Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
662,17 KB
Nội dung
66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 1 Có 2 cách rất hữu hiệu giúp bạn áp dụng khả năng tiên đoán trong tư duy của mình, giúp bạn tiến xa hơn trong việc phát triển cá nhân: 1. Bằng cách đón nhận những trải nghiệm mà bạn chưa từng trải qua từ trước đến nay, bạn sẽ trở nên thông minh hơn theo thời gian Những hoàn cảnh mới buộc đầu óc của bạn phải luôn ở tình thế học hỏi, từ đó giúp bạn khám phá ra những phương thức mới. Càng nhiều phương thức mà bạn rèn luyện được, tư duy của bạn càng trở nên tốt hơn trong việc tiên liệu các sự việc khác nhau, và chúng giúp bạn trở nên thông minh hơn. Ví dụ: Đọc một quyển sách ở chủ đề hoàn toàn xa lạ với bạn. Trò chuyện với người mà bạn có xu thế không muốn va chạm trực tiếp. Du lịch đến một thành phố mới. Hãy vượt ra khỏi những mô thức mà đầu óc bạn đã quen với chúng. Để lớn lên, chúng ta cần phải liên tục dấn thân ở những thử thách mới mẻ, và xem xét các ý tưởng giúp tư duy của bạn luôn được làm mới. Nếu chúng ta chỉ quen với các trải nghiệm mà chúng ta đã biết, khả năng tư duy của bạn sẽ giảm dần theo thời gian. 2. Cách thứ hai là bạn hãy sử dụng khả năng tiên đoán của đầu óc mình để đưa ra các dự đoán sáng suốt, độc lập, từ đó giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác hơn. Hãy thử tưởng tượng nếu mình là một nhà quan sát độc lập, khách quan và lô- gic, bạn sẽ xử sự như thế nào trong các tình huống bạn đang gặp, và dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra với bạn trong 20 năm tới, xuất phát từ hành vi hiện tại của bạn. Nhà quan sát sẽ nhận định gì về tương lai của bạn? Nếu bạn đủ can đảm, hãy nhờ những người bạn tin tưởng có những đánh giá chân thành nhất về cách họ nhìn thấy ở bạn trong 20 năm tới. Câu trả lời của họ chắc hẳn sẽ làm bạn ngạc nhiên rất nhiều. Dưới đây là danh sách 66 thói quen có thể giúp bạn phát triển cá nhân một cách hiệu quả. FGate sẽ cập nhật theo từng phần, mời các bạn cùng đón xem! *** 1. Đặt ra những mục tiêu mỗi ngày. Trước khi bắt đầu một ngày mới, bạn hãy đặt ra các mục tiêu bạn phải đạt được trong ngày đó. Hãy quyết định bạn sẽ làm gì, rồi tiến hành thực hiện nó. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, chúng ta dễ dàng xao nhãng và quên đi điều chúng ta mong muốn đạt được. 2. Đối mặt với điều tồi tệ trước tiên. Để tránh sự trì hoãn, hãy học cách ứng phó với những nhiệm vụ khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhất vào buổi sáng, thay vì hoãn chúng lại cho đến cuối ngày. Việc chúng ta tạo ra những chiến thắng nho nhỏ cho bản thân sẽ là bàn đạp giúp bạn có một ngày làm việc rất hiệu quả. 3. Xác định khoản thời gian hiệu quả nhất. Hãy xác định chu kỳ học tập và làm việc hiệu quả nhất của bản thân, và sắp xếp những công việc quan trọng nhất sẽ được giải quyết vào những khoản thời gian đó. Thời gian còn lại, hãy dùng để giải quyết các nhiệm vụ ít cấp bách và kém quan trọng hơn. 4. Tạo cho mình không gian một mình. Hãy phân bổ những khoản thời gian không thể gián đoạn cho những công việc độc lập mà bạn buộc phải tập trung giải quyết. Lên lịch trình cho những thời điểm có thể liên lạc qua lại với đồng nghiệp cho những nhiệm vụ không cần đòi hỏi tập trung tuyệt đối, bên cạnh việc dành cho mình những lúc một mình để giải quyết các dự án mang tính thử thách nhiều hơn. 5. Tạo ra những cột mốc nho nhỏ cho bản thân. Khi bạn bắt đầu với bất kỳ một nhiệm vụ nào, hãy xác định mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được là gì, trước khi bạn có thể kết thúc công việc đó. Nếu bạn viết một quyển sách, hãy có thể quyết định tạm ngừng viết cho tới khi bạn đã viết được ít nhất 1000 chữ. Bằng mọi cách phải đạt được mục tiêu đó. 6. Tạo ra chiếc hộp thời gian cho riêng mình. Hãy bắt buộc bản thân phải tập trung làm một nhiệm vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ bạn quyết định dành 30 phút để giải quyết một công việc, và trong 30 phút đó, bạn không bận tâm đến thứ gì khác. Bạn không cần phải lo lắng mình có hoàn thành được nhiệm vụ đó hay không, quan trọng là bạn đang tập cho mình tính kỷ luật khi giải quyết công việc, không xao nhãng. 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 2 Chào các bạn, một ngày mới lại đến, tiếp nối theo phần 1 của bài viết "66 thói quen để trở thành người thông minh", hôm nay FGate sẽ giới thiệu tiếp theo với các bạn 10 thói quen thú vị nữa trong phần 2 này! 7. Nhóm lại. Hãy biết cách nhóm các nhiệm vụ tương tự lại với nhau như giải quyết các cuộc gọi điện thoại, hoặc mua sắm, và quyết tâm hoàn thành chúng chỉ trong một buổi duy nhất. 8. Dậy sớm. Hãy thức dậy vào lúc 5 giờ sáng và bắt tay ngay vào công việc mà bạn nghĩ là nhiệm vụ quan trọng nhất cần phải giải quyết. Bạn có thể hoàn thành nhiều thứ trước 8 giờ sáng, và năng suất này còn hơn những thứ mà hầu hết người khác có thể làm được trong trọn một ngày. 9. Kim tự tháp. Dành 15-30 phút cho những nhiệm vụ dễ giải quyết như một cách khởi động, trước khi bạn bắt tay thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất trong hàng giờ đồng hồ. Sau đó, tiếp tục dành 15-30 phút cho những công việc dễ giải quyết, như một cách giúp chúng ta thay đổi tinh thần làm việc. 10. Tăng tốc. Luôn luôn cố gắng một cách có chủ đích, và tăng tốc nhanh hơn so với bình thường. Nói nhanh hơn. Đi nhanh hơn. Đánh máy nhanh hơn. Đọc nhanh hơn. Và về nhà sớm hơn. 11. Giảm căng thẳng. Một cách để giảm căng thẳng trong công việc là chúng ta biết cách tạo ra những không gian làm việc ngăn nắp, yên tĩnh. 12. Tạo lịch trình. Tạo ra những chương trình làm việc rõ ràng trước khi gặp gỡ đối tác. Điều này giúp chúng ta cải thiện việc tập trung và hiệu quả hơn trong các buổi họp hành. Cách này cũng rất hiệu quả khi bạn soạn sẵn lịch trình trước khi tiến hành các cuộc gọi điện thoại. 13. Nguyên lý Pareto. Nguyên lý Pareto là nguyên lý 80-20 cho rằng: 80% giá trị của một công việc đến từ 20% nỗ lực. Tập trung năng lượng làm việc của bạn vào phần 20% thiết yếu đó, và đừng dành chúng cho đến 80% phần không thiết yếu. 14. Bắt tay vào ngay. Để tránh trì hoãn, sau khi lên mục tiêu, bạn hãy bắt tay ngay vào việc giải quyết, ngay cả khi bạn chưa lên được kế hoạch tuyệt vời nhất. Điều này không quan trọng, vì bạn luôn có thể điều chỉnh kế hoạch trong suốt quãng thời gian bạn giải quyết mục tiêu đó. 15. Là người biết tận dụng từng phút. Một khi bạn đã có thông tin cần để ra quyết định, hãy canh thời gian và dành đúng cho mình 60 giây để ra quyết định thực sự. Tận dụng đúng 1 phút đó để bắt đầu óc phải đưa ra những quyết định và thay đổi liên tục, và kết thúc bằng một lựa chọn sáng suốt. Một khi quyết định đã được đưa ra, hãy hành động để đưa nó vào quỹ đạo. 16. Hạn chót. Hãy đặt ra thời hạn để hoàn thành mục tiêu, và sử dụng nó như một mốc quan sát để có thể bắt kịp với tiến độ giải quyết công việc. 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 3 Chào các bạn, vậy là ta đã tìm hiểu được 16 thói quen có lợi ở 2 phần trước rồi nhỉ. Hôm nay sẽ là phần 3, FGate xin giới thiệu thêm với các bạn 10 thói quen có lợi nữa nhé! Điểm lại những thói quen tốt chúng ta đã đọc ở 2 phần trước: 1. Đặt ra những mục tiêu mỗi ngày 2. Đối mặt với điều tồi tệ trước tiên 3. Xác định khoản thời gian hiệu quả nhất 4. Tạo cho bản thân không gian một mình 9. Kim tự tháp 10. Tăng tốc 11. Giảm căng thẳng 12. Tạo lịch trình 5. Tạo ra những cột mốc nho nhỏ cho bản thân 6. Tạo ra chiếc hộp thời gian cho riêng mình 7. Nhóm lại 8. Dậy sớm 13. Nguyên lý Pareto 14. Bắt tay vào ngay 15. Là người biết tận dụng từng phút 16. Hạn chót Ở phần 3 này, chúng ta sẽ thấy các thói quen vô cùng gần gũi và bình dị, có lẽ có khá nhiều bạn sẽ có những thói quen như ở phần 3 này: 17. Giữ lời hứa. Hãy nói cho những người khác về những cam kết của bạn, vì họ sẽ quan sát cách bạn chịu trách nhiệm trước bản thân bởi những lời hứa đó. 18. Đúng giờ. Dù gì đi chăng nữa, hãy luôn luôn đúng giờ, bằng cách đến sớm hơn. 19. Tranh thủ đọc. Có những thời điểm như chờ đợi một cuộc hẹn, đứng xếp hàng, hoặc chờ cà phê pha, bạn có thể lấp những khoảng thời gian đó bằng việc đọc. Nếu là một người đàn ông, bạn thậm chí còn có thể đọc một bài báo mỗi khi bạn cạo râu (tất nhiên là với dao cạo điện tử). Bạn có tin được không, bạn có thể đọc được tới 365 bài báo mỗi năm nếu tiến hành cách này! 20. Cộng hưởng. Hãy thử tưởng tượng bạn đã đạt được mục tiêu của mình. Đặt mình vào trạng thái giả như bạn đã thành công với mục tiêu đề ra. Làm cho nó trở nên hiện thực trong đầu óc, và bạn sẽ sớm thấy chúng trở nên hiện thực trong thực tế. 21. Tự thưởng cho mình những phần thưởng nho nhỏ. Hãy tự thưởng cho bản thân những phần thưởng một cách thường xuyên cho những điều mà bạn đã đạt được, như đi xem phim, đặt lịch đi mát-xa, hoặc dành trọn một ngày để giải trí ở công viên. 22. Đặt mức độ ưu tiên. Biết cách tách những nhiệm vụ thực sự quan trọng ra khỏi các nhiệm vụ đòi hỏi giải quyết cấp bách. Phân bổ thời gian hợp lý cho những công việc quan trọng nhưng hiếm khi cấp bách, như tập thể dục, viết sách hoặc tìm cách đối tác hẹn hò. 23. Liên tục. Vào cuối mỗi ngày làm việc, xác định những nhiệm vụ đầu tiên bạn cần phải hoàn thành cho ngày kế tiếp, và chuẩn bị trước những thứ cần thiết để giải quyết chúng. Ngày hôm sau, bạn hãy bắt tay ngay vào việc giải quyết các mục tiêu đã đề ra này. 24. Chia nhỏ. Tách các dự án phức tạp ra thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, xác định rõ ràng, và tập trung hoàn thành từng phần. Bạn sẽ thấy tính hiệu nghiệm của cách làm này. 25. Giải quyết dứt điểm. Khi bắt đầu giải quyết một công việc gì, hãy tập trung cho nó cho đến khi bạn chắc chắn đã hoàn thành 100%. Đừng chuyển sang các công việc khác trong khi giải quyết công việc bạn đã đặt ra. Nếu bạn bị xao nhãng do các yếu tố khác, hãy ghi lại những chỗ chưa giải quyết xong để sau này tiếp tục với chúng. 26. Làm việc ngẫu nhiên. Chọn một phần ngẫu nhiên của một dự án lớn, và hoàn thành nó. Trả ngẫu nhiên cho một hóa đơn. Gọi một cuộc điện thoại. Hoặc viết trang 42 của quyển sách bạn đang viết. 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 4 Cuối tuần lướt web, bạn nhớ đến FGate và đọc được "66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 4". FGate xin chúc mừng, bạn vừa đọc được một lượng kiến thức khá hay có thể giúp được cho bạn nhiều trong tương lai không xa. 27. Làm ngược lại có chủ đích. Thay vì cố gắng hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, hãy thử làm nó theo cách tồi tệ có chủ ý, miễn công việc đó không gây hệ lụy đến ai. Viết một bài blog về vị mặn của muối, thiết kế một website cẩu thả, hoặc tạo một kế hoạch kinh doanh mà bạn biết chắc mình sẽ thất bại trong năm đầu. Với một bản nháp đầu tiên thật sự tồi tệ, bạn sẽ thức tỉnh và thay đổi những chỗ bạn nghĩ sẽ dẫn đến kết cục như trên. 28. Ủy nhiệm. Hãy thuyết phục ai đó giải quyết giúp bạn những công việc. 29. Thụ phấn chéo. Đăng ký một lớp học võ thuật, bắt đầu viết một blog, hoặc tham gia vào các nhóm giúp nhau cùng tiến. Bạn sẽ gặp phải những vấn đề khi tham dự vào các lĩnh vực mới này, nhưng chúng chính là những ý tưởng giúp bạn đạt được những kết quả tuyệt vời ở các lĩnh vực khác. 30. Tin vào trực giác. Hãy tin tưởng vào linh cảm của bạn. Nó có thể đúng. 31. Tối ưu hóa. Xác định những quá trình bạn hay sử dụng nhất, và viết chúng ra giấy. Thử sắp xếp chúng lại theo thứ tự mà bạn nghĩ có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Sau đó tiến hành và kiểm tra quá trình đó được cải thiện như thế nào. Đôi khi chúng ta không thể thấy được điều gì là đúng nếu chỉ dựa vào những thứ trước mắt, cho tới khi chúng ta biết cách xác định vấn đề một cách thấu đáo. 32. Siêu chậm. Cam kết bản thân làm những việc không mấy gì hào hứng mỗi tuần một lần, mỗi lần từ 15 đến 30 phút. Sắp xếp lại kệ sách. Thanh lý 10 bộ quần áo mà bạn nghĩ không cần nữa. Viết một vài đoạn văn. Sau đó dừng lại. 33. Thói quen mỗi ngày. Dành cho bản thân mình mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định để làm những việc bạn yêu thích hoặc các thói quen. Ví dụ mỗi ngày bạn dành cho mình một giờ để đọc sách, hoặc chuẩn bị cho một dự án kinh doanh trên mạng sẽ diễn ra sau một năm nữa. 34. Xây dựng các thói quen đi kèm. Biến những nhiệm vụ trở thành thói quen đi kèm với các thói quen hiện tại của bạn. Tưới cây sau khi ăn trưa xong chẳng hạn, hoặc gửi thư cảm ơn sau khi bạn kiểm tra email. 35. Làm hai việc cùng một lúc. Chẳng hạn trả lời điện thoại khi ngồi trên phương tiện công cộng, hoặc nghe podcast khi đi mua sắm thực phẩm. 36. Thái độ. Khi một ai làm điều gì đó tốt đẹp cho bạn, hãy gửi thiệp cảm ơn, và là thiệp thật chứ không phải thiệp điện tử. Tuy điều này hiếm, nhưng nó lại gợi nhiều kỷ niệm, và những người bạn cảm ơn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội mới sau này vì họ hào hứng với những gì họ nhận được. 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 5 Chúc các bạn một tuần làm việc mới vui vẻ và đầy sáng tạo! Hôm nay FGate lại tiếp tục chuyển đến các bạn nội dung của bài viết "66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 5". Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét một số các thói quen có lợi như: luôn rèn luyện, biết cách từ chối hoặc trải nghiệm cảm giác nghe nhạc một cách có chủ đích Hi vọng sẽ giúp các bạn có một cách nhìn mới mẻ về các chúng ta sống và thành quả chúng ta đạt được từ cách sống ấy. Hãy cứ như một câu nói: "Hành vi tạo nên thói quen - Thói quen tạo nên tính cách - và tính cách tạo nên con người". *** 37. Luôn rèn luyện Luôn rèn cho mình những kỹ năng và thói quen hiệu quả, ví dụ tập đánh máy ít nhất 60 từ/phút, thậm chí là 90 từ/phút. 38. Biết cách từ chối Học cách từ chối những yêu cầu không cần thiết đối với thời gian của bạn. 39. Lấy lại Hãy dành lại cho mình những khoảng thời gian lãng phí khi phải sử dụng chúng cho những người khác. Ví dụ như hình dung mục tiêu của mình khi tham dự các bài phát biểu nhàm chán. Viết ra danh sách các thứ cần mua sắm trong các cuộc họp vô giá trị. 40. Mưu kế Khi gặp vấn đề gì, nếu được, hãy đưa vấn đề đó ra cho một nhóm người cùng thảo luận, và bạn hãy đón nhận tất cả những lời khuyên, phản hồi và những phê bình mang tính xây dựng. Tất cả chúng có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề mình còn băn khoăn. 41. Viết ra giấy 20 ý tưởng sáng tạo có thể giúp bạn cải thiện tính hiệu quả " Hãy viết ra những ý nghĩ nảy đến trong khoảnh khắc bất chợt. Những ý tưởng không tính trước như vậy thường giá trị nhất. "- Francis Bacon - một triết gia của thế kỷ 16 và là cha đẻ của Chủ nghĩa duy vật Anh và các ngành khoa học thực nghiệm hiện đại - đã từng khuyên như vậy. 42. Tự thử thách Hãy cố làm cho nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn. Việc thử thách bản thân luôn gây cảm giác kích thích hơn là cứ lặp lại những thứ nhàm chán. Hãy soạn một bài thơ cho bài viết blog sắp tới của bạn, hoặc làm một bài thuyết trình Power Point mà không cần sử dụng đến chữ. 43. Nghĩ khác Hoàn thành công việc mà bạn cho rằng là nhàm chán theo một cách hoàn toàn khác thường, thậm chí là điên cuồng, và bạn sẽ cảm thấy nhiệm vụ đó trở nên hấp dẫn và vui nhộn. 44. Nghe nhạc Trải nghiệm âm nhạc có thể giúp bạn tăng tính hiệu quả trong công việc và học tập. 45. Ép mình Thử ước tính bạn sẽ mất bao lâu để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Sau đó canh thời gian và ép bản thân mình sẽ hoàn thành nhiệm vụ đó chỉ trong một nửa thời gian so với ước tính ban đầu của bạn. 46. Chuyển giao Khi một nhiệm vụ không mong muốn được ủy nhiệm cho bạn, hãy giao việc đó lại cho người khác. 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 6 Hôm nay đã là phần 6 của bài viết "66 thói quen để trở thành một người thông minh", chúng ta đã đi lần lượt qua hơn nữa chặng đường của bài viết này. Có lẽ nội dung bài viết là khá dài để có thể nhớ và nắm bắt. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo, cũng như việc không nhất thiết chúng ta phải rập khuôn thực hiện theo bất cứ thứ gì cho dù nó có hiển nhiên đến đâu, bởi lẽ đơn giản nó là cuộc sống. FGate hi vọng đã chuyển tải được đến cho bạn những ý tưởng, để sau khi đọc và suy ngẫm, bạn có thể tự đúc kết lại cho mình những kinh nghiệm, những thói quen tốt, qua đó thay đổi những quan điểm sai lầm và có những bước đi chắc chắn hơn trong cuộc sống cũng như công việc của mình. Và bây giờ, chúng ta cùng nghiên cứu thêm 10 thói quen tốt nữa ở phần này nhé, có lẽ phần này là phần hay nhất trong tất cả các phần, bởi vì hầu hết mọi người đều dễ phạm những sai lầm tưởng như là rất bình thường như bên dưới đây: 47. Phản biện Khi bạn được giao một nhiệm vụ tưởng chừng như không có điểm dừng, hãy tìm đến người phân công nhiệm vụ đó cho bạn và thử thách họ có cách nào đặt ra mục tiêu cần thiết phải đạt được của nhiệm vụ đó. 48. Từ bỏ Từ chối các cuộc đàn đúm, các dự án hoặc đọc những thứ tiêu tốn nhiều thời gian hơn là chúng đáng được như vậy. 49. Không caffein [...]... nhật người thân, bạn bè hoặc các ngày nghỉ lễ trước một tháng hoặc 2 ngày trước khi chúng diễn ra Mua quà tặng thay vì phải làm việc này vào những giờ phút áp chót 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 7 Hôm nay sẽ là phần cuối cùng của bài viết "66 thói quen để trở thành một người thông minh" Ở phần này, chúng ta sẽ đưa ra 10 thói quen cuối cùng, và cùng review lại tất cả 66 thói quen. .. với hậu quả sau đó Sẽ dễ để tha thứ nếu hành động ấy gây ra lỗi lầm hơn là nhận được đồng tình từ đầu 66 Cuộc sống thực Hãy để cuộc sống online của bạn có lúc nghỉ ngơi, thay vào đó tái đầu tư thời gina đó vào cuộc sống thực của bạn *** Vậy là chúng ta đã được nghiên cứu sơ qua về 66 thói quen để trở thành người thông minh hơn, FGate hi vọng mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn thông qua bài viết này Liệu... Luyện tập để giúp trao đổi chất, tập trung và thông suốt tinh thần 30 phút mỗi ngày 61 Loại bỏ những tiêu cực Hãy loại sang một bên những tiêu cực trong cuộc sống của bạn, và học kết bạn với những người tích cực, vui vẻ và thành công Cách tư duy có tính chất lan tỏa rất lớn Hãy trung thành với tiềm năng của bạn, không nên nuối tiếc với những gì bạn không có 62 Độc ác Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn trở nên... Không tuân thủ lề thói riêng 55 Tận dụng từng giây phút 56 Nhắc nhở Mời các bạn cùng FGate nghiên cứu tiếp 10 thói quen cuối cùng dưới đây, FGate chúc bạn luôn tràn đầy sức khỏe, làm việc sáng tạo và thành công 57 Làm ngay bây giờ! Nhắc đi nhắc lại câu nói này cho đến khi bạn phát ốm vì nó và phải bắt tay giải quyết ngay lập tức 58 Huấn luyện bản thân Hãy thuê một người huấn luyện cá nhân để giữ cho tinh... thông minh hơn, FGate hi vọng mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn thông qua bài viết này Liệu bạn có thể làm hoàn thiện mình hơn nữa với việc luyện tập để hình thành 66 thói quen này hay không? Hãy quay lại đây và cho FGate biết bạn có làm được không để FGate cùng chúc mừng bạn nhé! ... viết Điểm lại những thói quen tốt chúng ta đã đọc ở 6 phần trước: 1 Đặt ra những mục tiêu mỗi ngày 29 Thụ phấn chéo 2 Đối mặt với điều tồi tệ trước tiên 3 Xác định khoản thời gian hiệu quả nhất 4 Tạo cho bản thân không gian một mình 30 Tin vào trực giác 31 Tối ưu hóa 5 Tạo ra những cột mốc nho nhỏ cho bản thân 6 Tạo ra chiếc hộp thời gian cho riêng mình 7 Nhóm lại 32 Siêu chậm 33 Thói quen mỗi ngày 8 Dậy... nhiều 63 Là một nhà chính trị Hãy tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận với nhiều người Chẳng hạn, vấn đề có thể dễ dàng giải quyết hơn nếu bạn nghĩ chúng ở góc độ tài chính hơn là cách nghĩ thông thường 64 Học theo hình mẫu Tìm gặp những người đã đạt được những điều mà bạn còn phấn đấu thực hiện, phỏng vấn họ, và học hỏi thái độ, niềm tin và cách hành xử của họ 65 Chủ động Nếu người khác bất... hộp thời gian cho riêng mình 7 Nhóm lại 32 Siêu chậm 33 Thói quen mỗi ngày 8 Dậy sớm 9 Kim tự tháp 34 Xây dựng các thói quen đi kèm 10 Tăng tốc 11 Giảm căng thẳng 12 Tạo lịch trình 13 Nguyên lý Pareto 35 Làm hai việc cùng một lúc 36 Thái độ 37 Luôn rèn luyện 14 Bắt tay vào ngay 15 Là người biết tận dụng từng phút 16 Hạn chót 17 Giữ lời hứa 38 Biết cách từ chối 38 Lấy lại 18 Đúng giờ 40 Mưu kế 19 Tranh... hoạch chi tiết và thời gian hoàn thành cho những công việc của bạn trong trọn một ngày, ưu tiên hơn cả là cho cả tuần Trước tiên, bạn sẽ học được cách đo lường thời gian để tăng hiệu quả làm việc của mình, sau đó, bạn sẽ biết cách sử dụng thời gian thực tế đúng ý mình hơn 53 Can đảm Chọn ra phần khiến bạn sợ hãi nhất trong những công việc bạn làm, và thu hết can đảm để giải quyết chúng ngay lập tức... lề thói nhất định Hãy làm những việc vặt vào những khoảng thời gian không phổ biến để tránh đám đông Chẳng hạn mua sắm trước khi cửa hàng đóng cửa hoặc chỉ ngay sau khi nó vừa mở cửa Tận dụng mua sắm ở các cửa hàng phục vụ 24/24 55 Tận dụng từng giây phút Mua sắm online bất cứ lúc nào mà bạn có thể Lựa chọn những phương án tốt nhất, đọc những dòng tư vấn mua sắm sản phẩm, và mua chúng trong vòng một . giao việc đó lại cho người khác. 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 6 Hôm nay đã là phần 6 của bài viết " ;66 thói quen để trở thành một người thông minh& quot;, chúng ta. những giờ phút áp chót. 66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 7 Hôm nay sẽ là phần cuối cùng của bài viết " ;66 thói quen để trở thành một người thông minh& quot;. Ở phần này,. thành một người thông minh - Phần 4 Cuối tuần lướt web, bạn nhớ đến FGate và đọc được " ;66 thói quen để trở thành một người thông minh - Phần 4". FGate xin chúc mừng, bạn vừa đọc được một