2.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài và pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư nước ngoài ở nước ta là Nghị định số 115/CP ngày 18-4-1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kêu gọi đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội.
Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (tháng 12-1987, bổ sung, sửa đổi năm 1990, 1992), đã thu hút được một số lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn và yêu cầu mới của đất nước, tạo môi trường pháp lý an toàn và hấp dẫn hơn để thu hút FDI, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tăng cường quản lý nhà nước đối với FDI, ngày 12-11-1996, Quốc hội đã thông qua luật mới về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo Điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, FDI được hiểu là
“việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1996 cho phép nhà đầu tư nước ngoài “được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh
tế quốc dân” và có khuyến khích đầu tư vào các địa bàn trọng điểm (Điều 3). Khái niệm FDI ở Việt
Nam không chỉ bao hàm sự vận động của vốn (tư bản), tài sản nhất định từ nước ngoài đầu tư sang nước tiếp nhận mà còn cả hoạt động nhất định của nhà đầu tư nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Tính đến cuối năm 1999, sau 12 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trên địa bàn cả nước đã có gần 3.000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, trong đó trên 2.300 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 36,7 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 15,7 tỷ USD. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay chiếm trên 25% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra trên 10% GDP của cả nước, chiếm gần 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và gần 22% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm cho gần 30 vạn lao động (không kể hàng chục vạn lao động gián tiếp khác)11.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 9-6-2000 một lần nữa khẳng định chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài để phục vụ sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2005, đã có 7.086 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký đạt 66,1856 tỷ USD. Năm 2006 (năm đầu thực hiện theo Luật Đầu tư năm 2005), đã có khoảng 10,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (tăng 52% so với năm 2005 và đạt mức cao nhất kể từ năm 1987). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, riêng 10 tháng đầu năm 2007,
11. Tờ trình Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2000, tr. 1-2.
61 cả nước đã thu hút được 11,26 tỷ USD (bao gồm cả vốn cấp mới và bổ sung), tăng 36,4% so với năm 2006. Có 1.144 dự án được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký đạt 9,75 tỷ USD, tăng 33,6% về số dự án và 59% về vốn đăng ký so với năm 2006. Năm 2008, đã có 1.171 dự án được cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký là 60,271 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007, và là năm có số dự án và số vốn đăng ký lớn nhất kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, tại Việt Nam năm 1987. Năm 2009, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động mạnh đến các nền kinh tế trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn thu hút được 776 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký là hơn 14,65 tỷ USD, số vốn đăng ký thêm là hơn 5 tỷ USD. Như vậy, luỹ kế đến tháng 11 năm 2009, đã có 10.854 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 175 tỷ USD, trong đó vốn điều lệ khoảng 56,64 tỷ USD (Bảng 1)
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2009
Năm Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số 12575 194429,5 66945,5 1988 37 341,7 NA 1989 67 525,5 NA 1990 107 735,0 NA 1991 152 1291,5 328,8 1992 196 2208,5 574,9 1993 274 3037,4 1017,5 1994 372 4188,4 2040,6 1995 415 6937,2 2556,0 1996 372 10164,1 2714,0 1997 349 5590,7 3115,0 1998 285 5099,9 2367,4 1999 327 2565,4 2334,9 2000 391 2838,9 2413,5 2001 555 3142,8 2450,5 PTIT
62 2002 808 2998,8 2591,0 2003 791 3191,2 2650,0 2004 811 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 987 12004,0 4100,1 2007 1544 21347,8 8030,0 2008 1557 71726,0 11500,0 Sơ bộ 2009 1208 23107,3 10000,0 201012 969 18595 11000 (*)
Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Về tình hình đầu tư FDI năm 2011, Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết lượng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD. Dù chỉ bằng 74% so với năm 2010, song đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn. Lượng vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD, gấp 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 tỷ USD). Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Lượng vốn FDI thực hiện trong năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, tương đương năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng các lĩnh vực thu hút FDI cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Kết quả điều tra triển vọng đầu tư thế giới giai đoạn 2010-2012 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD) cho biết, Việt Nam hiện là một địa chỉ hàng đầu trong khu vực ASEAN về mức độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài và là một trong 10 nền kinh tế có sức hấp dẫn nhất thế giới, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và các nền kinh tế mới nổi của
12
Tính đến 21/12/2010, cả nước có 12.213 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 192,9 tỷ USD.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, với 7.305 dự án, tổng vốn đăng ký 93,97 tỷ USD, chiếm 59,8% số dự án và 49% vốn đăng ký tại Việt Nam. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút ĐTNN với 348 dự án, tổng vốn đăng ký 47,99 tỷ USD, chiếm 2,8% số dự án và 25% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Tiếp theo là các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa.
Đến nay, 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Đài Loan là nhà đầu tư số 1 với trên 2.146 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 2 với trên 2.650 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,1 tỷ USD. Tiếp theo là nhà đầu tư Singapore, Nhật Bản và Malaysia.
ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là nơi thu hút nhiều nhà ĐTNN nhất với trên 3.500 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 29,9 tỷ USD, chiếm 29% tổng số dự án và 16,4% tổng vốn đăng ký cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang vươn lên rất sát với thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký 26,3 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đăng ký của cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Phú Yên, Thanh Hóa, và Hải Phòng. 10 tỉnh, thành phố thu hút ĐTNN lớn nhất này đã chiếm tới 75,6% tổng vốn đăng ký của cả nước (145,9 tỷ USD). 53 tỉnh, thành còn lại chỉ chiếm 24,4% tổng vốn đăng ký.
63 châu Á.13
Năm 2012, theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,46 tỷ USD, bằng 95,1 % so với cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 12 tháng đầu năm 2012 dự kiến đạt 73,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 12 năm 2012 đạt 60,33 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,76% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 12 tháng năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu 13,07 tỷ USD. Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2012 cả nước có 1100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011.Đến 15 tháng 12 năm 2012, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011.Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 12 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011.14
Ngày 27 tháng 3 năm 2013 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó khu vực Đầu tư nước ngoài đã đạt được những thành tựu và đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong 25 năm qua. Cụ thể là trong giai đoạn đầu mở cửa, ĐTNN là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận; khẳng định xu thế mở cửa và quan điểm “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới”. Trong các giai đoạn tiếp theo, ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm. Bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, ĐTNN đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel, Unilever… với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. ĐTNN cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Mặc dù ĐTNN đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song việc thu hút ĐTNN thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng. Đó là hiệu quả tổng thể của ĐTNN còn chưa cao; tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp,
13
Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/FDI-nam-2011-Giai-ngan-kha-quan-trong-kho-
khan/201112/106095.vgp
14
Nguồn: Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT. Chi tiết
http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=&aID=1395
64 chưa thu hút được công nghệ nguồn, tỷ lệ việc làm mới chưa cao; tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp với quy hoạch; chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề an ninh quốc gia; chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản... còn diễn ra ở một số địa phương. Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường,... dẫn đến chất lượng dự án chưa cao.15
Năm 2013, theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2013 cả nước có 1275 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 14,272 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2012 và 472 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,355 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2012.Tính chung trong 12 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 21,628 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2012.16
2.1.2. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
Năm 1994, Quốc hội thông qua Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật này cũng đã được Quốc hội sửa đổi vào năm 1998. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 quy định Nhà nước bảo hộ, khuyến khích, đối xử bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 5, đầu tư trong nước là việc sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Nhà đầu tư là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ quyết định những trường hợp cụ thể cho phép nhà đầu tư là người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với mức không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Phạm vi điều chỉnh của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước bao gồm các hoạt động đầu tư sau đây:
- Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế;
- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm;
- Mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao; đầu tư theo hình thức
15 Nguồn: Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT. Chi tiết
http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=&aID=1458
16
Nguồn: Cục ĐTNN- Bộ KH&ĐT. Chi tiết
http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&aID=1550
65 hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh; đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
Luật cũng quy định các vấn đề về bảo đảm và hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư, quyền và nghĩa vụ