1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 9 Địa lí 9

4 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 35,76 KB

Nội dung

Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 9 Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN Tuần dạy: 5 Ngày dạy: 13/9/2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : • Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta ; vai trò của từng loại rừng. • Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp. • Trình bày được nguồn lợi thuỷ - hải sản ; sự phát triển và phân bố của các ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. • Biết rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất ; song tài nguyên rừng ở nhiều nơi đã bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp ; gần đây diện tích rừng đã tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng. • Biết nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ; song môi trường ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh. • Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng rừng ; khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm. 2. Kĩ năng : • Phân tích biểu đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá. • Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản. • Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản với tài nguyên và môi trường. • KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp, tự nhận thức. 3. Thái độ : • Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước. • Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường. II. TRỌNG TÂM : Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản. III.CHUẨN BỊ : - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ nông – lâm thuỷ sản Việt Nam. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổ n đị nh t ổ ch ứ c và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng : 2.1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Nông nghiệp nước ta đang có những bước phát triển …… theo hướng …… trở thành ngành sản xuất …… lớn. 2.2. loại cây nào có tỉ trọng ngày càng tăng ? a. Cây lương thực. b. Cây công nghiệp. c. Cây ăn quả và cây rau đâu. 2.1. (6 điểm). - Vững chắc, đa dạng, hàng hoá. 2.2. (4 điểm). - b. Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Dù khái niệm “rừng vàng, biển bạc” không còn ý nghĩa như trước kia nhưng lâm nghiệp và ngư nghiệp vẫn là hai trong số nhiều thế mạnh kinh tế của nước ta, có một vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản hiện nay ra sao ? Hoạt động 2: Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ • GD BVMT: Thực trạng rừng nước ta hiện nay ? Nguyên nhân ? Giải pháp ? • Đọc bảng 9.1, cho biết cơ cấu rừng nước ta ? Nhận xét ? Chức năng từng loại rừng ? • Dựa vào chức năng từng loại rừng và hình 9.1, cho biết sự phân bố của các loại rừng ? • Cơ cấu ngành lâm nghiệp ? • Phân tích hình 9.1 ? Việc đầu tư rừng đem lại lợi ích gì ? Hoạt động 3: Làm việc cá nhân • Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản? • Xác định trên hình 9.2 các tỉnh trọng điểm nghề cá và 4 ngư trường trọng điểm ? • GD BVMT: Những khó khăn do thiên nhiên và con người gây ra cho ngành thuỷ sản ? Giải pháp ? • So sánh số liệu trong bảng 9.2 và nhận xét sự phát triển của ngành thuỷ sản ? I. Lâm nghiệp: 1. Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng cạn kiệt, độ che phủ thấp (39,1% - TK 2009). Cần khai thác hợp lí, trồng và bảo vệ rừng. Tổng diện tích rừng gần 11,6 triệu ha, trong đó 6/10 là rừng phòng hộ và đặc dụng, 4/10 là rừng sản xuất. 2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp: Rừng phòng hộ: núi cao, ven biển. Rừng sản xuất: núi thấp trung du. Rừng đặc dụng: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Mô hình nông – lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống. II. Ngành thuỷ sản: 1. Nguồn lợi thuỷ sản: Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. Có 4 ngư trường trọng điểm ; nhiều bãi tôm, mực, cá. Khó khăn trong khai thác, sử dụng nguồn lợi thuỷ sản.  Nghiêm cấm mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường nước. 2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: Sản xuất và nuôi trồng phát triển mạnh. Xuất khẩu tăng vượt bậc. Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : 4.1. Điều kiện tự nhiên cơ bản thuận lợi cho lâm nghiệp: a. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. b. ¾ diện tích là đồi núi. c. Nhà nước hỗ trợ vốn và kĩ thuật. d. Đời sống nhiều vùng núi, nông thôn được cải thiện. 4.2. Khu vực có tiềm năng lớn cho nuôi thuỷ sản nước lợ: a. Ven biển, đảo, quần đảo. b. Rừng ngập mặn, đầm, phá, bãi triều. c. Nhiều sông, suối, ao, hồ. d. Tất cả đều đúng.  Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( b ). 5. Hướng dẫn học sinh tự học : a. Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 37 sách giáo khoa. b. Làm bài tập 1, 2, 3 trang 13, 14 - Tập bản đồ Địa lí 9. c. Chuẩn bị bài 10: “Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm”: - Mang dụng cụ: Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi, bút chì màu. - Ôn lại kiến thức ngành trồng trọt và chăn nuôi. V. RÚT KINH NGHIỆM : Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Nguyễn Phúc Tánh Trang 4 . Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 9 Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN Tuần dạy: 5 Ngày dạy: 13 /9/ 2011 I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : •. giáo viên, bản đồ nông – lâm thuỷ sản Việt Nam. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổ n đị nh t ổ ch ứ c và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của. điểm). - Vững chắc, đa dạng, hàng hoá. 2.2. (4 điểm). - b. Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt

Ngày đăng: 25/10/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w