− Để quan sát thân ốc ta đập bỏ vỏ ốc, đập từ miệng đến khi vỏ ở đó bể ra, đập dần lên vòng cuộn tới trôn ốc lưu ý phải đập nát mới bóc.. o Về phía đầu nhu mạc chừa 1 khe hở: khe nhu mạc
Trang 1Bài 1: GIẢI PHẪU ỐC BƯƠU
I Mục đích:
− Quan sát và nhận biết vỏ các loại ốc phổ biến ở địa phương và các đặc điểm
− Rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành để quan sát các nội quan của ốc và nhận dạng chúng theo màu sắc
II Thiết bị:
− Tranh vẽ vỏ ốc có ghi chú các đặc điểm cần lưu ý khi định loại, tranh vẽ về các bước mổ ốc và nội quan
− Dụng cụ mổ: kéo, kim ghim, chậu mổ, khăn lau
III Phương pháp:
1) Các bước tiến hành:
a- Hình thái:
Ốc bươu hay ốc lát là nhóm thân mềm có vỏ cuộn ở ngoài, sống ở nước ngọt
Một số loài ốc nước ngọt A- Ốc bươu (Pila polita); B- Ốc lát (Pila conica)
* Vỏ ốc: có phần trên hình nón nhô cao là ốc bươu, hình nón thấp với vòng cuộn chót là ốc lát Nhìn từ
đỉnh vỏ ốc cuộn từ trái sang phải (chiều thuận), vỏ có chất calxi
− Đỉnh vỏ là trôn ốc, từ đó các vòng cuộn liên tiếp lớn dần, vòng cuộn chót lớn nhất chứa phần chính cơ thể ốc, mày ốc đậy kín cửa vỏ (ốc sên không có nắp có một màng trắng bảo vệ trong thời gian ngừng hoạt động), bờ cửa vỏ dầy cuộn ra ngoài gọi là miệng vỏ
− Trên các vòng cuộn có nhiều sọc đứng ( nhìn bên hông), các sọc hướng vào vị trí trôn ốc (nhìn từ đỉnh vỏ) đây là sọc tăng trưởng
* Thân ốc:
− Thân ốc đính vào trong vỏ bằng một cơ
− Để quan sát thân ốc ta đập bỏ vỏ ốc, đập từ miệng đến khi vỏ ở đó bể ra, đập dần lên vòng cuộn tới trôn
ốc (lưu ý phải đập nát mới bóc)
− Cơ thể ốc mềm có nhiều chất nhờn
− Quan sát phía lưng ốc:
o Đầu có miệng, 2 đôi râu, đôi gần miệng ngắn hơn đôi phía ngoài, có 2 mắt nhỏ hình chấm đen ở đầu 2 trụ thịt phía sau râu
o Chân lớn bao cả phần đầu bộ máy tiêu hóa, chân là khối cơ trơn to làm điểm tựa cho toàn cơ thể
và để bò
o Về phía đầu nhu mạc chừa 1 khe hở: khe nhu mạc để không khí vào, cuối là phần cuộn có 2 chỗ lợt màu, chỗ trắng trong hơi phồng là bao tim (bên phải), chỗ vàng nâu là thận (bên trái), 1 màng nâu che bộ phận sinh dục, ruột, dạ dày ở bên dưới, các phần còn lại có màu đen điểm lấm tấm là gan và tụy tạng
b- Giải phẫu:
* Giai đoạn 1:
Trang 2Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 2
Bên phải: mang, tuyến nhờn, trực tràng, hậu môn
Bên trái trực tràng là ống dẫn giao tử
+ Con cái: có lỗ sinh dục cái và ống dẫn trứng
+ Con đực: có lỗ sinh dục đực và ống dẫn tinh, tuyến phụ, túi dương hành, dương hành
* Giai đoạn 2:
− Cắt quanh màng nâu theo đường số 6, gỡ bỏ màng nâu, bên dưới là đoạn ruột cuộn lại, gỡ nhẹ kéo ruột
ra (cẩn thận các tuyến sinh dục nằm kế ruột này)
− Cắt bao tâm theo đường số 7 từ trái sang phải, bỏ bao tâm để thấy tim
Quan sát:
Tuyến sinh dục:
+ ♂: dịch hoàn là 1 khối màu trắng bên dưới ruột
+ ♀: buồng trứng là 1 khối màu vàng lợt ở dưới
Tim: Tâm nhĩ màu hồng, động mạch chủ ở mặt dưới tâm nhĩ liên lạc với cơ quan Bojanus, tâm thất màu trắng phía dưới
* Giai đoạn 3: (Hình 3)
Cắt lớp da từ phía trước tâm nhĩ về miệng theo đường số 8, cách miệng 1cm có dây thần kinh nối liền 2 hạch thần kinh đầu
Quan sát: thực quản, tuyến nước bọt, dây thần kinh ngang, hạch đầu
2) Các hệ cơ quan của ốc:
a- Hệ tiêu hóa: miệng, hành miệng, thực quản (thực quản luồn dưới tim thông vào bao tử), cạnh bao tử
có manh tràng, ruột, trực tràng, hậu môn
b- Hệ tuần hoàn: tim (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất), động mạch chủ
c- Hệ hô hấp: chỉ là mạch máu nhỏ li ti tiếp xúc trực tiếp với không khí, ốc cũng thở bằng mang d- Hệ sinh dục:
+ ♂: dịch hoàn, ống dẫn tinh và lỗ sinh dục
+ ♀: buồng trứng, ống dẫn trứng đổ ra lỗ sinh dục nằm bên trái trực tràng
e- Hệ thần kinh: gồm 1 vòng thần kinh và các hạch
Trang 4Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 4
Trang 5Bài 2: GIẢI PHẪU TÔM
I Mục đích:
− Quan sát hình thái, các phần phụ và đặc điểm của ngành chân khớp – lớp giáp xác sống dưới nước
− Quan sát cấu tạo ngoài của các cơ quan thích nghi với môi trường nước
II Thiết bị:
− Tôm đồng còn sống
− Bộ đồ mổ
− Tranh vẽ hình dạng ngoài của tôm, cấu tạo trong
III Nội dung thực hành:
Tôm là ĐV không xương sống nên ta mổ phía lưng
1) Các bước tiến hành:
− Cắt vỏ tôm dọc theo 2 dãy chấm nâu 2 bên hông tôm từ sau cuống mắt lồi 0,5cm đến trước đốt đuôi
− Bóc bỏ vỏ tôm phía trên lưng và đầu
− Ghim tôm lên tấm cao su và đổ nước ngập con vật khoảng 1cm
− Dùng kẹp nâng lớp thịt mỏng ở phần đầu ức lên và cắt bỏ, phải cắt từ từ mũi kéo luôn song song với mặt nước vì dưới là cơ quan tiêu hóa, sinh dục, nhất là tim dễ bị đứt sau khi gỡ bỏ lớp thịt vừa cắt
− Cắt thịt lưng tôm theo đường giữa đến đốt thứ 3 cắt hơi chếch qua bên phải chừng 3mm, dùng kẹp gỡ bỏ thịt vừa cắt (cẩn thận vì động mạch chủ lưng có màu trắng trong, ruột màu trắng đục đôi khi có lẫn chất bẩn), cắt bỏ các lớp thịt thừa còn lại trên lưng
2) Quan sát cơ quan tại vị trí:
a- Hệ tiêu hóa: miệng ở mặt bụng, thực quản, dạ dày, gan tụy tạng ở phần đầu ức, ruột đen thông hậu
môn
b- Hệ tuần hoàn: tim với tiểu khổng, động mạch chủ trước và 2 tụ động mạch (thường bị cắt đứt),
động mạch chủ lưng nằm song song với ruột
c- Hệ hô hấp: mang nằm trong mang thất có 7 đôi
d- Hệ sinh dục:
− Tôm đực: dịch hoàn có 3 thùy: 2 thùy trước có chấm nhỏ đỏ lợt, thùy phía sau bị tim che, 2 ống dẫn tinh ngoằn ngèo đổ ra lỗ sinh dục nằm dưới đôi động túc số 5
− Tôm cái: buồng trứng nâu sậm hình tim, lớn hoặc nhỏ tùy trạng thái sinh dục, đến kỳ sinh sản trứng phát triển che lấp gan tụy, 2 ống dẫn trứng ngắn và dẹp đổ ra lỗ sinh dục cái nằm ở gốc đôi động túc 3
e- Hệ thần kinh: tôm là ĐV không xương sống nên hệ thần kinh nằm ở mặt bụng
− Giải phẫu: có 2 giai đoạn:
o Phần đầu ức: gỡ bỏ gan tụy rửa sạch, bên dưới có 1 phần vòng thần kinh thực quản, cắt bỏ sụn hình chữ X, cắt ngang sát dạ dày thấy vòng thực quản, cắt bỏ chủy nhọn tìm hạch đầu nằm dưới gốc chủy, gỡ
bỏ thịt và các cơ quan che khuất thần kinh
o Phần bụng: tách 2 khối thịt bụng sẽ thấy dây thần kinh trắng nối từ đầu ức ra phía sau nằm dưới bụng sát vỏ tôm trên lớp màng, bỏ phần thịt bụng chỉ giữ lại dây thần kinh, hạch hậu môn
− Quan sát thần kinh:
o Hạch đầu: sát gốc chủy có dây thần kinh đến râu mắt, vòng thực quản nối liền hạch đầu và hạch dưới thực quản
o Hạch dưới thực quản: là trung tâm các dây thần kinh đến hàm và chân
o Hạch ức: 5 đôi là nơi xuất phát các dây đến chân và cơ quan sinh dục
o Vòng ức: bao quanh động mạch ức nối đôi hạch thứ 3 và thứ 4
o Hạch bụng: 5 đôi hạch đến cơ và phần phụ mỗi đốt bụng
o Hạch hậu môn: là đôi hạch thứ 6 nơi xuất phát dây thần kinh đi và đuôi
Trang 6Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 6
Trang 8Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 8
Bài 3: GIẢI PHẪU CÁ MÈ
I Thiết bị:
− Cá mè sống
− Bộ đồ mổ
− Tranh vẽ:
o Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong
o Kỹ thuật mổ, tranh đã giải phẫu nội quan đã tách rời
II Các bước tiến hành:
1) Kỹ thuật mổ: có 2 cách
* Cách 1: Mổ bụng: quan sát được dễ dàng nội quan cá
1 Cắt vây lưng và 1 phần cơ lưng để đặt cá nằm ngửa
2 Tay trái cầm cá, tay phải cầm kéo cắt từ chính giữa bụng trước hậu môn 1cm đến đường nối giữa 2 vây ngực (khi cắt hướng mũi kéo lên tránh hỏng nội quan bên dưới)
3 Cắt 2 đường thẳng vuông góc với đường sống bụng từ trước lỗ hậu môn xuống 2 bên sườn cá
4 Đặt cá nằm ngửa tì lưng xuống khay mổ, dùng kim ghim cá (hình 1)
5 Tiếp tục cắt đường sống bụng đến gần miệng (cẩn thận tránh hỏng xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ), bỏ phần cơ ở giữa 2 vây ngực tới xoang miệng
* Cách 2: Mổ bên
1 Mổ 1 đường thẳng chính giữa bụng từ a trước lỗ hậu môn đến b gần miệng cá
2 Dùng kẹp nâng vách sườn lên, cắt 1 đường vòng từ a lên phía trên nắp mang theo đường e, d, c, b
3 Cắt nắp mang theo đường cb
4 Bỏ cơ đã cắt và nắp mang
2) Q uan sát nội quan
3) Tháo gỡ:
5 Đếm số tấm mang và số xương cung mang, quan sát lá mang
6 Tách ống tiêu hóa khỏi khoang bụng và tháo dài ra, quan sát gan, tim, túi mật
7 Gỡ bóng hơi ra, quan sát thận và cột sống
8 Tìm 2 tinh hoàn (cá đực) hoặc 2 buồng trứng (cá cái)
Trang 10Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 10
Bài 4: GIẢI PHẪU CÁ LÓC
I Mục đích:
− Quan sát vị trí, hình dạng, màu sắc của các nội quan
− Quan sát cấu tạo não và bộ xương cá
− Rèn luyện kỹ năng thực hành
II Thiết bị:
− Cá lóc sống
− Bộ đồ mổ
− Tranh vẽ:
o Kỹ thuật mổ cá lóc
o Cấu tạo trong cá lóc
− Tranh vẽ và mẫu vật thật: bộ não cá và bộ xương cá
III Nội dung thực hành:
1) Các bước tiến hành:
a- Ổn định mẫu vật:
1 Hủy tủy cá lóc (tại lõm A trên đầu cá)
2 Đánh 1 đường vẩy ở bụng (từ vây đuôi đến thịt nhọn)
3 Đặt cá nằm ngửa lên khay mổ đầu hướng về trước, ghim kim tại vây đuôi và 2 nắp mang
4 Đổ nước vào khay mổ
b- Cắt da và cơ: (Kỹ thuật mổ)
5 Cắt màng mỏng giữa 2 nắp mang
6 Từ điểm A trên gai niếu sinh hậu môn 1cm, cắt 1 lỗ nhỏ
7 Từ A cắt thẳng đến B (thịt nhọn), có thể đến vị trí tim thì dừng lại, lóc cơ rời khỏi mang theo đường BB1
– BB2 , cắt rời cơ tại điểm B, sau đó từ vị trí tim cắt thẳng đến B chia phần cơ thành 2 phần bằng nhau Như vậy, quan sát được cán động mạch bên dưới Cắt đường BB1 – BB2
8 Từ A cắt ½ vòng tròn quanh gai niếu sinh hậu môn đến C (cách đuôi 2cm) Khi cắt đẩy ruột sang phải
và cắt ½ vòng tròn bên trái người mổ
9 Ghim banh da và cơ lên tấm cao su mổ
c- Quan sát nội quan
d- Tháo gỡ:
10 Tách tuyến sinh dục nằm vắt chéo lên ruột
11 Tách 2 manh tràng hạ vị
12 Tháo gỡ ruột từ hậu môn đến dạ dày, để tụy tạng dính với tá tràng
13 Cắt ngang thực quản, đưa hệ tiêu hóa sang bên phải người mổ
14 Gỡ gan rời dạ dày, ghim dạ dày
15 Tách 1 phần bong bóng hơi, ghim bong bóng hơi
e- Trình bày: (theo hình vẽ)
− Bóng hơi đặt bên trái
− Hệ tiêu hóa nằm bên phải (ghim tại thực quản)
− Các bộ phận khác để tại vị trí
Chú ý: tìm cán động mạch, ống cuvier, tuyến sinh dục, ống dẫn tiểu, bóng đái, bóng hơi, tụy tạng dễ bị đứt
f- Quan sát và vẽ hình
2) Quan sát các phần của bộ não cá lóc:
Nhận xét phần phát triển và kém phát triển
3) Quan sát bộ xương cá lóc:
− Xương đầu
− Xương sống, so sánh đốt sống phần mình và đuôi
− Tia vây
Trang 12Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 12
Trang 13Bài 5: GIẢI PHẪU ẾCH
I Mục đích:
− Quan sát cấu tạo ngoài và trong của ếch thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước
− Quan sát cử động hô hấp, não, bộ xương
− Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành
II Thiết bị:
− Ếch còn sống
− Bộ đồ mổ
− Tranh vẽ cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, kỹ thuật mổ, bộ não, bộ xương
III Nội dung thực hành:
A/ Quan sát cấu tạo ngoài:
− Phân biệt đầu, thân, tứ chi
− Đầu cử động lên xuống:
o Mắt lồi, mí trên không cử động, mí dưới trong suốt và cử động (mí mắt thích nghi với đời sống trên cạn)
o Lỗ mũi nhỏ có vai trò hô hấp thông với khoang miệng thích nghi với đời sống trên cạn
o 2 màng nhĩ của tai
o Miệng
− Thân ngắn không đuôi, da trần, chất nhầy không dính với lớp cơ bên dưới (da thích nghi với đời sống dưới nước và trên cạn)
− Tứ chi: chi trước, chi sau
B/ Quan sát cấu tạo trong:
1) Các bước tiến hành:
a- Ổn định mẫu vật:
1 Hủy tủy hoặc gây mê
2 Đặt ngửa ếch lên tấm cao su, ghim chi trước, chi sau
3 Đổ nước vào khay
b- Cắt da:
4 Từ A cắt 1 đường giữa đến B (vị trí tim)
5 Từ A và B cắt sang chi trước và chi sau theo đường AA1 – AA2 , BB1 – BB2 , cắt vòng sát mép hàm dưới
6 Lóc và ghim banh da
c- Cắt cơ và xương:
7 Từ A cắt vòng sang 2 bên sườn theo đường AA1 – AA2, cắt đường A1A2
8 Cắt từ A1 và A2cắt xương đai vai đến B1 và B2, cắt đường B1B2
Hoặc từ A cắt vòng 2 bên sườn, cắt xương đai vai và cắt đường B1B2 , chẻ đôi xương đai mông, lộ huyệt theo đường AC
d- Tháo gỡ:
9 Cắt 2 mép miệng của hàm dưới và phần thực quản dính vào hàm trên
10 Cắt rời gan, tim, thận
11 Tháo gỡ ruột từ trực tràng lên dạ dày, để gan, tụy, tỳ tạng dính với tá tràng, đưa hệ tiêu hóa, tim, phổi sang bên phải người mổ
2) Quan sát các phần của bộ não ếch:
− Nhận xét phần phát triển và kém phát triển
− So sánh sự phát triển não cá và ếch (tiến hóa)
Trang 14Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 14
Trang 16Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 16
Bài 6: GIẢI PHẪU CHIM
I Mục đích:
− Quan sát cấu tạo ngoài của chim cút (thích nghi với sự bay lượn và đậu trên cành), mỏ và chân 1 số loài chim
− Quan sát vị trí, hình dạng, màu sắc các nội quan, cấu tạo bộ não, bộ xương, so sánh với bò sát
− Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, giải thích, thực hành
II Thiết bị:
− Chim cút còn sống
− Tranh vẽ:
o Cấu tạo ngoài, mỏ và chân 1 số loài chim
o Kỹ thuật mổ, cấu tạo trong của chim, não, bộ xương chim
− Bộ đồ mổ, đệm cao su, kim ghim, cồn 90o
III Nội dung thực hành:
A/ Quan sát cấu tạo ngoài:
− Xác định các phần của cơ thể chim: đầu, cổ, mình, chân, đuôi, lỗ huyệt, tuyến phao câu
− Đầu: mắt 3 mí (mí trên, mí dưới, màng nháy) Mỏ bằng sừng, hàm không răng, 2 lỗ mũi thông với khoang miệng nằm trên mỏ, lỗ tai bị lông che, trong miệng có lưỡi dài nhọn
− Thân: cổ linh hoạt, thân hình thoi làm chỗ tựa cho đôi cánh, cuối thân là đuôi
− Chi: chi trước biến thành cánh (bay lượn) Chi sau 4 ngón: 3 trước 1 sau (đậu trên cành), vảy sừng (di tích bò sát)
− Lông và da: da mỏng và khô Lông ở cánh và đuôi dài: lông ống và lông tơ Ngâm lông ống trong cồn
90o, rửa sạch quan sát dưới kính hiển vi để thấy móc trên phiến lông
− Quan sát mỏ và chân của: chim sẻ, gà, vịt, ngỗng, két, diều hâu để thấy đặc điểm thích nghi với đời sống
B/ Quan sát cấu tạo trong:
1) Các bước tiến hành:
a- Ổn định mẫu vật:
1 Làm chết hoặc gây mê
2 Đặt ngửa lên tấm cao su, ghim 2 cánh và chi sau
3 Nhổ lông ở đường giữa từ huyệt đến mỏ
4 Đổ nước vào khay mổ
b- Cắt da:
5 Từ điểm A (trên lỗ huyệt 0,5cm) cắt 1 đường từ A B C (lưu ý hướng mũi kéo lên để không đứt bầu diều) Từ A cắt sang 2 cánh và 2 chi sau theo đường AA1 , AA2 , BB1 , BB2
6 Lóc và banh da, ghim ra 2 bên
c- Cắt cơ và xương:
7 Từ A cắt vòng sang 2 bên, cắt xương sườn, cắt xương đai vai theo hướng AA’1 , AA’2, cắt đường A’1 – A’2(chú ý khi cắt A’1A’2coi chừng đứt diều, thực quản và khi cắt xương đai vai coi chừng đứt động mạch đòn, tĩnh mạch đòn)
8 Dỡ nguyên lồng ngực và cơ bụng ra
d- Tháo gỡ:
9 Cắt mạch máu từ tim ra, tách rời tim và gan
10 Gỡ 2 lá phổi khỏi lồng ngực
11 Tách khí quản rời khỏi thực quản, đưa tim, phổi, khí quản sang trái người mổ
12 Tách rời gan, thận, tháo gỡ ruột từ ruột thẳng đến tá tràng Đưa hệ tiêu hóa sang phải
13 Tách rời gan, mề (lưu ý gan và tụy còn dính với tá tràng, tỳ nhỏ sát mề)
2) Quan sát các phần của bộ não chim:
Nhận xét phần phát triển so với bò sát
3) Quan sát bộ xương chim:
− Nhỏ (tủy xương tiêu giảm, có khoang nhỏ chứa không khí)
− Cấu tạo phức tạp và vững chắc thích nghi với sự bay và đậu trên cành (xương cánh, xương chi sau, cột sống, xương lưỡi hái, xương sườn…)
Trang 18Trường THCS Trần Hưng Đạo Trang 18