1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK VIỆT NAM

31 12,3K 128

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Con người ngày càng được coi là yếu tố quan trong nhất của xã hội vì chính con người là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quốc gia hay tổ chức chứ không phải là các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, công nghệ…Vì thế, Quản Trị Nhân Lực là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, tổ chức đó. Trong các nội dung của quản trị nhân lực thì phân tích công việc được coi là một công cụ quan trọng nhất. Phân tích công việc giúp cho các tổ chức có được hướng giải quyết đúng đắn trong mọi vấn đề liên quan đến quản trị nhân lực: kế hoạch hóa nguồn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, định hướng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trả công lao động…

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 3

I Khái niệm và nội dung của phân tích công việc 3

1 Khái niệm phân tích công việc 3

2 Nội dung của phân tích công việc 3

II Vai trò của phân tích công việc 5

1 Vai trò đối với tổ chức 5

2 Vai trò định hướng 6

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK VIỆT NAM 7

I Sự ra đời và phát triển của công ty 7

1 Sự ra đời của công ty 7

2 Quá trình phát triển của công ty 8

II THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG ĐIỀU HÀNH HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 16

1 Khái quát chung về phòng hành chính nhân sự 16

2 Mô tả công việc cụ thể 19

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG ĐIỀU HÀNH HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 28

1) Ứng dụng vào kế hoạch hoá nguồn nhân lực 28

2) Ứng dụng vào tuyển mộ, tuyển chọn nhân sự 28

3) Ứng dụng vào bố trí nhân lực 29

4) Ứng dụng vào đánh giá thực hiện công việc 29

5) Ứng dụng vào thù lao lao động 30

6) Ứng dụng vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 31

7) Ứng dụng vào kỷ luật lao động và an toàn lao động 31

KẾT LUẬN 32

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Con người ngày càng được coi là yếu tố quan trong nhất của xã hội vì chínhcon người là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quốc gia hay tổ chứcchứ không phải là các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, công nghệ…Vì thế, QuảnTrị Nhân Lực là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức

Nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, tổ chức đó Trong cácnội dung của quản trị nhân lực thì phân tích công việc được coi là một công cụquan trọng nhất Phân tích công việc giúp cho các tổ chức có được hướng giảiquyết đúng đắn trong mọi vấn đề liên quan đến quản trị nhân lực: kế hoạch hóanguồn nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, định hướng, đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực, trả công lao động…

Thực tế trong các doanh nghiệp hiện nay, người lao động thường không nắm rõđược mình phải làm những công việc gì, phải có trách nhiệm và quyền hạn ra sao?Liệu mình có khả năng đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc và công việc

đó có phù hợp với mình hay không? Ngoài ra việc trả lương hay tuyển dụng cũngkhông nằm ngoài phạm vi của phân tích công việc cho nên phân tích công việc làkhông thể thiếu trong bất kỳ tổ chức nào Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “

phân tích công việc là một công cụ quản trị nhân lực quan trọng nhất của tổ chức” Và để hiểu sâu hơn về quá trình phân tích công việc trên cả lý thuyết và

thực tế thì trong đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em đi sâu vào nghiên cứu thựctrạng công tác phân tích công việc tại phòng điều hành hành chính nhân sự công ty

cổ phần sữa VINAMILK Việt Nam Đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần chính:

- Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích công việc.

- Phần II: Thực trạng công tác phân tích công việc tại công ty cổ phần sữa VINAMILK Việt Nam.

- Phần III: Đánh giá và kiến nghị một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích công việc tại phòng điều hành hành chính nhân sự công ty cổ phần sữa VINAMILK Việt Nam.

Trang 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

I Khái niệm và nội dung của phân tích công việc

1 Khái niệm phân tích công việc

Trước hết ta cần có khái niệm về công việc Cũng có nhiều khái niệm khácnhau về công việc Ta có thể chấp nhận khái niệm về công việc như sau: “Côngviệc bao gồm một số công tác cụ thể mà một tổ chức phải hoàn thành nhằm đạtđược mục tiêu của mình”

Như vậy: “Phân tích công việc là quá trình thu thập các thông tin liên quan đếncông việc một cách có hệ thống” Phân tích công việc được tiến hành nhằm để xácđịnh các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lực quyền hạn

và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cách tốt nhất.+ Nhiệm vụ: Đây là đơn vị nhỏ nhất của phân tích công việc, biểu thị từng hoạtđộng riêng biệt với mục đích cụ thể mà người lao động phải thực hiện

+ Vị trí: Vị trí làm việc: cấp độ tiếp theo của phân tích, biểu thị tất cả các nhiệm

vụ được thực hiện bởi cùng một lao động

+ Công việc: một số thao tác cụ thể phải hoàn thành nếu tổ chức muốn đạt đượcmục tiêu

+ Nghề: Tập hợp những công việc tương tự về nội dung có liên quan với nhau ởmức độ nhất định với những đặc tinh vốn có đòi hỏi người lao động phải có sự hiểubiết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời có những kỹ năng kỹ xảo, kinhngiệm cần thiết để thực hiện những công việc, nghề là mặt hình thức của phần cônglao động đòi hỏi những kiến thức tổng hợp và thói quen thực hành những công việcnhất định

2 Nội dung của phân tích công việc

2.1 Thông tin thu tập

Trong quá trình phân tích công việc thì việc sử dụng thông tin mang lại những

ưu điểm, nhược điểm của công việc và các tiêu chuẩn của người thực hiện côngviệc Các thông tin cần thu thập trong quá trình phân tích công việc bao gồm:

Trang 4

+Thông tin về nhiệm vụ và trách nhiệm các công việc: cần điều tra càng chi tiếtcàng tốt

+Thông tin về máy móc, thiết bị, công cụ lao động, chính cụ, nguyên vật liệu sửdụng trong quá trình lao động và kết quả của quá trình lao động đó

+Các thông tin về điều kiện, đặc điểm của máy móc, thiết bị và sự bố trí nó ởnơi làm việc, các thông tin về môi trường lao động: cây xanh, thẩm mĩ, âm nhạctrong sản xuất

+Các thông tin quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

+Thông tin đòi hỏi đối với người lao động về thể lực: quy định, giới hạn vềtuổi, chiều cao, cân nặng và về trí lực bao gồm các thông tin: bằng cấp giáo dụcđào tạo, chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm, kĩ năng

2.2 Các phương pháp thu thập thông tin trong phân tích công việc

Các thông tin dùng vào việc phân tích công việc thường do các chuyên gia về nhânsự,công nhân ,nhân viên trực tiếp thực hiện công việc và các viên giám thị trực tiếptiến hành Có nhiều phương pháp thu thạp thông tin khác nhau như: quan sát,phỏng vấn, bản câu hỏi.Căn cứ vào mục đích cụ thể của phân tích công việc có thể

sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp thực hiện các phương pháp thu thập thông tin phântích công việc

2.3 Các kết quả của phân tích công việc

2.3.1 Bản mô tả công việc

Bản mô tả công việc là một văn bản chính thức nhằm liệt kê đầy đủ (ngắngọn, xúc tích nhấn mạnh bằng các động từ hành động) để chỉ rõ những nhiệm vụ,trách nhiệm, điều kiện làm việc liên quan đến một công việc cụ thể

Trong bản mô tả công việc gồm có ba phần:

+ Phần xác định về công việc gồm có các tên công việc (chức danh công việc ), địađiểm thực hiện chức danh lãnh đạo trực tiếp số người dưới quyền, ngày xây dựng,xếp hạng công việc

+ Phần tóm tắt công việc: Là phần tường thuật viết một cách tóm tắt và chính xác

Trang 5

về các trách nhiệm và nhiệm vụ thuộc về công việc Trong phần này cần làm rõ cácvấn đề: nhiệm vụ cụ thể và lý do cần phải làm, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệbáo cáo.

+ Các điều kiện làm việc bao gồm các điều kiện về môi trường, tiếng ồn về thờigian làm việc, điều kiện về vệ sinh và an toàn phương tiện đi lại thực hiện côngviệc và các điều kiện khác có liên quan

2.3.2 Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện

Là bản liệt kê các yêu cầu cần phải có của công việc đối với những người thựchiện về các kiến thức, kỹ năng, các kinh nghiệm, trình độ giáo dục và đào tạo, cácđặc trưng về tinh thần và thể lực và các yêu cầu cụ thể khác Các tiêu chuẩn nhân

2.3.3 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

Là một văn bản chính thức liệt kê một cách hệ thống các chỉ tiêu định lượng vàđịnh tính phản ánh mức độ hoàn thành về mặt số lượng và chất lượng các nhiệm vụđược nêu ra trong bản mô tả công việc

II Vai trò của phân tích công việc

1 Vai trò đối với tổ chức

- Cung cấp các thông tin về nhưng yêu cầu, đặc điểm của công việc

- Giúp nhà quản trị tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trongdoanh nghiệp

- Giúp nhà quản trị đánh giá được chính xác yêu cầu đối với công việc

- Phân tích công việc là công cụ hữu hiệu giúp các tổ chức, doanh nghiệp mới

Trang 6

thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giảmbiên chế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2 Vai trò định hướng

2.1 Trong kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Phân tích công việc là cơ sở để xác định ra các loại công việc, từ đó là cơ sở để xácđịnh cầu về nhân lực Trên cở sở của bản mô tả công việc, yêu cầu công việc đốivới người thực hiện để xác định ra công việc còn trống, xác định ra những tiêu thức

để tìm kiếm, sàng lọc ứng viên

2.2 Trong hoạt động định hướng

Thông qua phân tích công việc giúp người lao động nắm bắt được công việc, giúp

họ biết được cần phải làm gì? Làm như thế nào và kết quả cần đạt được là baonhiêu

2.3 Trong đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc là việc đánh giá một cách có hệ thống chính thứctình hình thực hiện công việc của từng người lao động và so sánh các tính chất đãthực hiện trước và thảo luận Qua việc phân tích công việc chúng ta biết được tiêuchuẩn và đó là cơ sở để đánh giá thực hiện công việc là việc đánh giá một cách có

hệ thống chính thức tình hình thực hiện công việc của từng người lao động và sosánh các tính chất đã thực hiện trước và thảo luận Qua việc phân tích công việcchúng ta biết được tiêu chuẩn và đó là cơ sở để đánh giá thành tích thực hiện hiệuquả của người lao động đảm đương các vị trí của việc làm

2.4 Trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Qua việc phân tích công việc đã cho ta được các công việc cần phải có các loạinhân viên hay công nhân nào để đáp ứng được yêu cầu của công việc hay do sựphát triển của khoa học công nghệ Các công việc đòi hỏi công nhân có trình độ caohơn vì vậy các nhân viên hay ccong nhân này đều được đào tạo và phát triển vềcông việc của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của nghề hay phân tích công việc

đã chỉ ra được những nội dung chương trình cần đào tạo huấn luyện và phát triển

Trang 7

nguồn nhân lực

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK VIỆT NAM

I Sự ra đời và phát triển của công ty

1 Sự ra đời của công ty.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế

độ cũ để lại Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng Tổng số CBCNV

4.500 người Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa Nhiều năm qua, với những

nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhận được các phần thưởng cao quý : Huân chương Độc lập hạng Nhì ( 2010), Huân chương Độc lập hạng Ba ( 2005), Huân chương Lao động hạng Nhất ( 1996), hạng Nhì ( 1991), hạng Ba ( 1985 ), Huân chương Lao động Hạng Ba và Hạng Nhì (2003 – 2008 ) cho 3 Nhà máy thành viên : Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Huân chương Lao động hạng Ba ( 2004 ) cho Nhà máy sữa Hà Nội 14 năm liên tục nhận cờ Luân lưu Chính Phủ - “ Đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua ngành Công nghiệp “ ( 1992-2005) Cờ của Bộ Công nghiệp tặng cho Nhà máy Sữa Dielac đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất năm 2000 - 2004 Nhiều Bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Các Bộ, Ngành Trung ương, UBND các Tỉnh, Thành phố tặng về thành tích : Nộp thuế; Phong trào chăn nuôi bò sữa; Xoá đói giảm nghèo; thực hiện luật lao động; hoạt động Xuất nhập khẩu; lao động sáng tạo; Chuyển đổi cây trồng vật nuôi; phát hành công trái; sức khoẻ; dân số; phụ nữ; trẻ em ; công tác thi đua; công tác xã hội; an toàn giao thông 16 năm liên tục đứng vào Topten hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích nhất (1995 – 2010), giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Wipo năm 2000 và 2004 và đặc biệt năm 2000 Công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới; năm 2010 là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt nam trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất Châu Á được tạp chí Forbes vinh danh; xếp thứ 4 trong danh sách Top 10 – bảng xếp hạng VN R.500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 10 thương hiệu được ưa thích nhất Việt Nam do Nielsen Singapore và tạp chí Compaign thực hiện

Trang 8

2 Quá trình phát triển của công ty.

Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái quáttrong 3 giai đọan chính :

Giai đoạn 1976 – 1986 :

Sau khi tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975 : nhà máysữa Thống Nhất ( tiền thân là nhà máy Foremost ); nhà máy sữa Trường Thọ ( tiềnthân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac ( Nestle ) tình hình sản xuấtgặp nhiều khó khăn phức tạp: máy móc thiết bị hư hại nhiều, phụ tùng thiếu thốn,nguyên liệu trống không Cán bộ công nhân viên đã năng động hiến kế, nhiều giảipháp kỹ thuật ra đời như đổi hàng lấy nguyên liệu cho sản xuất; liên kết với cácđơn vị trong nước vừa khôi phục nhà máy, vừa sản xuất và phân phối sản phẩm.Trong điều kiện đó, công ty vẫn đảm bảo một lượng hàng nhất định để phục vụngười tiêu dùng, đối tượng chủ yếu là người già, người bệnh và trẻ em Ghi nhậnthành tích trong giai đoạn này, năm 1986 công ty được Nhà nước tặng Huânchương lao động hạng Ba

Giai đoạn 1987 – 2005 :

Thời kỳ 1987 – 1996 : đây là gia đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh nóichung của đất nước, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn khá nặng nề làm giảmnhịp độ phát triển của nền kinh tế Trước tình hình đó, Hội đồng Bộ trưởng ( nay làChính Phủ ) ra nghị quyết 217/HĐBT ngày 14/11/1987 “ về trao quyền tự chủtrong sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp Quốc doanh “, theo đó các xí nghiệpquốc doanh phải tự hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi và nhà nước không bù lỗ Thựchiện đường lối đổi mới của nhà nước, công ty đã chủ động lập phương án phát triểncác cơ sở sản xuất và kinh doanh trên toàn quốc: khôi phục nhà máy sữa bột Dielacvào năm 1988 ( nhà máy bị hư hại sau khi tiếp quản nhưng chưa được sửa chữa )với kinh phí 200.000 USD bằng chính tay nghề của cán bộ - kỹ sư trong nước, tiếtkiệm cho nhà nước 2,5 triệu USD so với phương án ban đầu thuê kỹ sư nướcngoài Tháng 8/1993 Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới

Trang 9

kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng

ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh Miền trung – Tây Nguyên Tháng 3 năm

1994, nhà máy sữa Hà Nội được khánh thành và đi vào hoạt động sau 2 năm xâydựng Đây là nhà máy sữa đầu tiên ở Miền Bắc được xây dựng sau ngày giải phóng.Đặc biệt từ năm 1991, nhận thức rõ tầm quan trọng chủ trương của Đảng về “ Pháttriển Nông – Lâm - Ngư nghiệp gắn với Công nghiệp chế biến và xây dựng nôngthôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình Kinh tế - Xã hội “,công ty đã tạo lập vùng nguyên liệu nội địa, đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữatrong nông thôn, thực hiện chủ trương của Đảng về liên minh Công – Nông, làm cơ

sở cho chuyển dịch cơ cấu Công – Nông nghiệp theo đường lối kinh tế mới củaĐảng Cuộc “ cách mạng trắng “ đã được hình thành Với việc đạt nhiều thành tựutheo cơ chế mới, năm 1991 công ty được tặng Huân chương lao động hạng Nhì vànăm 1996 được Nhà nước tặng Huân chương lao động Hạng Nhất

Thời kỳ 1996 – 2005 : khi luồng gió đổi mới được thổi vào các doanh nghiệp,CBCNV hăng hái thi đua lao động sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củangười tiêu dùng, công ty thực sự phát huy được tính năng động của tập thể, sảnxuất ổn định, chất lượng sản phẩm được quản lý chặt chẽ, không để bị hư hỏngnhiều do trục trặc kỹ thuật hoặc do quá trình quản lý, hạn chế đến mức thấp nhấtsản phẩm bị hao hụt lãng phí trong từng khâu của quá trình sản xuất Máy móc thiết

bị được duy tu, bảo dưỡng đúng quy định Thực hiện nghiêm túc các quy định vềmôi trường, an toàn lao động Về kinh doanh : mạnh dạn đổi mới cơ chế tiêu thụsản phẩm; áp dụng các chính sách hợp lý đối với hệ thống tiêu thụ và người tiêudùng; triển khai chương trình sữa học đường đồng thời đấy mạnh tiếp thị bằngnhiều hình thức phù hợp Giai đoan này công ty đã mở được thị trường xuất khẩusang các nước Trung đông, SNG, thị trường khó tính EU và Bắc Mỹ , kim ngạchxuất khẩu trong 6 năm ( bắt đầu xuất khẩu từ 1 năm 1998 ) đạt 479 triệu đô la Mỹ Năm 2003, phát huy thành quả của công cuộc đổi mới đồng thời thực hiện đườnglối kinh tế của Đảng, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa

Trang 10

nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều

sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng cao nhất hiệu quả nguồnvốn, tài sản vào mục đích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và

cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, phát huy vai trò làm chủ thật sự củangười lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanhnghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người lao động

Có thể nói quá trình xuyên suốt từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanhkhông ngừng được nâng cao và phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 –45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1,1 đến 6,5lần; thị phần Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại sản phẩm; xuất khẩutăng dần theo từng năm : từ 28 triệu USD ( 1998 ) lên 168 triệu USD ( 2002); Tổngsản lượng sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít Sản xuất luôn luôngắn với thị trường, luôn luôn ổn định trong mọi điều kiện khó khăn phức tạp của cơchế ban đầu cũng như nhiều khó khăn xã hội trong từng giai đoạn.Vùng nguyênliệu nội địa được tiếp tục phát triển tạo điều kiện giảm dần nhập khẩu nguyên liệutiến tới cân đối xuất nhập; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và đầu tư có hiệuquả các dự án phát triển sản xuất, trong đó xây dựng một số nhà máy mới : Nhàmáy sữa Cần Thơ ( tháng 5/2001); Nhà máy sữa Bình Định ( tháng 5/2003); : Nhàmáy sữa Sài gòn ( tháng 9/2003); Nhà máy sữa Nghệ An ( tháng 6/2005); : Nhàmáy sữa Tiên Sơn ( tháng 12/2005) Cũng trong giai đoạn này công ty thành lập Xínghiệp Kho vận sài gòn ( tháng 3/2003) nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển, phục

vụ khách hàng tiêu thụ sản phẩm Vinamilk Mặt khác công ty tiếp tục nâng caotrình độ khoa học công nghệ, đổi mới kỹ thuật tạo nhiều mặt hàng mới, chất lượngcao Đổi mới công tác quản lý lao động, đào tạo, xây dựng có chất lượng đội ngũquản lý, công nhân lành nghề, xác địng thái độ lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, cónăng suất cao Tham gia có hiệu quả công tác xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vậtchất, tinh thần cho Cán bộ công nhân viên Đặc điểm ghi nhận là trong cái khóluôn xuất hiện nhiều nhân tố mới cả về vật chất lẫn tinh thần, dù trong hoàn cảnh

Trang 11

nào công ty luôn hướng về phía trước, tự tạo cho mình thế và lực để hoàn thiệnbước đi và tiến đến những thắng lợi cao nhất Đánh giá những thành tựu cả một quátrình đổi mới công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNGLAO ĐỘNG vào năm 2000 và kết thúc giai đoạn 1996 – 2005 Công ty được tặngHuân chương Độc lập Hạng Ba

Giai đoạn 2005 – đến nay :

Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạtthành tích rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh Các chỉ tiêu pháp lệnhNhà nước giao đều vượt so với năm cuối trước khi cổ phần hóa góp phần khôngnhỏ vào sự thăng hoa của nền kinh tế nước nhà : tổng doanh thu từ tăng 188%; lợinhuận sau thuế tăng 5,2 lần; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tăng 75%;Nộp ngân sách nhà nước tăng 4,6 lần; đầu tư hàng ngàn tỷ đồng hiện đại hòa máymóc thiết bị - công nghệ; kim ngạch xuất khẩu đạt 444,7 triệu USD sản lượng sảnxuất trung bình hàng năm đạt trên 560 ngàn tấn; thu mua sữa tươi tăng hàng năm từ

10 – 17% sản lượng và giá trị; tổng vốn sở hữu chủ tăng hàng năm đến nay ( 2011)đạt con số trên 11 ngàn tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động tăng 68% Các nhà máy của Công ty luôn tuân thủ nguyên tắc sản xuất phải gắn với thịtrường, dựa trên nhu cầu của thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phùhợp Thực hiện quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh pháttriển các ngành hàng, đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm, ưu tiên những mặthàng có lợi thế cạnh tranh và có giá trị cao, có thị trường ổn định Thực hành tiếtkiệm trên mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là nguyên – nhiên vật liệu Vềkinh doanh : công ty thực hiện chiến lược chiếm lĩnh 75% thị phần toàn quốc ; mởrộng thị trường trong đó lấy thị trường nội địa làm trung tâm; Đẩy mạnh và phủ đềuđiểm bán lẻ trên tất cả mọi vùng, địa bàn lãnh thổ của cả nước với mạng lưới rấtmạnh bao gồm 183 nhà phân phối, 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh, thànhphố Đổi mới công tác tiếp thị và các hoạt động Marketing có hiệu quả Đối với thịtrường ngoài nước, công ty tích cực xúc tiến quan hệ đối ngoại, tìm kiếm thị trường

Trang 12

mới để xuất khẩu đồng thời giữ vững thị trường truyền thống

Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công nghệ mới,lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế biến và mở rộng

cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa với tổng vốn đầu tư 5 năm

2005 – 2010 là 4.469 tỷ đồng Sự đầu tư trên đã tạo ra năng suất lao động cao, quy

mô sản xuất phát triển mạnh góp phần tạo doanh thu lớn, lợi nhuận cao Công tácsắp xếp , đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theoNghị quyết Trung ương 3, khoá IX đã được công ty thực hiện và phát huy hiệu quả

rõ rệt: làm tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng vào phần vốn ngân sách Nhà nước; cổ tứcđảm bảo theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hàng năm, các ngành nghề kinhdoanh được đa dạng hoá Tiếp tục thực hiện mô hình hạch toán tập trung nhằm tăngđiều kiện hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ Thành lập các trung tâm tư vấndinh dưỡng sức khoẻ trên cả nước, khám và cung cấp sữa miễn phí hàng năm chohàng ngàn lượt trẻ em, học sinh tiểu học và đối tượng suy dinh dưỡng Công táckhoa học công nghệ luôn được coi là mũi nhọn đột phá làm tăng dần chủng loạiqua từng năm Trong 5 năm nghiên cứu cho ra đời trên 30 sản phẩm mới, xét duyệtnhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản phẩmDielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa tươi 100%

Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang ( 2007); Trang trại bò sữa Nghệ

An ( 2009); Trang trại bò sữa Thanh Hóa ( 2010); Trang trại bò sữa Bình Định( 2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng ( 2011); với tổng lượng đàn bò 5.900 con Hỗtrợ, khuyến khích nông dân nuôi bò sữa bằng cách bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữatươi với giá cao ( cao hơn giá thế giới ), chấp nhận giảm lợi nhuận từ khâu chế biến( Mỗi năm từ 15 – 25 tỷ đồng ) để bù vào giá thu mua sữa cao, đồng thời hỗ trợ kỹthuật sơ chế, tồn trữ, bảo quản sữa tươi cho nông dân Nếu năm 2005 mới tu mua92.500 tấn sữa tươi thì 5 năm sau ( 2010) con số thu mua lên đến 127.000 tấn ( tăngtrưởng 38%) Tổng cộng 5 năm thu mua 550.000 tấn sữa tươi trị giá trên 2.000 tỷ

Trang 13

đồng, trung bình mỗi năm tăng 10-20% về sản lượng và giá trị, tạo điều kiện đàn

bò sữa cả nước phát triển nhanh từ 104.000 con ( năm 2005) lên trên 130.000 con( năm 2010)

Bằng các nguốn vốn tự có và tận dụng các nguồn vốn khác, Công ty đã tự mìnhđáp ứng đầy đủ nhu cầu thật sự cần thiết, nhất là những chương trình kinh doanh cóhiệu quả Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máymóc thiết bị, công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và

2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn ( tháng 12/2005); nhà máy Nướcgiải khát Việt Nam ( 2010); , 01 Chi nhánh Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận HàNội ( 2010 ), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự độnghóa hoàn toàn ở Phía Bắc ( Tiên Sơn ) và phía Nam ( Bình Dương ), 2 Nhà máy :sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng Dự kiến các nhà máynày sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2012 Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất

xứ từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan đãđược lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyểngiao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm chất lượng cao Đồngthời với việc trao quyền tự chủ trong sản xuất cho các nhà máy thành viên đã pháthuy năng lực, trí tuệ từ cơ sở chứng tỏ hiệu quả rất lớn trong thời kỳ đổi mới

Về công tác nhân lực, những năm qua đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộcông ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt lựclượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài Hơn 100 cán bộ khoa học,

kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người theo học cáclớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộtheo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn Thực hiện nâng lương, nâng bậc đúng niênhạn cho CBCNV Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giámđốc chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc các Phòng, Trungtâm Hàng năm thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20,3%; tổchức trên 2.000 lao động tham quan trong và ngoài nước; 10 đợt khám sức khoẻ

Trang 14

định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty ; tham gia thành phố 5 đợt Hộithao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội, học tậpnâng cao trình độ chính trị và chuyên môn được đảm bảo đầy đủ

Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt namvới nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quenthuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vịkinh tế đối với Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thờihội nhập WTO Bản lĩnh của công ty là luôn năng động, sáng tạo, đột phá tìm mộthướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng không đichệch hướng chủ trương của Đảng Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán

bộ công nhân viên Công ty tự khẳng định và tự hào Đó là sức mạnh, niềm tin vào

sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và toàn Công ty Cổ phần sữaViệt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục dày công vun đắp, thực hiện, phát huy

II THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI PHÒNG ĐIỀU HÀNH HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK.

1 Khái quát chung về phòng hành chính nhân sự

a CHỨC NĂNG:

Phòng Hành chính - Nhân sự là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc

về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ côngchúng (PR) của Công ty Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động

đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao

Trang 15

-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công.

độ hài lòng hàng năm đối với toàn thể cán bộ, nhân viên để cải tiến chính sách nhânsự

+Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trícông việc, kế hoạch quy hoạch & bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển, điềuchuyển)

+Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch &phát triển cán bộ thông qua phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực hiệncông việc, đánh giá năng lực nhân sự

+Xây dựng quy chế tiền lương để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phêduyệt

+Xây dựng nội quy lao động; các quy chế làm việc, phân công của Ban quan

Ngày đăng: 29/10/2014, 20:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w