1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chứng khoán Đánh giá tín dụng bằng 4C, Z Score

16 499 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đánh giá tín dụng 5 công ty ngành bất động sản, xây dựng bằng 4C và ZScore. Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Quốc Cường Gia Lai (QCG) , Sao Mai An Giang (SMG), Tân Tạo (ITA), Xây Dựng Bình Chánh. ZScore là mô hình được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I. Altman.

Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch BÁO CÁO NHÓM 02 Phân Tích Xếp Hạng Tín Dụng Của 5 Công Ty Nhóm Ngành Xây Dựng - Bất Động Sản * Chú thích : 5 Công ty bao gồm công ty cổ phần HAGL, công ty cổ phần QCGL Trang 1 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch Sinh viên thực hiện đề tài Họ và Tên: Mã số sinh viên 1. Lê Đình Đại 1154020046 2. Phạm Thế Hoàng 1054022070 3. Nguyễn Thị Tố Như 1154020196 4. Phan Lê Tường Vi 1154020352 5. Hoàng Quốc Vũ 1154020358 Trang 2 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch Nguồn tham khảo: • REVISITING THE Z-SCORE AND ZETA ® MODELS - Edward I. Altman* 2000 • http://www.hagl.com.vn/ • Báo cáo tài chính hợp nhất – Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai năm 2012, 2013 • Số liệu từ công ty cổ phần truyền thông Việt Nam. Trang 3 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch Phần 1: Giới thiệu các mô hình đánh giá tín dụng. I. Mô hình 4C- một trong những nhóm chỉ số quan trọng khi tiến hành thẩm định tín dụng một hợp đồng vay vốn. Capacity-Cash flow (Năng lực-Luồng tiền dự tính trả nợ). Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong số năm yếu tố. Năng lực đề cập đến khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào. Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai. Capital (Cấu trúc vốn). Là số vốn khách hàng đầu tư vào doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn. Vốn chủ sử hữu có thể được huy động trong quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mất rất nhiều nếu công việc kinh doanh của họ không thành công. Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từ chính tài sản của cổ đông. Collateral (Tài sản thế chấp). Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ. Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng). Là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính (Vấn đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn được điều hành bởi một nhóm cá nhân). Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ Trang 4 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng được xem xét. Chữ C thứ 5 và 6 Conditions (Các điều kiện khác). Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinh doanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chữ C thứ 6: Đôi khi chúng ta có thể xét thêm một chữ C thứ 6 như sau: Coverage (Bảo hiểm). Có thể là khoản bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh hay bảo hiểm cho những lãnh đạo chủ chốt nếu quyền điều hành được tập trung trong tay một số ít cá nhân. Trong trường hợp một lãnh đạo chủ chốt chết hay mất năng lực hành vi, bảo hiểm sẽ đảm bảo ngân hàng sẽ được thanh toán nếu doanh nghiệp không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ. II. Mô hình Z Score Z-Score là mô hình được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I. Altman: Z = 1.2X 1 +1.4X 2 +3.3X 3 +0.6X 4 +1.0X Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5: X1 = Tỷ số Vốn Lưu Động /Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Tỷ số Lợi Nhuận Giữ Lại /Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ Số Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế /Tổng Tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu / Giá trị sổ sách của Tổng Nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities) X5= Tỷ số Doanh Số / Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets) Để đánh giá khả năng phá sản của các công ty, chỉ số Z của chúng được so sánh với các mức điểm được xác định trước như dưới đây: Z < 1.81: Phá sản 1.81 < Z < 2.99: Không rõ ràng 2.99 < Z: Lành mạnh Ngoài ra từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp khác nhau. Trang 5 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch III. Giới thiệu : 5 Công Ty trong ngành. * Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bình Chánh. * Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai * Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai * Công ty cổ phần đầu tư - công nghiệp Tân Tạo * Công ty cổ phần Sao Mai An Giang Phần 2: Giới thiệu và phân tích các công ty 1. Công Ty Cổ Phần Quốc Cường Gia Lai Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai được thành lập vào năm 1994 tiền thân là một công ty chuyên cung cấp gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ chế biến và các sản phẩm gỗ xuất khẩu, bàn ghế ngoài trời, trang trí nội thất v.v…. Đến nay công ty đã phát triển đa ngành nghề như sau: 1. Ngành bất động sản  Năm 2001 Công ty phát triển mạnh ngành bất động sản, từ đó đã đưa ra nhiều sản phẩm căn hộ và nhà phố liền kề, biệt thự vườn, biệt thự ven sông, văn phòng cho thuê v.v…  Đến nay công ty sở hữu 18 dự án Bất động sản với diện tích đất khuôn viên trên 1.562.129 m2; Diện tích sàn xây dựng 7.029.589 m2; Ở các vị trí: Quận 1; Quận 2; Quận 3; Quận 7; Quận 9; Quận Bình Chánh, Quận Nhà Bè; Quận Bình Tân. 2. Ngành cao su:  Năm 2008, Công ty đầu tư trồng cao su đến nay công ty sở hữu 4.000ha cao su tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; đã trồng được 4;3; 2 năm tuổi  Năm 2009 Công ty đầu tư trồng cao su ở Campuchia, tỉnh Kratie; Đến nay công ty sở hữu 3.000 ha cao su đã trồng 3, 2 và 1 năm tuổi  Tổng cộng hai dự án trên công ty sở hữu 7.000 ha cao su sẽ khai thác mũ từ năm 2013 và lần lượt đến 2017 là khai thác 100% trên 7.000 ha. 3. Ngành thủy điện  Năm 2012 phát điện 3 tổ máy dự án thủy điện Iagrai1 công suất 10,8MW  Hiện còn 3 công trình thủy điện: Iagrai 2; Pleikeo; Anyun Trung công suất tổng cộng 40 MW đang tiến hành thi công dự kiến đưa vào khai thác năm 2014-2015. 4. Ngành gỗ  Từ năm 1994 đến nay hàng năm công ty cung cấp hàng 100.000 m2 cửa, kệ bếp, tủ âm tường và nội thất ra thị trường và các công trình, căn hộ, biệt thự, nhà phố v.v…. 5. Ngành xây dựng Trang 6 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch • Cổ phần hóa công ty từ năm 2007 đến nay với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm đã xây dựng hàng năm từ 50.000 – 70.000 m2 sàn xây dựng các loại sản phẩm như văn phòng cho thuê; căn hộ; biệt thự; nhà phố liên kế v.v…. Phân Tích 4C Capacity-Cash flow (Năng lực-Luồng tiền dự tính trả nợ). Công ty có khả năng trả nợ thông qua tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành, để thanh toán nợ công ty có thể dùng tài sản ngắn hạn của công ty để thanh toán. Hệ số Thanh toán nhanh = 0,40 Hệ số Thanh toán tiền mặt = 0,01 Hệ số Thanh toán hiện thời = 2,55 Tỷ số thanh toán hiện hành = 2.55 > 1 : thể hiện sự thanh toán tốt Hiện QCG có khoản doanh thu chưa thực hiện 331 tỷ đồng, bên cạnh đó là khoản mục người mua trả tiền trước cũng đạt 555 tỷ đồng. Điều này mang đến kỳ vọng doanh thu cho năm 2014 của QCG. Capital (Cấu trúc vốn). - Sở hữu quỹ đất lớn trên 5.931.000 m2 (tính trên tỷ lệ sở hữu của QCGL), những dự án có vị trí đắc địa và đa số nằm trên các trục đường chính của toàn khu vực ở Tp.HCM, là điểm mạnh nổi bật của Công ty. - Có khả năng huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân có liên quan với kỳ hạn và điều kiện ưu đãi. - Có khả năng thanh lý một phần đầu tư tài chính dài hạn tại công ty con/liên kết với lợi nhuận cao vì tất cả giá trị vốn của các công ty con đầu vào thấp được tích sản từ trước năm 2007. Trang 7 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch Collateral (Tài sản thế chấp). Tài sản ngắn hạn 2013: 4,686,058,095,288 (VND) Thế chấp bằng tài sản ngắn hạn: + Hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Tài sản dài hạn năm 2013: 1,674,692,120,440 (VND) Thế chấp bằng tài sản dài hạn: + Quyền sử dụng đất + Nhà xưởng và máy móc - Tổng cộng tài sản năm 2013: 6,360,750,215,728 (VND) Tỷ số thanh toán nhanh 2013 = 0,4 (<0,5) Tỷ số thanh toán nhanh nói lên khả năng huy động tài sản ngắn hạn tức thời để thanh toán nợ ngay sau khi đã trừ ra hàng tồn kho, vì hàng tồn kho khó có thể chuyển thành tiền mặt ngay được so với tài sản ngắn hạn khác, tỷ số thanh toán nhanh mà lớn hơn 0,5 là có thể chấp nhận được, vì vậy cho thấy công ty có khả năng thanh toán nhanh tốt nếu ngân hàng đòi nợ khi đến hạn. Ở đây công ty có tỷ số là 0.4 nên khả năng thanh toán nhanh là kém. Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng). - Có uy tín và đóng góp với các cơ quan nhà nước ở Tp.HCM, Gia Lai, Đà Nẵng và các nơi khác. - Chi phí xây dựng của Công ty thấp do các sản phẩm gỗ QCGL chủ yếu cung cấp cho các dự án bất động sản của Công ty, vì vậy giá bán của các dự án này cũng phần nào thấp hơn so với của các doanh nghiệp cùng ngành không có sẵn nguồn nguyên vật liệu và nhà máy sản xuất. - Tạo được lòng tin cho khách hàng trong các dự án bất động sản về tiến độ giao nhà và chất lượng công trình, do đó việc bán hàng và huy động vốn vay, vốn ứng trước của khách hàng là rất thuận lợi. Điều này giúp Công ty tránh được rủi ro tồn đọng vốn nếu như thị trường bất động sản có khuynh hướng đổi chiều. - Có khả năng tìm kiếm dự án (bất động sản, thủy điện và trồng cây công nghiệp) tốt do có sự nhạy bén thu thập thông tin, có tầm nhìn và chiến lược ổn định lâu dài, nắm bắt được thông tin quy hoạch kết nối hạ tầng tổng thể từng khu vực, am hiểu về các thủ tục xin phát triển dự án vì đã có kinh nghiệm tích lũy từ việc đầu tư nhiều dự án (trên 10 năm trong ngành đầu tư các dự án bất động sản). Phân tích tài chính công ty QCGL Trang 8 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch • EPS (Earning per share/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) = 57 (đồng) • P/E ( Hệ số giá trên thu nhập ) = Giá_Hiện_Tại / EPS = 10,100/57 = 177.2 (lần) • Vốn thị trường (Market capital) = Giá_Hiện_Tại x Khối_Lượng_Niêm_Yết = 10,100x127,076,862 = 1,283.5 (tỷ) • Cổ phiếu lưu hành = Khối_Lượng_Niêm_Yết - Cổ_Phiếu_Quỹ = 127,076,862 - 0 = 127,076,862 (cổ phiếu) • Tổng khối lượng cổ phiếu = Khối_Lượng_Niêm_Yết + Khối_Lượng_Chưa_Niêm_Yết = 127,076,862 + 0 = 127,076,862 (cổ phiếu) • Giá sổ sách (Book value) = Vốn_Chủ_Sở_Hữu / Tổng_Khối_Lượng_Cổ_Phiếu = 2,311,208,000,000 / 127,076,862 = 18,187 (đồng) • P/B (Tỷ lệ giá thị trường so với giá sổ sách) = Giá_Hiện_Tại / Giá_Sổ_Sách = 10,100 / 18,187 = 0.6 (lần) Giá sổ sách Phân tích dòng tiền. Dòng tiền hoạt động biến động qua các kỳ Dòng tiền thuần hoạt động trong kỳ biến động rất lớn và đổi dấu liên tục. Dòng tiền thần dương lớn nhất vào 2010, với đóng góp lớn nhất là do Công ty đã tăng cường dòng tiền tài trợ từ nguồn vay ngắn hạn và phát hành cổ phiếu, trong khi các dòng tiền còn lại đều âm lớn. Sang năm 2011, Dòng tiền thuần đã chuyển sang âm, dù hoạt động đầu tư có khởi sắc do Công ty thoái vốn khỏi một số công ty con, công ty liên kết nhưng vấn khung bù đắp được dòng tiền hoạt động kinh doanh âm quá lớn do kinh doanh lỗ, lãi vay lớn; và dù cho Dòng tiền từ hoạt động tài trợ vẫn dương do Công ty tiếp tục tăng vốn vay ngắn hạn, nhưng hầu hết số tiền vay ngắn hạn này lại dành để cho chi trả nợ gốc và các lợi nhuận cho chủ sở hữu. Sang năm 2012, Dòng tiền thuần đã vượt lên khỏi mốc 0, vẫn chủ yếu là do Công ty vay vốn ngắn hạn để trả nợ gốc vay và tài trợ cho các hoạt động khác là chủ yếu. Với diễn biến của dòng tiền thuần như thế, đã đặt ra một thách thức lớn cho Công ty khi phải dùng tài trợ ngắn hạn để chi trả cho các khoản vay dài hạn là không phù hợp, đồng thời dòng tiền thuần không đến từ dòng tiền hoạt động kinh doanh, nên dòng tiền này chứa đựng rất nhiều bất ổn, rủi ro, nếu không cải thiện tình hình kinh doanh, sắp tới Công ty sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn khi các khoản vay ngắn hạn đến hạn trả và có thể sẽ phải rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Dòng tiền hoạt động kinh doanh Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh của QCG trong 3 năm liên tục đều âm nhưng có xu hướng âm tăng dần từ 2009 đến 2011 và sau đó giảm vào 2012. Từ năm 2010 trở đi đến 2012, một lượng lớn tiền mặt chuyển thành hàng tồn kho, năm 2010 dòng tiền HĐKD âm lớn nhất do QCG phải tăng các khoản phải trả và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do Lợi nhuận sau thuế dương lớn vào cùng năm 2010. Vào năm 2010, QCG đã gia tăng đầu tư các dự án bất động Trang 9 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch sản do hậu quả của việc bùng nổ của bất động sản của các năm trước đó đến hạn phải triển khai dự án, trong khi tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng, sản phẩm không tiêu thụ được, dẫn đến hậu quả trong các năm 2011, 2012 QCG chịu một sự sụt giảm rất lớn trong lợi nhuận sau thuế, thậm chí là âm trong 2011, vào năm 2012 có một sự phục hồi nhẹ của lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận thuần từ HĐKD có sự biến động lớn từ dương trong 2010 chuyển sang âm lớn năm 2011 và âm giảm dần năm 2012 cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang rất bất ổn, do phải tăng chi phí lãi vay phải trả, đồng thời với sự tăng đột biến chi phí quản lý doanh nghiệp tương ứng với việc tăng đầu tư, trong khi doanh thu từ bán hàng lại sụt giảm nghiêm trọng qua các năm. Đồ thị cho thấy rõ Biến động của dòng tiền thuần HĐKD bị ảnh hưởng rất lớn do sự gia tăng Hàng tồn kho (do trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng đang trên đà xuống đáy, bong bóng bất động sản đã vỡ và hậu quả phải gánh chịu do sự tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn trước) và Các khoản phải trả tăng lên do nhà cung cấp thắt chặt chính sách bán chịu cho Công ty để nhanh chóng thu hồi tiền về. Tuy nhiên trong giai đoạn này Công ty cũng thắt chặt chính sách tín dụng đối với khách hàng, tăng cường thu hồi các khoản phải thu về. Đối với Tỷ số dòng tiền thuần HĐKD (OCF), do Dòng tiền thuần từ HĐKD trong cả 3 năm đều âm nên không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ dòng tiền này. Dòng tiền hoạt động đầu tư Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung của tình hình phát triển Công ty. Bước vào thời kỳ hưng thịnh năm 2010, với vị thế là một Công ty đang trong đà tăng trưởng nhanh, Quốc Cường Gia Lai đã chi một khoản đầu tư khá lớn và rồi cắt giảm chỉ còn khoảng 1/3 trong những năm suy thoái tiếp theo. Đối mặt với vấn đề hoạt động kinh doanh trì trệ không chỉ từ những Công ty cùng ngành mà còn đến từ cả nền kinh tế, việc cắt giảm 87 - 95% khoản đầu tư vào các đơn vị khác dường như là một quyết định an toàn mặc dù kéo theo sau đó là sự mất mát lớn từ 60 - 94% tiền lãi nhận được. Ngược lại, trong thời kỳ khó khăn tưởng chừng bóp nghẹt sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành đó, Quốc Cường Gia Lai kiên trì đầu tư vào việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tăng dần khoản đầu tư qua các năm nhằm tìm kiếm những cơ hội trở mình mong manh. Khoản tiền đầu tư thu vào không thể bù đắp được khoản đầu tư khổng lồ chảy ra ngoài thị trường nên dòng tiền thuần vẫn nằm ở mức âm qua các năm. Công ty xây dựng một chiến lược hoạt động phản ánh chân thực nhịp đập của ngành, cắt giảm chi phí đầu tư đầu tư vào các đơn vị khác nhưng vẫn tăng khoản đầu tư tài sản cố định. Động thái co cụm nhằm cắt giảm triệt để những khoản lỗ tiềm ẩn nếu đầu tư sai thời điểm này cũng giống như một động thái phản ứng lại những diễn biến tiêu cực của thị trường chứ chưa hẳn có sức bật vực dậy tình hình Công ty. Trang 10 [...]... Phân tích rủi ro và đánh giá rủi ro (Z Score) Mô Hình Z- Score Công Ty CP Quốc Cường Kí Hiệu 2013 X1=Vốn lưu động/Tổng tài sản 0.439 X2=Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản 0.027 X3=EBIT/Tổng tài sản 0.011 X4 =Giá trị thị trường VCSH/Tổng nợ 0.306 X5=Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0.153 Z= 1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.6X4+1.0X5 0.9375 Z = 0.9375 Nguy cơ phá sản Trang 14 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng... xuất ổn định Phân tích SWOT Điểm mạnh : Trang 12 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch - Sở hữu quỹ đất lớn trên 5.931.000 m2 (tính trên tỷ lệ sở hữu của QCGL), những dự án có vị trí đắc địa và đa số nằm trên các trục đường chính của toàn khu vực ở Tp.HCM, là điểm mạnh nổi bật của Công ty - Có uy tín và đóng góp với các cơ quan nhà nước ở Tp.HCM, Gia Lai, Đà Nẵng và... / 2,311,208,000,000 = 0.0 (%)  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Trang 11 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch Lưu chuyển tiền thuần (sử dụng vào) từ HĐSXKD 2013 2012 -8,130 -9,296 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 bị âm 8130 tỷ đồng, chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh chi nhiều hơn thu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm... 13 Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch - Rủi ro tài chính của QCG rất cao khi tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS phụ thuộc vào vốn vay rất nhiều Cơ hội: - Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu về đầu ra của DN sẽ tăng trong thời gian tới - Dân số thế giới cũng như dân số VN đang ngày càng tăng cao do vậy nhu cầu sử dụng các mặt hàng của DN... tiền bị chuyển quá nhiều vào hàng tồn kho của Công ty với chủ yếu là bất động sản được mua hoặc đang được xây dựng để bán và nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá Giải thích về việc này trong một báo cáo gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM hồi đầu năm, bà Nguyễn Thị Như Loan cũng cho biết, nguyên nhân chính là do việc ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính, nên chênh lệch trong... công ty con/liên kết với lợi nhuận cao vì tất cả giá trị vốn của các công ty con đầu vào thấp được tích sản từ trước năm 2007 - Các lĩnh vực gỗ, xây lắp, bất động sản, thủy điện và cao su hỗ trợ nhau trong việc tăng cường biên lợi nhuận, ổn định lâu dài thời hạn duy trì trên 50 năm - Ban lãnh đạo đã đưa ra những quyết định đầu tư vào các dự án mang lại tính khả thi cao, tìm kiếm các dự án mới tạo thành... triễn vọng tăng trưởng cao, tỷ lệ chi trả cổ tức danh nghĩa hoặc rất thấp Do đó, chiến lược tài chính của Quốc Cường cũng không nằm ngoài nguyên tắc này, ta có thể thấy chi trả cổ tức bằng 0 Tuy vậy, Quốc Cường lại sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, hầu hết tất cả các nguồn tiền thu được tư vay ngắn hạn đều được dùng để trả cho các khoản nợ gốc vay Nguồn tài trợ từ nợ vay thực sự là một nguồn... đang ngày càng tăng cao do vậy nhu cầu sử dụng các mặt hàng của DN cũng tăng cao Dù trực tiếp hay gián tiếp cũng mang lại lợi nhuận cho DN - Các lĩnh vực kinh doanh của QCG đang có triển vọng lớn trong thời gian tới Đặc biệt là lĩnh vực BĐS - Là doanh nghiệp tham gia vào nhiều lĩnh vực mới sẽ giúp cho QCG tận dụng được lợi thế của mình cũng như ưu đãi từ chính sách của nhà nước Thách thức: - Trước mắt...Bài Tập Môn Phân Tích Chứng Khoán Nợ - Giảng Viên : Th.S Phạm Hoàng Thạch Dòng tiền hoạt động tài trợ Thông qua biểu đồ thể hiện việc các nguồn tài trợ của doanh nghiệp ta có thể thấy năm 2009 nguồn tiền từ hoạt động tài chính... năm 2012 Tính đến 30.9, tiền mặt và tương đương tiền của QCG chỉ còn 1,75 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 48 tỷ đồng vào đầu năm Phân tích rủi ro: Rủi ro thanh khoản: là rủi ro công ty gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính do thiếu vốn Rủi ro thanh khoản của công ty chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệnh nhau Công ty giám sát

Ngày đăng: 30/10/2014, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w