1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TỔNG QUAN VỀ LAN HỒ ĐIỆP

10 1,2K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 30,01 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ LAN HỒ ĐIỆP I. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn, đẹp, bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong phú, không thua kém giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ. GiốngPhalaenopsis có khoảng 70 loài trong đó có 44 chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya đến châu Á có hơn 20 loài lan ưa nóngcó ở các nước Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philippine, đông ẤnĐộ, (Nguyễn Công Nghiệp, 2004). Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum amabilis vào năm 1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl và tên đó được dùng cho đến ngày nay. Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200- 400 m (William và kramer, 1983) nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20 0 – 30 0 C, trong đó khí hậu lý tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22 0 C – 27 0 C Việt Nam có khoảng 5- 6 giống nguyên chủng, gồm Phalaenopsisi gibbosa Sweet, phalaenopsis manniiRchob.f, Phalaenopsis braceana(Hook.f) christenson, phalaenopsis fuscataRchob.f, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f.). Hầu hết có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ, hương thơm độc đáo. II. PHÂN LOẠI Ngành: Magnoliophyta (thực vật hạt kín) Lớp: Monocotyledoneae (lớp một lá mầm liliopsida) Bộ: Orchidaceae Họ: Orchidaceae Giống: Phalaenopsis Loài: Phalaenops is spp Tên khoa học: Phalaenopsis wedding promenade III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 1. Cơ quan sinh dưỡng a. Rễ Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút rõ ràng. Hệ rễ của lan Hồ Điệp thường có dạng hình tròn, to, mập, có nhánh hoặc không phân nhánh. Rễ thường có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối. Rễ của lan Hồ Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi cho việc hút O 2 và nước. Có những nghiên cứu cho thấy rễ lan Hồ Điệp cũng như phong lan có khả năng quang hợp. Rễ của lan Hồ Điệp cũng như một số loài lan khác có nấm cộng sinh. Do hạt của hoa lan nói chung đều không có nội nhũ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi nảy mầm, trong điều kiện nảy mần tự nhiên, cần dựa vào các nấm cộng sinh để hút chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm này sống cộng sinh tại rễ của cây lan để hỗ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan còn được gọi là rễ nấm. Nên việc tưới và bón phân cho cây lan Hồ Điệp cần cẩn thận chính là vì trên rễ cây có nấm cộng sinh. b. Thân Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề có giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp, thân chính của nó trong môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hướng cao hơn theo phương thẳng đứng còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau. Theo sự sinh trưởng của cây, các lá già ở dưới gốc dần dần già héo và rụng đi, đến khi có chồi nách mọc ra, nhưng thường không mọc dài ra được. Vì cây lan thường rất khó ra chồi nhánh nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống. Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng, còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây. c. Lá Lá của lan Hồ Điệp to dày, đầy dặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân cây. Số lá trên thân cây thường không nhiều, thông thường 1 cây lan trưởng thành có từ 4 lá trở lên. Trong nách lá có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là chồi sơ cấp, bên dưới là chồi dinh dưỡng sơ cấp. Các chồi sơ cấp này sinh trưởng đến một mức độ nào đó thì bắt đầu đi vào giai đoạn ngủ nghỉ. Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt trên lá và mặt dưới lá màu đỏ, mặt trên lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt được màu sắc hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ. Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thường bề mặt trên của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dưới của lá mới có khí khổng. Lan Hồ Điệp là loại thực vật CAM, giống như các thực vật CAM khác nên khí khổng mở ra vào ban đêm để thu nhận CO 2 để tạo ra chất dự trữ trong cơ thể, vào ban ngày CO 2 được sử dụng cho quá trình quang hợp. Ưu điểm của loại thực vật này là khí khổng không mở vào ban ngày nên cây không bị mất nước do quá trình thoát hơi nước. Điều kiện này đối với cây không được cung cấp nước thường xuyên là rất có lợi. Khi cây có đủ nước thì khí khổng cũng mở ra vào ban ngày để hút khí CO 2 tiến hành quang hợp bình thường. Nếu gặp phải điều kiện khô hạn nghiêm trọng thì khí khổng sẽ đóng lại, quá trình quang hợp diễn ra chỉ vửa đủ cho lượng CO 2 tạo ra trong quá trình hô hấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cây lan Hồ Điệp mặc dù không có giả hành nhưng lại có khả năng chịu hạn tốt. 2. Cơ quan sinh sản a. Hoa Cành hoa của lan Hồ Điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm theo thứ tự từ trên xuống thì cành hoa bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4. Các cành hoa có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Hoa lan to thường ít phân nhánh còn lan hoa nhỏ phân nhánh rất rõ thậm chí một số giống hoa lan nhỏ có thể nở đến 200 bông hoa. Cành hoa khi chưa phân hóa các đốt hoa thường ở dạng tiền chồi nách hoặc tiền chồi hoa, ở nhiệt độ dưới 15 0 C và bị bấm ngọn có nảy thành chồi hoa, nhưng nếu nhiệt độ cao quá 28 0 C thì chỉ có thể nảy thành chồi nách. Đa số các giống hoa đơn cây chỉ ra một cành hoa, cò một số giống khác hoặc trong điều kiện tốt cho chồi hoa phân hóa có thể mọc ra 2 hoặc 3 cành hoa. Nói chung, hoa lan Hồ Điệp đơn cây nếu phân hóa số cành hoa càng nhiều hoặc cành nhánh càng nhiều thì hoa nhỏ do bị hạn chế dinh dưỡng. Để trồng được lan có bông hoa to đẹp, cần phải khống chế số bông trên một cành, hoặc cắt bớt đi một số cành nhánh. Để đánh giá và thưởng thức hoa, người ta thường dùng 2 khái niệm “hoa đều đặn” hoặc “cực kỳ đều đặn”. Hoa đều đặn là chỉ cánh hoa đều to rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở rất nhỏ, cánh môi trải xuống tạo dáng hình elíp, tất cả bông hoa tạo nên dáng hình tròn, còn loại “cực kỳ đều đặn” là chỉ hoa có hình dáng rất tròn, cánh hoa chồng khít lên nhau, không có khe hở hoặc khe hở khá lớn là “hoa không đều đặn”. b. Quả và hạt Hoa lan Hồ Điệp chỉ tạo quả qua thụ phấn nhân tạo hoặc thụ phấn nhờ côn trùng. Vỏ quả có hình que, phát triển chậm thường qua 4 tháng mới chín và tách vỏ. Số lượng hạt trong một quả khác nhau do sự khác nhau về bố mẹ đem thụ phấn. Những hạt của chúng thường rất nhỏ, có dạng bột, không có phôi nhũ, trong điều kiện tự nhiên rất khó tự nảy mầm thành cây con, thường phải gieo hạt trong môi trường vô trùng thích hợp mới có thể thu được cây con. IV. YÊU CẦU VỀ HỆ SINH THÁI. Là loại lan phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới, Hồ Điệp thích nghi với điều kiện nóng ẩm. 1. Nhiệt độ Lan Hồ Điệp thích nghi nhiệt độ dao động từ 27 0 C đến 29 0 C (Lopez vàRunkle, 2005). Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn lan Hồ Điệp có thể chịu được nhiệt độ từ 32 0 C đến 35 0 C (Lopez và Runkle, 2005). Để bắt đầu phát triển, lanHồ Điệp phải có một thời kỳ nhiệt độ vừa phải dưới 26 0 C trong 3-5 tuần (Texas A& M Cục trồng trọt, 2007). Sau khi cụm hoa phát triển cho đến nở nụ đầu tiên phụthuộc vào nhiệt độ trung bình hàng ngày, từ 14 0 C đến 26 0 C Lopez và Runkle, 2005). Vì vậy, nếu nhiệt độ thấp được tăng lên đến 26 0 C, các hoa bắt đầu nở sớm hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao sẽ ức chế sự ra hoa rõ ràng sự phát triển và nở hoa của lan Hồ Điệp phụ thuộc nhiều vào khoảng nhiệt độ nhất định nhưng nó cũng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng 2. Ánh sáng Cường độ ánh sáng vừa phải và thoáng mát là lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển. Tuy nhiên, nếu để trong bóng tối dài, lan Hồ Điệp sẽ bắt đầu mất màu lá(Wang, 2005). Để có hoa lan Hồ Điệp đẹp, sặc sở, khitrồng thương mại giai đoạnđầu có thể để trong bóng tối sau đó chuyển chúng raánh sáng(Wang, 2005). Nói chung, lan Hồ Điệp nhạy cảm với cường độ ánh sáng cao. Vì vậy, trong quá trình sản xuất không nên để lan tiếp xúc với cường độ ánh sángvà nhiệt độ cao. Bóng mát là điều kiện cần thiết nên trồng lan Hồ Điệp trong nhà có máiche (TAMU Cục trồng trọt, 2007). 3. Ẩm độ Ẩm độ rất cần thiết trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp (TAMUCục trồng trọt, 2007). Lan Hồ Điệp phát triển tốt trongkhoảng ẩmđộ 50-85% (Philippines D của A, 1999). 4 Gió Đối với Hồ Điệp, sự thông gió tối cần thiết. Độ thông gió càng nhiều cây càng ít bệnh. Tốc độ gió khoảng 10- 15 km/ giờ là tốt nhất (Jabu Reza, 2004). 5. Dinh dưỡng Hồ Điệp cần được cung cấp dinh dưỡng quanh năm vì bản thân cây Hồ Điệp không dự trữ được chất dinh dưỡng. Lan Hồ Điệp vừa chịu được khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu được khí hậu mát nên Việt Nam được xem là địa điểm lý tưởng để nuôi trồng Hồ Điệp. Khi gặp điều kiện thuận lợi và chăm sóc tốt cây sẽ có hoa quanh năm (Jabu Reza, 2004). V. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LAN HỒ ĐIỆP 1. Trên thế giới. Hầu hết các cây Hồ điệp thương mại được tạo ra từ hạt và là dị hợp tử. Tuy nhiên, khi nhân giống bằng hạt, cây con thu được sẽ không đồng nhất về mặt di truyền, nhất là sự phân ly tính trạng màu sắc hoa. Đã có nhiều phương pháp vi nhân giống lan hồ điệp như nuôi cấy cuống hoa với chồi nách, mô phân sinh, đỉnh chồi của chồi cuống hoa, đốt cuống hoa, đoạn cắt lá và chóp rễ. Tuy nhiên các phương pháp này chưa ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thương mại vì chúng khác nhau về tỷ lệ sống sót, sự hình thành thể giống protocorm (PLB) và khả năng tái sinh cây con. Năm 1949, ông Rotor là người đầu tiên nhân giống lan Hồ Điệp bằng cách sử dụng cành phát hoa. Và được coi là phương pháp chính để nhân giống vô tính lan hồ điệp. Phương pháp này vẫn tồn tại một tỷ lệ cao các chồi duy trì trạng thái ngủ hoặc có thể phát triển thành cuống hoa hay chồi sinh dưỡng. Tanaka và CS (1976) đã sử dụng đỉnh rễ của cây lai phalaenopsis tạo protocorm. Ông là người đầu tiên nghiên cứu tập trung trên việc tối ưu hóa quy trình tạo chồi dinh dưỡng và nuôi lá ở nhiều yếu tố như protocorm, ánh sáng, nhiệt độ. Tuy nhiên, hiệu suất vẫn chưa cao đồng thời không ứng dụng được trên nhiều giống. Các thí nghiệm của Tanaka và Sakanishi (1977) cho thấy chồi ở các phần phía trên có xu thế duy trì trạng thái ngủ bất chấp ảnh hưởng của nhiệt độ. Các chồi nẩy mầm đặt ở 20 0 C hoặc 25 0 C sẽ tăng trưởng sinh sản (trừ một số chồi ở phần gốc) và ở 28 0 C các chồi đều tăng trưởng sinh dưỡng. Chồi nuôi cấy đang ở trạng thái ngủ sẽ được kích thích nẩy mầm nếu bổ sung BA vào môi trường. Năm 1991, Sajise và Sagawa đã đưa ra báo cáo đầu tiên về sự hình thành mô sẹo tạo phôi (embryogenic) và Tokuhara và Mii (2000) đã thực hiện cảm ứng thành công mô sẹo tạo phôi từ các mẫu cấy đỉnh chồi trên cuống hoa lan hồ điệp trên môi trường NDM (New Dogashima Medium) và cấy chuyền thành công mô sẹo sang dạng huyền phù trong môi trường NDM lỏng. Young, Murthy và Yoeup (2000) đã thành công trong việc sử dụng bioreactor để nuôi cấy PLB từ các đoạn cắt lá, sau 8 tuần nuôi cấy, họ đã thu được khoảng 18.000 PLB từ khoảng 1.000 PLB ban đầu trong 2 lít môi trường Hyponex. Các PLB này được chuyển sang môi trường Hyponex rắn để tạo cây con. Năm 2002, Park So Young và cs, khảo sát tối ưu hóa quá trình tạo protocorm từ lá, đưa ra quá trình hoàn chỉnh và kiểm chứng trên nhiều giống lan Hồ Điệp khác nhau. Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ protocorm chỉ cần sử dụng các môi trường khoáng có bổ sung nước dừa, khoai tây…mà không sử dụng bất kỳchất điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985) và Tanaka (1987) đã sử dụng môi trường Knudson C cải tiến, còn Haas-von Schmude (1983,1985) sử dụng môi trường MS trong việc tái sinh cây con từ protocorm. Griesbach (1983)sử dụng môi trường Murashige và Skoog cho việc tái sinh cây con từ protocormtrong khi Lin (1986) sử dụng môi trường Knudson C cải tiến có bổ sung BA (1mg/l) để chuyển protocorm thành cây con. Hiện đã có hơn 200 công trình quốc tế thực hiện trên lan Hồ Điệp ở rất nhiều nội dung khác nhau từ sinh lý, sinh hóa, sinh học phân tử. Phần lớn các công trình nghiên cứu có nguồn gốc từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, vốn là những quốc gia gắn liền với xuất xứ lan Hồ Điệp (Hsu, 2006) Những hướng nghiên cứu được quan tâm hơn trong thời gian gần đây là xây dựng các qui trình chuyển gen, thiết kế các hệ thống nhân giống có qui mô lớn. Các nghiên cứu về chuyển gen cho phép đưa các tính trạng đặc biệt vào lan Hồ Điệp như khả năng tổng hợp sRNA kháng virus gây cháy lá, khả năng tổng hợp chất cay trong mù tạt để kháng bệnh (theo Rimaldi Sjahril, 2006). Có thể trong tương lai, thế hệ lan Hồ Điệp mang gen kháng acetylene có hoa lâu tàn sẽ được sản xuất và bán rộng rãi trên thị trường (theo Chai và Senthil, 2002). Tuy vậy, lan Hồ Điệp cũng như các cây trong họ hoa lan thường khó chuyển gen hơn các loại cây trồng khác do có đặc điểm: phát triển rất chậm, khó thao tác trong nuôi cấy mô, chưa có quy trình tái sinh từ các dòng tế bào đã biệt hóa, ít nhạy cảm với các loại kháng sinh chọn lọc, tiết ra môi trường một lượng lớn các hợp chất phenol gây độc cho tế bào, cấu trúc đa tế bào của vùng mô phân sinh làm cây chuyển gen dễ bị khảm. 2. Ở Việt Nam Bước đầu tìm hiểu về sự nuôi cấy in vitro lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp),Võ Thị Bạch Mai 1996 và Lê Văn Hướng cho rằng dưới tác động của auxin vàcytokinin được bổ sung riêng lẻ hay kết hợp vào môi trường MS cải tiến. Khi có bổ sung 5 ppm BA và 1ppm 2,4 D, mô cấy được kích thích tạo ra tiền củ. Trong môi trường MS bổ sung 2 ppm BA, mô cấy sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh. Khi “nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồng lan Phalaenopsis “ Nguyễn Quang Thạch và cs (2003), đã sử dụng vật liệu nuôi cấy mô khởi đầu bằng lá non, mắt ngủ trên phát hoa và đỉnh phát hoa. Liêu Hồng Phú 2005 nghiên cứu tạo phôi và hạt nhân tạo lan Hồ Điệp được thực hiện tại Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các chất kích thích tố sinh trưởng và các loại môi trường đến khả năng tạo mô sẹo, phát sinh phôi, tái sinh chồi và tạo hạt nhân tạo lan Hồ Điệp. Theo Trần Thị Dung, Trịnh Pari và Liêu Hồng Phú (2005) Khi nuôi cấy phát sinh mô sẹo từ protocorm trên môi trường VW (Vacin &Went) có bổ sung 0,01 mg/ l BA + 200 mg/ l nước dừa + 40 g/ l đường cho khả năng tạo mô sẹo cao nhất. Đối với việc tạo phôi, môi trường thích hợp nhất là VW có bổ sung 2mg/ lTDZ sau đó cấy chuyền sang môi trường ½ VW. Môi trường tốt nhất cho việc tái sinh lan Hồ Điệp từ phôi là môi trường VW + 30 g/ l khoai tây + 1g / l than hoạt tính. Theo Cung Hoàng Phi Phượng và cs (2007) sử dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và không khí cho các mô sẹomột cách chủ động. Cũng nhờ đó hệ số nhân giống cây cao gấp 5-6 lần so với cách nhân giống lan Hồ Điệp bằng phương pháp sinh sản vô tính. Trong môi trường nuôi cấy ngập chìm tạm thời, các mô phát triển nhanh và nhân chồi liên tục. Trung bình, từ một mô sẹo sau 2-3 tháng có thể cho 20- 25 chồi con. Các chồi này có lálớn và ra rễ rất nhanh, chồi phát triển thành cây con chỉ sau 2- 3 tháng. Khi đưa ratrồng ở môi trường tự nhiên, 100% cây con được nuôi cấy bằng kỹ thuật nói trênđều sống và phát triển tốt. Theo Dương Tấn Nhựt và cs (2007) sử dụng vật liệu nuôi cấy khởi đầu là protocorm có màu xanh, đường kính từ 1- 1.5 mm cấy chuyền 2-3 tháng 1lần, môi trường MS cơ bản bổ sung 2mg/ l BA, 1mg / l NAA và 20% nước dừa và hệ thống nuôi cấy bioreactor rất thích hợp để nhân nhanh protocorm của lan Hồ Điệp. Monosaccharide (đường mía) không thích hợp cho nuôi cấy phôi vô tínhcây lan Hồ Điệp, đặc biệt D- fructose có tác động rất xấu đến mẫu cấy (gây chết100% mẫu). Các disaccharide thích hợp hơn cho nuôi cấy phát sinh phôi từ mẫu đoạn mắt ngủ là phương pháp nhanh chóng và luân phiên để nhân giống cây trồng. Nhờ cấy mô sẹo. Môi trường nuôi cấy bổ sung 20g / l sucrose sẽ cho hiệu quả phát sinh phôi cao nhất (Dương Tấn Nhựt cà cs, 2007) Theo Trần Thị Kim Liên (2008) khi nghiên cứu khả năng phát sinh chồi từmắt ngủ trên phát hoa lan Hồ Điệp cho thấy: việc nuôi cấy mô từ các chấn thương,sẽ đạt được nhiều cây con Hồ Điệp hơn so với các khúc mắc bình thường chỉ chomột cây con duy nhất. Môi trường thích hợp để phát sinh chồi là môi trường MScó bổ sung 1 mg/ l BA và 2 mg/ l NAA. Hoàng Thị Hiền, 2009. Đề tài nghiên cứu “Xác định nồng độ nước javel cho quá trình khử mẫu phát hoa lan hồ điệp. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BAP, TDZ, NAA đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lan hồ điệp lai (Phalaenopsis sp.) in vitro” được tiến hành tại phòng di truyền và chọn giống - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. CN.Sinh học Đặng Thị Ánh Tuyết, 2009, đề tài nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp nuôi cấy lỏng tĩnh để nhân nhanh giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp)”. Tại Trung tâm Ưng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên Hồ Phan Thiết Toàn, 2011, đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp(Phalae nops is) in vitro.” Tại t phòng thí nghiệm nuôi cấy mô của Khoa - Khoa họcnông nghiệp – CNSH. Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành Quận 4 TP. Hồ ChíMinh. VI. GIÁ TRỊ THƯƠNG MẠI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LAN HỒ ĐIỆP 1. Trên thế giới Hoa lan không chỉ mang vẻ đẹp đài các, sang trọng mà còn ấm áp, gần gũi và chất chứa những giá trị tiềm ẩn, mới lạ,hấp dẫn. Đặc biệt, lan Hồ Điệp được ưa thích về màu sắc, kiểu dáng trang nhãnhưng cũng không kém phần kiêu sa và được mệnh danh là “ nữ hoàng “ của cácloài hoa lan. Chính vì vậy, việc trồng lan Hồ Điệp không chỉ dừng lại ở qui mô gia đình mà đã nhanh chóng được mở rộng và trở thành lãnh vực quan trọng trongnông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ. Trong những năm gần đây, lan Hồ Điệp trở thành lan trồng chậu phổ biến vàđược ưa chuộng nhất. Tổng sản lượng chiếm trên 75% trong các loại lan được trồng trên thế giới (theo Griesbach, 2002). Tại Hà Lan, Hồ Điệp cũng là loại lan được trồng trong chậu phổ biến và có giá trị cao nhất trong ngành trồng hoa. Tại Mỹ, Hồ Điệp là hoa trồng chậu trang trí và quà tặng cao cấp. Lan Hồ Điệp được trồng mọi nơi trên thế giới, hầu hết là ở Đức, Nhật Bản,Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ vv. Lợi nhuận đem về từ việc xuất khẩu cây con hay cây có hoa đều lớn. 2. Ở Việt Nam Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ Điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất hoa lan Hồ Điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thốngkê tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (NguyễnXuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). Nếu được đầu tư khai thác hợp lý mang lại lợi nhuận lớn cho người trồng hoa nói riêng và sự phát triển nông nghiệp nói chung. Năm 2009, quy mô diện tích sản xuất hoa lan Hồ Điệp ở miền Bắc đạt khoảng 4.400 m2, cung cấp cho thị trường khoảng 131.000 cây, đáp ứng được 21% nhu cầu của thị trường. Hiệu quả kinh tế đem lại từ sản xuất lan Hồ Điệp là rất cao. Qua tính toán cho thấy, lãi thu được từ sản xuất lan Hồ Điệp đạt trung bình từ 280 – 540 triệu đồng/1000m2 như mô hình tại Viện Nghiên cứu rau quả. Đặc biệt một số mô hình cho lãi từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/1000m2 như công ty Cửu Long, Trung tâm ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh… Lan Hồ điệp, là một loài lan có độ bền bông cao trong điều kiện thích hợp, cũng là một loài cây rất thích hợp để trồng trong nhà, dễ ra hoa. Hơn nữa, trong vài thập kỉ gần đây nền công nghệ trồng lan phát tiển giúp người trồng đã giảm giá thành đáng kể đối với loại lan này nên giá cả phù hợp với những người mê hoa hay người mới tập trồng, Hồ Điệp rất được ưa chuộng và được trồng ở nhiều nơi. . TỔNG QUAN VỀ LAN HỒ ĐIỆP I. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn, đẹp, bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong phú, không thua kém giống lan. nuôi trồng Hồ Điệp. Khi gặp điều kiện thuận lợi và chăm sóc tốt cây sẽ có hoa quanh năm (Jabu Reza, 2004). V. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LAN HỒ ĐIỆP 1. Trên thế giới. Hầu hết các cây Hồ điệp thương. cây lan để hỗ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan còn được gọi là rễ nấm. Nên việc tưới và bón phân cho cây lan Hồ Điệp cần cẩn thận chính là vì trên rễ cây có nấm cộng sinh. b. Thân Lan Hồ Điệp

Ngày đăng: 25/10/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w