Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược
GIỚI THIỆU CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN DÀN BÀI I. Tổng quan các kỹ thuật chẩn đoán di truyền II. Kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào làm NST đồ TÓM TẮT TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC TIÊU Học xong phần này sinh viên sẽ có khả năng: - Trình bày được nguyên tắc lựa chọn các kỹ thuật chẩn đoán di truyền; - Nêu được định nghĩa NST đồ và các giới hạn của NST đồ; - Liệt kê được các chỉ định làm nhiễm sắc thể đồ; - Kể tên các loại mô / tế bào chọn nuôi cấy để làm nhiễm sắc thể đồ trong chẩn đoán trước sinh và phân tích lý do; - Kể tên các loại mô / tế bào chọn nuôi cấy để làm nhiễm sắc thể đồ trong chẩn đoán sau sinh và phân tích lý do; - Mô tả lượng mẫu cần lấy và điều kiện vận chuyển từng loại mô / tế bào; - Kể tên 3 giai đoạn chính của nuôi cấy tế bào và các công việc chính của từng giai đoạn. I. TỔNG QUAN CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN i. Đại cương Bệnh nhân có thể được tiếp cận bằng nhiều phương pháp nhằm đánh giá, thu thập thông tin cần thiết để thiết lập chẩn đoán. Thời điểm tiếp cận cũng đa dạng: tiền làm tổ, trước sinh, sơ sinh, trẻ em các độ tuổi, người trưởng thành. ii. Lâm sàng và các xét nghiệm cơ bản là điểm khởi đầu để tiếp cận một bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý di truyền: - Khám lâm sàng, ghi nhận bệnh sử là cơ sở phân loại ban đầu; - Phân tích cây gia hệ có thể giúp xác định cách di truyền của bệnh lý, những cá thể có nguy cơ cao; - Những xét nghiệm căn bản như chụp X quang, CT scan, MRI, các chỉ số sinh hóa giúp xác định rõ cơ quan bị ảnh hưởng, mức độ Trong một số trường hợp, các kết quả này có thể giúp khẳng định hoặc loại trừ một chẩn đoán. Các xét nghiệm di truyền giúp xác định chẩn đoán; trong một số trường hợp giúp thiết lập chẩn đoán (khi khám lâm sàng và phân tích cây gia hệ không mang lại đủ thông tin cần thiết để thiết lập chẩn đoán). Độ chính xác của chẩn đoán là tiên quyết để xác định hướng xử trí thích hợp và tiên lượng chính xác. Cũng có trường hợp các xét nghiệm di truyền được thực hiện trên những bệnh nhân không biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng. Ví dụ: cha và mẹ bệnh nhân, cá thể trong gia đình có bệnh di truyền yêu cầu được xét nghiệm iii. Các kỹ thuật di truyền tế bào a. NST đồ Nguyên lý Ở kỳ giữa của nguyên phân, các NST đã co xoắn cực đại, màng nhân đã biến mất. Khi xử lý tế bào trong một dung dịch nhược trương, tế bào sẽ căng phồng lên. Nếu cố định tế bào trong tình trạng này trên tiêu bản, các NST sẽ nằm rải rác không (hoặc rất ít) chồng chéo lên nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đếm NST và quan sát hình thái từng NST riêng biệt. Phương pháp Theo nguyên lý trên, việc thực hiện NST đồ gồm các bước: - Chọn tế bào nguyên phân, hoặc kích thích tế bào đi vào nguyên phân trong điều kiện nuôi cấy; - Gây sốc nhược trương; - Cố định tế bào lên tiêu bản; - Xử lý và nhuộm tế bào để quan sát NST với cấu trúc băng; - Quan sát, chụp hình, đếm, sắp xếp và phân tích. Thông tin từ kết quả Nhiễm sắc thể đồ cho phép chúng ta khảo sát tổng quát toàn bộ bộ NST, phát hiện các bất thường số lượng NST, các bất thường cấu trúc như chuyển đoạn, đảo đoạn, NST đều, các mất đoạn và nhân đoạn lớn (thông thường trên 2 Mb). Hạn chế - Không thể đem lại thông tin về các bất thường cấu trúc nhỏ hơn 2 Mb, các bất thường về mythyl hóa (trường hợp dấu ấn di truyền), các bệnh lý gien - Thời gian thực hiện xét nghiệm dài. - Có thể thất bại trong nuôi cấy. - Có khả năng nhiễm tế bào mẹ gây sai lệch chẩn đoán. Đây là xét nghiệm di truyền cơ bản và quan trọng, sẽ được trình bày chi tiết trong phần II. b. Lai huỳnh quang tại chỗ: FISH (Fluorescence in situ hybridization) Nguyên lý Dựa trên sự bắt cặp giữa các base bổ sung, một đoạn DNA có thể được tổng hợp và đánh dấu huỳnh quang (gọi làđoạn mồi), trước khi cho tiếp xúc với NST cần khảo sát. Trong những điều kiện thích hợp, đoạn mồi sẽ bắt cặp với vùng tương ứng trên NST cần khảo sát (gọi là phản ứng lai). Tín hiệu huỳnh quang sẽ được quan sát nhằm xác định tình trạng: - bình thường (có 2 tín hiệu huỳnh quang, tương ứng với vùng cần khảo sát trên 2 NST ; - mất đoạn: mất 1 hay 2 tín hiệu, hoặc có trường hợp chỉ giảm cường độ tín hiệu (khi mất đoạn nhỏ hơn kích thước đoạn mồi). Trường hợp monosomy, cũng quan sát thấy mất một tín hiệu; - nhân đoạn: có tín hiệu thứ 3, thứ 4 Trường hợp trisomy cũng quan sát thấy 3 tín hiệu; - chuyển đoạn: tín hiệu được phát hiện trên một NST khác. Vùng cần khảo sát được xác định dựa vào: - những triệu chứng lâm sàng hướng chẩn đoán đến một bệnh lý mà bất thường trên NST đãđược mô tả rõ; - bất thường cấu trúc (mất đoạn, nhân đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, NST đều) được quan sát thấy trên NST đồ nhưng cần được khẳng định lại. Phương pháp Theo nguyên lý trên, việc thực hiện kỹ thuật FISH gồm các bước: - Tổng hợp đoạn mồi tương ứng với vùng cần khảo sát; - Đánh dấu huỳnh quang đoạn mồi (có thể đánh dấu bằng nhiều màu huỳnh quang trong trường hợp lai cùng lúc nhiều loại mồi khác nhau); - Thực hiện phản ứng lai; - Rửa đi các đoạn mồi thừa không gắn vào vùng cần khảo sát, cố định tiêu bản, quan sát, chụp hình, phân tích. Thông tin từ kết quả Khi đã có được hình chụp các cụm NST kỳ giữa lai với đoạn mồi, công việc còn lại chỉ là đếm số lượng các tín hiệu nhằm xác định các chẩn đoán mất đoạn, nhân đoạn, trisomy, monosomy. Vị trí tương đối của các tín hiệu có màu huỳnh quang khác nhau (ví dụ: đoạn mồi đặc hiệu màu đỏ, đoạn mồi cho các telomere màu xanh) có thể khẳng định các chẩn đoán chuyển đoạn, đảo đoạn. Hạn chế Chỉđem lại thông tin liên quan đến vùng cần khảo sát. Chỉ có thể phát hiện các mất đoạn, nhân đoạn lớn hơn 10 Kb. c. Nhuộm toàn bộ NST (Chromosome painting) Nguyên lý Cùng nguyên lý với kỹ thuật FISH, nhưng sử dụng nhiều đoạn mồi lai trên suốt chiều dài của một NST. Phương pháp Tương tự nhưkỹ thuật FISH. Thông tin từ kết quả Với toàn bộ NST phát huỳnh quang, các chuyển đoạn được quan sát rõ ràng, cũng như các trường hợp một đoạn NST chènvào giữa NST khác. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích trong các trường hợp chuyển đoạn không rõđiểm gãy (do đó không chọn được đoạn mồi đặc hiệu như trong kỹ thuật FISH). Hạn chế Giá thành khá cao và thông tin thu được hạn chế (không phát hiện được đảo đoạn, mất đoạn ) d. NST đồ quang phổ (spectral karyotype) Nguyên lý Cùng nguyên lý với kỹ thuật FISH và kỹ thuật Nhuộm toàn bộ NST, nhưng sử dụng các bộ mồi nhuộm khác màu huỳnh quang cho mỗi NST khác nhau. Phương pháp Tương tự như kỹ thuật FISH. Thông tin từ kết quả Phát hiện chuyển đoạn, chèn đoạn tương tự như kỹ thuật Nhuộm toàn bộ NST. Đặc biệt kỹ thuật NST đồ quang phổgiúp nhận ra nhanh chóng nguồn gốc của NST marker, giúp khảo sát các trường hợp bất thường cấu trúc NST phức tạp, liên quan đến nhiều cặp NST khác nhau (ví dụ: trong các bệnh máu ác tính). Hạn chế Giá thành rất cao. iv. Các kỹ thuật di truyền phân tử a. Phản ứng PCR (polymerase chain reaction) Nguyên lý Xuất phát từ cơ chế tự sao của DNA trong tự nhiên. Khi các điều kiện cần thiết được xây dựng lại trong môi trường thí nghiệm, DNA của bệnh nhân có thể được phóng đại nhiều lần để phục vụ cho chẩn đoán và cho các nhu cầu nghiên cứu khác. Các điều kiện cần thiết bao gồm: - Sự tách rời của hai mạch DNA gốc; - Đoạn mồi; - Sự tổng hợp mạch DNA mới bởi enzyme. Phương pháp - Chuẩn bị các đoạn mồi (primer) tương ứng với vùng DNA cần được phóng đại; - Tách rời hai mạch DNA gốc bởi nhiệt (denaturation) (95 - 98°C); - Hạ nhiệt độ vừa đủ nhằm cho phép các đoạn mồi gắn được vào đoạn có trình tự đặc hiệu tương ứng trên mạch gốc (50 - 65°C); - Tổng hợp mạch DNA mới bởi enzyme polymerase bền nhiệt, - Lập lại chu trình nhiều lần. Vì quá trình tách 2 mạch DNA gốc được thực hiện bởi nhiệt, enzyme sử dụng phải bền với nhiệt độ cao. Taq polymerase, một enzyme phân lập từ loại vi khuẩn Thermus aquaticus, có thể trải qua nhiệt độ 98°C trong 25 - 35 chu kỳ mà vẫn giữ khả năng hoạt động. Sản phẩm PCR sau đó sẽ được kiểm tra bằng kỹ thuật điện di (định tính: có sản phẩm phóng đại hoặc không). Sản phẩm có thể được tinh sạch trước khi sử dụng cho các kỹ thuật khác. Cũng dựa trên nguyên lý và kỹ thuật căn bản trên, có thể bổ sung một số bước kỹ thuật nhằm định lượng sản phẩm PCR (sử dụng các đoạn mồi đánh dấu huỳnh quang, so sánh với một chứng nội tại). Kỹ thuật này gọi là PCR định lượng (quantitative PCR). Kỹ thuật PCR có nhiều ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và chẩn đoán. Thông tin từ kết quả Thông tin định tính: Có hay không có sự phóng đại đoạn DNA đích. Thông tin định lượng: So sánh giữa lượng sản phẩm của đoạn DNA đích và của đoạn DNA chứng (là đoạn DNA bình thường, hiện diện 2 phiên bản trong bộ NST). Ta có các trường hợp: - Sản phẩm của DNA đích = sản phẩm của DNA chứng nội tại. Kết luận đoạn DNA đích hiện diện 2 phiên bản trong bộ NST: bình thường. - Sản phẩm của DNA đích = 1/2 sản phẩm của DNA chứng nội tại. Kết luận đoạn DNA đích hiện diện 1 phiên bản trong bộ NST: mất đoạn, hoặc monosomy chiếc NST tương ứng. - Sản phẩm của DNA đích = 3/2 sản phẩm của DNA chứng nội tại. Kết luận đoạn DNA đích hiện diện 3 phiên bản trong bộ NST: nhân đoạn, hoặc trisomy chiếc NST tương ứng. Hạn chế Đoạn mồi PCR cần được tổng hợp đặc hiệu, nên chỉ thực hiện được phản ứng PCR cho những đoạn DNA đích đã được biết rõ trình tự. Độ dài các đoạn DNA có thể được phóng đại bằng phản ứng PCR có giới hạn (hiệu quả nhất là khoảng vài trăm pb đến vài Kb, dài nhất khoảng 20 Kb). Do đó, đây là kỹ thuật khảo sát rất đặc hiệu và phổ khảo sát hẹp. b. Cắt giới hạn, điện di DNA, kỹ thuật Southern- Blot Các enzyme cắt giới hạn có khả năng nhận biết một trình tự đặc biệt trên phân tử DNA mạch kép, và cắt đúng vị trí này. Việc sử dụng phối hợp nhiều loại enzyme cắt giới hạn có thể giúp cắt rời đoạn DNA cần khảo sát (ví dụ đoạn DNA tương ứng với một gien, một locus xác định). Điện di DNA là kỹ thuật phân tách các đoạn DNA theo chiều dài, khi cho hỗn hợp DNA di chuyển trong một chất nền dưới tác động của điện trường. Các đoạn DNA có kích thước khác nhau sẽ di chuyển với tốc độ khác nhau, tạo thành những băng riêng biệt trong chất nền. Những kỹ thuật như Southern-Blot kết hợp sử dụng enzyme cắt giới hạn, điện di DNA, phản ứng lai để khảo sát số lượng phiên bản của một gien, một locus xác định, hoặc khảo sát chiều dài một đoạn DNA xác định (ví dụ, promotor của gien FRAX1 trong hội chứng NST X dễ gãy). c. CGH array: Kỹ thuật lai NST so sánh Kỹ thuật này giúp nhanh chóng phát hiện các thay đổi số lượng phiên bản (mất đoạn, nhân đoạn) trên toàn bộ bộ NST. Nguyên lý Khi cho DNA cần khảo sát nhuộm một màu huỳnh quang (ví dụ: xanh lá cây), lai với DNA chứng (người bình thường) nhuộm một màu huỳnh quang khác (ví dụ màu đỏ), ta sẽ thu được tín hiệu màu trung gian. Đối với một đoạn DNA xác định: - tín hiệu xanh = tín hiệu đỏ Đoạn DNA đích tồn tại 2 phiên bản trên người cần khảo sát: bình thường; - tín hiệu ngả màu đỏ, vượt quá một ngưỡng quy định Đoạn DNA đích tồn tại 1 phiên bản trên người cần khảo sát: mất đoạn, hoặc monosomy; - tín hiệu ngả màu xanh, vượt quá một ngưỡng quy định Đoạn DNA đích tồn tại 3 phiên bản trên người cần khảo sát: nhân đoạn, hoặc trisomy; Phương pháp - Chuẩn bị tiêu bản chứa nhiều đoạn mồi được cố định sẵn trên tiêu bản. Các đoạn mồi này tương ứng với những đoạn DNA cần khảo sát. Ví dụ: Tiêu bản gồm tất cả những đoạn mồi tương ứng với những bất thường mất đoạn nhỏ đã được biết ở người. Hoặc: Tiêu bản toàn bộ bộ gien người, với các đoạn mồi trải đều khắp các NST, khoảng cách giữa hai đoạn mồi có thể chỉ khoảng vài chục, vài trăm Kb. - Cắt nhỏ DNA của người cần khảo sát và người chứng, đánh dấu huỳnh quang; - Cho DNA người chứng và DNA người cần khảo sát cùng lai trên tiêu bản có sẵn các đoạn mồi; - Rửa lam, scan lam, quan sát và phân tích cường độ huỳnh quang đối với mỗi đoạn mồi. Thông tin từ kết quả Nếu ta nhận được kết quả bất thường tương ứng với một đoạn mồi: tín hiệu bệnh nhân > chứng hay tín hiệu bệnh nhân < chứng, thông tin rút ra là có sự tăng hay giảm số lượng phiên bản của bệnh nhân so với chứng. Kỹ thuật CGH array toàn bộ gien cho phép chúng ta phát hiện nhanh chóng các mất đoạn và nhân đoạn trên toàn bộ bộ gien, đến kích thước rất nhỏ (vài chục - vài trăm Kb) Hạn chế Với các trường hợp bất thường cấu trúc không kéo theo sự tăng giảm số lượng phiên bản gien (ví dụ: đảo đoạn, chuyển đoạn), CGH array sẽ không thể phát hiện. d. Giải trình tự DNA Nguyên lý Phương pháp Dideoxy hay còn gọi là phương pháp gián đoạn chuỗi (chain- determination method) là một phương pháp xác định trình tự DNA được Frederick Sanger phát triển vào năm 1975. Nguyên tắc cơ bản: - dựa vào hoạt động của enzyme DNA polymerase trong quá trình tổng hợp DNA. Sự tổng hợp bị dừng lại khi gặp một dideoxynucleotide; - khi trong ống phản ứng trộn lẫn 4 loại nucleotide bình thường A, T, G, C và một loại dideoxynucleotide tương ứng với A, phản ứng sẽ bị dừng lại ở các vị trí có A; - tương tự cho 3 loại nucleotide khác; - Kết quả tổng hợp của cả 4 ống phản ứng sẽ được điện di trên chất nền acrylamide song song với nhau (Hình 1), từ đó trình tự của mạch DNA sẽ được đọc lần lượt từng nucleotide. Hình 1: Giải trình tự theo phương pháp Dideoxy: hình ảnh điện di 4 ống phản ứng Phương pháp này đã được cải tiến rất nhiều. Với phương pháp nhuộm huỳnh quang 4 loại dideoxynucleotide A, T, G, C theo 4 màu khác nhau, phản ứng có thể được thực hiện chung trong một ống và sau đó được điện di mao quản. Trình tự DNA sẽ được đọc theo màu huỳnh quang tương ứng. Hình 2: Giải trình tự theo phương pháp Dideoxy với 4 loại dideoxynucleotide nhuộm huỳnh quang: kết quả điện di mao quản. Thông tin từ kết quả Trình tự của DNA được xác định chính xác đến từng nucleotide. Hạn chế Mỗi phản ứng chỉ đọc được một đoạn trình tự ngắn (500 - 650 pb). e. Phân tích dấu ấn di truyền Nguyên lý Đoạn DNA mang dấu ấn di truyền có đặc điểm là allelle nhận từ cha và allelle nhận từ mẹ khác nhau về trạng thái methyl hóa. Khi được xử lý với bisulfite, nucleotide C sẽ phản ứng như sau: - trên allelle không bị methyl hóa, C sẽ bị chuyển thành U - trên allelle bị methyl hóa, C không thay đổi. Sau xử lý với bisulfite, đoạn DNA nói trên sẽ được phóng đại bằng PCR với đoạn mồi đặc hiệu: Nếu trình tự đoạn DNA nói trên không thay đổi (allelle bị methyl hóa), phản ứng PCR mới xảy ra; Nếu trình tự đoạn PCR đã thay đổi (allelle bình thường), phản ứng PCR không phóng đại được đoạn này. Thông tin từ kết quả Định lượng sản phẩm PCR sẽ cho biết trong mẫu có: - 2 allelle methyl hoá (bất thường) - 1 allelle methyl hóa (bình thường) - Không có allelle nào bị methyl hóa (bất thường) Từ đó xác định trên bệnh nhân có bất thường về tình trạng dấu ấn di truyền hay không. [...]... nhau và thu hoạch tại các thời điểm khác nhau TÓM TẮT Các kỹ thuật di truyền tế bào cho phép khảo sát các bất thường ở cấp độ nhiễm sắc thể, cho phép khảo sát tổng quát nhưng độ phân giải không cao Các kỹ thuật di truyền phân tử cho phép khảo sát các bất thường kích thước nhỏ, thậm chí đến từng Nucleotide, nhưng cần được định hướng tốt thông qua khám lâm sàng hoặc các xét nghiệm di truyền tế bào Nhiễm...v Lựa chọn kỹ thuật chẩn đoán di truyền Bệnh lý nghi ngờ sau khám LS và phân tích cây gia hệ Bệnh NST: bất thường số lượng Kỹ thuật chẩn đoán lựa chọn đầu tiên NST đồ FISH Ưu điểm Hạn chế Khảo sát được cùng lúc các bất thường cấu trúc NST Thời gian trả kết quả nhanh Thời gian trả kết quả lâu hơn các phương pháp khác QF-PCR CGH array Bệnh NST: Bất thường... thể; Tiền căn sinh con trước đó bị dị tật bẩm sinh nghi do di truyền; Các bất thường thai nhi quan sát thấy trên siêu âm… Chẩn đoán sau sinh - Các bệnh đa dị tật bẩm sinh, trẻ sơ sinh kém trương lực, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn phát triển cơ quan sinh dục…; Các bệnh lý di truyền do bất thường nhiễm sắc thể đã được miêu tả và chẩn đoán được trên lâm sàng Người lớn, và chỉ định khác - ii... truyền tế bào Nhiễm sắc thể đồ là xét nghiệm di truyền giúp chẩn đoán trước sinh các bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể có thể gặp ở thai nhi Sau sinh, nhiễm sắc thể đồ có thể hữu ích để chẩn đoán các trường hợp dị tật bẩm sinh, trẻ sơ sinh kém trương lực, rối loạn phát triển tâm thần vận động và giới tính Ở người lớn, nhiễm sắc thể đồ cần làm trước các trường hợp bệnh lý sinh sản, là xét... quả nhanh Thời gian trả kết quả nhanh Khảo sát được toàn bộ các loại bất thường cấu trúc NST Phát hiện được các mất đoạn, thêm đoạn rất nhỏ (vài chục - vài trăm Kb) Khảo sát được các trường hợp mất đoạn, nhân đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn Khẳng định chẩn đoán quan sát thấy trên NST đồ Khảo sát được các trường hợp chuyển đoạn Khẳng định chẩn đoán chuyển đoạn quan sát thấy trên NST đồ Khảo sát được NST... nghiệm thường quy trước khi thực hiện các thủ thuật hỗ trợ sinh sản; Vô kinh, mãn kinh sớm; Nghiên cứu các loại bệnh lý ác tính Nguyên tắc chọn mẫu Khi chọn mẫu gửi nuôi cấy mô để làm nhiễm sắc thể đồ, chúng ta cần lưu ý các nguyên tắc chọn ưu tiên sau: - Loại mô có tế bào đang phân chia mạnh; Loại mô, tế bào dễ nuôi cấy; Kỹ thuật sinh thiết dễ dàng, ít xâm lấn Trong chẩn đoán trước sinh, mẫu dùng trong... huỳnh quang, điện di mao quản Giá thành cao và thời gian dài (khi gien có nhiều exon) Chỉ khảo sát các đột biến đã biết Độ chính xác tương đối Giá thành cao KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO LÀM NST ĐỒ Các loại mô có nhiều tế bào phân chia tự phát là mô tủy, mô hạch lympho, các u đặc, và gai nhau Thực hiện NST đồ trên các loại mô này có thể không cần trải qua quá trình nuôi cấy Đối với các mẫu mô khác không... ngoại vi, mẫu sinh thiết các mô đặc… thì cần nuôi cấy mẫu trong một thời gian thích hợp tương ứng với từng loại mô Các tế bào lympho trong máu ngoại vi thường cần được cho thêm chất kích thích phân chia trong môi trường nuôi cấy 1 Chỉ định làm NST đồ a Chẩn đoán trước sinh Nhiễm sắc thể đồ giúp chẩn đoán các bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể có thể gặp ở thai nhi, cho các trường hợp: - Mẹ... dễ sai lệch chẩn đoán Sinh thiết gai nhau được thực hiện lý tưởng nhất kể từ tuần thứ 11 của thai kỳ Trong chẩn đoán sau sinh và chẩn đoán cho người lớn, mẫu được sử dụng thường là tế bào lympho trong máu ngoại vi, vì loại mẫu này dễ lấy và lấy số lượng nhiều, khi đưa vào nuôi cấy có thể bảo quản lại một phần; trong trường hợp nuôi cấy thất bại có thể tiếp tục nuôi cấy lại lần hai Trong các trường hợp... KHẢO Nussbaum et al.: Thompson & Thompson's Genetics in Medicine Saunders; 7th edition (2007) Jr., George Sack: USMLE Road Map Genetics McGraw-Hill Medical; 1st edition (2008) Gersen Steven L (Editor), Keagle Martha B (Editor): The Principles of Clinical Cytogenetics Section 2: Examining and Analyzing Chromosomes, pages 62 – 130 Humana Press; 2 edition (October 8, 2004) . GIỚI THIỆU CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN DÀN BÀI I. Tổng quan các kỹ thuật chẩn đoán di truyền II. Kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào làm NST đồ TÓM. bất thường về tình trạng dấu ấn di truyền hay không. v. Lựa chọn kỹ thuật chẩn đoán di truyền Bệnh lý nghi ngờ sau khám LS và phân tích cây gia hệ Kỹ thuật chẩn đoán lựa chọn đầu tiên Ưu điểm. nguyên tắc lựa chọn các kỹ thuật chẩn đoán di truyền; - Nêu được định nghĩa NST đồ và các giới hạn của NST đồ; - Liệt kê được các chỉ định làm nhiễm sắc thể đồ; - Kể tên các loại mô / tế bào