1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 28 Địa lí 9

4 964 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 138,92 KB

Nội dung

Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 28 Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tiếp theo) Tuần dạy: 14 Ngày dạy: 15/11/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng như chăn nuôi bò ; khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ; du lịch ; vận tải biển ; cơ khí ; chế biến lương thực – thực phẩm. Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính. Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 2. Kĩ năng: Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế để nhận biết đặc điểm kinh tế của vùng. 3. Thái độ: Ý thức khai thác, sử dụng khoáng sản tiết kiệm, hợp lí ; phát triển bền vững. II. TRỌNG TÂM: Nông nghiệp và công nghiệp. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng: 2.1. Xác định vị trí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trên bản đồ tự nhiên. Ý nghĩa ? 2.2. Nhân dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vốn có những đức tính truyền thống trong lao động: a. Cần cù, kiên nhẫn và kinh nghiệm về khai thác nghề biển và chống thiên tai. b. Giàu kinh nghiệm trong việc nuôi trồng hải sản nước lợ. c. Nhiều sáng kiến trong việc lấn biển mở mang đất sản xuất. d. Tất cả đều sai. 2.1. (7 điểm). - Xác định vị trí. - Cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ. - Ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quốc phòng. 2.2. (3 điểm). - (a + b + c). 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Với những điều kiện về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và dân cư – xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển kinh tế đạt được những thành tựu cơ bản nào ? Hoạt động 2: • Dựa vào bảng 26.1, em có nhận xét gì về sự phát triển của hai ngành trong nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung bộ ? IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: Nguyễn Phúc Tánh Trangg 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Chăn nuôi bò và thuỷ sản là 2 thế mạnh của vùng. Thuỷ sản phát triển mạnh, liên tục qua các năm. • Vì sao chăn nuôi bò, khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng ? Vùng địa hình phía Tây: chăn nuôi gia súc. Vùng biển nhiều cá có giá trị, ven bờ nhiều đầm phá, vùng vịnh. Khí hậu nhiệt đới ẩm mang sắc thái Á xích đạo cho phép khai thác quanh năm, cho sản lượng lớn. • Giáo viên bổ sung: Đàn bò 1,1 triệu con, chiếm 20% đàn bò cả nước ; chương trình sinh hoá đàn bò đang phát triển tốt. • Qua sách giáo khoa và kiến thức đã học, cho biết tình hình sản xuất lương thực ? • Khó khăn lớn trong phát triển nông nghiệp là gì ? (khí hậu khô, bão, lũ, lụt, cát, nước mặn xâm lấn). • Lưu ý học sinh: Hiện nay, định hướng phát triển nông - lâm - nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết tốt vấn đề lương thực phát triển nhanh một số cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày (đậu tương, vừng, cà phê, đào lộn hột, nho…). • Quan sát hình 26.1, xác định các bãi tôm, bãi cá ? • Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản ? Ven biển có nhiều đồng muối tốt, khả năng khai thác lớn, ít mưa. Vùng biển ngoài khơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là 2 điểm trú ngụ tàu thuyền, chắn sóng ven bờ cho thuỷ sản phát triển. Vùng biển có 177 loài cá thuộc 81 họ. Dân cư có truyền thống, kinh nghiệm trong nghề. • Kể tên cá bãi muối nổi tiếng của vùng ? • Cho biết biện pháp giảm bớt tác động của thiên tai ? • Dựa vào bảng 26.2, nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước ? Khai thác cát ở mỏ Cam Ranh chất lượng tốt và trữ lượng cao. Vùng có lực lượng công nhân cơ khí có tay nghề cao, năng động. Nhiều dự án quan trọng đang triển khai như: o Khai thác vàng ở Bồng Miêu - Quảng Nam. o Khu công nghiệp Liêu Chiểu - Đà Nẵng. o Khu công nghiệp Diệu Ngọc - Quảng Nam với diện tích 145 ha. Ngư nghiệp và chăn nuôi bò là thế mạnh của vùng. o Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác cả nước. o Chăn nuôi bò phát triển ở vùng núi phía Tây. Sản xuất lương thực kém phát triển, bình quân lương thực đầu người thấp hơn cả nước. Thiên tai là khó khăn lớn nhất trong nông nghiệp. Nghề làm muối, chế biến thủy sản phát triển. 2. Công nghiệp: Còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Tốc độ tăng trưởng khá cao. Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, khai thác khá phát triển. Nguyễn Phúc Tánh Trangg 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 o Khu công nghiệp Dung Quất với diện tích 10.300 ha. o Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) với diện tích 3.700 ha. • GD TKNL: Qua hình 25.1 và hiểu biết, các em hãy đánh giá về khả năng phát triển bền vững về công nghiệp của vùng ? Vì sao ? • Hoạt động giao thông thuỷ và bộ có điều kiện thuận lợi gì để phát triển ? Vị trí địa lí: Bắc - Nam, Tây - Đông. Phát triển mạnh nhiều loại hình dịch vụ. Cảng biển, hàng không, viễn thông quốc tế, tài chính… • Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng ? Tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch văn hoá - lịch sử nổi tiếng. Hoạt động 3: • Xác định trên hình 26.1 vị trí các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này được xem là cửa ngõ của Tây Nguyên ? Đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Hành khách, hàng hoá xuất nhập khẩu của Tây Nguyên, trong và ngoài nước qua các tỉnh của vùng. • Mở rộng: Chương trình phát triển kinh tế vùng 3 biên giới Đông Dương. Khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lí, tiết kiệm ; bảo vệ môi trường đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp của vùng. 3. Dịch vụ: Giao thông thuỷ và bộ có vai trò quan trọng đối với cả vùng và các vùng lân cận. Du lịch là thế mạnh. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tầm quan trọng đối với vùng, Bắc Trung Bộ và cả Tây Nguyên (Tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, thúc đẩy mối liên hệ kinh tế liên vùng, thu hút đầu tư nước ngoài). 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Dựa vào nội dung bài học, hãy lập một sơ đồ tư duy nói về “Tình hình phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Nguyễn Phúc Tánh Trangg 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 5. Hướng dẫn học sinh tự học: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 99 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2 trang 36 và 37 - Tập bản đồ Địa lí 9. Chuẩn bị bài 27: “Thực hành: kinh tế biển của bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ”: - Tìm trên 2 lược đồ hình 24.3 và 26.1 các cảng biển ở Nghệ An, Quảng bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hoà ? - Các ngư trường tôm cá tại biển Đông có ở các tỉnh nào trên lược đồ 24.3 và 26.1 ? - Xem lược đồ 26.1, xác định các điểm sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ? - Xác định các điểm tắm biển nổi tiếng ở miền Trung ? - Nêu tên các di sản văn hoá thế giới, di sản thiên nhiên thế giới, vườn quốc gia được xem là đà Lạt của Duyên hải miền Trung ? - Qua bảng 27.1, tính tỉ trọng (%) sản lượng thuỷ sản của từng vùng đối với toàn bộ Duyên hải miền Trung năm 2002 ? - Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ như thế nào? - Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thuỷ sản nuôi tồng và khai thác giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ ? V. RÚT KINH NGHIỆM: Nguyễn Phúc Tánh Trangg 4 . 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 5. Hướng dẫn học sinh tự học: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 99 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2 trang 36 và 37 - Tập bản đồ Địa lí 9. Chuẩn bị. Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 28 Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (tiếp theo) Tuần dạy: 14 Ngày dạy: 15/11/2011 I Trung bộ ? IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: Nguyễn Phúc Tánh Trangg 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Chăn nuôi bò và thuỷ sản là 2 thế mạnh của vùng. Thuỷ sản phát triển

Ngày đăng: 30/10/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w