Sẽ có một Database được tạo ra với tên vừa đặt ở đây tôi sẽ đặt là joomla, các thông số của Database này như sau thông tin này rất quan trọng vì bạn sẽphải cần đến nó để khai báo khi muố
Trang 1Bài 1: Cách cài chương trình Server Wamp5
Cách cài đặt như sau:
Chạy chương trình cài đặt WampServer2.1e-x32.exe, khi xuất hiện bảng Welcome to the Wamp5 Setup Wizard, nhấn Next
Trong License Agrement chọn I accept the Agreement, nhấn Next
Trong Select Destination Location, chọn nơi cài đặt Wamp5 Lưu ý ở bướcnày nên chọn ổ dĩa khác với ổ dĩa cài Windows để sau này dễ cài đặt cấu hìnhcho Wamp5 Chọn đường dẫn là D:\wamp (cài trên thư mục wamp của ỗ dĩaD), nhấn Next
Trong Select Start Menu Folder, nhấn Next, sau đó nhấn Install để cài đặt.Điền thông tin như sau:
Trang 2Nhấn Next, rồi nhấn Finish.
Vào trình duyệt Web như Internet Explore gõ vào thanh địa chỉ localhost mànhình hiện ra như sau là đã cài thành công
Trang 3 Lưu ý: Sau mỗi lần khởi động lại máy thì phải khởi động lại chương trình máy chủ Wamp5 bằng cách vào thư mục D:\wamp và chạy tập tin
wampmanager.exe
Click đúp vào đây để khởi động Web Server
Trang 4Bài 2: Cách tạo Database bằng phpMyAdmin trên localhost
Sau đây là các bước cơ bản để tạo Database bằng phpMyAdmin trênLocalhost Wamp5 và Xampp ta làm như sau:
Khởi động chương trình Web Server Wamp5 hoặc Xampp Mở chương trình duyệt web (Internet Explorer, Firefox ) và nhập
http://localhost/phpmyadmin/ vào dòng địa chỉ để mở phpMyAdmin Đối với Wamp5 có thể nhấn chuột trái vào biểu tượng Wamp5 (nằm ở góc dưới trên phải màn hình) và chọn phpMyAdmin
Trong phpMyAdmin chọn MySQL connection collation là utf8_unicode_ci,trong Create new database đặt tên cho Database, có thể đặt bất cứ tên gìnhưng không được có khoảng trống giữa các ký tự, và chọn Collation ở bêndưới là utf8_general_ci để hỗ trợ tiếng Việt (Font Unicode), sau khi chọnxong nhấn Create
Sẽ có một Database được tạo ra với tên vừa đặt (ở đây tôi sẽ đặt là joomla), các thông số của Database này như sau (thông tin này rất quan trọng vì bạn sẽphải cần đến nó để khai báo khi muốn kết nối với Database):
Server: localhost (đây là tên mặc định)
Database: truongchinh_database (hoặc tên do bạn đặt)
User: root (đây là tên mặc định)
Password: (mặc định không có, để trống phần này)
Có thể tạo thêm nhiều Database khác theo các bước như trên
Backup (sao lưu) các bảng dữ liệu của Database:
Trang 5Chọn Database -> chọn bảng dữ liệu muốn Backup hoặc chọn Check All (nằm phía dưới) sau đó chọn Export (nằm phía trên).
Đánh dấu vào Save as file, nếu muốn nén dữ liệu thì chọn "zipped" hoặc
"gzipped" trong Compression Nhấn Go để Backup
Chọn Save và đặt tên cho File Backup khi xuất hiện bảng thông báo
Restore (phục hồi) các bảng dữ liệu của Database:
Chọn Database -> chọn Import (nằm phía trên) -> nhấn Browse -> chọn Fie Backup và nhấn Go
Xóa Database:
Chọn Database muốn xóa -> nhấn Drop
Trang 6Xuất hiện bảng cảnh báo -> nhấn Ok để đồng ý.
Xóa các bảng dữ liệu trong Database:
Chọn Database muốn xóa -> Nhấn vào biểu tượng X (màu đỏ) tương ứng với bảng dữ liệu để xóa bảng đó Nếu muốn xóa hết các bảng dữ liệu thì chọn Check All (nằm phía dưới) sau đó chọn Drop trong With Selected
Trang 7Bài 3: Cài Đặt Jomla 1.5
Bước 1: Chọn ngôn ngữ cài đặt
Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ Website của chúng ta
VD: http://localhost/ (nếu cài trên máy của bạn)
Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục joomla (thư mục con của thư mục gốc) thì gõ: http://yoursite/joomla/
VD: http://localhost/joomla/ (nếu cài trên máy của bạn)
Màn hình cài đặt xuất hiện và bạn có thể chọn một ngôn ngữ bất kỳ được hỗ trợ:
Bước 2: Kiểm tra cấu hình hệ thống
Để có thể cài đặt và sử dụng Joomla!, máy chủ của bạn phải đáp ứng một số yêu cầu Joomla! sẽ kiểm tra các giá trị này Nếu chúng có màu xanh thì OK Còn nếu các giá trị kiểm tra có màu đỏ thì bạn cần yêu cầu bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server giúp đỡ Tất nhiên, bạn vẫn có thể tiếp tục cài đặt nhưng có thể một số chức năng sẽ không hoạt động
Bước 3: Thông tin bản quyền
Bạn nên dành một chút thời gian để đọc các thông tin này
Trang 8Bước 4: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu
Trước khi thực hiện bước này bạn cần có một database để chứa dữ liệu
Joomla! Hostname: Thường là giá trị "localhost" (chỉ điền giá trị khác nếu như Database Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Hosting củabạn cung cấp như vậy)
User name: Tên tài khoản gắn với database chứa Joomla của bạn (Nếu làm trên localhost bạn có thể dùng tài khoản có tên là root)
Password: Mật khẩu của tài khoản trên (Nếu dùng tài khoản root, bạn có thể
để trống ô này)
Availbe Collations (nếu có): Bạn nên chọn là "utf8_general_ci"
Database Name: Tên cơ sở dữ liệu sẽ chứa Joomla của bạn
Chú ý mục "Table Prefix", để tránh bị tấn công "SQL Injection" bạn nên thay tiền tố "jos_" bằng một chuỗi ký tự khác, chẳng hạn "tc_"
Bước 5: Thiết lập các thông số FTP
- Nếu đang cài đặt trên LOCALHOST, bạn có thể bỏ qua bước này
- Nếu Host của bạn không hỗ trợ, bạn cũng không cần quan tâm
- Nếu Host của bạn hỗ trợ, bạn cần chú ý các thông số sau:
FTP User: Tên tài khoản FTP - tài khoản dùng để quản lý các thư mục và file trên Host
Trang 9FTP Password: Mật khẩu tương ứng.
Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web của bạn
FTP Host: Địa chỉ HOST chứa website Joomla, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP của HOST
FTP Port: Cổng của dịch vụ FTP, theo mặc định là 21
Nên dùng chính tài khoản mà bạn đã sử dụng để Upload bộ cài đặt Joomla lênHOST
Bước 6: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn
Site name: tên site của bạn
VD: Trường THPT Trường Chinh,
Your Email: địa chỉ email của bạn
VD: tomhdb@yahoo.com
Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla
Các thông số trên sau này đều có thể thay đổi dễ dàng nên bạn không cần bận tâm lắm Chỉ cần nhớ mật khẩu là đủ
Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu Bạn nên nhấn nút này để Joomla tạo mẫu cho bạn một trang web đơn giản
Trang 10- Để xem Website của bạn: Nhấn vào nút Site
- Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin Đường dẫn sẽ có dạng như sau: http://localhost/administrator/ (nếu cài trực tiếp trên máy của bạn)
Khi website đã upload lên mạng rồi thì để vào phần quản trị phải địa chỉ: http://www.tên website/administrator
Bài 4: Cách tạo các chủ đề và chủ đề con
Có thể xóa các Section, Category và các Content Item mẫu có sẵn trongJoomla! hoặc đổi tên để sử dụng lại
Tạo Section: Vào Control panel -> Section Manager để tạo các phần chính cho Web Site, có thể sửa lại các các Section có sẵn hoặc tạo thêm cái mới.Chọn New để tạo các Section SKKN, TIN TỨC, BÀI GIẢNG
Tạo Category: Chọn Content -> Category Manager để tạo các mục phụ cho Web Site, có thể sửa lại các các Category có sẵn hoặc tạo thêm cái mới
Chọn New để tạo các Category SKKN-TIN HỌC, SKKN-HÓA HỌC trong phần (Section) SKKN, TIN TỨC,
Trang 11Bài 5: Cách tạo Main Menu(Danh mục chính)
Menu Item là những mục Menu dùng để truy cập vào các chuyên mụccủa trang web Mỗi menu được hiển thị trên trang web thông qua Module của
nó Joomla! cho phép tạo ra nhiều Menu và mỗi Menu có thể chứa nhiềuMenu Item giống hoặc khác nhau
Trang 12 Menus: Truy cập Menu Manager
Default: Chọn Menu Item mặc định làm trang chủ, đây là trang xuất
hiện đầu tiên khi truy cập vào địa chỉ của trang web Joomla! 1.5.x cho phép chọn bất kỳ Menu Item nào làm trang chủ mà không nhất thiết Menu Item đó phải được đặt ổ trên cùng Chọn Menu Item nào muốn
đặt làm trang chủ và nhấn Default, Menu Item đó sẽ được đánh dấu
sao
Publish: Cho phép hiển thị và sử dụng Menu Item.
Unpublish: Không cho phép hiển thị và sử dụng Menu Item.
Move: Di chuyển Menu Item sang Menu khác.
Copy: Sao chép thêm Menu Item sang Menu khác.
Trash: Xóa Menu Item, Menu Item bị xóa sẽ được lưu trong thùng rác
và được quản lý thông qua Menu Trash.
Edit: Sửa các thông số và thay đổi kiểu của Menu Item.
New: Tạo Menu Item mới.
Sau khi đã tạo ra section và category cho việc lưu bài viết Việc tiếp theo
là tạo menu liên kết cho bài viết để mọi người ghé thăm trang web có thể xem
Tạo mới menu
Vào menu Menu, chọn Menu Manager
Trên thanh công cụ, chọn biểu tượng
New
Trong đó:
Unique Name: Là tên duy nhất cho menu chúng ta sẽ tạo ra Tên này không được giống với bất kỳ tên menu đã tạo ra trước đó
Title: Là tiêu đề của menu sẽ được hiển thị trên trang web
Description: Mô tả ngắn gọn cho menu sẽ tạo
Module Title: Joomla sẽ tạo thêm 1 module có tên khai báo trong ô này Nhờ module mà bạn có thể thay đổi vị trí đặt menu và thực hiện một vài cấu hình menu
* Liên kết đến section hoặc category:
Vào menu Menu, chọn mainmenu Chọn một menu muốn tạo liên kết
Trong ô Menu Item Type, chọn nút lệnh Change Type
Danh sách các loại liên kết bài viết mở ra
Article Layout: Liên kết menu với một bài viết cụ thể nào đó
Category Blog Layout: liên kết bài viết theo dạng trích đoạn giới thiệu và hiển
Trang 13thị mục Xem tiếp hoặc Read more
để xem hết nội dung bài viết trong
một Category nào đó
Category List Layout: Liên kết
menu tới danh sách các bài viết
trong một Category Tất cả bài
viết sẽ được liệt kê thành một
bảng danh sách
Section Blog Layout: liên kết bài
viết theo dạng trích đoạn giới
thiệu và hiển thị mục Xem tiếp
hoặc Read more để xem hết nội
dung bài viết trong một Section
nào đó Tất cả những bài viết của
tất cả các category đều sẽ được liệt
kê lần lượt ra
Section List Layout: Liên kết
menu tới danh sách các bài viết
trong một Section Tất cả bài viết
sẽ được liệt kê thành một bảng
danh sách
Front Page Blog Layout: liên kết menu về trang chủ
Sau khi chọn menu liên kết
tới 1 section hoặc category,
Joomla sẽ đưa bạn trở lại
Tạo menu cha và menu con
Nếu menu bạn tạo ra là menu cha,
bên trái trang, trong danh sách
Parent Item, bạn chọn Top
Nếu menu bạn tạo sẽ là menu con
của một menu nào đó, bạn phải
chọn tên một menu trong danh
Trang 14sách Parent Item làm menu cha Menu con sẽ thụt về bên phải một chút và có dấu trừ (-) đặt ở đầu dòng.
Sau khi chọn loại cho menu xong, bạn chọn để lưu lại và tiếp tục cấu hình cho menu
Sau khi lưu lại, nếu có nhiều menu con trong một menu cha, bạn có thể sẽ phải sắp xếp lại thứ tự hiển thị
của menu con Trong danh sách
xổ order, bạn tên menu mà bạn
muốn menu con sẽ nằm dưới
nó Nếu bạn muốn menu của
bạn nằm trên đầu danh sách,
bạn chọn First
Thiết lập thông số căn bản cho
menu
Bên phải trang, chúng ta sẽ
thấy cột tham số Bảng tham số
đầu tiên là Basic, chúng ta sẽ
thiết lập như sau:
Trang 15Category: chọn một category để hiển thị tất cả bài viết trong category đó Tên chọn lúc này có dạng ten_section/Ten_category.
Description: hiển thị mô tả của category đó Giá trị Hide là ẩn, và show là hiển thị Mô tả được lấy ra khi tạo category
Description Image: hiển thị ảnh đại diện của category ảnh đại diện được lấy
ra khi tạo category
#Leading: số lượng bài viết mở đầu Nếu menu được qui định nhiều cột thì bài viết mở đầu sẽ chạy ngang qua tất cả các cột ở dưới và luôn luôn nằm ở trên cùng của phần hiển thị nội dung các bài viết
#Intro: số lượng bài viết giới thiệu trên 1 trang Số lượng này sẽ được phân bốtheo kiểu 1 cột hay nhiều
Colums: số cột hiển thị nội dung Nếu số cột lớn hơn 1, số lượng các bài viết trong #Intro sẽ được phân chia thành nhiều cột khi chọn tham số Columns
#Links: Số lượng bài viết liên quan Hiển thị danh sách liên kết những bài viếtkhác nếu số lượng bài viết nhiều hơn số lượng khai báo trong #intro
Sau khi thiết lập xong nhấn nút lệnh Apply hoặc Save để lưu lại tham số.Cài đặt hiển thị tiêu đề menu
Trong thẻ Parameter (System), bạn nhập tiêu vào ô Page Title
Nếu Bạn chọn Yes tại hàng Show Page Title thì tiêu đề bài viết sẽ hiển thị trong vùng nội dung chính và cả trên thanh tiêu đề của cửa sổ trình duyệt.Nếu Bạn chọn No tại hàng Show Page Title thì tiêu đề bài viết sẽ chỉ hiển thị
Trang 16Sau khi thiết lập xong các thông số cần thiết, bạn có thể nhấn Save trên thanh công cụ để lưu và thoát khỏi trang cấu hình cho menu
Liên kết menu đến 1 bài viết cụ thể
Nếu một menu cần liên kết đến 1 bài viết cụ thể hoặc bài viết không thuộc loại category nào, chúng ta thực hiện như sau:
Vào menu Menu, chọn mainmenu
Chọn một menu muốn tạo liên kết
Chọn loại bài viết là Article Layout
Sau khi trở lại trang trước đó, bên phải trang sẽ thấy phần tham số như trong hình sau:
Select Article: Chọn một bài viết cụ thể, chọn nút Select, sẽ mở ra một trang mới để chọn bài viết như trong hình sau:
Sau khi chọn được 1 bài viết,
cửa sổ này sẽ tự động đóng lại
Sau khi thiết lập xong nhấn nút
lệnh Apply hoặc Save để lưu lại
tham số
Trang 17Bài 6: Quản lí bài viết trong jomla
Các bài viết(Content) trong joomla được tổ chức vào các Nhómtin(Session hay Chủ đề) và các Chủ đề con(category) Việc bố trí và sắp xếpcác bài viết vào các đơn vị trên phụ thuộc vào cấu trúc nội dung của từngwebsite Chúng ta nên tổ chức thông tin theo dạng cây từ Session -> category
-> Content và định hình cấu trúc trước khi bắt tay vào tạo các đơn vị thông tin
trên website Khi đã định hình được cấu trúc thông tin của website thì bạn tạolần lượt từ trên xuống Tạo các Session trước rồi đến các category trongSession đó Sau khi hoàn thiện các Session và category rồi mới tiến hành viếtbài viết vào các đơn vị thông tin này
- Mô hình tổ chức bài viết trong Joomla
* Quản lý Session(nhóm tin - chủ đề)
- Chúng ta đăng nhập vào phần quản trị-> vào Content / Quản lý nhóm tin(Session Manager) để vào trang quản trị Session
Trang 18- Chúng ta sẽ nhìn thấy danh sách các Session có trước đó(nếu có) Chúng ta
có thể tiến hành tạo mới, sửa, xóa, coppy, bật, tắt các session Ở đây xinhướng dẫn thao tác cơ bản nhất -Thêm mới - các thao tác khác tương tự hoặcđơn giản, chỉ cần tích chọn và chọn và các nút chức năng phía trên là được
- Để thêm mới 1 session, bạn click vào nút New để chuyển sang giao diện
thêm mới 1 session
Trang 19Nhập thông tin cho các trường thông tin
+ Title(Tiêu đề): tên session
+ Alias: tên không dấu của sesion
+ Published(Đã được bật): có/không
+ Access Level(Giới hạn truy cập):
- Public(Công khai): mọi người đều đọc được các bài viết trong session này
- Registered: những ai đã đăng ký thành viên mới xem được các bài viết trongsession này
- Special(Đặc biệt): những ai là quản trị viên mới truy cập được
+ Image(Ảnh): ảnh đại diện cho session
+ Description(Sự miêu tả): miêu tả về nội dung session
* Quản lý category (chủ đề con)
- Chúng ta đăng nhập vào phần quản trị->Content / Quản lý chủ để
con(category Manager) để vào quản trị category
- Chúng ta sẽ nhận được danh sách các category đã có trước đó(nếu có) Chúng ta có thể tiến hành tạo mới, sửa, xóa, coppy, bật, tắt các category Ở
Trang 20đây xin hướng dẫn thao tác cơ bản nhất -Thêm mới - các thao tác khác tương
tự hoặc đơn giản, chỉ cần tích chọn và chọn và các nút chức năng phía trên là được
- Để thêm mới 1 catalogy bạn click vào nút New để chuyển sang giao diện
thêm mới 1 category
Nhập thông tin cho các
trường:
+ Title(Tiêu đề): tên category
+ Alias: tên không dấu của
category
+ Section(Chủ đề): tên của
session mà category này nằm
trong đó
+ Những thông tin khác giống
như trên
* Quản lý bài viết(content)
- Đăng nhập vào phần quản trị chọn Content / Article Manager để vào trang quản trị bài viết:
Trang 21- Chúng ta sẽ nhận được danh sách tất cả các bài viết đã có từ trước đó:
Ở giao diện này chúng ta có thể tiến hành thêm mới, xóa, sửa, bật, tắt, cho bài viết hiện thị ở trang chủ Để lọc bài viết chúng có thể click chọn Session, Category, Author, State để lọc ra các bài viết trong đó Hoặc có thể lọc theo từ khóa Để cấu hình hiển thị bài viết chúng ta click chọn nút
Parameters Sau khi click chúng sẽ nhận được giao diện cấu hình hiển thị bài viết
- Thêm mới 1 bài viết: Chúng ta click vào nút chức năng New trong giao diện quản trị bài viết