Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
2,82 MB
Nội dung
- 1 - SỔ TAY GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM & CỐ VẤN HỌC TẬP Họ và tên GVCN/CVHT: Đơn vị: Lớp Chủ nhiệm/CVHT: Năm học: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, GVCN/CVHT cần phải tìm hiểu các văn bản sau: 1. Sổ tay sinh viên 2. Chương trình đào tạo của ngành, khoa 3. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng. 4. Qui chế công tác HS-SV 5. Các mẫu biểu cho cố vấn học tập, bao gồm mẫu đăng ký lý lịch sinh viên (để sinh viên tự điền vào); mẫu ghi chép về các cuộc gặp gỡ sinh viên; giấy ghi nhận xét tư cách của sinh viên. 6. Tài liệu hướng dẫn về học bổng của sinh viên. 7. Tài liệu về các dịch vụ mà trường tổ chức cho sinh viên. 8. Tài liệu hướng nghiệp cho sinh viên. 9. Kế hoạch hoạt động năm học của Khoa 10. Chương trình hoạt động năm học của Đoàn Thanh niên - 2 - I. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG 1. Tên gọi của Trường Khởi đầu, Ban vận động thành lập trường (do ông Lê Công Cơ làm Trưởng ban) xin phép được hoạt động; tại biên bản cuộc họp ngày 15 tháng 8 năm 1992, Ban vận động đề nghị tên trường sẽ hình thành là: Trường Đại học Tư thục miền Trung. Tên gọi ấy được hợp thức hoá ban đầu, đến khi có Qui chế Đại học Tư thục ban hành theo Quyết định số 240/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ, nó được bảo lưu trên cả hai mặt pháp lý và tư cách pháp nhân. Ngày 15 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng sáng lập. Quyết định ấy vẫn giữ nguyên tên gọi: Trường Đại học Tư thục miền Trung. Từ đó đến gần trọn một năm sau, Ông Lê Công Cơ với tư cách Chủ tịch Hội đồng sáng lập đã nhiều lần trao đổi ý kiến và được Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập hội nghị với các trường đại học tư thục trong cả nước để bàn bạc, thống nhất để đặt tên cho các trường. Được nghiên cứu và dự kiến trước, tại hội nghị, Ông Lê Công Cơ đề nghị đổi tên Trường Đại học Tư thục miền Trung thành Trường Đại học Dân lập Duy Tân. Danh từ Duy Tân được nghiên cứu theo quan điểm lịch sử và quan điểm đổi mới. Đó là tên gọi của một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc được dấy lên từ các tỉnh miền Trung vào đầu thế kỷ XX; mặt khác hai từ Duy Tân còn mang nội dung ý nghĩa của sự đổi mới không ngừng. Ngày 13 tháng 10 năm 1994, trong văn bản số 7129/TCCB, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép thành lập trường với tên gọi Trường Đại học Dân lập Duy Tân. Đến ngày 11 tháng 11 năm 1994 tại quyết định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trường với tên gọi đúng như đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bản sắc Duy Tân a. Biểu tượng của trường Khi khởi thảo dự thảo Điều lệ hoạt động của truờng, thường trực Hội đồng sáng lập đã tiếp xúc và trao đổi với hoạ sĩ Bửu Chỉ (Huế) thiết kế biểu tượng của trường. Họa sĩ Bửu Chỉ vui vẻ nhận lời và chỉ 2 tháng sau (khoảng tháng 8 năm 1994), Họa sĩ đã gửi một biểu tượng cho trường với thuyết minh: Biểu tượng của trường là một quyển sách mở ra trong tay người đọc với nét viết liên tục từ thẳng cạnh, vuông góc rồi uốn cong như ngọn sóng dậy lên trong một khuôn vuông trôn ốc. Tất cả để nói lên Duy Tân là Đổi mới bằng con đường tri thức không ngừng được bồi đắp, lắng lọc trong sóng gió, với khát vọng vươn đến tầm cao mới. b. Linh vật của trường Con người miền Trung chân quê, thật thà, chất phát, chịu thương, chịu khó, cần cù, hiếu học. Duy Tân đã và sẽ vươn lên từ những nhỏ bé đời thường, từ gian khó với sự chăm chỉ của người miền Trung trong hình ảnh đẹp của một con Cò, mang đậm nét ca dao Việt nam: Con cò lặn lội bờ ao Cuối năm 2006, Thầy Lê Nguyên Bảo đã hình thành linh vật của Trường là con cò, thể hiện sự cần cù, tận tụy với nhiệm vụ trồng người trong hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh còn nhiều khó khăn và gian khổ. c. Ca khúc truyền thống - 3 - - 4 - d. Phương châm: Bản lĩnh Việt Nam – Đổi mới, Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao! - 5 - II. QUI ĐỊNH CÔNG TÁC SINH VIÊN 1. Lớp sinh viên, Lớp môn học Lớp sinh viên (Lớp SV) là lớp được tổ chức theo khoa, khoá đào tạo hay theo ngành đào tạo. Lớp SV được tổ chức ổn định từ đầu đến cuối khoá học nhằm duy trì các sinh hoạt đoàn thể, các phong trào thi đua, các hoạt động chính trị xã hội, văn hoá văn nghệ thể dục thể thao và để quản lý SV trong quá trình học tập và rèn luyện theo qui định của trường. Mỗi lớp SV có một giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN) Việc thành lập Lớp SV bắt đầu từ lúc SV mới vào trường, do Trưởng khoa quyết định, cùng lúc với việc phân ngành nếu có, hoặc lúc lập chuyên ngành. Số lượng SV trong lớp SV tuỳ điều kiện cụ thể của từng khoa. Lớp môn học (Lớp MH) là lớp học được tổ chức bởi các SV đã đăng ký học tập cùng một môn học, trong cùng một học kỳ, theo Biểu đồ học tập và Thời khoá biểu của Khoa, Phòng đào tạo. Sĩ số lớp MH tuỳ thuộc vào số lượng SV đăng ký theo học. Lớp MH do giảng viên giảng dạy, khoa, phòng đào tạo phụ trách theo dõi khi tổ chức giảng dạy môn học, và tự giải thể sau khi kết thúc môn học. 2. Nhiệm vụ của GVCN 2.1. Đầu năm học chủ trì các buổi họp lớp trong đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học (hoặc đầu khóa học), ổn định tình hình lớp, đề xuất các thành viên ban cán sự lớp để trưởng Khoa ký quyết định giao nhiệm vụ. 2.2. Nắm bắt lý lịch, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của từng HS- SV để có biện pháp quản lý, giáo dục có hiệu quả. Báo cáo với lãnh đạo Khoa những trường hợp cá biệt về hoàn cảnh hoặc về cá tính để Khoa có sự phối hợp và hỗ trợ cần thiết trong giáo dục. 2.3. Tổ chức cho HS-SV kê khai địa chỉ gia đình, nơi cư trú hoặc nơi trọ học, báo cáo với Khoa để tổng hợp gởi về Phòng QLSV (Khi HS-SV thay đổi chổ ở, chổ trọ, phải kịp thời báo cáo điều chỉnh). 2.4. Phổ biến những chủ trương chính sách, qui chế của Nhà trường, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, các qui định, các chủ trương công tác của Trường và Khoa liên quan đến HS-SV theo chỉ đạo của Khoa; giải đáp các thắc mắc của HS-SV về các nội dung trên và tổ chức triển khai thực hiện tại lớp với sự phân công rõ ràng cho các thành viên của lớp 2.5. Tham gia và theo dõi việc thực hiện kế hoạch học tập của lớp theo đúng thời khóa biểu, lịch thi (lần 1, lần 2) trong hai học kỳ chính và học kỳ hè. Kịp thời phản ánh với Khoa những trở ngại, vướng mắc hoặc các vi phạm trong việc thực hiện kế hoạch này để có biện pháp khắc phục kịp thời. 2.6. Theo dõi việc học tập của HS-SV qua điểm danh của cán bộ lớp hoặc trực tiếp của GVCN, qua kiểm tra sổ đầu bài hàng tuần. Uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, khuyết điểm của từng HS-SV trong học tập như: bỏ giờ lên lớp, đi học muộn, về sớm, mất trật tự trong giờ lên lớp… Nếu cần, kiến nghị với Trưởng Khoa thi hành kỷ luật ở mức độ khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ thi kết thúc học phần. 2.7. Lập kế hoạch và theo dõi các HS-SV lớp mình học lại với lớp dưới để thi trả nợ các môn thi chưa đạt của các năm học trước mà vẫn đảm bảo việc lên lớp, kiểm tra thường kỳ và thi kết thúc học phần theo đúng kế hoạch chung của lớp. 2.8. Động viên, khuyến khích và tổ chức hướng dẫn HS-SV tham gia các hoạt động học tốt, nghiên cứu khoa học, thi HS-SV giỏi, Olympic các môn học, các hoạt động văn nghệ, thể thao và các hoạt động chinh trị- xã hội, đoàn thể theo kế hoạch của Trường và Khoa. - 6 - 2.9. Nắm chắc việc nộp học phí của HS-SV trong lớp, đôn đốc nộp học phí đầy đủ, đúng kỳ hạn và đề xuất với Khoa để đề nghị với lãnh đạo Trường cho giảm, hoãn nộp học phí khi HS-SV có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. 2.10. Mỗi tuần một lần làm việc với ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn (khi cần) để nắm tình hình của lớp trong tuần qua và góp ý công việc của lớp, chi đoàn trong tuần đến. Mỗi tháng một lần chủ trì sinh hoạt lớp để nhận xét tình hình lớp, biểu dương những HS-SV tốt, học tập nghiêm túc, có ý thức tổ chức kỷ luật và phê bình nhắc nhở HS-SV vi phạm, khuyết điểm. Nếu cần gặp gỡ riêng HS-SV cá biệt, có khuyết điểm để nhắc nhở, giáo dục. Kiến nghị với Khoa gởi thư cho gia đình HS-SV khi cần thiết. 2.11. Cuối học kỳ và cuối năm học có nhận xét đánh giá từng HS-SV, cho điểm rèn luyện và thông báo công khai trước lớp trong buổi sinh hoạt cuối học kỳ và cuối năm học; chủ trì cuộc họp bình xét những HS- SV học tốt, rèn luyện tốt, đề nghị với Khoa và Trường khen thưởng. 2.12. Lập hồ sơ kỷ luật và khen thưởng HS-SV, tham dự ở hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Khoa và tham gia xử lý kết quả học tập cuối năm học ở Bộ môn, ở Khoa. 3. Nhiệm vụ của CVHT a. Cố vấn trong lĩnh vực học tập 1. Cung cấp thông tin và hướng dẫn sinh viên nắm bắt và hiểu các quy chế, quy định của Bộ, Trường liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người học-là sinh viên của DTU. 2. Cung cấp thông tin và giúp sinh viên hiểu về chương trình đào tạo, quy trình đào tạo của các hệ và các loại hình đào tạo của Trường: + Thảo luận và hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu chương trình học tập và cách lựa chọn môn học. + Hướng dẫn cho sinh viên đăng ký môn học. + Theo dõi việc đăng ký học tập của sinh viên cho phù hợp với quy định của trường. + Thảo luận và hướng dẫn sinh viên cách chọn ngành chính, ngành phụ và vạch kế hoạch học tập cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của trường. + Hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập, nghiên cứu và thường xuyên theo dõi kết quả học tập của sinh viên. + Tư vấn đối với việc đăng ký môn học của sinh viên nếu phát hiện thấy có môn học chưa hợp lý. + Nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút. + Hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong học tập. + Giải thích cho sinh viên về cách tính điểm trung bình chung của mình. + Hướng dẫn cho sinh viên về cách học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ. 3. Cung cấp thông tin về cơ cấu, tổ chức Nhà trường. 4. Hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên thực hiện việc sao bảng điểm, cấp hoặc sao chứng chỉ môn học, xin cấp giấy chứng nhận là sinh viên, xác nhận hộ khẩu, chỗ ở 5. Tư vấn cho sinh viên về điều kiện ăn ở, khám chữa bệnh, đi lại, vui chơi giải trí giúp sinh viên vay vốn 6. Lưu trữ hồ sơ liên quan; 7. Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị được giao. b.Cố vấn Hướng nghiệp & Việc làm 1. Thiết lập quan hệ với các nhà tuyển dụng, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của các thành phần kinh tế. - 7 - 2. Phối hợp tổ chức hội thảo việc làm; tham gia công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên; tổ chức cho sinh viên đăng ký tìm việc. 3. Hướng dẫn, trợ giúp sinh viên nắm bắt kỹ năng xin việc. 4. Khai thác và triển khai dự án hỗ trợ nghề nghiệp việc làm cho sinh viên. 5. Qua hoạt động tư vấn và thăm dò, khảo sát chất lượng đào tạo để tư vấn cho Nhà trường về nhu cầu và đòi hỏi của xã hội đối với các ngành, các chuyên môn do Trường đào tạo. 6. Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ liên quan; lập báo cáo công tác C. Cố vấn trong các lĩnh vực khác 1. Hướng dẫn sinh viên thực hiện các quy định về sinh hoạt trong trường cũng như trong tập thể xung quanh. 2. Bàn bạc và góp ý về các vấn đề cá nhân như: Vệ sinh, sức khoẻ, tinh thần và thể lực. 3. Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khoá…. 4. Xem xét các yêu cầu của sinh viên để giải quyết đúng theo quy định. 5. Phối hợp với các giảng viên, các đơn vị công tác liên quan, nhất là phòng Công tác sinh viên, phòng Đào tạo để giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên học tập. 6. Quy định thời gian tiếp sinh viên để họ có thể thường xuyên đến nhận ý kiến tư vấn. 7. Thu thập tư liệu về các sinh viên mà mình phụ trách để lập hồ sơ về họ. 8. Xây dựng mối quan hệ thân thiện và hiểu biết lẫn nhau giữa sinh viên, giảng viên, tập thể và nhà trường. 9. Viết giấy giới thiệu cho sinh viên nếu họ có yêu cầu đi gặp những người khác để được nhận tư vấn. 10. Phản ánh lại cho Trưởng khoa tình hình về các sinh viên mà mình phụ trách. 11. Giải thích cho sinh viên rõ về vai trò, nhiệm vụ của sinh viên đối với cố vấn học tập. 12. Nhắc nhở sinh viên ăn mặc chỉnh tề và phải có hành vi đúng mực và tư vấn lập kế hoạch cá nhân 4. Quyền lợi của GVCN&CVHT 1. Được đánh giá, nhận xét về tinh thần thái độ, kết quả học tập và rèn luyện của SV tại các phiên họp Hội đồng về xử lý học vụ, khen thưởng, kỷ luật, xét học bổng khi xem xét các vấn đề liên quan đến SV mình phụ trách 2. Được các bộ phận chức năng trong trường cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác bằng văn bản, trang web liên quan đến nhiệm vụ để tham khảo 3. Được hưởng các chế độ theo khối lượng qui định của HĐQT, BGH về nhiệm vụ GVCN & CVHT 4. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng, xét các danh hiệu thi đua. Được lưu ý khi xét lên lương, xét chức danh nhân vật tiêu biểu, xét chọn đi học tập bồi dưỡng, hoặc bổ sung vào đội ngũ quản lý 5. Đánh giá hiệu quả của GVCN&CVHT Khoa nên tiến hành đánh giá cả quá trình, trong đó hướng vào đánh giá các tiêu chí sau: Số lượng SV bỏ học; Kết quả học tập qua các năm; Số SV vi phạm kỷ luật; Quản lý hồ sơ tư vấn; Đánh giá của SV; Đánh giá của đơn vị có liên quan trong phối hợp; Các tiêu chí khác (do khoa đề xuất…) 6. Ban cán sự lớp a. Nhiệm vụ - 8 - - Ðiều hành, quản lý lớp sinh viên thực hiện chương trình học tập, rèn luyện tư tưởng, trau dồi đạo đức tác phong, tham gia các hoạt động xã hội, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và Nhà trường; - Truyền đạt, phổ biến các thông báo, chỉ thị, thông tin của Nhà trường (Hiệu trưởng, Trưởng khoa, giáo viên chủ nhiệm, các phòng ban liên quan) tới sinh viên trong lớp để thực hiện, đồng thời đại diện cho lớp đề đạt ý kiến, phản ánh nguyện vọng, kiến nghị của sinh viên trong lớp với Nhà trường; - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để báo cáo về tình hình lớp, xin ý kiến tư vấn nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến diễn biến tư tưởng, học tập, rèn luyện và sinh hoạt của sinh viên trong lớp. Hàng tháng tổ chức họp lớp và mời giáo viên chủ nhiệm lớp dự họp; - Thường xuyên liên hệ với phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên nhằm thực hiện việc theo dõi quản lý sinh viên của lớp theo điều 8 của Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và Quy định về Quản lý sinh viên ngoại trú - Phối hợp chặt chẽ với Chi đoàn TNCS HCM, Chi hội sinh viên trong các hoạt động tổ chức và quản lý học tập, rèn luyện chính trị tư tưởng, trau dồi đạo đức tác phong. b. Nhiệm vụ của lớp trưởng Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: - Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo của Nhà trường và các tham gia các hoạt động xã hội; - Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nền nếp tự quản trong sinh viên; - Tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống; - Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của Ban chủ nhiệm khoa và tư vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp; - Truyền đạt và tổ chức lớp thực hiện các chỉ thị, thông báo của Nhà trường, Khoa; - Phản ảnh tình hình của lớp, đề xuất những đề nghị của lớp về những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong lớp với giáo viên chủ nhiệm, Ban chủ nhiệm khoa, các phòng ban hữu quan, Ban Giám hiệu; - Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân sinh viên trong lớp; - Phối hợp với Ðoàn thanh niên, Hội sinh viên trong các hoạt động của lớp. c. Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập Lớp phó phụ trách học tập là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến học tập của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: - Liên hệ với phòng Ðào tạo, Ban chủ nhiệm khoa, trợ lý đào tạo khoa, giáo viên phụ trách môn học để nhận kế hoạch học tập (lý thuyết, thực hành, thi kết thúc học kỳ, thực tập giáo trình, thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp), tổ chức lớp thực hiện đầy đủ và hoàn thành tốt kế hoạch học tập; - Giúp lớp trưởng điều hành và quản lý lớp thực hiện nghiêm túc Quy chế dạy và học đại học của Nhà trường; - Liên hệ với phòng Ðào tạo, Quản trị và giáo viên phụ trách môn học để chuẩn bị giảng đường, thiết bị nghe nhìn phục vụ cho môn học; - 9 - - Ðôn đốc sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc. Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời. d. Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách đời sống Lớp phó phụ trách đời sống là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến đời sống, sinh hoạt của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: - Lập danh sách sinh viên thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, Ban chủ nhiệm khoa để thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định; - Tổ chức và quản lý sinh viên thực hiện lao động nghĩa vụ và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp; - Hàng tháng nhận học bổng, trợ cấp cho lớp. Tổ chức chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho sinh viên trong lớp. Tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn ; - Theo dõi việc thực hiện các quy định về sinh viên nội, ngoại trú. Tổ chức đời sống cho sinh viên của lớp trong các đợt đi thực tập tập thể ngoài trường. e. Quyền lợi của Ban cán sự lớp Lớp trưởng và các thành viên Ban cán sự lớp được hưởng các quyền lợi quy định trong Quy chế công tác học sinh sinh viên và Quy chế tính điểm rèn luyện. II. HƯỚNG DẪN QUI ĐỊNH CÔNG TÁC SINH VIÊN 1. Hướng dẫn về việc vay vốn tín dụng đào tạo đối với HS-SV 1.1. Một số nội dung được hiểu và thực hiện thống nhất trong văn bản hướng dẫn a. Người vay vốn tại NHCSXH: Chủ hộ là đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở. b. Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốn là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND cấp xã xác nhận. c. Thời hạn cho vay + Thời gian cho vay: là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thỏa thuận trong Khế ước nhận nợ. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. + Thời hạn phát tiền vay: là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên (sau đây viết tắt là HSSV) kết thúc khóa học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. + Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể nhu sau: - Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. - Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. - 10 - Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác đinh theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất. d. Mức vốn cho vay + Mức cho vay tối đa đối với một HSSV là 800.000 đồng/tháng (8.000.000 đồng/năm học). NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào mức thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay để quyết định mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV, nhưng tối đa mỗi HSSV không quá 800.000 đồng/tháng. Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng HSSV trong gia đình, thời gian còn phải theo học tại trường và mức cho vay đối với mỗi HSSV. + Đối với HSSV đang trực tiếp thực hiện Hợp đồng vay vốn với Ngân hàng nơi trường đóng trụ sở hoặc đã vay thông qua hộ gia đình theo các cơ chế cho vay trước đây và đang trong quá trình giải ngân dở dang, thì kể từ ngày 01/10/2007 được áp dụng theo mức cho vay mới và lãi suất mới. e. Lãi suất cho vay + Các khoản cho vay từ 01/10/2007 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay 0.5%/tháng. + Các khoản cho vay từ 30/09/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 30/09/2007 vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên Hợp đồng tín dụng hoặc sổ tiết kiệm và vay vốn hoặc Khế ước nhận nợ (sau đây gọi chung là Khế ước nhận nợ) cho đến khi thu hồi hết nợ. + Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. f. Phương thức cho vay: NHCSXH áp dụng theo 2 phương thức cho vay. + HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình - Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH. - Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận. - Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện ủy thác từng phần qua các tổ chúc chính trị - xã hội theo cơ chế hiện hành của NHCSXH. + Đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở. g. NHCSXH không cho vay những HSSV bị các cơ quan xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. 1.2. Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay 1.2.1.Đối với hộ gia đình a. Hồ sơ cho vay - Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng). - Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD). - Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD). - Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) b. Quy trình cho vay + Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV. + Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính [...]... dục, đào tạo + Tờ khai cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo, kèm bản sao giấy khai sinh (mẫu 01-ƯĐGD) + Quyết định cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu 03-ƯĐGD) - 13 b Thủ tục và quy trình lập, quản lý sổ ưu đãi giáo dục,đào tạo * Thủ tục và quy trình lập sổ ưu đãi giáo dục,đào tạo + Người có công với cách mạng hoặc con của họ thuộc diện ưu đãi giáo dục, đào tạo làm tờ khai cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo... lập 02 bản danh sách đề nghị cấp sổ, bản sao giấy khai sinh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xét duyệt; - Cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo; lập danh sách theo dõi cấp sổ (mẫu số 05-ƯĐGD); lưu giữ hồ sơ và quản lý tri trả trợ cấp theo qui định + Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Kiểm tra xét duyệt danh sách đề nghị cấp sổ; ra quyết định (mẫu số 03-ƯĐGD) và cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo cho... thuộc diện ưu đãi (mẫu số 04-ƯĐGD); chuyển sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo kèm Quyết định cấp sổ và 01 danh sách đề nghị cấp sổ đã được xét duyệt về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội * Quản lý, lưu giữ, di chuyển hồ sơ ưu đãi giáo dục, đào tạo + Hồ sơ ưu đãi giáo dục, đào tạo (gồm tờ khai cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo, bản sao giấy khai sinh, Quyết định cấp sổ ) được lưu trữ như hồ sơ người có công... chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo + Theo định kỳ chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục và đào tạo, học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi xuất trình sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo để cơ sở giáo dục,đào tạo nơi đang học xác nhận (ký, đóng dấu) vào Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo làm căn cứ thực hiện chế độ ưu đãi + Trường hợp HS,SV bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục, đào tạo nơi... đào tạo nơi HS,SV đang học biết + Theo định kỳ chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục và đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo đã được cơ sở giáo dục và đào tạo nơi HS, SV đang học xác nhận để thực hiện chế độ ưu đãi; thu hồi sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo vào kỳ chi trả trợ cấp cuối cùng trong khung thời gian học được hưởng ưu đãi giáo dục, đào tạo 2.4 Kinh phí và... độ ưu đãi trong đào tạo của Nhà nước + Hiệu trưởng uỷ quyền cho ông Trưởng phòng Công tác HS,SV ký xác nhận HS, SV đang học tại trường để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp sổ ưu đãi, đồng thời từng học kỳ ký xác nhận vào sổ ưu đãi để phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương làm cơ sở chi trả tiền 3 Hướng dẫn qui định khen thưởng Trường Đại học Duy Tân quy định thực hiện công tác thi... HSSV cấp khoa (nếu có) có nhiệm vụ giúp Trưởng khoa xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng HSSV a Thành phần Hội đồng cấp khoa gồm: - Chủ tịch Hội đồng: Trưởng khoa hoặc phó khoa được Trưởng khoa ủy quyền - Các ủy viên: Trợ lý theo dõi công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm/ giáo viên tư vấn, đại diện liên Đoàn thanh niên, Chi hội hoặc Liên chi hội sinh viên (nếu có) c Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá... - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là phòng LĐ-TB&XH) nơi thường trú của người có công hoặc của thân nhân người có công thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo để làm thủ tục cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo Việc xác nhận được thực hiện như sau : + Người có công với cách mạng do Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh... xét giảm học phí 7 Chỉ thực hiện xét giảm học phí 01 đợt vào học kỳ I của năm học vào tháng 9 & tháng 10 hằng năm và được hưởng một học kỳ/ cả năm học (2 học kỳ) 8 Đoàn Thanh niên, các Khoa, giáo viên chủ nhiệm, các đơn vị có liên quan cần nắm rõ nội dung qui định này và hướng dẫn cho sinh viên biết để thực hiện - 17 Thời gian nhận thủ tục xin giảm học phí từ tháng 08 đến cuối tháng 10 hằng năm, quá... rèn luyện của HSSV cấp trường là cơ quan tư vấn giúp Hiệu trưởng xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của từng HSSV và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng a Thành phần Hội đồng cấp trường gồm: - Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền - Thường trực Hội đồng: Trưởng phòng công tác chính trị - học sinh, sinh vên hoặc bộ phận công tác chính trị - học sinh, sinh . - SỔ TAY GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM & CỐ VẤN HỌC TẬP Họ và tên GVCN/CVHT: Đơn vị: Lớp Chủ nhiệm/CVHT: Năm học: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, GVCN/CVHT cần phải tìm hiểu các văn bản sau: 1. Sổ. đề nghị cấp sổ; ra quyết định (mẫu số 03-ƯĐGD) và cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo cho HS,SV thuộc diện ưu đãi (mẫu số 04-ƯĐGD); chuyển sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo kèm Quyết định cấp sổ và 01 danh. khai cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo, kèm bản sao giấy khai sinh (mẫu 01-ƯĐGD). + Quyết định cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu 03-ƯĐGD). - 13 - b. Thủ tục và quy trình lập, quản lý sổ ưu đãi