1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THU HOACH tìm HIỂU tư TƯỞNG đoàn kết là sức MẠNH, là THEN CHỐT của THÀNH CÔNG” TRONG DI CHÚC HCM

20 703 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 112 KB

Nội dung

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHSuốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết bởi theo Người: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” . Vấn đề này được Hồ Chí Minh thể hiện trên một tầm cao mới ở trong Di chúc tác phẩm cuối cùng của Người. Bốn mươi năm đã qua, kể từ khi Hồ Chí Minh viết những dòng cuối cùng của bản Di chúc lịch sử, là thời gian thích hợp nhất để chúng ta suy ngẫm về tư tưởng đoàn kết trong di sản cuối cùng mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam.

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG “ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH, LÀ THEN CHỐT CỦA THÀNH CÔNG” TRONG TÁC PHẨM “DI CHÚC” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết bởi theo Người: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” 1 . Vấn đề này được Hồ Chí Minh thể hiện trên một tầm cao mới ở trong Di chúc - tác phẩm cuối cùng của Người. Bốn mươi năm đã qua, kể từ khi Hồ Chí Minh viết những dòng cuối cùng của bản Di chúc lịch sử, là thời gian thích hợp nhất để chúng ta suy ngẫm về tư tưởng đoàn kết trong di sản cuối cùng mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam. Những ngày thu năm nay dân tộc ta kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và cũng là ngày kỷ niệm 43 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi về với “Thế giới người hiền” tại ngôi nhà sàn đơn sơ thuộc khu vực của Quảng trường Ba Đình lịch sử. Lịch sử đã có sự trùng hợp thiêng liêng và kỳ diệu. Hai sự kiện diễn ra vào hai thời điểm khác nhau của đất nước nhưng lại gắn bó chặt chẽ như một tất yếu lịch sử. Có sự mở đầu bằng Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 mới có chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy chôn vùi chế độ thực dân cũ thống trị đất nước ta gần một thế kỷ; mới có Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đánh sập chủ nghĩa thực dân mới, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, dân tộc ta đã thực hiện được ước nguyện lớn lao nhất và mong mỏi nhiều nhất lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là thống nhất đất nước. 1 Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, trang 217. 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đón nhận quy luật cuộc sống thật ung dung và thanh thản, Người chuẩn bị cho việc ra đi của mình bằng những lời dặn dò tâm huyết qua bản Di chúc. Hơn 40 năm đã qua, đọc bản Di chúc mà Người để lại, trong lòng mỗi người dân Việt Nam ai cũng dâng trào niềm xúc động trước sự quan tâm lo lắng của Người đối với tương lai của non sông đất nước, là sự thể hiện tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Người với Tổ quốc, với nhân dân và với sự nghiệp cách mạng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp. Những tư tưởng và quan điểm cốt yếu của Người thể hiện trong bản Di chúc đã vạch ra những phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và tương lai mai sau. Tìm hiểu Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh cho chúng ta thấy một trong những Di nguyện mà Người đã nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần trong bản Di chúc đó chính là vấn đề về “Đoàn kết”. Có lẽ Người muốn nhắc nhở cho các thế sau, cho cách mạng Việt Nam rằng “Đoàn kết” đó không chỉ là sự phát huy một truyền thống quý báu của dân tộc ta, mà “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, như lúc sinh thời Người đã từng nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. I. Tìm hiểu về “Đoàn kết” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hơn 40 năm đất nước thực hiện theo Di chúc của Người 1. Tìm hiểu về “Đoàn kết” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng. Tư tưởng “Đoàn kết” và “Đoàn kết dân tộc” là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ thời kỳ đầu lãnh đạo cách mạng cho đến lúc Người sắp ra đi đặc biệt quan tâm và coi trọng. Có thể nói, 2 sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta chỉ có thể được thực hiện và thành công bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, theo quan niệm của Người “đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam” Với cương vị là lãnh tụ tối cao của Đảng và của dân tộc, đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 24 năm liền, Người đã tập hợp, quy tụ được các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ trí thức yêu nước, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người đã trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thống kê, phân tích những bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh Toàn tập (12 tập), kết quả cho thấy các bài viết đề cập đến vấn đề “Đoàn kết” và “Đại đoàn kết dân tộc” chiếm tỷ lệ trên 40%. Trong một số bài, Người đã nhiều lần nói đến đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc: 16 lần trong bài Sửa đổi lối làm việc (tập 5), 17 lần trong Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (tập 6), 19 lần trong Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh năm 1957 (tập 8)…Và trong bản Di chúc đầu tiên, được Người viết vào ngày 15-5-1965, chỉ với hơn 1000 từ nhưng có tới 8 lần Người nói về vấn đề đoàn kết. Đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Trước hết, về đoàn kết trong Đảng, “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ tháng lợi này đến thắng lợi khác. 3 Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đề cập rất nhiều vấn đề từ đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, cho đến xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc, từ đối nội đến đối ngoại, từ việc chung đến việc riêng…Trong bộn bề những công việc đại sự đó, cái mà Người đặc biệt quan tâm là ''Trước hết nói về Đảng'', là vấn đề đoàn kết trong Đảng. Quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề đoàn kết trong Đảng được Hồ Chí Minh nêu lên trong Di chúc, đó là: Điều đầu tiên, Người nhấn mạnh vai trò của đoàn kết trong Đảng đối với mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, bản Di chúc viết năm 1965 có đoạn: ''Nhờ đoàn kết chặt chẽ… cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác'' 2 . Điều quan trọng hơn là Hồ Chí Minh đã đặt ra những yêu cầu và giải pháp để củng cố khối đoàn kết trong Đảng khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng sau chiến tranh, bởi Người đã dự đoán được sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ mặc dù còn nhiều “khó khăn gian khổ”. Theo Hồ Chí Minh: “Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều” bởi vậy “việc hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra, việc xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ hơn, đàng hoàng hơn trước chiến tranh…” và việc ''chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra cái mới mẻ, tốt tươi'' là nhiệm vụ cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chính trong điều kiện mới này lại đòi hỏi ''Đảng phải mạnh hơn bao giờ hết''. Đảng chỉ mạnh hơn khi sự đoàn kết thống nhất trong Đảng được tăng 2 Sđd, tập 12, trang 497. 4 cường, điều này chỉ có thể thực hiện được tốt khi ''Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình'' 3 . Muốn củng cố, phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng thì cần “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Về phong trào cộng sản thế giới. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết không chỉ diễn ra trong quốc gia dân tộc, mà thực hiện đoàn kết trong cả phong trào cộng sản thế giới, Người viết: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng….Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.” Về đoàn kết quốc tế. Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đoàn kết, sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của các nước xã hội chủ nghĩa, bầu bạn khắp năm châu. Vì vậy, một trong những dự kiến đầu tiên của Người ngay sau khi chiến tranh kết thúc là: “tôi sẽ thay mặt nhân dân ta thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta” 4 . Trước khi qua đời, điều Hồ Chí Minh “đau lòng” nhất là “sự bất hoà” trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bởi vậy, Người không quên nhắc nhở “Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”. Thực tế cho thấy, với uy tín, nhiệt tình cách mạng và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, ngay từ những năm 1920, Người đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự đoàn kết, thống nhất giữa các lực lượng cách mạng trên thế giới. 3 Sđd, tập 12, trang 510, 512, 504, 504. 4 Sđd, tập 12, trang 509, 511. 5 Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh gắn bó trọn vẹn với dân tộc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với nhân dân và bạn bè quốc tế. Cũng suốt đời mình, Người luôn phấn đấu, cống hiến cho sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn kết dân tộc và quốc tế. Vì vậy, trước khi qua đời Người ''để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” Việt Nam và cho đồng chí, bầu bạn, thanh niên, nhi đồng quốc tế. Về công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng vào sự tất thắng của cách mạng toàn dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để thống nhất đất nước. Trong Di chúc, Người viết: “…Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng…Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà…”. Niềm tin tất thắng đó và sự tiên đoán tài tình của Người đã được cả dân tộc hoàn thành bằng chiến thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, non sông Việt Nam thu về một mối như Di nguyện của Người hằng mong ước. Về công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Trong bản Di chúc thứ hai được Người viết vào tháng 5/1968, vấn đề đoàn kết lại được Người căn dặn: “Ngay sau cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm… Công việc trên đây rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại 6 những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải huy động toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Về đoàn hết toàn dân. Bên cạnh việc nhấn mạnh đến đoàn kết trong Đảng, Người cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng khối đoàn kết toàn dân bởi đây “là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta''. Với Hồ Chí Minh, tương lai của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được quyết định bởi chính truyền thống đoàn kết, điều này được thể hiện ở những dòng cuối cùng của Di chúc: ''Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới''. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, để củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, Đảng phải luôn quan tâm đến ''công việc đối với con người''. Theo Người: ''Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”3. ''Đối với những nạn nhân của chế độ cũ…thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện''. Đây không chỉ là quan điểm tập hợp lực lượng hết sức rộng rãi mà còn thể hiện sâu sắc tư tưởng bao dung, nhân ái Hồ Chí Minh. Sự nghiệp xây dựng đất nước cần có khối đoàn kết đông đảo, rộng rãi, mạnh mẽ và chắc chắn. Khối đoàn kết đó không chỉ gồm toàn bộ những người từ phía ''bên này'' mà có cả người của phía “bên kia”. Người cho rằng sự nghiệp xây dựng đất nước cần đến lực lượng của tất cả mọi người, ''không để sót một người nào''. 7 Đoàn kết và Đoàn kết toàn dân là quan điểm được Người theo đuổi và thực hiện trong thực tiễn trong suốt cuộc đời làm cách mạng và phụng sự Tổ quốc. Người đã trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững, ngay cả lúc sắp ra đi, điều mà Người mong mỏi nhất cũng chính là vấn đề đoàn kết “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. 2. Đất nước sau hơn 40 năm thực hiện theo Di chúc của Người Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), tại lễ Truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969, toàn Đảng, toàn quân và toàn thể dân tộc Việt Nam vĩnh biệt Người đã nguyện thề: “Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thỏa lòng mong ước của Người. Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai cấp công nhân và nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào. Hết lòng hết sức giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, làm hạt nhân cho khối đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp và dân tộc Việt Nam hoàn toàn thắng lợi. Luôn luôn phát huy tình cảm quốc tế trong sáng của Hồ Chủ tịch, hết lòng góp sức vào việc khôi phục và tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa và giữa các Đảng anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế Vô sản; thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương; ra sức ủng hộ 8 phong trào cách mạng của nhân dân các nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sỹ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch. Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”. Hơn bốn mươi năm qua, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lời thề trước vong linh của Người, dân tộc ta, đất nước ta đã vượt qua muôn vàn hy sinh gian khổ, khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết toàn dân tộc như Người hằng vun đắp, các con cháu của Người đã tiếp tục phát huy truyền thống quý báu đó, đã viết nên những trang sử vẻ vang, những thành tựu vĩ đại trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, quân và dân cả nước đã biến đau thương thành sức mạnh, đẩy mạnh phong trào thi đua “một người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “kiên quyết vượt mọi khó khăn, ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Miền Bắc vừa xây dựng và bảo vệ XHCN, đánh thắng chiến tranh phá hoại, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, ra sức thi đua lao động, tất cả cho tiền tuyến miền Nam, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Ở miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lược lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam đã vận động các tầng lớp nhân dân từ các đô thị và vùng nông thôn, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị xã hội…đoàn kết một lòng, đứng lên chống giặc Mỹ xâm lược và ngụy quyền tay sai. Các phong trào đấu tranh ở trong nước và các phong trào phản đối chiến tranh của 9 người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Qua đó đã phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, tạo nên một sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam, làm nên đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, hoàn thành Di nguyện lớn lao nhất của Bác Hồ kính yêu. Đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước tiếp tục lãnh đạo dân tộc Việt Nam thực hiện xây dựng đất nước theo Di chúc của Người. Đảng và Nhà nước ta không ngừng chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhờ thấm nhuần tư tưởng đoàn kết của Hồ Chủ tịch, qua đó bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, sự nghiệp CHN, HĐH được đẩy mạnh; kinh tế tăng trưởng khá nhanh. Các lĩnh vực của đời sống xã hội đã có sự phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu trên là sự phát huy tinh thần đoàn kết một lòng của cả dân tộc, tất cả vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Bước sang thời kỳ mới của đất nước, trước những diễn biến phức tạp trên thế giới, trước xu thế toàn cầu hóa. Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết toàn Đảng, toàn quân và toàn dân là cơ sở chính để Đảng và Nhà nước ta tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tăng cường đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các 10 [...]... về tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là hiện thân của sự đoàn kết nhất trí trong Đảng ta Tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng phải luôn dựa trên cơ sở tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn 14 kết Vì vậy, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cơ sở tạo ra phong trào hành động cách mạng làm theo tấm gương của Người 2... đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đã là đường lối chiến lược của cách cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Càng khẳng định đoàn kết và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh, là then chốt của mọi thành. .. huy truyền thống đoàn kết và đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng đi lên CNXH mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước 11 II Biện pháp củng cố, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng và vận dụng vào giáo dục tinh thần đoàn kết cho thanh niên, sinh viên trong các nhà trường Quân đội hiện nay theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh... thành công” của cách mạng Việt Nam; đây là thực tiễn để kiểm chứng cho chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và hơn 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước ta đã và đang đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy truyền thống đoàn. .. dựng đất nước là một trong những vấn đề cấp bách, đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta khỏi nguy cơ tụt hậu và chệch hướng * Từ việc nghiên cứu tư tưởng về đoàn kết trong Di chúc của Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số vấn đề cần nhấn mạnh trong việc giảng dạy hiện nay: 16 Từ thực tiễn này, việc giảng dạy tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh cần phải giúp cho sinh viên hiểu và thể hiện... được tầm quan trọng của việc xây dựng khối đoàn kết trong lớp, trong khoa và trong trường - Cần có quan niệm đúng đắn về đoàn kết Đoàn kết luôn đi liền với đấu tranh, biết tự phê bình và phê bình nhau để tăng cường đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập và cuộc sống - Đoàn kết là phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, phải luôn dũng cảm bảo vệ nhau trước những hành động của kẻ xấu, kẻ ác Biết... mua chuộc của bên ngoài và khi đó, tài càng cao thì họa càng lớn Giáo dục cho sinh viên thấm nhuần về thế giới quan và nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, thành niềm tin chân lý trong thế hệ trẻ Xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh 18 viên là để họ... tấm gương của Người 2 Vận dụng vào giáo dục tinh thần đoàn kết cho thanh niên, sinh viên trong các nhà trường Quân đội hiện nay theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mối quan tâm thứ hai, sau khi Bác nói về Đảng, đó là vấn đề Đoàn viên và Thanh niên, Người Di nguyện rằng: Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại... đắn là cơ sở tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó Đường lối đúng đắn là sự kiên định lí tư ng cách mạng “độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng Sự đoàn kết. .. đoàn kết thống nhất trong Đảng Năm là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, phát hiện sớm và kiên quyết giải quyết dứt điểm mọi hiện tư ng gây mất đoàn kết trong nội bộ 13 Đảng Công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường khối đoàn kết thống nhất trong Đảng Công tác kiểm tra giúp cho các cấp ủy kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguyên nhân, hiện tư ng mất đoàn kết . TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG “ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH, LÀ THEN CHỐT CỦA THÀNH CÔNG” TRONG TÁC PHẨM DI CHÚC” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh. đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. I. Tìm hiểu về Đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hơn 40 năm đất nước thực hiện theo Di chúc của Người 1. Tìm hiểu về Đoàn. Đoàn kết đó không chỉ là sự phát huy một truyền thống quý báu của dân tộc ta, mà Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, như lúc sinh thời Người đã từng nói Đoàn kết, đoàn kết,

Ngày đăng: 29/10/2014, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w