Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh gần hơn với pháp luật của các nền kinh tế phát triển, đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập càng trở nên cấp thiết.
1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 BÀI GIẢNG LUẬT KINH DOANH BIÊN SOẠN: TS. LÊ MINH TOÀN Hà Nội - 2013 PTIT Lời nói đầu 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh gần hơn với pháp luật của các nền kinh tế phát triển, đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập càng trở nên cấp thiết. Trong nhiều năm qua, để góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới và hội nhập, Chính phủ đã tích cực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật kinh doanh phù hợp với các yêu cầu và cam kết với WTO như: Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ dung năm 2011), Luật Đầu tư năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Luật Hợp tác xã năm 2012 v.v Đây là các căn cứ pháp lý hết sức quan trọng không chỉ cho việc xây dựng và hình thành hệ thống pháp luật kinh doanh minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, mà còn giúp cho các chủ doanh nghiệp dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang pháp lý an toàn. Hệ thống pháp luật kinh doanh tại Việt Nam được hình thành trên cơ sở kế thừa các quy định về pháp luật kinh tế trước đây và bổ sung thêm các quy định của khung pháp luật kinh doanh hiện nay dần phù hợp với điều kiện mới của đất nước và thông lệ quốc tế. Theo đó, khung pháp luật kinh doanh sẽ bao gồm các quy định về: pháp luật về các loại hình doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã, pháp luật về đầu tư, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Để góp phần phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về Luật kinh doanh cho sinh viên, học viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính- Kế toán, Marketing ở các bậc, hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Khoa Quản trị kinh doanh 1 tổ chức biên soạn Bài giảng Luật kinh doanh do Ts. Lê Minh Toàn làm chủ biên. Nội dung môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh Việt Nam cho sinh viên nhằm giúp cho sinh viên có được các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất khi làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan quản lý hay làm chủ doanh nghiệp. Nội dung kiến thức cơ bản bao gồm: Pháp luật về Công ty và doanh nghiệp tư nhân, Pháp luật về đầu tư, Pháp luật về hợp đồng, Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Hà Nội - 2013 Ts. Lê Minh Toàn PTIT Mục lục 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 5 1.1. KHÁI LUẬN CHUNG 5 1.2. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH 12 1.3. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 24 1.4. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN 33 1.5. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CÔNG TY HỢP DANH 44 1.6. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 51 1.7. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÓM CÔNG TY 52 1.8. TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 53 Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ 60 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 60 2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 65 2.3. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 82 2.4. ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 100 2.5. ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ 105 2.6. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO (BOT); HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - CHUYỂN GIAO - KINH DOANH (BTO); HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - CHUYỂN GIAO (BT) 105 Chương 3: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG 107 3.1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG 107 3.2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG 108 3.3 MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG 115 Chương 4: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 135 4.1. KHÁI QUÁT CHUNG 135 4.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 141 4.3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH TẠI TÒA ÁN 153 Chương 5: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 172 PTIT Mục lục 4 5.1. KHÁI LUẬN CHUNG 172 5.2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO 198 PTIT Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân 5 CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1. KHÁI LUẬN CHUNG 1.1.1. Lịch sử phát triển các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đầy biến động. Quá trình lịch sử phát triển các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam được chia thành hai giai đoạn: thời kỳ trước năm 1987, thời kỳ từ năm 1987 trở lại đây. a. Thời kỳ trước năm 1987 Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám và chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh xoá bỏ mọi sự hạn chế của chế độ thực dân Pháp đối với các thủ tục đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ cũng đồng ý để các công ty ngoại quốc được tiếp tục tiến hành các hoạt động kinh doanh như trước. Nước Việt Nam độc lập xuất hiện loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thời kỳ này, các chủ doanh nghiệp cũng đóng góp nhiều công sức và tài sản cho cuộc kháng chiến. Điểm khác biệt lớn nhất trong thời kỳ này là các loại hình doanh nghiệp từ chỗ chịu sự điều chỉnh của luật nước Pháp sang chịu sự điều chỉnh của luật nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền hoàn toàn khác nhau về chính trị, kinh tế và do vậy việc hình thành những loại hình doanh nghiệp ở hai miền cũng hoàn toàn khác nhau Từ năm 1979 đến năm 1986, trên lãnh thổ nước Việt Nam thống nhất chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh và các cơ sở sản xuất sở hữu tập thể và các hợp tác xã. Tính đến năm 1986, ở Việt Nam có khoảng 10.000 doanh nghiệp quốc doanh, một con số rất nhỏ so với dân số 65 triệu người. b. Thời kỳ từ năm 1987 đến nay Từ Đại hội VI, Đảng ta đã khẳng định sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể và tư doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân bên cạnh kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác. Các hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế này thực hiện dưới ba hình thức: (i) hộ cá thể, (ii) hộ tiểu công nghiệp và (iii) xí nghiệp tư doanh. Tuy nhiên, các quy định về hình thức kinh doanh này không rõ ràng, cụ thể, và rất chung chung. Luật pháp không xác định rõ chế độ trách nhiệm, tổ chức quản lý, và bị hạn chế rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Ngày 21-12-1990, Quốc hội khoá VIII của nước ta đã thông qua hai đạo luật quan trọng là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Hai đạo luật đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta, là một mốc quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được ban hành đã quy định ba loại hình doanh nghiệp cho khu vực kinh tế tư nhân là: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Trong hơn 10 năm qua (tính đến trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999), khung khổ pháp lý nói chung và khung khổ pháp lý về doanh nghiệp nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật PTIT Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân 6 Phá sản doanh nghiệp và các luật khác về doanh nghiệp như: Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, v.v. đã được ban hành. Luật Đầu tư nước ngoài cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng thu hẹp sự khác biệt, tiến tới tiến trình hình thành một khung khổ pháp lý bình đẳng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam khi tham gia ASEAN (AFTA, chương trình AIA, AICO), APEC, ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đang cam kết để gia nhập WTO Sự phát triển của nền kinh tế làm cho những quy định trong Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ban hành trước đây không còn thích hợp với nội dung tương ứng của một số luật khác có liên quan, đặc biệt là Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Thương mại Điều đó đòi hỏi một sự sửa đổi về hai đạo luật này và đi tới một đạo luật chung thống nhất điều chỉnh các loại hình công ty và doanh nghiệp tư nhân theo hướng mở rộng thêm các loại hình doanh nghiệp khác, đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh, v.v Điều này sẽ tăng cường tính linh hoạt cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn hình thức và cơ hội đầu tư phù hợp nhất với khả năng của họ và tăng cường vai trò quản lý nhà nước, giám sát bằng pháp luật đối với doanh nghiệp, thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Ngày 12-6-1999, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 5 đã thông qua toàn văn Luật Doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm 2000 (từ sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành) cho đến hết năm 2005, đã có 160.752 doanh nghiệp được thành lập, gấp 3,3 lần số doanh nghiệp được thành lập giai đoạn 1991 - 1999. Số vốn đăng ký mới đạt 321,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 20 tỷ USD), chưa kể số vốn đăng ký bổ sung trong quá trình hoạt động khoảng 103,4 nghìn tỷ đồng (khoảng 6,3 tỷ USD). Ngoài ra còn có hàng chục nghìn chi nhánh, văn phòng đại diện và hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động. Số doanh nghiệp mới này cũng tạo thêm gần 2 triệu việc làm mới, nâng tổng số lao động khu vực này lên khoảng 6 triệu lao động (chiếm 17% lực lượng lao động) 1 . c. Luật Doanh nghiệp năm 2005: Sự thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam Kế thừa những thành tựu của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2006) đã tạo ra bước đột phá mới với các quy định mới như: 1. Xem thêm: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp: Những vấn đề nổi bật và bài học kinh nghiệm , Hà Nội, 2-2006, tr. 8-11. Theo báo cáo tại Hội thảo "Giải pháp phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh" tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28-5-2006, cả nước có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần 47% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm hơn 15%. Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Tuy nhiên, 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp này còn lạc hậu và hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực có giá trị thấp như chế biến và gia công. Để đạt mục tiêu đến năm 2010 cả nước có 500.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ mạnh về đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng lao động và hỗ trợ thông tin kinh tế, pháp lý cho doanh nghiệp. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam. (http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=883). Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 3-2009, cả nước có gần 350.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên đến 1.389.000 tỷ đồng (tương đương 84,1 tỷ USD), trong đó 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/03/836837/ ). PTIT Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân 7 - Luật quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty. - Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp 2 . 1.1.2. Một số vấn đề chung về Luật Doanh nghiệp năm 2005 a. Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường. (i) Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm: - Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; - Kinh doanh chất ma túy các loại; - Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế); - Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; - Kinh doanh các loại pháo; - Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội; - Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; 2. Luật này thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 166 về chuyển đổi công ty nhà nước; các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. PTIT Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân 8 - Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; - Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; - Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; - Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; - Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; - Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; - Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam; - Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành. Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản (i) này trong một số trường hợp đặc biệt áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định chuyên ngành liên quan. (ii) Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành). Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: - Giấy phép kinh doanh; - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; - Chứng chỉ hành nghề; - Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; - Xác nhận vốn pháp định; - Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật nêu tại khoản (ii) này đều hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-9- 2008. (iii) Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước uỷ quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định PTIT Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân 9 khác. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây: - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. (iv) Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành. Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty cổ phần), tất cả các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của số vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, trừ trường hợp vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận. (v) Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến của bất kỳ cơ quan nhà nước nào, nếu ngành, nghề kinh doanh đó: - Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh; - Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. PTIT Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân 10 Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty cổ phần), tất cả các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó. b. Quyền của doanh nghiệp - Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. - Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. - Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. - Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. - Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. - Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. c. Nghĩa vụ của doanh nghiệp - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. PTIT [...]... ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh; kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời những thay đổi trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. .. trị thực tế - Hoạt động trái pháp luật, lừa đảo; kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh - Kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh 11 Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật - Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty -... Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân 1.2.5 Trình tự đăng ký kinh doanh Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 43 tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh 7 Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh. .. của pháp luật 1.2 THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, việc thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là quyền của cá nhân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ Luật nghiêm cấm các cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà cho người thành lập doanh nghiệp Người thành lập doanh nghiệp... cho phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh Nội dung thông báo bao gồm: - Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp - Ngành, nghề kinh doanh - Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông... luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân Phòng đăng ký kinh doanh nhận thông báo và ghi vào sổ theo dõi b Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (i) Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Khi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phòng đăng ký kinh. .. đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện giải thể theo quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp Sau 6 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, thì doanh nghiệp coi như đã được giải thể và phòng đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ 23 Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh Trong... chức năng đại diện theo uỷ quyền Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính PT IT Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương... ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh 22 Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân doanh là giả mạo: - Nếu phòng đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo thì ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Nếu phòng đăng ký kinh. .. quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh; cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh và phải trả phí theo quy định của pháp luật Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của tổ chức, . người yêu cầu đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu. lừa đảo; kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh. - Kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh PTIT Chương 1: Pháp luật về công ty và doanh nghiệp. động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh