1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lược sử Thiên văn học

25 392 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 1 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA VẬT LÝ ********** LỚP LÝ IV NINH THUẬN – ĐỒNG NAI  Th.S Nguyễn Thị Thếp  1. Ung Quốc Tuấn 2. Sử Mai Trang 3. Đào Huy Nhật Vũ 4. Nguyễn Trần Thúy Trâm 5. Lâm Ngọc Như Trang 6. Nguyễn Huỳnh Thanh Thủy LƯỢC SỬ THIÊN VĂN HỌC TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VẬT LÝ TP. HCM, tháng 5 năm 2010. ĐỀ TÀI: HISTORY OF ASTRONOMY Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 2 0. Mở đầu Thiên văn học được coi là một trong những môn khoa học ra đời sớm nhất của nhân loại, ra đời cùng với những môn khoa học đầu tiên như toán học, triết học …. Thiên văn học từng bị coi là một ngành học thiếu thực tế và ít thể hiện được những đóng góp trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên trên thực tế, thiên văn ra đời rất sớm tại các nền văn minh cổ đại như Babylon, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp … đã sớm thể hiện vai trò của mình trong việc dự đoán và giải thích các hiện tượng thiên nhiên cơ bản, đặt ra các cơ sở đầu tiên cho con người về vũ trụ, không gian và thời gian. Và đặc biệt là từ thế kỉ XX đến nay, thiên văn học đã thể hiện được mối liên quan mật thiết của nó với các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý, hoá học, toán học, ….Giờ đây con người đã có thể đặt chân lên vũ trụ, có thể tiên đoán chính xác các hiện tượng thời tiết, các chuyển động của các thiên thể và những ảnh hưởng của chúng tới Trái Đất, chúng ta cũng đã có những hệ thống thông tin liên lạc vững chắc qua những vệ tinh nhân tạo mà ngay lúc này vẫn đang không ngừng chuyển thông tin đến khắp mọi nới trên mặt đất, .v.v…. Tất cả những đóng góp đó đã đưa thiên văn học trở thành ngành khoa học quan trọng được nghiên cứu mũi nhọn tại nhiều nước trên thế giới; và khác với sự lầm tưởng của nhiều người, thiên văn học ngày nay không chỉ là những hiện tượng trên bầu trời, sự xuất hiện và biến mất của các ngôi sao, mà là một ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ vũ trụ trên qui mô từ vi mô đến vĩ mô với cơ sở chính là vật lý học. Lượng thông tin và kiến thức khổng lồ ngày nay loài người đã có được về thiên văn học là kết quả quan sát và nghiên cứu của suốt 6000 năm qua, tính từ những quan sát đầu tiên vào khoảng 4000 năm trước Công Nguyên. Sau đây là những nét cơ bản cùng các sự kiện đáng lưu ý trong lịch sử ra đời và phát triển của thiên văn học mà nhóm chúng em tìm hiểu được từ các nguồn tài liệu và Internet. Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 3 1. Thiên văn học cổ đại Thời cổ đại, thiên văn học ra đời trước tiên với mục đích giải thích các hiện tượng của tự nhiên. Con người cổ đại muốn có một cách giải thích các hiện tượng thường làm họ hoảng sợ như mưa, bão, nhật thực, nguyệt thực, sự thay đổi của bầu trời …. Ban đầu các hiện tượng thường được gán cho các vị thần, các thế lực siêu nhiên. Thần thoại và truyền thuyết chính là ra đời từ đó, các quốc gia có nền văn minh phát triển sớm nhất cũng có thần thoại phát triển mạnh nhất như Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ…, đây cũng chính là cơ sở cho tôn giáo hình thành và phát triển thông qua việc cúng bái các vị thần để cầu xin sự khoẻ mạnh, may mắn. Tuy nhiên những sự giải thích theo thần thoại chỉ có tính tình thế, nó nuôi dưỡng những niềm tin thiếu cơ sở thực tế, và thiên văn học ra đời chính từ mong muốn tìm ra những cơ sở để giải thích cho các hiện tượng thiên nhiên, các qui luật của trời đất, vũ trụ. Những quan sát cổ nhất về thiên văn học mà con người được biết ngày nay là những quan sát từ 4000 năm trước Công Nguyên (TCN) tại Ai Cập và Trung Mĩ, văn bản cổ nhất ghi chép lại những quan sát thiên văn được tìm thấy là những văn bản tồn tại từ những năm 3000 TCN tại Trung Mĩ, Ai Cập và Trung Quốc. Người tiền sử ở Siberia đã tưởng tượng ra hình một con gấu với cái đuôi dài khi quan sát những ngôi sao sáng trong chòm sao Đại Hùng ngày nay. Chòm sao này hình con gấu. Những dấu chấm khắc dưới hình con ngựa trong hang động Lascaux ở Pháp có niên đại khoảng 15000 năm TCN thể hiện những pha của Mặt Trăng. Một trong những kiến trúc cổ nhất liên quan đến thiên văn học ở châu Âu là Newgrange ở gần thủ đô Dublin của Ai len. Công trình khổng lồ bằng đá với niên đại khoảng 3.200 năm TCN này có một hành lang hẹp dẫn vào một căn phòng. Vài ngày cận ngày đông chí, ánh sáng Mặt Trời mọc sẽ chiếu xuyên qua hành lang đó vào tận căn phòng. Quan niệm của người Ai Cập về vũ trụ gắn liền với đa thần giáo. Họ quan niệm trung tâm của thế giới là thần Geb, vị thần tượng trưng cho Trái Đất, người chị đồng thời là vợ của Geb Hình con ngựa trong hang động Lascaux ở Pháp có niên đại khoảng 15.000 năm TCN thể hiện những pha của Mặt Trăng. Các v thu tri vi nhng vì sao bao bt. Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 4 (thần Nut chính là bầu trời). Nut sinh ra thần Ra (thần Mặt Trời và các vì sao), còn Ra sinh ra Thoth (thần Mặt Trăng). Năm 2697 TCN, người Trung Quốc đã có những quan sát và ghi chép đầu tiên về nhật thực. Vào khoảng những năm 2000 TCN, đã xuất hiện những cuốn lịch đầu tiên về chu kì của Mặt Trời và Mặt Trăng (sun – lunar calendar) và các nhà thiên văn cổ đã vẽ được những chòm sao đầu tiên. Văn bản cổ nhất ghi chép lại những quan sát thiên văn được tìm thấy là những văn bản tồn tại từ những năm 3000 TCN tại Trung Mĩ, Ai Cập và Trung Quốc. Stonehenge, đài thiên văn cổ ở Anh được xây dựng vào khoảng năm 1900 đến 1600 năm TCN với 30 cột đá đồ sộ chôn sâu xuống đất và cao hơn mặt đất khoảng 5,5 m; rộng 2 m; nặng khoảng 26 tấn tạo thành một vòng đường kính 29,5 m. Phía trong vòng cột có có 5 "cổng" được tạo bởi một phiến đá xếp chồng lên hai phiến khác; nhóm "cổng" này được xếp theo hình móng ngựa bao quanh trụ đá trung tâm. Phiến đá lớn nhất gọi là "Cột Đá Gót" (Heel Stone) nặng tới 35 tấn được dựng ở cuối một đường hành lang ở hướng Đông Bắc của ngôi đền. Vào ngày hạ chí, khi Mặt Trời mọc ở hướng Đông Bắc gần điểm chính Bắc nhất thì nó mọc lên ở đúng đỉnh Cột Đá Gót. Ngoài ra, có nhà nghiên cứu còn cho rằng các cột đá khác còn có thể được dùng để xác định thiên thực. Khoảng thế kỉ thứ V TCN, thiên văn học bắt đầu được nhiều nhà triết học và toán học quan tâm đến khi họ bắt đầu sử dụng các tư duy toán học đầu tiên của mình để giải thích thiên văn. Thế kỉ thứ VI TCN, Pythagor và Thales là những người đầu tiên nêu lên ý tưởng rằng Trái Đất có dạng cầu. Thales cũng đã tính được chính xác chu kì thời tiết là 365 ngày, dự đoán tương đối chính xác chu kì nhật - nguyệt thực. Theo quan niệm của Thales thì mọi thứ trong tự nhiên đều sinh ra từ nước và sẽ quay trở lại với nước. Ông chứng tỏ rằng các ngôi sao phát sáng nhờ ánh sáng của mình, trong khi Mặt Trăng được chiếu sáng nhờ ánh sáng Mặt Trời. Stonehenge, . Thales Pythagor Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 5 Anaximander. Học trò của Thales là Anaximander (khoảng 611 TCN – khoảng 546 TCN) đã đưa ra một mô hình vũ trụ theo thuyết địa tâm đầu tiên trong lịch sử thiên văn học. Theo đó Trái Đất là trung tâm và bao quanh bởi ba vòng cầu lửa, vòng gần Trái Đất nhất có nhiều lỗ thủng nhỏ chính là những ngôi sao, vòng xa hơn có một lỗ thủng lớn - Mặt Trăng và vòng xa nhất có một lỗ thủng lớn nhất - Mặt Trời. Đó là một bước phát triển quan trọng bởi trước ông, những nghiên cứu thiên văn học chỉ dựa trên quan sát chứ không phải suy luận. Không những thế ông còn tìm cách giải thích nguồn gốc của vũ trụ: cái không giới hạn (Apeiron) là khởi đầu của tồn tại, vũ trụ sinh ra, trưởng thành rồi chết đi và lại sinh ra theo vòng tuần hoàn. Thế kỉ thứ IV TCN, Aristotle đưa ra mô hình vũ trụ trong đó Trái Đất là trung tâm, đây là mô hình địa tâm đầu tiên của nhân loại. Aristotle còn cho rằng mọi vật tạo thành từ 4 yếu tố (element) là đất, không khí, nước và lửa. Nhà vật lý này còn xây dựng nên cả một hệ thống các định luật vật lý mà ngày nay được gọi là vật lý Aristotle. Khoảng năm 280 TCN, 2 nhà thiên văn là Aristarchus và Samos đã đưa ra ý tưởng cho rằng Trái Đất chuyển động tròn quanh Mặt Trời. Năm 130 TCN, Hipparchus khám phá ra hiện tượng tiến động của các điểm xuân phân và thu phân, ông cũng đã đưa ra danh mục sao đầu tiên của nhân loại với sự liệt kê khoảng 1000 ngôi sao sáng. Chính nhờ những ý tưởng đầu tiên này mà các nhà thiên văn cổ đã dần khám phá ra tương đối chính xác chu kì nhật động, chu kì thời tiết và quỹ đạo biểu kiến của các thiên thể trên bầu trời. Đó chính là những cơ sở bước đầu cho sự ra đời của mô hình địa tâm Ptolemy sau này. Năm 140 sau Công Nguyên (SCN), Claudius Ptolemy - một nhà toán học lớn của Hi Lạp cổ - cho ra đời tác phẩm Mathematike Syntaxis (sau này dịch ra là Almagest) trong đó có danh mục của 48 chòm sao đầu tiên trong thiên văn học, sự mô tả chuyển động của Mặt Trời, Mặt Aristotle Mô hình nht tâm ca Aristarchus và Samos. Hipparchus Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 6 Trăng và các hành tinh trên thiên cầu. Mô hình của Ptolemy sau này được gọi là mô hình địa tâm Ptolemy. Mô hình này cho biết Trái đất nằm ở trung tâm vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh và các ngôi sao chuyển động trên những mặt cầu quanh Trái Đất. Mô hình này sau này lộ rõ nhiều điểm bất hợp lí nhưng nó vẫn được duy trì dưới sự bảo vệ rất vững chắc của tôn giáo do nó củng cố niềm tin của con người vào sự sáng tạo của Thượng Đế. Claudius Ptolemy a tâm ca Plolemy Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 7 2. Thiên văn học trung đại Thiên văn học trung đại được tính từ thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 12 sau Công Nguyên. Đây là thời kì nhận thức và tư tưởng của con người về vũ trụ phần nhiều là không có mấy tiến bộ do phải núp dưới cái bóng của mô hình địa tâm Ptolemy được bảo vệ bởi nhà thờ tôn giáo. Từ đầu thế kỉ thứ IX đến thế kỉ thứ XI là thời kì phát triển khá mạnh của thiên văn học tại các nền văn minh A rập và Ba Tư. Các nhà thiên văn của các nền văn minh này đã đưa ra được danh mục sao tương đối đầy đủ, mô tả khá chính xác chuyển động biểu kiến của Mặt Trăng và các hành tinh. Năm 813, một nhà thiên văn là Al Mamon lập ra trường họ thiên văn Bagdad, tác phẩm Mathematike Syntaxis của Ptolemy được dịch ra tiếng Arập là Al – Majisti, sau này tiếng Latin gọi nó là Almagest. Năm 903, Al Sufi lập ra danh mục sao của mình đầy đủ hơn Ptolemy cùng với hình vẽ mô tả vị trí các ngôi sao và chòm sao. Năm 1054, các nhà thiên văn cổ Trung Quốc quan sát được hiện tượng xuất hiện một sao siêu mới (super nova) trong chòm sao Taurus (ngày nay sao siêu mới này được biết đến chính là tinh vân con cua). Mt trang trong tác phm Almagest. Bn  các chòm sao Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 8 3- Thiên văn học cận đại Thiên văn học thời kì cận đại đánh dấu những bước tiến quan trọng nhất trong nhận thức của con người về Trái Đất và Hệ Mặt Trời. Năm 1543, một nhà thiên văn học người Ba Lan là Nicolais Copernics cho xuất bản tác phẩm “Về sự quay của thiên cầu”, trong đó ông mô tả lại toàn bộ cấu tạo của Hệ Mặt Trời hoàn toàn khác với mô hình trước đây của Ptolemy. Trong mô hình của Copernics, Mặt Trời nằm ở trung tâm vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời trên các quĩ đạo tròn theo thứ tự từ trong ra ngoài là Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc và Sao Thổ; ngoài ra Trái Dất còn tự quay quanh trục của nó sinh ra ngày và đêm, còn Mặt Trăng là một vệ tinh chuyển động tròn quanh Trái Đất. Năm 1543 cũng là năm cuối cùng của Copernics, mô hình của ông sau này được gọi là mô hình nhật tâm Copernics. Về cơ bản, mô hình hệ nhật tâm Copernics mô tả tương đối đúng về cấu trúc hệ Mặt Trời và giải thích được hiện tượng nhật động và chuyển động của các thiên thể trên thiên cầu. H nht tâm Copernics Nicolais Copernics Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 9 Năm 1572, Tycho Brahe phát hiện và quan sát sự xuất hiện của một sao siêu mới trong chòm sao Cassiopeia. Năm 1576, Brahe thành lập đài thiên văn Uraniborg. Năm 1600, Jordano Bruno bị thiêu sống vì đứng ra bảo vệ mô hình nhật tâm Copernics. Mô hình nhật tâm sau khi ra đời vẫn bị phản đối dữ dội từ phía nhà thờ do nó đối lập lại với mô hình Ptolemy đã đứng vững hơn 1000 năm, hơn thế nữa nó lại “chống lại sự sắp đặt của Chúa trời”. Bruno là người đầu tiên dũng cảm bảo vệ đến cùng mô hình nhật tâm. Ông còn cho rằng: “Vũ trụ là vô tận và đồng nhất, không có chỗ nào đặc biệt hơn chỗ nào, vì vậy Mặt trời không phải là tâm của vũ trụ. Các sao đều có bản chất giống như Mặt trời. Trong vũ trụ có vô số Trái đất và vô số hệ Nhật tâm giống như hệ của chúng ta”. Những tư tưởng này của Bruno làm nhà thờ thiên chúa nổi giận và Bruno bị đưa lên giàn thiêu vào năm 1600. Năm 1603, Johanne Kepler xác lập danh mục sao của mình, hoàn chỉnh hơn các danh mục đã có và tìm ra năm 1604 ông quan sát và phát hiện một sao siêu mới trong chòm sao Ophiuchus. Năm 1608, Lippershey, một thợ kính người Hà Lan khám phá ra cách ghép 2 thấu kính với nhau để tăng độ phóng đại, chiếc kính thiên văn đầu tiên ra đời. Năm 1609, áp dụng công trình của Lippershey, Galileo Galilei đã trở thành người đầu tiên sử dụng kính thiên văn để quan sát bầu trời. Các quan sát của Galilei bằng chiếc kính có độ phóng đại 30 lần đã giúp ông tìm ra 4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc (ngày nay gọi là 4 vệ tinh Tycho Brahe Copernics  Johanne Kepler Jordano Bruno Lippershey Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 10 Galilei – Galilean Satellites), các lỗ thiên thạch trên Mặt Trăng và sự tồn tại của dải Ngân Hà với rất rất nhiều sao. Galileo đã hướng ống kính của mình lên bầu trời đêm và đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra vô số vết rỗ trên Mặt Trăng, Sao Kim có dạng lưỡi liềm tựa như một mặt trăng bé xíu và Sao Thổ tựa như một chiếc tách có 2 quai! Ông đã chứng minh Sao Mộc có 4 vệ tinh bao quanh và Mặt trời cũng có chuyển động tự quay qua nghiên cứu các đốm đen Mặt Trời. Điều này là bằng chứng củng cố cho Thuyết Nhật tâm của Nicolai Copernics . Cũng trong năm 1609, Kepler tìm ra 2 định luật đầu tiên của mình về quĩ đạo và vận tốc chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời. Năm 1619, Kepler khám phá ra định luật cuối cùng (định luật 3 Kepler) về chuyển động hành tinh, trong đó liên hệ bán trục lớn quĩ đạo với chu kì quĩ đạo của hành tinh. Ba định luật nổi tiếng mang tên ông đã được trình bày trong các tác phẩm Astronomia Nova (Thiên văn học mới, xuất bản năm 1609) và Hamonices Mundi (Sự hài hoà của thế giới, xuất bản năm 1619). Những công trình của ông không những mô tả chuyển động của các hành tinh mà còn đề cập đến nguyên nhân của những chuyển động ấy. Theo mô hình của Kepler, động cơ tiên khởi của chuyển động của các hành tinh là Mặt Trời, nó quay và nhờ "trường lực" của mình khiến cho các hành tinh khác quay theo. Mặt khác các hành tinh còn hút lẫn nhau, lực hút này giống như từ tính và càng gần nhau thì cường độ càng lớn. Ông cũng đưa ra giả thuyết về nguyên nhân của thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Thiên văn học giờ đây đã chuyển từ những mô hình thuần tuý toán học sang bản chất vật lý mà sau đó Newton đã làm cho hai môn khoa học này gắn bó chặt chẽ với nhau. Với những đóng góp đó, Kepler được coi là một trong những người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại. Mô hình Mt tri ca Kepler a Lippershey nh lut 3 Kepler [...]... Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 24 Mục lục 0 Mở đầu 1 1 Thiên văn học cổ đại 3 2 Thiên văn học trung đại 7 3- Thiên văn học cận đại 8 4- Thiên văn học hiện đại 13 5- Thiên văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay 17 Kết luận sư phạm 24 Mục lục 25 Tiểu luận môn Lịch sử Vật... khúc xạ rất nhiều Cấu tạo kính Thiên văn do Newton chế tạo Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 12 4- Thiên văn học hiện đại Thiên văn học hiện đại được đánh dấu bằng sự ra đời của cơ học cổ điển (hay còn gọi là cơ học Newton – Newtonian mechanics) qua việc Newton (1642 – 1727) đưa ra 3 định luật cơ bản của động lực học và định luật vạn vật hấp dẫn Cơ học cổ điển với nền tảng là các... trụ, ứng dụng các công nghệ hàng không để nghiên cứu các thiên thể trong Hệ Mặt Trời Thiên văn học từng là một trong những môn khoa học ra đời sớm nhất, cũng là môn khoa học ít nhận được sự đánh giá đúng mức nhất Nhưng giờ đây, hơn lúc nào hết, thiên văn học Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 22 đang là một trong những môn khoa học vươn xa nhất và đóng góp những thành tựu không thể thay... vân khí gồm những vạch phát xạ riêng biệt Năm 1890, Đài thiên văn Havard đã xuất bản danh mục phổ sao gồm 10.350 sao đến cấp 8, bản danh mục này sau đó thường xuyên được bổ sung Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 16 5- Thiên văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay Thiên văn học hiện đại có một bước ngoặc hết sức quan trọng cùng với vật lý học vào ngay vài năm đầu tiên của thế kỉ XX Đầu thế kỉ... người thậm chí có thể biết đến những nền văn minh khác ở bên ngoài, những sinh vật giống như con người trên Trái Đất, nắm bắt được những kiến thức về vũ trụ Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 23 Kết luận sư phạm Nghiên cứu lịch sử thiên văn học giúp cho sinh viên hiểu rõ và sâu hơn quy luật cơ bản của sự phát triển vật lí học: “Sự phát triển vật lí học do nhu cầu thực tiễn quyết định”... Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 11 sáng trắng đi qua lăng kính sẽ bị tách thành các màu như cầu vồng Các vạch màu này gọi là quang phổ Ông lý giải hiện tượng này là do chiết suất của thủy tinh đối với từng màu là khác nhau Năm 1668, Newton chế tạo ra chiếc kính thiên văn phản xạ đầu tiên Khác với kính thiên văn khúc xạ như của Galilei, kính thiên văn phản xạ sử dụng gương cầu lõm... nhu cầu thực tiễn quyết định” Sinh viên sẽ có cách nhìn nhận đúng đắn và tổng quá hơn về lịch sử hình thành và phát triển của thiên văn học Đồng thời giúp sinh viên tích lũy và bổ sung được nhiều kiến thức mới về vật lí nói chung và thiên văn học nói riêng Để có được một thành tựu thiên văn học thì các nhà khoa học như Galileé, Bruno,… đã phải thực hiện rất nhiều quá trình nghiên cứu, cũng như trải qua... môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 18 Năm 1929, Hubble phát hiện ra hiện tượng tất cả các thiên hà ở rất xa có vạch quang phổ dịch mạnh về phía đỏ, áp dụng hiệu ứng Doppler cho hiện tượng này, Hubble kết luận rằng tất cả các thiên hà đều đang rời xa nhau theo mọi hướng, và như vậy là vũ trụ đang giãn nở Sự rời xa của các thiên hà được biểu diễn qua định luật Hubble Năm 1930, nhà thiên văn nghiệp... một trong những ứng dụng vĩ đại của thiên văn học, mà còn là một “bằng chứng sống” chứng minh cho ước mơ “trở thành chủ nhân vũ trụ” của loài người Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Vật Lý Thiên Văn: Tác giả Nguyễn Đình Noãn, Phan Văn Đồng, Nguyễn Đình Thuần, Nguyễn Quỳnh Lan 2 Giáo trình Lịch Sử Vật Lý: Tác giả Th.S Nguyễn Thị Thếp ĐHSP TP.HCM 3 Giáo trình Thiên Văn Học Đại Cương: Tác giả Th.S Trần Quốc... là danh mục tinh vân Messier (ngày nay nhiều tinh vân trong số đó được biết đến là các thiên hà hoặc cụm thiên hà, tuy nhiên danh mục Messier ngày nay vẫn còn được sử dụng) Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 14 Danh mục 103 tinh vân Messier, từ M1 đến M103 Cũng trong năm 1781, Herschel tìm ra Sao Thiên Vương ) mà thoạt đầu ông nghĩ đó là sao chổi rồi 2 vệ tinh của nó là Titania và Oberon, . Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 13 4- Thiên văn học hiện đại Thiên văn học hiện đại được đánh dấu bằng sự ra đời của cơ học cổ điển (hay còn gọi là cơ học Newton – Newtonian. trong lịch sử ra đời và phát triển của thiên văn học mà nhóm chúng em tìm hiểu được từ các nguồn tài liệu và Internet. Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 3 1. Thiên văn học cổ. Claudius Ptolemy a tâm ca Plolemy Tiểu luận môn Lịch sử Vật lý: Lược sử Thiên văn học 7 2. Thiên văn học trung đại Thiên văn học trung đại được tính từ thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 12

Ngày đăng: 27/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w