hữu cơ trên có thành phần gồm các nguyên tố: A. C, H. B. C, O. C. C, H, O. D. H, O. Câu 14: Tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có thành phần 85,8% C, 14,2% H. Biết M=56. A. C 4 H 8 B. C 4 H 6 C. C 3 H 8 D. C 3 H 6 . Câu 15: Tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có thành phần 54,5% C, 9,1% H, còn lại là oxi. Biết 0,88g hơi chất đó chiếm thể tích 224ml (đkc). A. C 4 H 8 O B. C 4 H 8 O 3 C. C 4 H 8 O 2 D. C 4 H 6 O. Câu 16: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH 3 O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 31,0. Công thức phân tử của Z là: A. CH 3 O B. C 2 H 6 O 2 C. C 2 H 6 O D. C 3 H 9 O 3 . Câu 17: Chất X có CTPT C 6 H 10 O 4 . Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X ? A. C 3 H 5 O 2 . B. C 6 H 10 O 4 . C. C 3 H 10 O 2 . D. C 12 H 20 O 8 . Câu 18: Khi đốt cháy 1 lít khí A cần 5 lít O 2 . Sau phản ứng thu được 3 lít CO 2 và 4 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử của A (thể tích đo cùng điều kiện). A. C 2 H 4 O 2 . B. C 2 H 4 . C. C 3 H 8 O. D. C 3 H 8 . Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 14,4 g một hiđrocacbon A thu được 44 g CO 2 . Tìm công thức phân tử của A. A. C 2 H 6 . B. C 3 H 8 . C. C 4 H 10 . D. C 5 H 12 . Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2011-2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa - THPT Chu Văn An - 10 - Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon có dạng C 2x H y phải dùng hết 84 lít không khí (đo ở đktc), biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Công thức phân tử của hiđrocacbon đó là: A. C 4 H 8 . B. C 5 H 12 . C. C 5 H 10 . D. C 5 H 8 . Câu 21: Công thức phân tử chất X có dạng C x H 8 O 2 . x có giá trị nào sau dây ? A. x ≥ 3. B. x > 3. C. x = 3. D. x ≥ 2. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X cần 6,4 g oxi và tạo thành 3,6 g H 2 O và 8,8 g CO 2 . Công thức đơn giản nhất của X là: A. CHO. B. CH 2 O. C. C 2 H 4 O 2 . D. kết quả khác. Câu 23: Công thức phân tử nào dưới đây biểu diễn nhiều hợp chất ? (I) CH 2 F 2 ; (II) C 2 H 2 Cl 2 ; (III) C 2 H 6 O; (IV) CH 2 O 2 . A. (I) và (II). B. (I) và (III). C. (III) và (IV). D. (II) và (III). Câu 24: (ĐH-A-2010) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dd Ba(OH) 2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dd sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dd Ba(OH) 2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C 3 H 4 . B. C 2 H 6 . C. C 3 H 6 . D. C 3 H 8 . Câu 25: Axetilen (C 2 H 2 ) và benzen (C 6 H 6 ), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau: A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Câu 26: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ? A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 27: Cho chất hữu cơ: CH 2 = C – CH = CH 2 (4) CH 3 Trong phân tử chất trên có bao nhiêu liên kết đơn, bao nhiêu liên kết đôi, bao nhiêu liên kết pi, bao nhiêu liên kết xích ma? A. 2, 2, 2, 2 B. 10, 2, 2, 2 C. 10, 2, 4, 2 D. 10, 2, 2, 12 Câu 28: Trong hợp chất C 4 H 6 (mạch hở) có bao nhiêu liên kết xichma? A. 1 B. 3 C. 9 D. 7 Câu 29: Ứng với công thức phân tử C 5 H 10 , có thể có bao nhiêu chất đồng phân cấu tạo của nhau? A. 6 B. 4 C. 8 D. 10 Câu 30: Đốt cháy 2,25g hợp chất A chứa C, H, O phải dùng hết 3,08lít oxi (đktc) và thu được V H 2 O : V CO 2 = 5:4. Biết tỉ khối hơi của A so với CO 2 là 2,045. Tìm CTPT của A. A. C 4 H 10 O B. C 4 H 10 O 2 C. C 6 H 2 O D. C 3 H 6 O 3 Câu 31: Cho chất hữu cơ: Chất hữu cơ trên có công thức phân tử là: A. C 9 H 10 B. C 12 H 10 C. C 10 H 10 D. C 10 H 12 . tử nào dư i đây biểu diễn nhiều hợp chất ? (I) CH 2 F 2 ; (II) C 2 H 2 Cl 2 ; (III) C 2 H 6 O; (IV) CH 2 O 2 . A. (I) và (II). B. (I) và (III). C. (III) và (IV). D. (II) và (III). Câu 24:. v i phản ứng giữa các chất nào sau đây? A. Axit cacbonic và canxi silicat. B. Axit cacbonic và natri silicat. C. Axit clohiđric và canxi silicat. D. Axit clohiđric và natri siliat. Câu 24:. Đồng (II) nitrat và amoniac. C. Bari hiđroxit và axit photphoric. D. Amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit. Đề cương ôn tập hóa học – học kì I năm học 2 011- 2012 GV: Văn Công Mưu - Tổ Hóa -

Ngày đăng: 31/10/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w