1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng virut sởi (MEASLES)

17 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

Trang 1

VIRUS SỞI (MEASLES)

ThS.BS.Dương Hồng Phúc

Trang 2

ĐẠI CƯƠNG

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp có đặc tính lây nhiễm cao, biểu hiện sốt, sổ mũi, ho và viêm kết mạc và sẩn hồng ban

Bệnh được mô tả bởi Persian physician Rhazes ở thế kỷ thứ X

Trang 3

TÍNH CHẤT

Vi rút sởi thuộc họ paramyxovirus, giống Morbillivirus

Trang 4

CẤU TRÚC

Hình cầu, đôi khi hình sợi

Nhân : sợi đơn, RNA, 2R = 100 – 200nm

Màng bao ngoài: có

Kháng nguyên: có một loại kháng nguyên: hemagglutinin

Virus sởi không đột biến nên kháng thể sởi tồn tại suốt đời sau khi nhiễm virus sởi, giúp cơ thể chống tái nhiễm

Trang 6

SỨC ĐỀ KHÁNG

Đề kháng với: 560 C trong 30 phút, 360 C trong nhiều ngày và

220 C trong hai tuần, sống sót ngoài không khí < 2 giờ

Bị tiêu diệt bởi tia cực tím, formalin 1/4000 trong 4 ngày ở 370 C

Nuôi cấy trên tế bào: phôi gà, phôi người, tế bào Hela, tế bào Hel-2 và tế bào thận chó

Trang 7

SINH BỆNH HỌC-MiỄN DỊCH

Nhiễm virus huyết lần đầu:

– Sau tiếp xúc 2 – 3 ngày, vi rút xâm nhập đầu tiên ở đường hô hấp nhân lên ở tế bào biểu mô hầu họng và hạch lympho lân cận.

– Virus sẽ phát tán đi khắp nơi và nhân lên ở vùng hệ võng nội mô.

Nhiễm virus huyết lần hai: xảy ra sau 5 – 7 ngày sau khi bắt đầu nhiễm, virus lan tới các biểu mô

bề mặt cơ thể (da, đường hô hấp và kết mạc).

Trang 8

SINH BỆNH HỌC-MiỄN DỊCH

Virus rời khỏi hầu họng khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu cho đến 3 – 4 ngày sau biểu hiện phát ban

Miễn dịch:

IgA, IgM và IgG đã tìm thấy trong huyết thanh

MD suốt đời

Trang 9

BỆNH HỌC

Người là ký chủ nhiễm duy nhất, có thể gây nhiễm cho khỉ, chó, chuột ở thực nghiệm

Thời gian ủ bệnh: 10 – 12 ngày

Giai đoạn tiền triệu: 2 -4 ngày Trong giai đoạn này, virus có ở nước mắt, chất tiết mũi, họng, nước tiểu và máu

Trang 10

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

(Sởi điển hình)

Sốt tăng hình bậc thang khoảng 38,80C hay cao hơn

Viêm long: Mắt, hô hấp, tiêu hóa

Dấu Koplik

Phát ban:

– 2 – 4 ngày sau giai đoạn tiền triệu, 14 ngày sau khi tiếp xúc.

– Phát ban tồn tại 5 -6 ngày.

– Phát ban bắt đầu xuất hiện ở đầu mặt cổ xuống ngực thân mình và tay chân.

– Nốt, sẩn mọc dầy đặc.

– Nhạt dần theo thứ tự xuất hiện.

Biến chứng: tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não (0,1%), động kinh (0,6 – 0,7%), chết (0,2%)

Trang 11

Viêm long

Trang 12

Dấu Koplid

Dấu Koplik trong bệnh sởi, chấm trằng bằng đầu đinh ghim

ở niêm mạc má.

Trang 13

Phát ban của sởi, ban dạng dát - sẩn, kích thước nhỏ, giữa

có vùng da lành.

Trang 14

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

(Sởi không điển hình)

Gặp ở trẻ em còn kháng thể mẹ

Thời kỳ bệnh kéo dài, thời kỳ tiền triệu rút ngắn, thường không có dấu hiệu Koplik và chỉ có phát ban nhẹ

Trang 15

CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phân lập virus sởi từ các bệnh phẩm lâm sàng: nước tiểu, hầu họng,…), lấy tốt nhất lúc bệnh nhân đang sốt

Phương pháp miễn dịch học:

– IgM, IgG bằng phương pháp ELISA.

Trang 16

DỊCH TỄ HỌC

Người là ổ chứa duy nhất

Lây truyền qua đường hô hấp

Xuất hiện cao điểm vào mùa xuân đến mùa đông

Khả năng lây truyền 4 ngày trước và 4 ngày sau khi phát ban

Trang 17

ĐiỀU TRỊ

Điều trị đặc hiệu: chưa có

Biện pháp chung:

– Nâng cao tổng trạng

– Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, sử dụng thuốc hợp lý.

– Điều trị triệu chứng, phòng ngừa bội nhiễm.

– Vaccin sống giảm độc lực (95%, 2 liều)

Ngày đăng: 28/10/2014, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w