MA TRẬN ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 12 HỌC KÌ II Mục tiêu: Biết - Công thức hợp chất của nhóm IA, IIA, hợp chất của Al. - Điều chế kim loại nhóm IA, IIA, Al, hợp chất của Na. - Ứng dụng của hợp chất Al - Khái niệm về nước cứng, gang. - Cách làm mềm nước cứng. - Cấu hình e của Crom, các số oxi hóa của Crom. - Cấu hình electron của Cu - Tính chất hóa học của 1 số kim loại Ni, Cu, …. Và hợp chất của Zn. - 1 số hợp chất của sắt. - Cách nhận biết các ion trong dung dịch. - Cách xử lí chất thải, khí độc hại. - Vai trò của hóa học đối với sức khỏe con người. Hiểu: - Tính chất hóa học của của kim loại nhóm IA, IIA, Al và hợp chất của chúng. - Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt. - Giải thích 1 số hiện tượng - Cách nhận biết chất khí. - Phướng pháp làm khô chất. - Cân bằng phản ứng oxi hóa khử. Vận dụng: - Xác định tên kim loại. - Toán hỗn hợp. Tinh khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp, tính khối lượng của hỗn hợp. - Tính khối lượng của chất và khí dựa vào phương trình phản ứng Chủ đề Các mức độ cần đánh giá Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN KQ Tự luận TN KQ Tự luận TN KQ Tự luận Phần chung cho tất cả các thí sinh 32 câu Kim lọai kiềm,kim loại kiềm thổ ,nhôm,các hợp chất chủa chúng Số câu Điểm 6 4 2 12 3,0 Sắt ,Crom,Cu….;các hợp chất của chúng Số câu Điểm 3 2 1 6 1,5 Hóa học và vấn đề phát kinh tế ,xã hội ,môi trường Số câu Điểm 1 1 0,25 Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ Số câu Điểm 6 4 3 13 3,25 Phần riêng – Chương trình cơ bản: 8 câu Kim lọai kiềm,kim loại kiềm thổ ,nhôm,các hợp chất chủa chúng Số câu Điểm 1 1 1 3 0,75 Sắt ,Crom,Cu….;các hợp chất của chúng;phân biệt một số hợp chất vô cơ ,hóa học và vấn đề phát triển kinh tế ,xã hội ,môi trường Số câu Điểm 3 1 1 5 1,25 Phần riêng – Chương trình nâng cao: 8 câu Nhôm,các hợp chất chủa chúng Số câu Điểm 2 1 1 4 1 Sắt ,Crom,Cu….;các hợp chất của chúng;phân biệt một số hợp chất vô cơ , chuẩn độ dung dịch hóa học và vấn đề phát triển kinh tế ,xã hội ,môi trường Số câu Điểm 2 1 1 4 1 Tổng Số câu Điểm TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 2 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ SỐ: 34 MÔN HOÁ HỌC – THỜI GIAN LÀM BÀI 60 PHÚT NỘI DUNG ĐỀ (gồm 03 trang) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) 8 điểm Câu 1: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là A. R 2 O 3 . B. RO 2 . C. R 2 O. D. RO. Câu 2: Nhóm kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy ? A. Na, Ca, Al B. Na, Cu, Fe. C. Fe, Cu, Ag. D. Fe, Zn, Cu. Câu 3: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit. Câu 4: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là A. NaCl. B. NaHSO 4 . C. Ca(OH) 2 . D. HCl. Câu 5: Phèn chua có công thức là A. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. B. MgSO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. C. Al 2 O 3 .nH 2 O. D. Na 3 AlF 6. Câu 6: Chọn câu phát biểu không đúng ? A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. B. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm. C. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ. D. Nhôm là kim loại lưỡng tính. Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO 3 + X → Na 2 CO 3 + H 2 O. X là hợp chất A. KOH B. NaOH C. K 2 CO 3 D. HCl Câu 9: Khi dẫn từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. Câu 10: Để làm kết tủa hoàn toàn Al(OH) 3 người ta thực hiện phản ứng A. AlCl 3 + 3H 2 O + 3NH 3 Al(OH) 3 + 3NH 4 Cl. B. AlCl 3 + 3NaOH Al(OH) 3 + 3NaCl. C. NaAlO 2 + H 2 O + HCl Al(OH) 3 + NaCl. D. Al 2 O 3 + 3H 2 O 2Al(OH) 3. Câu 11: Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là: A. 1,6 gam và 3,68 gam. B. 1,6 gam và 4,48 gam. C. 3,2 gam và 2,88 gam. D. 0,8 gam và 5,28 gam. Câu 12: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch nào sau đây ? A. H 2 SO 4 đặc, nguội. B. Cu(NO 3 ) 2 . C. HCl. D. NaOH. Câu 13: Các số oxi hoá đặc trưng của crom trong các hợp chất là: A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6. Câu 14: Gang là hợp kim của Fe, C và một số nguyên tố khác. Trong đó thành phần phần trăm khối lượng của C là A. 2-5% B. 5-8% C. 0,01-2% D. 0,0-5% Câu 15: Cấu hình electron của ion Cu là A. [Ar]4s 1 3d 10 . B. [Ar]4s 2 3d 9 . C. [Ar]3d 10 4s 1 . D. [Ar]3d 9 4s 2 . Câu 16: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. FeO. B. Fe 2 O 3 . C. Fe(OH) 3 . D. Fe(NO 3 ) 3 . Câu 17: Cho dãy các chất: FeCl 2 , CuSO 4 , BaCl 2 , KNO 3 . Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 18: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 19: Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người ? A. Penixilin, Amoxilin. B. Vitamin C, glucozơ. C. Seđuxen, moocphin. D. Thuốc cảm Pamin, Panadol. Câu 20: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Na + và Mg 2+ C. Ca 2+ và Mg 2+ B. Ba 2+ và Ca 2+ D. K + và Ba 2+ Câu 21: Khi cho dung dịch Ca(OH) 2 vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. Câu 22: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây? A. Zn. B. Ni. C. Sn. D. Cr. Câu 23: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO 3 và H 2 SO 4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây? A. NO 2 . B. NO. C. N 2 O. D. NH 3 . Câ 24: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Fe + Cu(NO 3 ) 2 . B. Cu + AgNO 3 . C. Zn + Fe(NO 3 ) 2 . D. Ag + Cu(NO 3 ) 2 . Câu 25: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch A. HCl. B. H 2 SO 4 loãng. C. HNO 3 loãng. D. KOH. Câu 26: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hoá trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây? A. MgSO 4 . B. CaSO 4 . C. MnSO 4 . D. ZnSO 4 . Câu 27: Cho dung dịch NaOH vừa đủ vào dung dịch FeCl 2 thu được kết tủa X. Đem kết tủa X nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Chất rắn X có công thức là A. FeO B. Fe 3 O 4 C. Fe 2 O 3 D. Fe(OH) 3 Câu 28: Cho dần từng giọt dung dịch NaOH (1), dung dịch NH 3 (2) lần lượt đến dư vào ống đựng dung dịch AlCl 3 thấy: A. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra. B. Lúc đ ầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra. C. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan. D. Lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan. Câu 29: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. ZnO. B. Zn(OH) 2 . C. ZnSO 4 . D. Zn(HCO 3 ) 2 . Câu 30: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị m đã dùng là A. 11,00 gam. B. 12,28 gam. C. 13,70 gam. D.19,50 gam. Câu 31: 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al 2 O 3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al 2 O 3 B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al 2 O 3 C. 10,08 gam Al và 15,0 gam Al 2 O 3 D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al 2 O 3 Câu 32: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 thấy có 4,48 lít CO 2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít. II. PHẦN TỰ CHỌN: (8 câu, 2 điểm) Thí sinh chọn một trong hai nhóm câu: nhóm 8 câu (từ câu 33 đến câu 40) hoặc nhóm 8 câu (từ câu 41 đến câu 48) A. Nhóm 8 câu thuộc chương trình chuẩn (Từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực C. điện phân dung dịch NaNO 3 , không có màn ngăn điện cực D. điện phân NaCl nóng chảy Câu 34: Nhóm chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaHCO 3 ? A. dd HCl, dd NaOH B. dd HCl, dd NaCl C. dd NaOH, dd NaCl D. dd HCl, dd Na 2 CO 3 Câu 35: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng. Câu 36: Để nhận biết ion NO 3 - người ta thường dùng Cu và dung dịch H 2 SO 4 loãng và đun nóng, bởi vì: A. tạo ra khí có màu nâu. B. tạo ra dung dịch có màu vàng. C. tạo ra kết tủa có màu vàng. D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Câu 37: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Zn, Al 2 O 3 , Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al 2 O 3 , Al. D. Fe, Al 2 O 3 , Mg. Câu 38: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là A. CO 2 . B. CO. C. HCl. D. SO 2 . Câu 39: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ? A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr. Câu 40: Khối luợng K 2 Cr 2 O 7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO 4 trong dung dịch có H 2 SO 4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52) A. 29,4 gam B. 59,2 gam. C. 24,9 gam. D. 29,6 gam B. Nhóm 8 câu thuộc chương trình nâng cao (Từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Thành phần chính của quặng boxit có công thức là A. Al 2 O 3 .2H 2 O B. Al 2 O 3 C. Fe 2 O 3 . nH 2 O D. NaF.AlF 3 Câu 42: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế Al(OH) 3 ? A. Cho Al tác dụng với nước. B. Cho Al tác dụng với dd NaOH đặc. C. Cho dd NH 3 dư vào dung dịch AlCl 3 . D. Cho dd NaOH dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . Câu 43: Để điều chế nhôm ta điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây ? A. Al 2 O 3 B. Al 2 O 3 hay AlCl 3 C. AlCl 3 D. Al(OH) 3 Câu 44: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe 3 O 4 → cFe + dAl 2 O 3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là A. 25. B. 24. C. 27. D. 26. Câu 45: Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch K 2 CrO 4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 46: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn. Câu 47: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl 3 thành K 2 CrO 4 bằng Cl 2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl 2 và KOH tương ứng là A. 0,015 mol và 0,04 mol. B. 0,015 mol và 0,08 mol. C. 0,03 mol và 0,08 mol. D. 0,03 mol và 0,04 mol. Câu 48: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. NH 3 , O 2 , N 2 , CH 4 , H 2 B. N 2 , Cl 2 , O 2 , CO 2 , H 2 C. NH 3 , SO 2 , CO, Cl 2 D. N 2 , NO 2 , CO 2 , CH 4 , H 2 HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2010 – 2011 PHẦN BẮT BUỘC 32 câu 1D 2A 3B 4C 5A 6D 7B 8B 9D 10A 11B 12A 13B 14A 15C 16A 17A 18B 19C 20C 21C 22C 23B 24D 25C 26D 27C 28C 29C 30A 31D 32D TỰ CHỌN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 33B 34A 35C 36D 37C 38D 39D 40A TỰ CHỌN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO 41A 42C 43A 44B 45D 46C 47B 48A