Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
2,98 MB
Nội dung
TRẦN VIẾT KHANH ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC ĐỊA LÍ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 2 PHẦN I ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1.1. LÀM QUEN VỚI PHÂN MỀM MICROSOFT POWERPOINT Phần mềm Microsoft PowerPoint là một chương trình ứng dụng trong bộ phần mềm Microsoft Office. Đây là phần mềm trình diễn (Presentation) khá phổ biến, được tổ chức theo các slide. Mỗi slide có thể được coi như một trang văn bản. Trình diễn bằng PowerPoint là một ưu điểm vượt trội so với các công cụ truyền thố ng, nó có khả năng diễn tả và minh họa sinh động nội dung kiến thức giúp người theo dõi trình diễn lĩnh hội tri thức tốt nhất. PowerPoint cung cấp một số màu slide thông dụng, giúp người dùng lựa chọn được các cách thức thể hiện phù hợp với nội dung trình bày: Dựa trên khả năng kết nối của PowerPoint (Hyperlink), giáo viên có thể chủ động thiết kế các bài giảng của mình theo hướng liên kết, mở rộng nộ i dung với nhiều vấn đề khác nhau, làm cho bài giảng trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn. Ngoài việc cho phép thiết kế các nội dung văn bản thông thường, PowerPoint còn cho phép người thiết kế đưa màu sắc, âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và các đoạn phim, video vào bản trình chiếu. Để ứng dụng phần mềm này trong dạy học, đòi hỏi người dùng phải có các thiết bị như sau: • Máy tính có cài đặt bộ Office Microsoft PowerPoint; • Máy chiếu dữ liệu (data projector, LCD projector, hoặc TV màn hình lớn) cùng các cáp và giác cắm thích hợp để nối các thiết bị. Khi thiết kế bản trình chiếu (gồm các trang trình chiếu - slide) trên máy tính, ngoài những thuật ngữ thông dụng thường gặp khi soạn thảo văn bản, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ sau: • Slide: là một trang riêng biệt thể hiện nội dung cần trình chiếu. Mỗi slide chứa các đối tượng khác nhau như tiêu đề, n ội dung văn bản, bảng biểu, đồ thị, hình ảnh, âm thanh hoặc các đối tượng đồ họa khác. 3 • Notes: các chú thích liên quan đến trình diễn, dừng để nhắc nhở về những điều sẽ trình bày. • Object: là các phần văn bản, hình ảnh, biểu đồ, âm thanh muốn được thể hiện khi trình chiếu trong mỗi slide. Trong PowerPoint, mỗi Object thường được đặt trong một Placeholder riêng biệt nhằm mục đích thuận lợi cho việc tạo các hiệu ứng riêng. • Placeholder: là vị trí không gian dành riêng cho từng object trong mỗi slide. Placeholder có thể có sẵ n trong Auto Content Wizard hoặc có thể do diễn giả tự tạo ra dưới dạng Text Box. • Template: là những mẫu slide đã được thiết kế sẵn, tạo thuận lợi cho việc lựa chọn hình thức mỗi slide phù hợp với các nội dung trình chiếu. 1.2. QUY TRÌNH VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ BẰNG POWERPOINT a) Quy trình thiết kế bài giảng Thông thường khi thiết kế một bài giả ng điện tử, người thiết kế thường tuân thủ theo các bước sau: Bước 1 - Tìm hiểu phân tích nội dung bài giảng Nội dung bài giảng là thành phần quan trọng nhất khi thiết kế bài giảng. Với mỗi nội dung bài giảng cần xác định kiến thức cơ bản, dung lượng kiến thức, yêu cầu về kĩ năng, kĩ xảo để phát triển tư duy người học. Trên cơ s ở đó đề ra cách thức dạy và học thích hợp. Bước 2 - Thu thập nguồn tài liệu bổ sung, mở rộng kiến thức Tài liệu bổ sung được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó phân loại và chọn lọc các thông tin cần thiết phù hợp với yêu cầu bài giảng. Bước 3 - Xây dựng kịch bản thể hiện bài giảng trên máy tính Kịch bản thể hiện n ội dung bài giảng theo một quy trình chặt chẽ, logic, phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức, tâm, sinh lí người học và lí luận dạy học bộ môn. 4 Bước 4: Thể hiện kịch bản trên máy tính Thể hiện toàn bộ ý đồ của kịch bản đã viết trên máy. Kịch bản thể hiện bài giảng phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thẩm mĩ. Trong bước này, giáo viên phải tiến hành nhập nội dung cho từng slide theo kế họach và thời gian dự kiến trên cơ sở dự kiến các hoạt động dạy và học diễn ra theo trình t ự và lôgic của bài học. Bước 5 - Kiểm tra, hiệu chỉnh Điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung và thời lượng của bài học cũng như khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và thiết bị. Bước 6 - Hướng dẫn sử dụng Bản hướng dẫn cần được viết ngắn gọn và dễ hiểu. Mục đích hướng dẫn giúp cho cả người dạy và người học đều có thể khai thác được ý đồ của người thiết kế bài giảng. b) Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế bài giảng địa lí Để thiết kế các trang trình chiếu được tốt, người thiết kế cần đảm bảo một số yêu cầu sau: • Đảm bảo tính chính xác nội dung khoa học cầ n truyền đạt. Với các bài giảng địa lí, yêu cầu người thiết kế cần hiểu sâu sắc bản chất của các hiện tượng, sự kiện địa lí. • Đảm bảo tính trực quan, đơn giản, rõ ràng, không sao chép nguyên văn bài giảng hay báo cáo mà cần trình bày lại theo hướng tinh giản và biểu tượng hoá nội dung. • Nhất quán trong thiết kế, bố cục gọn gàng, thống nhất phông chữ cho các đề m ục, lựa chọn nền màu và kiểu chuyển động phù hợp với nội dung trình bày và đối tượng người theo dõi (thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học). 1.3. CÁC THAO TÁC SOẠN BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ BẰNG PHẦN MỀM POWERPOINT 1.3.1. Khởi động PowerPoint 5 Nháy chuột lên biểu tượng Micrọsoft PowerPoint trên màn hình nền (Desktop), hoặc chọn Start→programs→Microsoft PowerPoint. 1 Xuất hiện hộp thoại như hình 1.1: Hộp thoại này cho phép thực hiện một trong bốn lựa chọn sau: • Open an existing presentation (mở một tập tin trình diễn đã có sẵn). • Blank presentation: mở mẫu trình diễn trống. • Design Template: mở các trang trình diễn theo mẫu có sẵn. • Auto Content Wizard: tạo các trang trình diễn với sự trợ giúp của Wizard. Đây là một tuỳ chọn hỗ trợ tự động hoá, tạo ra các slide hoàn chỉnh cùng với các gợ i ý về nội dung cũng như kiểu thiết kế. 1 . Trong cuốn sách này, tác giả sử dụng phiên bản PowerPoint 2000 để giới thiệu. Tuy nhiên các chức năng chính của phần mềm trong những phiên bản khác nhau là hoàn toàn tương tự. 6 1.3.2. Tạo một trang (slide) trong trình diễn Giả sử trong bốn lựa chọn trên, ta chọn Blank presentation, trên màn hình xuất hiện hộp thoại như hình 1.2: Chọn một mẫu slide trong hộp thoại, sau đó thực hiện các thao tác sau: • Nháy chuột vào ô "Click to add thiên (hình 1.3) làm xuất hiện biểu tượng con trỏ nhấp nháy. Sau khi xuất hiện con trỏ nhấp nháy trong ô định sẵn ta có thể nhập nội dung văn bản tiêu đề cần trình diễn. Việc nhập nội dung giống như khi ta soạn văn bản trong Word. Sau khi nhập xong nội dung văn bản ta cần lựa chọn phông chữ, kiể u chữ, cỡ chữ, màu chữ trên thanh công cụ Formatting. Trong một số trường hợp ta có thể lặp lại thao tác tương tự cho phần tiểu mục (Subtitle). • Để di chuyển khung chữ (text box) phù hợp với ý độ bố trí các đối tượng (object) trên một trang trình chiếu ta thực hiện bằng cách đưa con trỏ lên viền khung, nhấn và kéo chuột đến vị trí mong muốn thì thả chuột. 7 Hình 1.3 • Để tạo một trang trình chiếu mới, ta vào bảng chọn: Insert→New slide hoặc nháy vào biểu tượng New slide trên thanh Standard. Lặp lại thao tác tương tự để nhập nội dung cho mỗi slide. Nháy chọn OK để kết thúc. • Lặp lại các thao tác tương tự cho các slide tiếp theo cho tới khi kết thúc nội dung cần trình bày. • Lưu tập tin vừa tạo: File→save as (hoặc nháy chuột vào biể u tượng Save trên thanh công cụ Standard) đặt tên trong ô File name. Nháy OK để xác nhận. 1.3.3. Thiết lập tham số chung cho tập tin trình diễn • Thiết lập màu nền cho các stide bằng cách chọn Format→ Background hoặc nháy nút phải chuột vào vùng nền trên slide, chọn More colors hoặc Fill effect, chọn Apply (cho slide hiện thời) hoặc 8 Apply to all (cho tất cả các slide trong tập tin). • Đánh số slide, chèn ngày giờ: View →Header and Footer→Slide number →Apply hoặc Apply to All (hình 1.4) Hình 1.4 • Điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng: Chọn vùng văn bản cần điều chình. Vào bảng chọn Format chọn Line Spacing rồi xác định giá trị cho line spacing, before (after) Paragraph. Nháy OK để kết thúc. 1.3.4. Thao tác trình chiếu Sau khi hoàn thiện nội dung các slide ta tiến hành thao lác trình chiếu: • Chọn Slide Show →View Show; hoặc • Nháy chuột vào biểu tượng Slide Show trên thanh công cụ Standard. 9 Trong một số trường hợp có thể sử dụng chuột để tạo minh họa trong khi trình chiếu, ta nháy nút phải chuột trên slide dang trình chiếu để mở bảng chọn tắt như hình 1.5: Hình 1.5 Trong bảng chọn này, ta chọn Pointer Options→ Pen. Dùng Pen Color hoặc Pen để vẽ, hoặc đánh dấu trực tiếp trên slide trong khi trình diễn. Những nét vẽ hoặc đánh dấu minh họa sẽ không được lưu lại sau khi kết thúc trình chiếu. Quay trở lại màn hình soạn thảo bằng cách nhấn phím Escape. 1.3.5. Thiết lập các hiệu ứng trình diễn động trong trình chiếu Tạo các trình diễn động Lựa chọn đối lượng cần trình chiếu động. Vào b ảng chọn Slide Show, chọn Custom Animation, xuất hiện hộp thoại sau (hình 1.6). 10 Hình 1.6 Trong hộp thoại này, cho phép chúng ta thực hiện một số thao tác sau: • Chọn đối tượng cần trình diễn động trong hộp Check to anlmate Slide oblects bằng cách nháy chuột vào các ô tương ứng. • Chọn cách thức di chuyển hình ảnh bằng cách từ bảng chọn Effect, chọn các hiệu ứng có sẵn trong hộp Entry animation and sound. Hình 1.7 • Nhãn Order & Timing: Thiết lập các tham số về thời gian, thứ tự [...]... cho phép ta lựa chọn: - Máy in trong khung Printer; - Các slide định in trong Print range; - Số bản in ra trong Number of copies; - Số slide trên một trang in trong ô Print what; - Nếu muốn in nhiều slide trên một trang in, trong khung Handouts chọn số trang in trong ô Slide per page Nháy OK để xác lập lựa chọn 1.4 KỸ NĂNG NÂNG CAO TRONG POWERPOINT Liên kết (hyperlink) trong PowerPoint 13 Microsoâ PowerPoint... phép chúng ta có thể thiết lập các liên kết tới các slide bất kì trong cùng một tập tin trình chiếu hoặc giữa các slide ở các tập tin trình chiếu khác nhau Ngoài ra Microsoft PowerPoint còn cho phép chúng ta làm việc đa môi trường, có thể kết nối với các tập tin của các ứng dụng khác như Macromedia Dreamweaver hay liên kết tới các trang web trong hệ thống World Wide Web, Để liên kết giữa các slide, trước... chuyển giữa các slide Trong hộp thoại Slide Transition ta có thể đặt chế độ trình chiếu tự động hoặc không tự động, theo ý của diễn giả Trình chiếu tự động: Trong hộp thoại Slide Transition chọn Automatically after, sau đó chọn thời gian (số giây) mà slide đó sẽ hiển thị (hình 1.15): Hình 1.15 17 Nếu chế độ này được thiết lập, trong quá trình trình chiếu các slide sẽ tự động hiển thị trong khoảng thời... Hình 2.8 Trong hộp thoại này, nếu muốn biểu đồ thể hiện các số liệu theo hàng trong bảng ta chọn Rows, nếu muốn vẽ biểu đồ theo cột ta chọn Column • Chọn Next chuyển tiếp qua bước thứ 3 Tại Chart Wizard - Step 3 of 4, thực hiện các thao tác sau: • Chọn cửa sổ Titles, điền tên biểu đồ (Biểu đồ kết hợp lượng mưa và nhiệt độ tại Hà Nội) trong hộp Chart title; • Điền đơn vị lượng mưa "mm" trong hộp Value... Nhập số liệu theo các nội dung yêu cầu vào bảng số liệu • Thay đổi kiểu biểu đồ bằng cách vào bảng chọn Chart→Chart type hoặc nháy nút phải chuột lên ứng biểu đồ • Nhập tên cho biểu đồ vừa vẽ trong Title chart 11 • Thiết lập các yếu tố chuyển động cho biểu đồ bằng cách đánh dấu biểu đồ, vào bảng chọn Slide Show, chọn Custom Animation → chart Effect, chọn cách thức chuyển động trong hộp thoại Introduce... mạng nhện, diện tích, bề mặt, ) Sau khi đã chọn được kiểu biểu đồ phù hợp (trong ví dụ này ta chọn biểu đồ cột đơn) nháy Next để chuyển sang hộp thoại tiếp theo (hình 2.4): Trong hộp thoại này, ta chọn Rows khi muốn biểu đồ thể hiện các giá trị trong bảng theo hàng, chọn column nếu muốn biểu đồ thể hiện các giá 22 trị theo cột trong bảng tính, chọn Series để đặt tên cho chú giải biểu đồ Hình 2.4 Tiếp... lượng mưa (mm) và nhiệt độ trung bình theo các tháng trong năm tại các trạm khí tượng ở một số địa phương được thống kê theo bảng 2.1 Trước hết ta nhập số liệu từng địa phương vào bảng tính Excel Để vẽ biểu đồ cho mỗi địa phương ta cần đánh dấu số liệu lượng mưa, nhiệt độ địa phương đó bằng cách chọn những số liệu này trong bảng tính (hình 2.6) Bảng 2.1: Lượng mua và nhiệt độ trung bình tháng ở một số dịa... chuyển động trong hộp thoại Introduce chart elements, loại chuyển động trong hộp thoại Entry animation and sound Chọn OK để xác lập lựa chọn (hình 1.9): Hình 1.9 Tạo âm thanh cho các chuyển động của văn bản Chọn hiệu ứng âm thanh có sẵn trong nhãn Sound của hộp thoại Custom Animation Việc lựa chọn âm thanh cần phù hợp với nội dung trình chiếu cũng như cần quan tâm tới đối lượng theo dõi trình chiếu... được tháp dân số, trước hết ta lập bảng tính bằng cách nhập số liệu dân số trong bảng trên vào bảng tính trên màn hình Excel Trong bảng tính này ta bổ sung thêm 2 cột mới là (2') và (4') có giá trị bằng với giá trị cột (2) và (4) nhưng tất cả các giá trị đều mang dấu âm như bảng 2.3: Bảng 2.3: Bảng tính Excel sau khi đã bổ sung thêm hai cột mới 31 • Chọn các cột (1), (3), (2') bằng cách chọn cột (1)... Dan so VN 1989” • Nhập đơn vị cho các trục đứng và ngang trong khung Catergory(X) và Value(Y) • Nháy Next hoặc Finish để kết thúc (hình 2.13) 33 Hình 2.13 • Để hoàn chỉnh tháp dân số, ta cần thực hiện một số thao tác tiếp theo: • Nháy đúp chuột lên các thanh ngang (bar) của tháp dân số vừa hoàn thiện để làm xuất hiện hộp thoại Formal Data Series • Trong hộp thoại này, chọn Options, và thiết đặt: o Overlap . Tìm hiểu phân tích nội dung bài giảng Nội dung bài giảng là thành phần quan trọng nhất khi thiết kế bài giảng. Với mỗi nội dung bài giảng cần xác định kiến thức cơ bản, dung lượng kiến thức,. con trỏ nhấp nháy trong ô định sẵn ta có thể nhập nội dung văn bản tiêu đề cần trình diễn. Việc nhập nội dung giống như khi ta soạn văn bản trong Word. Sau khi nhập xong nội dung văn bản ta cần. hướng tinh giản và biểu tượng hoá nội dung. • Nhất quán trong thiết kế, bố cục gọn gàng, thống nhất phông chữ cho các đề m ục, lựa chọn nền màu và kiểu chuyển động phù hợp với nội dung trình