1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cách tạo và phá password bảo vệ trong word

3 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 387,53 KB

Nội dung

THỦ THUẬT BẢO MẬT TUYỆT ĐỐI TRONG VĂN BẢN WORD Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Microsoft Word 2003 trở lên thì có một tính năng bảo mật văn bản rất hay mang tên Protect Document, với tính năng này bạn có thể an tâm giao văn bản cho người khác mà không sợ họ chỉnh sửa, thay đổi cả văn bản hoặc từng đoạn văn bản do bạn chỉ định………………. Để kích hoạt chức năng này, bạn hãy nhấn vào Menu Tool > Protect Document. Giao diện làm việc chính của chương trình sẽ được xuất hiện ở phía bên tay phải cửa sổ làm việc của bạn. Ví dụ 1 : Bảo vệ tập tin văn bản không cho sửa , nhưng cho copy. Bước 1 : Mở văn bản cần bảo vệ. Bước 2 : Nháy vào Tools\Protect Documet theo (hình 1  hình 2) đánh dấu (v) vào (3) kích vào (4) chọn (5) comments tiếp đến kích vào (6) bảng Start Enforcing Protection hiện lên. Bước 3 : Gõ mật khẩu cần bảo vệ vào ô password rồi kích OK Bước 4 : Nháy vào thực đơn File\Save để ghi lại các thiết lập hoặc ấn tổ hợp phím CTRL+S. 2 1 3 5 4 6 Ví dụ 2 : Bảo vệ tập tin văn bản không cho Copy, không cho xóa. Bước 1 : Nháy vào thực đơn Tools\Protect Documet Bước 2 : Bạn làm theo hình Và chọn Filling in forms song chọ yes, start Enforcing Protection. Bước 3 và 4 tương tự như trên. Sau đây là những tùy chỉnh văn bản mà bạn cần bảo mật ở những mức độ nào. Tại đây nếu đơn thuần bạn chỉ muốn đoạn văn bản của mình được bảo vệ mà không ai có quyền thay đổi các thông số bên trong văn bản của mình như (Font chữ, định dạng, thiết kế, ) thì bạn chỉ việc đánh dấu kiểm vào trước tuỳ mục Limit formatting to a selection of styles, sau đó nhấn vào tuỳ chọn Yes, Start Enforcing Protection rồi nhập mật khẩu để khoá các định dạng văn bản này vào. Ngoài tính năng trên, nó còn có một chức năng khá hay khoá từng đoạn hoặc không cho thay đổi hoặc thêm bớt bất kỳ thứ gì trong văn bản. Các tính năng này được phân cấp mở rộng trong tuỳ mục Editing restriction. Chúng bao gồm: 1. Tracked changes: hiển thị riêng biệt những đoạn văn bản bảo mật và những đoạn văn bản mà người khác thêm vào (các đoạn văn bản thêm vào sẽ được phân tách mà hiển thị kiểu chữ màu đỏ). 2. Comments: không cho phép bạn thêm bớt hoặc chỉnh sửa bất cứ thứ gì trong văn bản, bạn chỉ có quyền thêm vào tạo các đoạn ghi chú (comments) mà thôi. 3. Filling in forms: không được thêm bớt và các định dạng trong văn bản, bạn chỉ có thể thay đổi các biểu mẫu có trong văn bản. 4. No changes: văn bản của bạn chỉ có quyền được xem mà không thể làm được gì, tất cả các lệnh trong Word đều bị khoá bỏ. Khi đã chọn xong, bạn hãy nhấn vào tuỳ chọn Yes, Start Enforcing Protection rồi nhập mật khẩu để bảo vệ văn bản của bạn vào. Từ lúc này văn bản của bạn đã thực sự "an toàn" rồi đấy. Khi nào muốn trở lại "hiện trạng làm việc ban đầu" cho các văn bản đã khoá, bạn hãy mở văn bản bị khoá lên rồi truy xuất vào menu Tools > Unprotect Document. Sau đó nhập mật khẩu để giải mã vào. Cách gỡ bỏ pass word trong word Có thể không cần dùng đến phần mềm cũng có thể Unprotect được. Cách làm như sau: + Bạn mở file word cần unprotect + Ấn đồng thời tổ hợp phím: Alt + Shift + F11 + Sau đó tìm đến dòng: “32943208”; Để có tìm tìm nhanh bạn chỉ cần Ctrl + F và gõ vào ô Search chữ "password" và Find next + Sau khi đã tìm thấy dòng trên bạn chỉ cần xóa dãy số trên và lưu lại, đóng tất cả các file + Mở lại file word, bây giờ bạn vào Tool/Unprotect sẽ vào chỉnh sửa thoải mái. Chúc thành công! . khẩu cần bảo vệ vào ô password rồi kích OK Bước 4 : Nháy vào thực đơn FileSave để ghi lại các thiết lập hoặc ấn tổ hợp phím CTRL+S. 2 1 3 5 4 6 Ví dụ 2 : Bảo vệ tập tin. truy xuất vào menu Tools > Unprotect Document. Sau đó nhập mật khẩu để giải mã vào. Cách gỡ bỏ pass word trong word Có thể không cần dùng đến phần mềm cũng có thể Unprotect được. Cách làm. gì, tất cả các lệnh trong Word đều bị khoá bỏ. Khi đã chọn xong, bạn hãy nhấn vào tuỳ chọn Yes, Start Enforcing Protection rồi nhập mật khẩu để bảo vệ văn bản của bạn vào. Từ lúc này văn bản

Ngày đăng: 23/10/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w