1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tranh dong ho: dam cuoi chuot

33 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Trong các bức tranh loại này có bức tranh “Đám cưới chuột” rất sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh.Tranh “Đám cưới chuột" Nhân vật mèo tượng trưng cho bọn quan lại, cường hào ác bá, còn họ hàng

Trang 1

Làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam có nghệ thuật vẽ tranh dân gian nổi tiếng từ xưa đến nay hình thành nên dòng tranh Đông Hồ Tranh về chuột và mèo là chủ đề được mọi người ưa thích trong dịp xuân về Trong các bức tranh loại này có bức tranh “Đám cưới chuột” rất sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh.

Tranh “Đám cưới chuột"

Nhân vật mèo tượng trưng cho bọn quan lại, cường hào ác bá, còn họ hàng nhà chuột thì thấp cổ bé miệng, mong sự yên lành Chuột thừa hiểu muốn tổ chức an toàn đám cưới đầy đủ lễ nghi rước kiệu, có kèn có nhạc, có “võng anh đi trước, kiệu nàng theo sau” thì phải vui vẻ tự nguyện mà hối lộ cho mèo trên đường đi Chữ Hán “hưng tác” viết trên đầu con chuột trong tranh thể hiện thái độ vui vẻ “hối lộ” cho mèo hai món mà mèo ưa thích là cá và chim Chuột biết sự yên ổn của mình cần kèm theo sự vừa lòng, no đủ của mèo Đó là tình trạng tham nhũng hối lộ, thời nào cũng có trong xã hội Điểm đặc sắc của tranh này là thái độ lịch sự của mèo, ngồi nhận quà trong

tư thế ôn hòa, đuôi quặp về phía trước dưới mông, vui vẻ đưa tay nhận quà hối lộ từ chuột

Trang 2

Tranh “Lão thử giá nữ (chuột già gả con)" của Trung Quốc.

Nếu so sánh với bức tranh dân gian của Trung Quốc cũng cùng chủ đề

thì mèo Trung Quốc vẫn còn giữ tư thế quyết liệt, hung dữ tấn công chuột trong ngày vui đám cưới Không khí ngày vui đám cưới không có, bức tranh cũng không còn ý nghĩa “dĩ hòa vi quý”, không cho thấy thái độ cao thượng chia vui của mèo trong ngày đám cưới chuột như trong bức tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam.

Theo nhận xét của Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam) thì ý nghĩa triết lý của bức tranh dân gian Việt Nam rất sâu sắc, biểu hiện thái độ sống ôn hòa, mang tính triết lý nhân sinh là tính cộng sinh với kẻ thù (cùng nhau tồn tại, sống nương tựa vào nhau) Suy rộng ra, qua phân tích hai bức tranh này cho thấy người Việt Nam xử lý tình huống và các mâu thuẫn

có tính ôn hòa, tình cảm hơn người Trung Quốc Bộ tranh Tứ quý

Người đăng: Binh Boong | Ngày: 10.9.10 | Mục: chúc tụng, cóc, gà, rùa, tranh người, tranh theo bộ, vịt |

Trang 3

Lễ trí (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)

Đây là những bức tranh được biết đến rất nhiều trong tranh Đông Hồ Nội dung của những bức tranh Lạc Việt này, ngoài việc thể hiện những giá trị đạo lí và mơ ước của con người, còn thể hiện sự hoà nhập giữa con người vàthiên nhiên qua hình ảnh những đứa trẻ bụ bẫm – thể hiện sự phú túc và tính thơ ngây thiên thần – với những sinh vật gần gũi trong cuộc sống

- Tranh Lễ trí: là hình ảnh em bé ôm con rùa Ý nghĩa của tranh được thể

hiện ở chữ “Lễ trí” – cầu mong em bé có được cái “lễ” để ứng xử phải phép với mọi người và cái “trí” giỏi giang sau này Tranh này còn được gọi bằng một cái tên dân dã khác là “Gái sắc bế rùa xanh” với ý cầu cho bé gái lớn

lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa)

Trang 4

Nhân nghĩa (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)

Trang 5

Nhân nghĩa (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam)

Trang 6

Nhân nghĩa (Tranh nhà họa sĩ Nguyễn Đăng Giáp, con cố nghệ nhân Nguyễn Đăng

Khiêm ở Hà Nội)

- Tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc Trong văn chương truyền

miệng Việt Nam, chắc cũng chưa ai quên hình ảnh con cóc trong truyện

“Cóc kiện trời”, hoặc câu ca dao:

Con cóc là cậu ông trời

Trang 7

nghĩa" ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái

Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy tuy có thể xấu

xí, bé nhỏ song dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng Chính vìvậy tranh vẽ hình em bé ôm con cóc một cách trìu mến Không có sự giảithích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc baogiờ

Tranh Nhân nghĩa vì vậy còn được gọi là tranh Trai tài ôm cóc tía, đối xứng với tranh Gái sắc bế rùa xanh.

Vinh hoa (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)

- Tranh Vinh hoa là hình bé trai ôm gà trống Gà trống chữ Hán là đại kê,

có âm đồng với chữ đại cát/đại kiết Đại cát cũng là tên một quẻ bói tốt nhất

trong Bát quái (xem tranh Đại cát)

Trang 8

Phú quý (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)

- Tranh Phú quý là hình bé gái ôm con vịt.

Ý nghĩa chúc tụng của bốn bức tranh này đều được nghệ nhân thể hiện rõràng ở tên tranh Trong bộ tứ quí này lại được chia làm hai cặp bé trai – bégái: Lễ trí – Nhân nghĩa và Vinh hoa – Phú quý với hàm ý chú cho có con

cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ

xưa, như vậy mới là tròn đầy

Qua những bức tranh dân gian khác của làng Đông Hồ (1), bạn đọc lại thấy hình ảnh đặc thù quen thuộc từ thời Hùng Vương Đó là con Cóc, một biểu tượng cho nền văn minh chữ viết của Văn Lang; con Rùa biểu tượng cho

phương tiện chuyển tải chữ viết ở thời kỳ đầu lập quốc ("giống rùa lớn thường chỉ thấy ở sông Dương Tử”, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết trong tác phẩm "Sử Trung Quốc” của ông) Hình ảnh trong tranh chú bé ôm

Trang 9

Rùa, ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam Có thể nói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh này đã xuất hiện đâu đó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể chứng minh được rằng: những hình tượng này xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc Hay nói một cách khác: nội dung và những hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời Hùng Vương, cội nguồn của văn hoá Việt Nam Bên cạnh những nét nghĩa gần gũi, dân dã đã phân tích bên trên, trong nội dung sâu xa của bộ tranh này, chúng ta còn nhận thấy một tư duy tiếp nối và là hệ quả của một thuyết

vũ trụ quan cổ Đó là thuyết Âm dương Ngũ hành

Trong đời sống con người thuộc văn hóa cổ Đông phương lưu truyền trongdân gian, khá phổ biến những hiện tượng liên quan đến con số “4”: Tứ trụ,

tứ quý tứ bình, tứ bảo, tứ bất tử vv… Nhưng ý niệm về “tứ quý” bắt đầu từ đâu? Trong các sách cổ còn lưu truyền coi “tứ quý" là bốn tháng trong năm

là: Tháng Tí (tháng một (2)) – thuộc Thủy, tháng Mão (Mẹo, tháng hai) –thuộc Mộc, tháng Ngọ (tháng năm) – Thuộc Hỏa, tháng Dậu (tháng tám) –thuộc Kim (Tứ sinh: Dần, Thân, Tị, Hợi Tứ Mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi).Trong quan niệm cổ Đông phương Ngũ hành được ghép với 4 mùa (3).Nhưng trong các sách cổ chữ Hán và kể cả các sách nghiên cứu mới nhất,đều không nói đến nguyên lý nào để ghép Ngũ hành với bốn mùa Đây làmột chứng lý nữa chứng tỏ sự thất truyền của thuyết Âm dương Ngũ hành.Thực ra việc Ngũ hành thể hiện qua bốn mùa là hệ quả của học thuyết Âmdương Ngũ hành – một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán tồn tại từ lâutrong văn minh cổ Đông phương Cụ thể là văn minh Văn Lang, dưới triềuđại của các vua Hùng Để minh chứng điều này, chúng ta xem lại đồ hình Hàđồ

ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ

do vua Phục Hy phát hiện trên lưng Long Mã

Trang 10

HÀ ĐỒ CỬU CUNG

(xoay 180o theo bản đồ hiện đại)

Đồ hình này được công bố vào đời Tống Trước Tống trong các bản văn chữHán chỉ nhắc tới Hà đồ một cách mơ hồ và chẳng ai biết tới đồ hình này.Nhưng chính đồ hình này lại là một biểu tượng hoàn hảo việc thể hiện sựvận động của bốn mùa trên trái đất Do đó, việc đồ hình Hà đồ xuất hiện vàothời Tống và được coi là sự tiếp tục phát triển việc thể hiện ghép Ngũ hànhvới bốn mùa từ thời Hán thì lại là sự vô lý Bởi vì, trong các bản văn chữHán trước Tần đã nhắc đến Hà đồ và thực tế ứng dụng trong Hoàng đế nộikinh tố vấn (4) đã chứng tỏ: Hà đồ đã tồn tại từ lâu trong văn hóa cổ Đôngphương Nhưng trước Tần trong các bản văn nếu nói đến Âm Dương thì lạithiếu Ngũ Hành và thứ tự thời gian xuất hiện lại bị đảo ngược theo kiểu:

Sinh con rồi mới sinh cha Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông(5)

Cho đến tận ngày nay, ngay trong giới học thuật cũng coi Hà đồ là một đồhình đầy bí ẩn; trong vòng 1000 năm – từ Hán đến Tống – họ cũng chưa hềnhìn thấy Hà đồ Ngược lại, trong văn hóa dân gian Việt Nam, thì lại chứađựng những yếu tố có khả năng hiệu chỉnh và làm thay đổi có tính rất căn đểnhững vấn đề của thuyết Âm dương Ngũ hành còn lưu truyền trong cổ thưchữ Hán Quan trọng hơn cả là những di sản văn hóa ít ỏi ấy lại có chứcnăng như cái chìa khóa mở cánh cửa huyền bí của nền văn hóa Đôngphương Trong đó, ngăn quan trọng nhất và chứa đựng sự bí ẩn lớn nhấtchính là đồ hình Hà đồ Trong bộ tranh dân dã của nền văn minh Lạc Việttrình bầy trong phần này, là sự tiếp nối và bổ sung hoàn hảo cho tranh thờNgũ hổ về sự vận động của bốn mùa Sự giải mã bộ tranh này sẽ là một bằng

Trang 11

chứng sắc sảo nữa chứng tỏ rằng: chính nền văn minh Lạc Việt là chủ nhânđích thực của nền văn minh Đông phương.

Theo cái nhìn của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bốn bức tranh này thể hiện

“Tứ quý” ngay từ cái tên gọi của nó (phú quý, vinh hoa, nhân nghĩa, lễ trí), đồng âm với “Tứ quý” tức là 4 tháng nói trên của 4 mùa trong năm Tất cả 4

tranh đều có hìnhh ảnh các con vật được cường điệu lớn hơn so với tỉ lệ, vànhững đứa bé cho thấy một hình tượng của sự hòa nhập giữa con người vớithiên nhiên Trong các sách khác cùng tác giả, người viết đã chứng minh vớibạn đọc: Đồ hình Hà đồ chính là sự phản ánh mối tương tác và vận động của

vũ trụ đối với sự tồn tại và phát triển đời sống trên trái đất, trong đó có con

người Tranh “Bé ôm cóc” – ngoài hình tượng “cóc” chính là thầy của chú

bé (vì chỉ có “cóc” mới có chữ để dạy cho đời) – thì “cóc” chính là tượngcủa quái Chấn Trong kinh nghiệm dân gian Việt Nam đều biết rằng khi cócnghiến răng thì trời mưa; mưa thì có sấm Quái Chấn – trong Thuyết quái –tượng cho “sấm”; quái Chấn thuộc phương Đông Nên bức tranh này nằm ở

phía Đông của Hà đồ Tranh “Bé ôm vịt”: Vịt là con vật ở dưới nước, nên

bức tranh này nằm ở phía Bắc của Hà đồ Phương Bắc thuộc quái Khảm –

thủy Tranh “Bé ôm gà”, gà gáy thì mặt trời mọc Nên bức tranh này nằm ở phía Nam của Hà đồ Phương Nam thuộc quái Li; thuyết Quái viết: “Li vi Nhật, vi Hỏa ” Tranh “Bé ôm rùa” còn lại ở phương Tây của Hà đồ Con

rùa là hình tượng của văn bản, nơi qui tập tàng trữ tri thức của con người,thuộc về phương Tây, mùa thu

Như vậy, từ bức tranh Ngũ Hổ hướng dẫn giải mã sự bí ẩn của Hà đồ, chođến những bức tranh dân dã còn lại của nền văn minh Lạc Việt, lại là sự thểhiện tiếp tục của nền minh triết Đông phương cổ; đã cho chúng ta nhận thấyrằng: Chính nền văn minh Lạc Việt là nơi cội nguồn của nền văn minh Đôngphương Cho nên tất cả những sản phẩm văn hóa của nền văn minh LạcViệt: từ những sản phẩm cao cấp nhất (thể hiện tín ngưỡng như tranh thờNgũ hổ), cho đến những bức tranh dân dã cho trẻ em Lạc Việt lưu truyền

trong dân gian (bộ tranh “Tứ quý”), đều thể hiện những giá trị của nền văn

minh này

Trong tranh “Lễ trí”, qua hình tượng con rùa – phương tiện chuyển tải tri

thức dưới thời Hùng Vương vào thời kỳ đầu lập quốc – chính là biểu tượng

của sách học Phải chăng, ý tưởng “Tiên học lễ” bắt đầu từ nền văn minh Lạc Việt? Trong tranh “Nhân nghĩa”, hình tượng con cóc chính là biểu tượng của người thày của chú bé (“Thầy đồ Cóc”, vì chỉ có Cóc mới có chữ

Khoa đẩu – nòng nọc – để dạy cho đời).Nhân nghĩa chính là hai đức tính đầu

Trang 12

tiên trong đạo lý cổ Đông phương Phải chăng những ý niệm về “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ, hậu học văn” của Nho giáo, chính là những ý

tưởng đã có từ lâu trong thời Hùng Vương? Bởi vì hình tượng con Cóc vàcon Rùa bắt đầu và thuộc về nền văn minh Văn Lang

Ngày nay, thú chơi thứ nhì này có phần không thực sự được chú trọng hoặc cách chơi tranh cũng khác Khác về cả cách chơi và loại tranh chọn chơi Có

lẽ một phần do tác động của nền kinh tế thị trường, của thời kỳ công nghiệp?Hay do người ta (nhất là lớp trẻ) không được hướng dẫn cách chơi? Đã vậy, những dòng tranh dân gian truyền thống nổi tiếng Việt Nam như Đông Hồ, Hàng Trống được du khách nước ngoài đặc biệt thích thú, nhưng đối với nhiều người Việt hiện nay lại trở nên xa lạ

Xin giới thiệu vài bức tranh Đông Hồ mà ngày xưa hầu như không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là dịp Tết:

Bức tranh 1: Mục đồng

Trang 13

Nói về ý chí tiến thân của người xưa.

Trong xã hội phong kiến ta ngày xưa, có rất nhiều những cậu bé thông minh nhưng tài năng của họ không được trọng dụng Có một cậu bé là thần đồng, cậu căm ghét chế độ đương thời và đã bày ra một trò chơi: Lấy lưng trâu làmkiệu, lấy lá sen làm lọng, tạo ra một cái kiệu sang trọng giống của bọn vua quan ngày xưa và chỉ bọn vua quan mới có Cậu ta ngồi trên lưng con trâu với một tư thế ung dung và tự tại Và với tiếng sáo véo von của mình khiến chú trâu cũng vểnh tai lên nghe để hiểu được nỗi lòng của chủ nó muốn sau này phải đỗ đạt làm quan:

"Hà diệp cái thanh thanh"

(Lá sen màu xanh - màu của hy vọng)

Cậu bé hy vọng mình đỗ đạt làm quan

Bức tranh 2: Dạ xướng ngũ canh hoà (Gà gáy năm canh)

Trang 14

Chữ Hán vế phải: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.

Ý nghĩa: Chú gà trống oai phong lẫm liệt, bất khuất không sợ kẻ thù, đồng thời nó cũng thể hiện một đức tính cao quý là chữ Tín:Hằng ngày nó gáy không bao giờ sai Gà trống bạn của người dân quê, luôn dậy đánh thức mọi người đúng giờ ý nghĩa của tranh Thể hiện một người luôn đúng giờ, đồng thời mang nhiều điều tốt lành sang năm mới

Trang 15

Bức tranh 3: Vinh Hoa (Vinh hiển, hào hoa)

- Chỉ có người con trai mới có đức tính như vậy

ý nghĩa: Cầu chúc cho gia đình mình có con trai mang đầy đủ năm đức tính: văn, vũ, dũng, nhân, tín

- Văn: thể hiện ở mào con gà: như mã quan tức là học thức của con người

- Vũ, dũng: thể hiện ở móng và cựa của con gà, thể hiện sức mạnh của con người

- Nhân: Khi kiếm được mồi con gà thường gọi bầy đàn bằng tiếng cục cục

- Tín: Báo hiệu cho con người làm việc đúng giờ

- Bông hoa cúc thể hiện cho sự cao sĩ của người đàn ông

Bức tranh 4: Phú Quý

Trang 16

- Cầu chúc cho gia đình mình có con gái.

- Xưa các cụ có câu: "Bách tử phú quí" ( Sinh trăm con trai giàu sang )

- Con vịt: rất hiền dịu, nữ tính, đông con thể hiện những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ

Bức tranh 5: Đám cưới chuột

Trang 17

- Đây là một bức tranh phê phán, nhưng nó cũng thể hiện sự gan dạ dũng cảm của họ hàng nhà chuột Để đám cưới chuột diễn ra một cách long trọng, dỉnh dang, thì họ nhà chuột đã xử trí một cách thông minh là cống lễ: mang chim , mang cá đến biếu họ nhà mèo.

- Phía bên trên tay phải là chữ Miêu ta không hiểu là "Mèo" (Vờm): đại diện cho thế lực tham quan phong kiến ngày xưa Biết mình đi đến chỗ chết: một con bị sứt đầu, một con cụt đuôi và những con đi phía sau bao gồm : thân thủ (người có võ), lão thủ (già làng) , tắc nhạc (người thổi kèn) đưa tiễn hai con chuột này đến chỗ chết

- Sau khi đã cống nạp xong rồi thì một đám cưới chuột diễn ra linh đình:

Đi đầu là chú tể (chú rể), và nghinh hôn (người rước dâu)

Bức tranh 6: Hứng dừa

Trang 18

- Chỉ hạnh phúc lứa đôi.

- Trong những ngày hội đầu xuân, những chàng trai cô gái đi hái lộc đầu xuân Cây dừa cũng là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi Còn hình tượng của quả dừa cùi trắng nước trong thể hiện cho một tình yêu trong trắng của đôi trai gái

- Trên thân cây dừa có một chàng trai rất to khoẻ và vạm vỡ Chàng trai đã hái liền hai trái dừa đưa xuống cho cô gái vén váy lên hứng dừa(đây cũng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong làng tranh)

- Có một câu hỏi đặt ra là: Tại sao chàng trai lại không hái từng quả một và đưa xuống cho cô gái dùng tay để đón Lúc này chàng trai đã nghĩ ra một tròrất tinh nghịch và tinh quái Chàng đã hái 2 trái dừa và đưa xuống, nếu cô gái dùng tay đón thì rất khó và sẽ bị rơi, 2 quả dừa sẽ bị tách ra làm đôi, hạnh phúc cũng từ đó mà ra đi Bí quá, cô gái không còn cách nào khác vén váy lên hứng trọn lấy 2 trái dừa, tức là hứng trọn hạnh phúc của mình

Ngày đăng: 29/10/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w