Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 132 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
132
Dung lượng
6,01 MB
Nội dung
PHẦN I WINDOWS WINDOWS - 1 - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Tin học Tin học là khoa học về việc xử lý thông tin tự động. Thiết bị xử lý thông tin là Máy tính điện tử ( gọi tắt là máy tính hay computer ) Sơ đồ xử lý thông tin: 2. Đơn vị đo thông tin Tín hiệu sử dụng trong tin học thể hiện dưới 2 trạng thái: có và không có điện ( biểu diễn bởi trị 0 và 1) Đơn vị đo thông tin là Bit ( Binary Digit, còn gọi là mã nhị phân). Một Bit là một số nhị phân có trị là 0 hoặc 1. Bit là đơn vị cơ bản và nhỏ nhất dùng trong tin học. Tuy nhiên, đơn vị Byte thường được sử dụng hơn. Byte là tổ hợp 8 Bit dùng để biểu diễn một ký tự. Ví dụ : 0100 0001 là ký tự A Các đơn vị đo thông thường được dùng trong Tin học là : Tên gọi Chữ viết tắt Giá trị Bit Số nhị phân 0 hoặc 1 Byte B Tổ hợp 8 Bit, dùng để biểu diễn một ký tự Kilobyte KB 1024 Byte = 2 10 Byte Megabyte MB 1024 KB = 2 10 KB Gigabyte GB 1024 MB = 2 10 MB Terabyte TB 1024 GB = 2 10 GB 3. Mã hóa thông tin Mã hóa là biến đổi dữ liệu biểu diễn từ dạng này sang dạng khác. Trong tin học, thông tin được mã hóa dưới dạng mã nhị phân. Giải mã là biến đổi thông tin dưới dạng mã sang dạng thông thường. 4. Cấu tạo của máy tính 4.1. Phần cứng (Hard ware): Là các thiết bị linh kiện điện tử để cấu tạo nên hệ thống máy vi tính. Một số thiết bị linh kiện phần cứng: Thiết bị nhập • Bàn phím: dùng để nhập trực tiếp nội dung vào máy tính. • Mouse: dùng để định tiêu điểm trên màn hình. Thiết bị xử lý dữ liệu • Bộ xử lý trung tâm ( CPU ) − Thi hành các chỉ thị của chương trình. Là bộ não chính của máy tính ( thiết bị đọc các diễn dịch của phần mềm ) − Xử lý dữ liệu thành thông tin. - 2 - Xử lýChương trình Dữ liệu (Đầu vào) Kết xuất thông tin (Đầu ra) Lưu trư • Bộ nhớ chính (Main Memory) − Là bộ nhớ Ram (Random Access Memory): dùng để lưu trữ thông tin, nhưng các thông tin sẽ không còn khi tắt máy tính. − Dùng lưu trữ tạm thời dữ liệu, chỉ thị chương trình quá trình xử lý và khai thác thông tin, nên còn được gọi là bộ lưu trữ sơ cấp (Primary Storage) hay bộ nhơ trong. • Bộ nhớ ROM (ReadOnly Memory) − Do nhà sản xuất thiết lập. − Đặt trên vĩ mạch chính, dùng để lưu trữ dữ liệu cơ bản của máy tính. − Dữ liệu không bị xóa khi tắt máy. • Khối hệ thống (System Block) − Nguồn điện: cung cấp điện cho hệ thống máy tính. − Motherboard hay Mainboard: là vĩ mạch chính, dùng để gắn CPU và bộ nhớ RAM, các đường truyền dữ liệu (Bus), các ổ cắm (Port) để nối với các thiết bị ngoại vi, và có các khe rộng để kết nối với các thành phần bổ sung như: mạch âm thanh, màn hình. … Thiết bị xuất thông tin • Màn hình (Monitor): đen trắng hoặc màu, dùng đê hiển thị thông tin. • Máy in: dùng để in thông tin ra giấy. Thiết bị lưu trữ: dùng để lưu trữ dữ liệu, các thiết bị thường dùng • Đĩa mềm: 3 1 / 2 In ( 1.44 Mb ) • Ổ đĩa cứng: có dung lượng từ vài trăm Megabyte đến vài Gigabyte • Đĩa CD ROM, đĩa CD Write, Tape … Thiết bị giao tiếp • Dùng để gửi dữ liệu, thông tin, chương trình từ một máy tính hoặc thiết bị lưu trữ đến các máy khác. • Dụng cụ giao tiếp chính là Modem ( chuyển tín hiệu máy tính thành dạng có thể truyền đi trên dây điện thoại và ngược lại). 4.2. Phần mềm Là các chương trình chứa các chỉ thị được nạp vào bộ nhớ để máy tính thực hiện, gồm: Phần mềm hệ thống • Là các chương trình nhằm đảm bảo cho máy tính hoạt động và môi trường làm việc thuận lợi cho người sử dụng. • Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là Hệ Điều Hành. Phần mềm ứng dụng • Là các chương trình được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. • Có thể chia làm hai loại: − Phần mềm ứng dụng trọn gói (Package) như: các ứng dụng trong bộ Microsoft Office, các ngôn ngữ lập trình, games, … − Phần mềm được thiết kế thông qua một phần mềm trọn gói, viết theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng như: chương trình kế toán, chương trình quản lý, … 5. Hệ điều hành 5.1. Khái niệm Hệ điều hành là chương trình hệ thống dùng để liên kết và điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Có nhiều hệ điều hành như: • Hệ điều hành mạng. - 3 - • Hệ điều hành dùng cho máy đơn, trong đó − Hệ điều hành MS-DOS của Microsoft HĐH thông dụng trước đây dùng cho các máy tính XT, AT, 286 586, Pentium và tương thích. − Đến năm 1995, Microsoft cho ra đời Hệ mới, với giao diện đồ họa và nhiều khả năng hơn, thay thế cho Hệ Điều Hành MS-DOS cũ. Các phiên bản của Hệ Điều Hành Windows gồm: Windows 95, Windows 98, Windows Me, Windows 2000, Windows XP và Windows Vista. 5.2. Các chức năng của Hệ Điều Hành Các chức năng cơ bản của Hệ Điều Hành dùng trên máy đơn Dùng để khởi động máy tính. Quản lý tập tin, thư mục. Quản lý các thiết bị và chương trình ứng dụng. Liên kết và điều khiển các hoạt động của máy tính. - 4 - HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP I. GIỚI THIỆU: 1. Khái niệm Hệ Điều Hành Windows XP là một hệ điều hành đồ họa đa nhiệm và đơn sử dụng, giao tiếp giữa người dùng và máy tính thông qua biểu tượng, thông qua các cửa sổ (cửa sổ ứng dụng, tài liệu, thông báo). Một số chức năng mới của Windows XP: Tự động nhận biết các thiết bị phần cứng có chuẩn Plug and Play Cho phép làm việc với Mạng, Web, làm việc từ xa Hỗ trợ thành phần Multimedia tốt hơn (nghe nhạc, xem phim, games) và cải tiến quản lý năng lượng. Có thể tùy biến các thiết lập trên máy tính theo sở thích. 2. Các thao tác cơ bản 2.1. Sử dụng bàn phím (Keyboard) Là thiết bị nhập chuẩn, cho phép nhập dữ liệu hoặc thực hiện các lệnh, các yêu cầu của người sử dụng đối với máy tính. * Có 4 nhóm phím như sau : Nhóm phím chức năng : Esc, F1 đến F12, Print Screen, Scroll Lock, Pause Break Nhóm phím kí tự, kí số : A -> Z, 0 -> 9, !, ?, &, %, “, ”, … -> nhập thông tin, ra lệnh Nhóm phím di chuyển : tổ hợp phím ←, →, ↓, ↑, Page Up, Page Down, Home, End Nhóm phím điều khiển : Ctrl, Alt, Shift, Enter, Caps Lock, , 2.2. Sử dụng chuột (Mouse) Click Mouse : nhấn mắt trái chuột một lần, cho phép chọn đối tượng. Double click : nhấn mắt trái chuột hai lần liên tục, cho phép gọi thi hành một lệnh hoặc một đối nào đó. Drag Mouse : nhấn mắt trái chuột đè và kéo sang vị trí khác, cho phép di chuyển hoặc thay đổi kích thước cho đối tượng. Right mouse : nhấn mắt phải chuột một lần, cho phép hiển thị thực đơn lệnh. 2.3. Mở và đóng Hệ Điều Hành Windows XP Khởi động Windows XP − Nhấn nút Power trên thùng máy (Case) để cấp điện cho máy tính. − Windows XP tự khởi động, có thể phải nhập mật khẩu (password) khi đăng nhập nếu người dùng có xác lập mật khẩu. Kết thúc làm việc với Windows XP − Phải kết thúc chương trình theo quy trình gồm 2 bước: Mở hộp thoại Turn Off và chọn cách kết thúc. - 5 - − Click mouse tại nút Start -> chọn Turn off computer (hoặc Shutdown) -> chọn như sau : 2.4. Một số khái niệm căn bản: Khái niệm Folder Folder có thể được hiểu như là 1 thư mục (Directory) hoặc là một cửa sổ trong đó có chứa nhiều Folder và Shortcut của nhiều ứng dụng khác nhau (lưu ý là bắt đầu từ Windows 95 không còn dùng từ ngữ Directory nữa ). Khái niệm tập tin: Tập tin là nói đến một đối tượng đang chứa đựng nội dung của một tài liệu, văn bản, dữ liệu, … Tên tập tin: gồm 2 phần (phần tên và phần mở rộng) được cách nhau bởi dấu chấm. Khái niệm Shortcut Shortcut là lối viết tắt thể hiện dưới dạng biểu tượng, dùng làm đại diện cho một chương trình hay một tập tin tài liệu, hay một thư mục nào đó. II. MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA WINDOWS XP Màn hình ban đầu của Windows XP theo mặc định gồm: màn hình, nền, các biểu tượng (Icon) và thanh công cụ Taskbar 1. Màn hình nền Màn hình nền (Desktop) là phần nền chứa các cửa sổ, hộp thoại, Icon. - 6 - Tắt máy tính Tắt máy và tự khởi động lại Giữ trạng thái của máy đứng yên, khi cần sử dụng thì nhấn nút Power để mở lại (các chương trình đang mở vẫn giữ nguyên) Hủy hành động tắt máy Shortcut Icon, folder Icon Màn hình Desktop Thanh Taskbar 2. Các Icon (biểu tượng) Icon trên màn hình nền biểu thị cho đối tượng dùng để khởi động nhanh đối tượng đó ( mở một ứng dụng, một thư mục hay tập tin ) Icon cũng có thể là một lối tắt (Shortcut Icon) được tạo để làm phương tiện kích hoạt đối tượng mà lối tắt đó làm đại diện. Loại Icon này thường có dấu mũi tên ở góc dưới phải. Việc hiệu chỉnh shortcut Icon không làm ảnh hưởng đối tượng mà lối tắt đó làm đại diện. Tùy theo cách thiết lập, có thể phân chia Icon thành 3 loại: − Do Windows thiết lập: − Do ứng dụng tạo ra khi cài đặt: Nhiều ứng dụng, khi cài đặt lên máy tính, sẽ tự động tạo các Shortcut Icon trên Desktop để giúp khởi động nhanh. − Do người sử dụng tạo ra: Người sử dụng có thể tạo các Shortcut Icon để thao tác nhanh với thư mục, tập tin hay một ứng dụng nào đó. 3. Taskbar (thanh công việc) Mặc nhiên, Taskbar được đặt ở đáy màn hình. Taskbar còn được gọi là thanh công việc, là cơ sở để tương tác với Windows XP Từ trái sang phải gồm: − Vùng đầu trái : nút Start – dùng để mở Start Menu − Vùng thứ hai : Quick launch – chứa các biểu tượng ứng dụng. Dùng để khởi động nhanh ứng dụng. − Vùng thứ ba : chứa các tên chương trình đang sử dụng. − Vùng cuối phải : vùng Notification (vùng hệ thống) – dùng hiển thị giờ, âm thanh, các icon của một số ứng dụng đặc biệt (thường liên quan đến hệ thống hay thường trú). - 7 - Quản lý máy tính ( ổ đĩa mềm, đĩa cứng, ổ đĩa CD-Rom, máy in, … Truy cập nhanh vào thư mục My Documents Khai báo kết nối mạng Mở nhanh trình duyệt Web của Microsoft Nơi chứa các đối tượng bị xóa Nút Start Vùng Quick Launch Vùng chứa tên chương trình đang sử dụng Vùng hệ thống III.CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN MÀN HÌNH DESKTOP 1. Thao tác mouse Mouse là thiết bị được nối vào máy tính dùng để định vị tiêu điểm và thực hiện các thao tác cơ bản trong quá trình làm việc với ứng dụng. Trên mouse có hai thành phần cơ bản là nút phải và nút trái (một số loại mouse có thêm một vài chức năng khác). Các từ thường dùng để chỉ thao tác trên mouse Thao tác Từ gọi Ý nghĩa Click hay click trái Click Nhấp và thả nút mouse trái Click phải Right mouse Nhấp và thả nút mouse phải Trỏ Point Di chuyển con trỏ mouse đến mục muốn sử dụng Click đôi Double click Nhấp và thả nhanh 2 lần bằng nút mouse trái Rê – kéo Drag Di chuyển mouse nhưng vẫn giữ nút mouse Bình thường con trỏ mouse xuất hiện trên màn hình dưới dạng mũi tên. Nhưng con trỏ mouse sẽ thay đổi hình dạng tùy theo trạng thái đang làm việc 2. Thao tác với Icon 2.1. Chọn Icon Chọn một Icon − Muốn thao tác với Icon nào thì chọn Icon đó. − Chọn một Icon: click mouse vào Icon hoặc nhấn phím ký tự đầu của tên Icon (nếu Desktop đang nhận tiêu điểm) − Khi có một Icon đang chọn, có thể dùng phím mũi tên để chuyển sang Icon khác. − Icon được chọn sẽ đảo màu. Chọn nhiều Icon − Dùng mouse vẽ một hình chữ nhật bao quanh các Icon muốn chọn. − Hoặc dùng Icon đầu – nhấn giữ shift – chọn Icon cuối. − Hoặc chọn Icon đầu – nhấn giữ shift – dùng phím mũi tên để mở rộng vùng chọn. − Chọn không liên tục: phối hợp nhấn phím ctrl và click mouse. Bỏ chhọn: click vào vùng trống trên màn hình nền. 2.2. Sắp xếp Icon Sắp xếp tự động − Bật chế độ sắp xếp tự động + Right mose tại vùng trống Desktop + Chọn Arrange Icons By + Click chọn hay bỏ chọn mục Auto Arrange (bỏ chọn: tắt sắp xếp tự động) + Khi sắp xếp tự động, các Icon được xếp phía cạnh trái màn hình - 8 - − Thay đổi cách sắp xếp Chọn 1 trong 4 mục: + Name: Sắp xếp theo tên + Size: Sắp xếp theo kích thước + Type: Sắp xếp theoloại + Modified: Sắp xếp theo hiệu đính Sắp xếp tùy chọn − Tắt chế độ Sắp xếp tự động − Sắp xếp: rê Icon đến vị trí mới trên Desktop 2.3. Xóa Icon Chọn Icon muốn xóa rồi nhấn phím Delete Có thể xóa các Icon do Windows thiết lập, khi xóa các Icon này sẽ xuất hiện hộp thoại cảnh báo: Hiển thị lại các Icon do Windows thiết lập đã bị xóa − Mở Control Panel -> chọn Display -> chọn thẻ Desktop -> chọn mục Customize Desktop -> xuất hiện hộp thoại sau: − Tại thẻ General, đánh dấu chọn Icon muốn hiển thị. - 9 - 2.4. Đổi tên Icon: Right mouse tại Icon -> chọn Rename (hay nhấn F2) -> nhập tên mới rồi Enter 2.5. Đổi biểu tượng của Icon Đổi biểu tượng của Shortcut Icon − Right mouse tại Shortcut -> Properties − Chọn nút Change Icon − Trong hộp thoại Change Icon + Chọn Icon khác trong hộp thoại để hiển thị + Hoặc click Browse để chọn tập tin chứa Icon (2 tập tin shell32.dll; moricons.dll trong thư mục System 32) Đổi biểu tượng của Icon hệ thống − Các Icon hệ thống trên Desktop là: My Computer, My Documents, Recycle Bin, My Network Places. − Thay đổi biểu tượng: + Mở hộp thoại Desktop Items. + Trong các khung Icon, chọn Icon muốn thay đổi + Click nút Change Icon và thực hiện quy trình thay đổi biểu tượng như đã nêu. 3. Thao tác với thanh Taskbar 3.1. Di chuyển thanh Taskbar Di chuyển thanh Taskbar: trỏ mouse vào vùng trống của thanh Taskbar – nhấn giữ mouse và rê đến vị trí mới. Thanh Taskbar có thể di chuyển đến 4 cạnh của màn hình. 3.2. Thay đổi bề rộng của thanh Taskbar Bỏ chế độ lock the taskbar Trỏ mouse vào biên của thanh Taskbar và rê. Bề rộng tối đa của thanh Taskbar là 1 / 2 chiều cao tương ứng của màn hình. Bề rộng tối thiểu tương đương với một đường gạch. 3.3. Xác lập thuộc tính cho thanh Taskbar Right mouse tại vùng trống trên thanh Taskbar -> chọn Properties - 10 - [...]... Document Area (Vùng tài liệu) : Còn gọi là vùng làm vi c (Work Area) Đây là vùng lớn nhất của cửa sổ và dùng để làm vi c với ứng dụng Status bar (Thanh trạng thái): Thường ở cuối cửa sổ và dùng để hiển thị các trạng thái trong quá trình làm vi c với ứng dụng, tài liệu như: trạng thái ghi chèn/ghi đè, số trang tài liệu, tọa độ Chuột hay đối tượng v v Các thành phần khác: − Border (Vi n cửa sổ): Dùng... sổ ứng dụng và cửa sổ tài liệu: Cửa sổ ứng dụng: Mỗi chương trình ứng dụng hoạt động trong một cửa sổ riêng và được gọi là cửa sổ chương trình hay cửa sổ ứng dụng (Application Window) Đóng cửa sổ này tức là đóng chương trình đang chạy trong cửa sổ đó Cửa sổ tài liệu: − Một cửa sổ ứng dụng có thể cho mở nhiều tài liệu − Mỗi tài liệu được mở trong cửa sổ riêng gọi là cửa sổ tài liệu (Document Window)... Tên ứng dụng (cửa sổ chương trình) hoặc tên tài liệu (cửa sổ tài liệu) Trường hợp cửa sổ tài liệu được phóng to tối đa thì tên cửa sổ tài liệu được gắn bên cạnh với tên ứng dụng trên thanh tiêu đề − Đầu bên phải: Là nhóm các nút điều khiển, gồm: thu nhỏ, phóng to, đóng cửa sổ Menu bar (Thanh menu): Chứa các menu lệnh của chương trình ứng dụng File, Edit, View, Help… Toolbar (Thanh công cụ): Gồm... gọi là cửa sổ tài liệu (Document Window) và nằm trong cửa sổ ứng dụng − Một vài ứng dụng chỉ cho phép làm vi c với một tài liệu Đây là trường hợp cửa sổ tài liệu được đặt chung trong cửa sổ ứng dụng CỬA SỔ ỨNG DỤNG Title bar Menu bar Toolbar Document Area CỬA SỔ TÀI LIỆU Status bar - 11 - 1.2 Các thành phần chính của cửa sổ: Title bar (Thanh tiêu đề): − Đầu bên trái: Mang biểu tượng của ứng dụng và... qua lại giữa các thẻ: + click mouse vào thẻ muốn làm vi c + Hoặc kích hoạt tên thẻ hiện hành (phím Tab) -> di chuyển bằng phím mũi tên đến thẻ cần làm vi c − Tùy theo chức năng, mỗi hộp thoại được thiết kế với các thành phần riêng − Để di chuyển đến các thành phần trong hộp thoại, dùng phím Tab hay click mouse vào thành phần muốn làm vi c 2.2 Các thành phần cơ bản của hộp thoại: Combobox Checkbox Textbox... mất ký tự trên đĩa đa phần nghỉ rằng do virus nhưng thực ra là do bỏ chọn chức năng này - 24 - VII MY COMPUTER My Computer là một hình thức thể hiện khác của Explorer để dùng duyệt nhanh tài nguyên máy tính và được đặt Shortcut Icon trên Desktop kh cài đặt hệ điều hành Windows XP Các thao tác trên My Computer cũng tương tự như với cửa sổ Explorer VIII LÀM VI C VỚI ĐĨA TỪ 1 Mở ổ đĩa chỉ định Mở... lớn Để đáp ứng yêu cầu thực tế, các thiết bị lưu trữ đang được nâng cao về dung lượng Tuy nhiên, dung lượng của thiết bị lưu trữ lớn vẫn chưa làm hài lòng cho công vi c người dùng khi gặp dữ liệu có dung lượng lớn như: Sao chép dữ liệu này tốn thời gian, tính lưu động chưa kinh tế, dữ liệu chưa đủ an toàn, … Trước tình hình trên, chương trình nén ra đời hỗ trợ cho người dùng nhiều vi c rất hiệu quả Chương... kích thước cửa sổ khi đang ở tình trạng thu nhỏ − Scrollbar (Thanh trượt): Gồm có thanh cuộn dọc và thanh dọc ngang Dùng để cuốn trôi màn hình để làm vi c với phần tài liệu bị che khuất − Ruler (Thanh thước): Dùng để thiết lập các số đo và canh chỉnh tài liệu 1.3 Thao tác trên cửa sổ: Di chuyển: − Cửa sổ chỉ di chuyển được khi không phóng to tối đa toàn màn hình (Maximize) hay thu nhỏ tối thiểu (Minimize)... dùng nhiều vi c rất hiệu quả Chương trình nén có khả năng thu nhỏ dữ liệu đáng kể, bảo vệ an toàn hơn cho dữ liệu, chia nhỏ file… Bên cạnh vi c nén, chức năng giải nén cũng có nhiều tính năng hữu dụng như: Giải nén theo chế độ tự bung, giải nén và xóa file gốc, giải nén ráp nhiều file rời… Với tiện ích hữu dụng như thế, hầu như các máy tính đều được người dùng sử dụng chương trình nén Các chương trình... Telnet, Gopher, NewsGroup….(Truy cập từ xa, nhóm tin trên mạng) 2 Khai thác tài nguyên Internet: − Đăng ký kết nối dịch vụ Internet: Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP - Internet Server Provider) như FPT, Viettel, VNPT, VNN… − Cài đặt phần mềm duyệt Web: Internet Explorer, Opera, Mozilla FireFox, Netscape Navigator… − Thiết lập tài khoản ( Account) và từ khoá ( Password) để trao đổi thông tin, thư điện . đang chạy trong cửa sổ đó. Cửa sổ tài liệu: − Một cửa sổ ứng dụng có thể cho mở nhiều tài liệu. − Mỗi tài liệu được mở trong cửa sổ riêng gọi là cửa sổ tài liệu (Document Window) và nằm trong. sổ. − Tên ứng dụng (cửa sổ chương trình) hoặc tên tài liệu (cửa sổ tài liệu) . Trường hợp cửa sổ tài liệu được phóng to tối đa thì tên cửa sổ tài liệu được gắn bên cạnh với tên ứng dụng trên thanh. vài ứng dụng chỉ cho phép làm vi c với một tài liệu. Đây là trường hợp cửa sổ tài liệu được đặt chung trong cửa sổ ứng dụng. - 11 - CỬA SỔ ỨNG DỤNG CỬA SỔ TÀI LIỆU Title bar Menu bar Toolbar Document