1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

âm nhac tiết 19

6 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 27,46 KB

Nội dung

- Là một bài dân ca của đồng bào Hrê Tây Nguyên, nhạc sĩ Lê Hoàng Tùng đặt lời.. - Biết được nội dung bài hát nói lên tình cảm tha thiết, niềm vui của người dân Tây Nguyên trước cảnh đổi

Trang 1

Trường: ĐH Thủ Dầu Một

Lớp: GDTH 10F

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lưu An

Sinh viên: Lê Thanh Thủy

Bài hát: Tiết 19 “Hát mừng”

Thứ … ngày … tháng … năm 2011

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Môn: Âm nhạc

I MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Giúp HS biết được:

- Bài hát “ Hát mừng” viết ở nhịp 2/4

- Là một bài dân ca của đồng bào Hrê (Tây Nguyên), nhạc sĩ Lê Hoàng Tùng đặt lời

- Biết được nội dung bài hát nói lên tình cảm tha thiết, niềm vui của người dân Tây Nguyên trước cảnh đổi thay của buôn làng

- Bài hát có tính chất vui vẻ, rộn ràng

2. Kỹ năng:

- HS hát đúng giai điệu, của một bài dân ca Hrê

- Thể hiện được tình cảm của bài

- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu và gỏ theo nhịp

3. Thái độ:

- Giáo dục các em biết yêu dân ca; yêu cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc

- Hứng thú học tập, yêu thích âm nhạc

II CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Đàn phím điện tử

- Máy nghe, băng đĩa bài hát “Hát mừng”

- Một số nhạc cụ để gõ (thanh phách, song loan,…)

- Một số tranh ảnh minh họa

- Bảng phụ

2. Học sinh:

- SGK âm nhạc

- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,…)

Trang 2

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

A. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sỉ số

- Hát

B. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi lần lượt 2 HS đọc nhạc, hát lời và kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số

- GV nhận xét

C. Dạy bài mới:

NỘI DUNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1 Hoạt động 1:

a Giới thiệu bài “Hát

mừng”.

-Chắc các em cũng đã biết

Tây Nguyên là một vùng đất

rộng lớn, nơi đây có các dân

tộc ít người sinh sống như:

Ê-đê, Gia-rai, Xơ-đăng, Hrê,

… Người dân Tây Nguyên rất

yêu thích ca hát và đã sáng

tạo ra nhiều bài dân ca và

những nhạc cụ nổi tiếng như:

Cồng chiên, T’rưng,

Klông-pút Riêng đồng bào Hrê thì

có nhiều bài dân ca rất hay

như: Đi cắt lúa, Hát mừng,…

Vậy hôm nay, cô và các em

sẻ cùng nhau đến với cuộc

sống của đồng bào này qua

những giai điệu hết sức rộn

ràng, vui tươi trong bài hát

“Hát mừng” nhé các em!

- GV treo tranh vẽ hoạt động ca hát, ăn mừng của đồng bào Hrê và hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Các em có biết cảnh múa hát, nhảy múa này là

ở đâu không?

- GV nhận xét và đưa ra lời giới thiệu bài:

- HS trả lời:

+ Vẽ cảnh người dân tây nguyên đang ca hát, nhảy múa.

+ Miền núi, Tây Nguyên,…

Trang 3

b Đọc lời bài hát

Hát mừng

Cùng múa hát nào,

cùng cất tiếng ca,

mừng đất nước ta,

sống vui yên bình.

Mừng Tây Nguyên mình

đời sống ấm no,

nổi tiếng trống chiêng

đó đây chúc mừng.

c Luyện thanh

d Dạy hát

- Ghi tên bài lên bảng

- Cho HS nghe bài hát qua băng

- GV hỏi: Bài hát có nhịp

điệu như thế nào?

- GV hát mẫu bài hát

- Gắn bảng phụ có ghi lời bài hát lên bảng

- GV đọc mẫu 1 lần

- Gọi 1 HS đọc lại

- GV đọc mẫu lời ca và gõ theo tiết tấu từng câu

- Gọi 2 HS đọc lại theo tiết tấu

- GV đánh dấu những tiếng

có luyến láy Chỉ cách HS hát

- GV hỏi: Để hát được bài

hát này thật hay ta phải làm gì nào?

- GV đêm đàn cho cả lớp đứng tại chỗ luyện thanh 3 lần

- GV vừa đàn vừa hát mẫu

“Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca”.

- Bắt nhịp và đàn cho HS hát lại cả câu

- Gọi 1, 2 HS hát lại

- GV nhận xét

* Câu “mừng đất nước ta,

sống vui hòa bình” tương

tự

- Khi hát xong cho HS hát lại cả câu

- Gọi 1, 2 HS hát lại

* Vì câu thứ 2 có giai điệu

và tiết tấu giống như câu 1 nên GV hướng dẫn HS hát

cả câu 2 (tương tự câu 1)

- 4 HS của một bàn nhắc lại tựa bài

- HS lắng nghe

- Nhịp điệu rộn ràng, vui tươi, nhịp nhàng.

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS đọc to

- HS lắng nghe

-2 HS đọc lại

-HS chú ý theo dõi

- Luyện thanh ạ.

Mà ma má ma má ma mà

- HS lắng nghe

- Cả lớp hát

- 1, 2 HS hát

- HS nhận xét

- Cả lớp hát

- 1, 2 HS hát

Trang 4

2 Hoạt Động 2: GV hướng

dẫn HS hát và gõ nhịp:

a Theo tiết tấu:

b Theo nhịp

* Chú ý: GV cần lưu ý HS

những chỗ có dấu luyến và lấy hơi ở dấu lặng

- GV bắt nhịp và đàn cho

HS hát cả bài

- Sau khi tập xong GV cho

HS luyện tập theo nhóm 6 trong 3 phút GV theo dõi , sửa lỗi cho các em

- Cho HS hát theo tổ

- GV nhận xét, tuyên dương

* GV đính bảng phụ ghi bài hát lên bảng

- GV vỗ tay làm mẫu câu 1

- Hướng dẫn HS vỗ tay theo tiết tấu

- Cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu

* Tiếp tục như vậy với câu còn lại

- Cho cả lớp vừa hát vừa

vỗ tay theo tiết tấu

- Gọi 1 HS hát và gõ theo tiết tấu cả bài

- GV nhận xét

* GV đình bảng phụ ghi bài hát lên bảng

- Hướng dẫn HS gõ theo phách (cách hướng dẩn như vỗ tay theo tiết tấu)

- Gọi 1, 2 HS gõ bằng thanh phách

- GV nhận xét

- Cho HS thực hành cả bài

- GV đệm đàn cho lớp hát lại toàn bộ bài hát kết hợp

gõ nhịp thật chính xác và nhịp nhàng

- GV chia lớp thành 2 dãy

- Hát cả bài

- HS luyện tập theo tổ

- Từng tổ hát

- HS nhận xét

- HS quan sát

- Quan sát, lắng nghe

- HS hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu

- Cả lớp hát và vỗ tay

- HS nhận xét

- HS chú ý lắng nghe

- 1, 2 HS thực hiện

- HS nhận xét

- HS thực hành

- Cả lớp hát kết hợp gõ theo nhịp

- 2 nhóm lần lượt thực hành

Trang 5

3 Hoạt động 3: Trò chơi

âm nhạc “Tài năng âm

nhạc”

*Giáo dục tư tưởng cho HS

Một nhóm hát, một nhóm

vỗ tay theo tiết tấu Sau đó đổi lại, 1 nhóm hát 1 nhóm

gõ theo nhịp

- GV nhận xét, tuyên dương

- Chia lớp thành 3 nhóm

Mỗi nhóm cử 1 bạn lên tham gia cuộc thi 1 bạn hát, 1 bạn gõ nhịp và 1 bạn

gõ tiết tấu Các bạn luân phiên thay đổi với nhau

- GV nhận xét, khen thưởng

- GV hỏi: Qua bài hát em

cảm nhận được gì?

- GV chốt ý: Trong cuộc sống, muốn có được nhiều niềm vui trong cuộc sống, chúng ta cần chăm ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô cha mẹ; chúng ta cũng cần phảu siêng năng trong lao động và cuộc sống để cuộc sống của chúng ta luôn

ấm no, hạnh phúc Các em nhớ nhé.

- Đệm đàn cho HS hát lại

cả bài và vỗ tiết tấu

- HS nhận xét

- Hs trả lời theo suy nghĩ của bản thân

- HS nhận xét

D. Củng cố - dặn dò:

- Hỏi lại tên bài hát và thể loại

- Yêu cầu HS kể 1 và tên bài hát về tây nguyên (Đi cắt lúa, Màu xanh quê

hương,…).

- Nhận xét tiết học, biểu dương tinh thần học tập của HS,

- Dặn HS về nhà học thuộc lời ca và tìm 1 vài động tác phụ họa cho bài hát “Hát mừng”

Ngày đăng: 30/10/2014, 15:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w