3.1. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐỒNG
3.1.1. Giai đoạn trước năm 1960
Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc vào năm 1954, để tạo khung khổ pháp lý cho sản xuất phát triển, Nhà nước đã ban hành Điều lệ tạm thời số 735/TTg về chế độ hợp đồng kinh doanh26. Đây là văn bản đầu tiên có tên gọi là “hợp đồng kinh doanh" điều chỉnh riêng về hợp đồng với các mối quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể kinh doanh tự nguyện cam kết thực hiện kế hoạch của Nhà nước.
3.1.2. Giai đoạn 1960 - 1989
Pháp luật về hợp đồng kinh tế trong giai đoạn này mang nặng tính chất kế hoạch hoá tập trung cao.
Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975 là giai đoạn của Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan nhà nước (Nghị định số 04/TTg năm 1960). Sau 15 năm thi hành điều lệ tạm thời theo Nghị định số 04/TTg, ngày 10-3-1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 54/CP ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế27. Đây là bản điều lệ chính thức đầu tiên về chế độ hợp đồng kinh tế của nước ta và có hiệu lực thi hành đến năm 1989. Cùng với việc ban hành Nghị định số 54/CP, Nhà nước ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Hai bản điều lệ này điều chỉnh về chế độ hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện theo chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.1.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến ngày 31-12-2005
Ngày 25-9-1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế28 để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế trong cơ chế mới. Các văn bản được ban hành sau đó như Nghị định số 17/HĐBT ngày 16-1-1990, Quyết định số 18/HĐBT ngày 16-1-1990 và nhiều văn bản h- ướng dẫn khác của các cơ quan có liên quan hình thành nên một hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 đã đưa ra định nghĩa về hợp đồng kinh tế như sau: “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình”.
Điều 3 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định: “Hợp đồng kinh tế được ký kết theo nguyên tắc
tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm về tài sản và
2. Công báo số 10 ngày 5-5-1956, tr. 88-91. 27. Công báo số 3 ngày 15-3-1975, tr. 34-39.
28.Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế có hiệu lực thi hành từ 25-9-1989.
108
không trái pháp luật”.
Quan hệ hợp đồng kinh tế là quan hệ mang yếu tố tài sản, do đó chủ thể của nó phải là các tổ chức, cá nhân có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình hoặc quyền quản lý nghiệp vụ. Do đó, Điều 2 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 đã quy định: hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên sau đây: a) Pháp nhân với pháp nhân; b) Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3.1.4. Từ ngày 01-01-2006 đến nay
Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005 (777 điều) thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 1995 (838 điều). Theo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 của Quốc hội, từ ngày 01-01-2006, các quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm sẽ hết hiệu lực, các quy định về hợp đồng sẽ tuân thủ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005.
Với việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005, các quy định về hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2005 sẽ điều chỉnh chung cho các quan hệ về hợp đồng giữa các pháp nhân, cá nhân với nhau và thống nhất các quan hệ về hợp đồng.