1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nuôi lợn rừng

15 1,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Không có một tài liệu nào thống kê ở Thái lan có bao nhiêu trang trại lợn rừng Một số trại nuôi lợn rừng là : Trại Bán bưng tỉnh Sôn Buri- vùng Đông bắc Thái lan, trại Lợn rừng “Bò thong

Trang 1

Tổng quan chăn nuôi lợn rừng ở Việt nam

Từ 2005 đến 2009

TS Võ Văn Sự

chủ nhiệm đề tài:

”Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và phát triển một số loài động vật rừng

có giá trị kinh tế: Lợn rừng" 2007-2010

Trình bày tại "Hội thảo chăn nuôi lợn rừng Phía Bắc"

Ngày 20/11/ 2009 Tại Viện chăn nuôi

1 Lời mở đầu

Đề tài: ”Nghiên cứu kỹ thuật nhân, nuôi và phát triển một số loài động vật rừng có giá trị kinh tế: Lợn rừng" do Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Viện chăn nuôi thực hiện 2007-2010

Đề tài có hai mục đích chính:

- Nghiên cứu khẳ năng phát triển lợn rừng tại Việt nam thành một đối tượng chăn nuôi mới

- Xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi

Đến nay đã gần được 3 năm Đề tài đã rút ra được một số kết quả Sau đây là tổng quan các nội dung chính và các phát hiện của đề tài

2 Phần1: Tổng quan về lợn rừng

Theo tài liệu trường Đại học University of Michichan Museum of Zoology (2006), Lợn rừng

có tên khoa học là Sus scrofa Lợn rừng bắt nguồn từ Châu Âu, Châu á và Bắc Phi Tuy

nhiên theo chân con người, nay đã có mặt nhiều nơi trên thế giói Sống chủ yếu vùng núi, ẩm ướt Tại các nước châu âu có thể sống vùng tuyết lạnh Thân được phủ bằng một lớp lông thô, màu biến từ xám tối tới màu nâu Đầu và thân dài từ 0,9 đến 1,8 m, nặng 50 đến 350 kg, thậm chí đến 450 kg Lợn cái có 6 đôi vú

Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Quốc tế phát triển Nông nghiệp (Pháp) thì lợn rừng có tới 36 giống phân bố ở hầu khắp các lục địa trên thế giới

Lợn rừng phân bố chủ yếu trên thế giới là ở các vùng Bắc Phi; châu Âu, phía nam Nga, Trung Quốc, vùng Trung Đông, ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia (Sumatin, Java, Sumbawa), đảo Corse, Sardiaigue, những vùng sâu, xa của Ai Cập và Sudan

Tài liệu khác thì lợn rừng cũng được tìm thấy rất nhiều ở miền Tây ấn Độ, Hoa Kỳ (California, Texas, Florida, Virginia, Hawai ) Australia, New Zealand và các đảo thuộc vùng biển nam Thái Bình Dương /

Tại các nước ôn đới, lợn thường đẻ một năm một lần vào mùa xuân Còn ở các vùng nhiệt đới, lợn đẻ quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa ẩm ướt Có chu kỳ động dục là 21 ngày, động dục trong 3 ngày liên tục, thời gian chửa là 115 ngày (100-140) ngày Số con đẻ 1 lứa là 1 đến 12 con, trung bình là 4 đến 8 con Tuổi thành thục sinh dục là 8-10 tháng tuổi, nhưng thường đẻ

Trang 2

lần 1 sau 18 tháng và tuổi đẻ đến 5 năm Cho con bú đến 3-4 tháng Có tuổi thọ đến 27 năm Sống thành từng đàn có khi đến 100 con và thường là 20 con Được thuần hoá 4000 năm trước Công nguyên Không có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng lớn và sinh sản nhanh / nhiều

3 tình hình chăn nuôi lợn rừng ở Ngoài nước

3.1 ở Thái lan

Đàn lợn và kỹ thuật nuôi lợn rừng của Việt nam xuất phát từ đây

ở Thái lan, theo KVISNA KEO SƯA UM và PHIRA KRAI XENG XRI (2005?) (Thái lan) thì việc nuôi lợn rừng xảy ra tự phát ở Thái lan từ 10 năm trước đây và không bị cấm đóan do lợn rừng không thuộc lọai đối tượng bị cấm Hơn nữa việc nuôi lợn rừng làm giảm việc săn bất, lợn rừng cũng dễ nuôi và ít bệnh Thịt ít mỡ, thơm, Việc thuần hóa cũng bắt đầu từ những nông dân vùng … gần biên giới Thái – Miến điện Không có một tài liệu nào thống kê ở Thái lan có bao nhiêu trang trại lợn rừng Một số trại nuôi lợn rừng là : Trại Bán bưng (tỉnh Sôn Buri- vùng Đông bắc Thái lan), trại Lợn rừng “Bò thong” (huyện Bò thong) – trại lợn rừng lớn nhất Thái lan, trại Nunthaphisan với số lượng 200 con, Trại Inter (Số 50 ấp 8 xã Văngtacu, huyện Châu thành, tỉnh Nakhon Pa Thổm) Trại lợn rừng Lăm Diêng Cục Kiểm lâm cũng xây dựng trại để nhân giống cho dân

Có hai dòng lợn: mặt dài và mặt ngắn Lọai đầu giống lợn rừng, thân hình cao, mỏng, it thịt, nuôi 4 năm mới đạt trọng lượng bán thịt, có nhiều hơn là lọai mặt ngắn Còn lọai sau giống lợn nhà Giống mạt dài khỏe mạnh hơn Tiêu chuẩn chọn lọc: cao, dài lưng, vai dày và rộng, mông rộng Một heo đực thường nuôi với 10 lợn cái, tuy nhiên cũng có nơi nuôi 1 đực với 4-7 lợn cái

Họ Thường lai lọai mặt ngắn và mặt dài Con lai tạo ra đẻ 5-9 con, cá biệt có thể 12 con

Tuy nhiên họ cũng lai với các giống khác để tạo dòng thương phẩm…

Trại Bán bưng này có diện tích 5000 m2 Lợn được nuôi dạng bán chăn thả trong vườn rộng

Trang 3

Trong vườn có lán, cây cối để tạo bóng mát Tại trại Nunthaphisa với diện tích 1600 m2 - lợn

mẹ đẻ được nhốt riêng, lợn hậu bị cũng được nhốt riêng

Thức ăn khá đa dạng, có nơi tận dụng các lọai rau củ quả (mít, chuối…), nhưng có nơi như trại Nunthaphisa lợn nuôi bằng cám tổng hợp Có nơi còn nấu cháo cho lợn

Lợn đực phải 1 năm, lợn cái phải 9 tháng tuổi mới phối giống Thời gian động dục là 3 ngày, chu kỳ 21 ngày, mang thai 3,5 tháng Chúng thường vơ rơm rác, đào hầm làm ổ đẻ Con nhỏ

dễ bị con khác tấn công ăn thịt, vì thế cần phải tách lợn đẻ ra chỗ khác Nuôi con 1 tháng có thể tách được mẹ Lợn mẹ sau khi tách con có thể động dục trở lại trong 7 ngày sau đó Trong thời gian nuôi con, lợn mẹ cũng được cho thêm thức ăn để tăng thêm sữa

Lợn con tách mẹ nuôi như lợn nhà, có thể cho ăn thêm các lọai rau củ quả Tại trại lợn Inter, lợn con 1 tuần tuổi còn được tiêm bổ sung chất sắt (15 cc Fe) và bấm răng

Sau 60 ngày tuổi lợn được cho ăn thêm các lọai thức ăn tự nhiên

Các lọai bệnh thường gặp là: Tiêu chảy, Sốt xuất huyết, giả dại, viêm phổi, sán lá gan, hủi Giá một lợn con khỏang 1 triệu và lợn bố – mẹ đến 12 triệu đồng Nuôi một năm để thịt được chi phí hết khỏang 0,7 triệu

Những thông tin mới nhất mà chúng tôi thu lượm được qua khảo sát, là tại một số nơi tại Bắt tam bong và Kô kông (Cămpuchia) cũng nuôi

Theo Tổ chức Lợn Hoang của Anh (2006), tại một số trang trại nước này có nuôi lợn đực rừng theo kiểu thả rông hoặc kiểu thâm canh (được gọi với tên là: ‘brown-dirt’ farming’) production systems) Lợn con được cai sữa lúc 56-84 ngày Khối lượng cơ thể giao động từ 50 – 350 kg

4 Phần 2: Chăn nuôi lợn rừng tại Việt nam

4.1 Số lượng trang trại

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay (đến 30/10/2009) đã điều tra được 26 trang trại, trong

đó có 17 trang trại / hộ không nằm trong danh sách các đơn vị liên kết nghiên cứư, gồm:

Trang 4

nuôi lưới nghiên cứu của

đề tài

1 Nguyễn Phước

Hùng

2 Trại Nhất Trung

Sơn

4 Trang trại Đồng

tâm (Bảy ngữ)

5 Nhà hàng Thanh

cảnh

9 Trại lợn Vinashin Hải phòng Lợn Thái x Lợn ỉ Có

10 Ôn Nguyễn Gia

Tôn

Trang 5

16 Trại ông Tuấn Long an Thái, Lai Không

21 Trang trại ông

Thân

25 Trại lợn Vân anh Hà nội Lợn thái và Thái lai Có

27 Nguyễn Thái bình TP Hồ Chí Minh Lai, Thái Không

29 Trại lợn ông Chín

Định

Bình dương Thái và Lai thái

32 Trại giống vật quý

hiếm Hoà khánh

Nha trang Thái + Lai + Việt

Trang 6

34 Trang trại Trần

Quốc Tuấn

Đà nẵng (130 con)

35 Trại heo rừng Phú

hữu

TP Hồ Chí Minh

So với năm 2007, số lượng tăng lên đáng kể ở Miền bắc tăng nhanh hơn, tuy nhiên quy mô từng đàn khá nhỏ

Một số trang trại không hoạt động nữa như: Nhà hàng Thanh cảnh, Nguyễn Thái bình, Lê Song Bình

Về buôn bán chuyên nghiệp nhập thẳng từ Thái lan, có trại Hương Tràm

4.2 Về giống

Có các loại tạm gọi là giống / dòng như sau:

Giống Lợn rừng Thái mặt dài Trong tài liệu của Thái lan được xem là mặt dài Loại này

tương đối giống lợn rừng Việt nam Lợn con trước 3 tháng tuổi có sọc dưa đen – vàng trên thân Có 7 sọc đen và 6 sọc vàng Sống lưng sọc đen Lợn càng thuần sọc càng rõ, liên tục không đứt quảng, đều Sau 3 tháng tuổi sọc vàng biến mất, nhưng lông toàn thân cũng thay đổi sang dạng nâu – bạc – mốc Hai má có lông bạc Lợn trưởng thành có lông bờm, lợn đực có răng nanh khá phát triển Thân hình mảnh, chân cao, phía trước cao hơn phía sau

ảnh 1: Lợn rừng thuần Thái

lan mới sinh

ảnh 2: Lợn rừng thuần Thái lan hậu bị Đã xuất

hiện vạt lông trắng trên má)

Trang 7

ảnh 3: Lợn rừng Thái lan hậu bị (đặc điểm: lông má bạc, lông toàn thâm nâu thẩm )

ảnh 4: Lợn rừng thuần Thái lan- nái

Giống Lợn rừng Việt nam: Nhóm lợn này do người săn bắt, hoặc mang từ vùng cao về Năm

Trang 8

2008, Viện chăn nuôi đã nuôi thành công lợn rừng thuần gốc Miền bắc Một đực giống đã tham gia phối giống, một nái đã đẻ được 3 con (chết 1) Lợn con đã được 3 tháng tuổi Phân biệt lợn rừng Vịêt nam và Thái: Lợn con lợn rừng Việt (gưới 3 tháng tuổi) có các sọc rõ, đậm hơn, liền mạch hơn Đến lúc trường thành lợn rừng Việt có thân hình mảnh mai, xù xì, cao hơn, tuy nhiên rất khó phân bịêt với lợn rừng Thái Điều này nói lên một điều là, để phân biệt, cần phải theo dõi lý lịch rất chặt chẽ Lợn rừng Việt cũng có tỉ lệ nạc cao hơn hẳn, lớp nạc nằm ngay dưới da

Giống lợn Lai rừng cấp tiến: tại Trại ông Bảy Dũng (Bình phước), đã có một số cá thể lai cấp tiến với lợn rừng Việt nam Những cá thể này cũng khá giống với lợn rừng Thái mặt dài và Lợn rừng Việt nam

Giống Lợn Thái mặt ngắn: Đặc điểm là to con, màu đen, thân tròn, đẻ nhiều con Loại này

tương đối giống với con lai giữa lợn rừng Việt nam hoặc lợn rừng Thái lai với các giống lợn đen ở vùng cao Theo chúng tôi đó là lợn lai giữa Lợn Rừng thuần và các giống lợn địa phương vùng núi Thái lan (tựa như các giống lợn Vân pa, lợn Mường khương Việt nam)

Các loại lợn tạp giao giữa Lợn rừng Việt nam hoặc Lợn rừng Thái lan với các loại lợn địa

phương tại Việt nam như lợn Sóc tây nguyên, Lợn Vân pa, Lợn ỉ, Lợn Móng cái Con lai một nữa thiên về bố (lợn rừng) và nữa thiên về mẹ Hiện nay theo các nguồn thông tin và các cuộc khảo sát của chúng tôi, thì tại các bản làng dọc miền núi phía Bắc (Lai châu, Hà giang), Dãy Trường sơn (Thanh hoá, Quảng trị, Quảng ngãi, Gia lai), vùng Bình phước đều có nhiều ổ lợn lai loại này, do người dân nuôi thả lợn vào rừng và xảy ra giao phối giữa lợn rừng với lợn nhà Và giờ đây khi mà phong trào nuôi lợn rừng đang nổi lên, thì một số nơi thậm chí đã đưa

ra chương trình nuôi loại lợn này, như thể huyện Bá thước (Thanh hoá) Ngoại hình lợn con thế hệ F1 thường chia làm đôi, một số giống lợn rừng, lông có sọc, nhưng không đều, ngắt quảng, sọc đen-vàng không tương phản và một nửa thì đốc về mẹ, thậm chí có có vùng lang trắng hồng nếu mẹ là lợn Móng cái Tại trạng trại của ông Trương Gia Tôn còn có lợn lai lợn rừng Trung quốc Con lai loại này có các vết đen, trắng ở chân, thậm chí ở trên thân

Trang 9

ảnh 6: Lợn con rừng lai giữa bố là lợn rừng và

mẹ là lơn đen vùng núi (Mường tè - điện biên)

ảnh 7: Lợn con rừng lai giữa bố là lợn rừng

và mẹ là lơn đen vùng núi phía bắc: con đẻ

ra có loại đen, có loại sọc dưa

Do sự phân ly, con lai giữa lợn rừng và lợn đen vùng núi có một số cũng có lông sọc như thể lợn rừng và một số lợn không có Cho nên dễ bị nhầm lẫn Việc theo dõi lý lịch là cần thiết, không những để phân biệt mà còn để chọn lọc và tránh đồng huyết

4.3 Về quy mô

Chỉ có một vài trang trại có quy mô lớn như CT Khánh gia (1000 con nái), còn đâu là nhỏ giưới 100 con lợn thuần

Sắp tới sẽ có hàng loạt nông dân cũng nuôi lợn rừng và quy mô sẽ 5-3 con nuôi theo kiểu ngày xưa

Với quy mô nhỏ, việc quản lý con giống, mẫu mã hàng hóa sẽ khó chặt chẽ, và như thế người tiêu thụ cũng sẽ khó mua của họ với giá như mua từ các trang trại lớn, Và ngược lại họ sẽ mua lợn thương phẩm từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với giá thấp hơn

4.4 Về hệ thống chuồng trại nuôi nhốt

Về cách thức nuôi nhốt có thể chia làm 3:

Dạng 1: chuồng đơn giản, ra vào tự do kết hợp với vườn chăn thả lớn, như thể trang trại của

CT Khánh gia, Trại Xương Giang (Bắc giang)

Trang 10

Dạng 2: Chuồng đơn giản kết hợp với sân chơi bé Có thể thấy hệ thống này tại Trại ông Bảy Dũng (Binhf Phước), ông Đông (Phú yên), ông Nguyên (Nha trang)

Dạng 3: Ba là dạng nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng xi măng như thể lợn địa phương Có thể thấy hệ thống này tại Trại ông Bảy Dũng (Bình Phước), ông Đông (Phú yên), ông Nguyên (Nha trang)

4.5 Về phân nhóm nuôi nhốt

Tại các trang trại Miền bắc, theo hướng dẫn của các chúng tôi, lợn được phân thành nhóm theo sinh lý, sinh trưởng – như thể lợn công nghiệp - để nuôi dương phù hợp Một vài trại Miền nam nhỏ lẽ cũng làm như thế

Tuy nhiên tại Miền nam, nhiều trại lợn rất lớn lại nuôi theo kiểu bầy: cả bố, mẹ, con cái vào một chỗ Họ cho rằng, đó là “tự nhiên” Ngoài những bất lợi thường có đối với cách nuôi nhốt này, còn có một nhược điểm lớn, đó là lợn con sinh ra dễ bị con khác cắn chết Nhược điểm nữa là khó kiểm soát và khó cho ăn theo yêu cầu sinh lý, con to thường ăn hết mới đến lượt con nhỏ và dẫn đến hiện tượng là con to béo ra – sinh sản kém và con nhỏ – không lớn được – sinh sản chậm

4.6 Về theo dõi năng suất, chọn lọc:

Trong 25 trang trại / chủ hộ nuôi lợn rừng, chỉ có 8 trang trại (trong đề tài này) có đeo tai, theo dõi lý lịch Như vậy việc phối giống tránh đồng huyết, chọn lọc nâng cao năng suất sẽ rất khó khăn Lợn rừng nói riêng và các giống vật nuôi bản địa Việt nam nói chung, do không được chọn lọc nên năng suất khá giao động, như số con đẻ ra chẳng hạn, giao động từ 2 - đến 9 con

Hiện nay các trang trại thuộc đề tài của Viện đều đánh số theo dõi Tuy nhiên việc ứng dụng phần mềm Vietpig mới có ở một số trang trại nằm trong đề tài: Bà vì, Xương lâm, Khánh giang Sắp tới sẽ triển khai ở các trang trại lớn như COVI (Phú thọ), Trại Vân anh (Sóc sơn), Trại Hồng lân (Xuân mai), Trại Kiến vàng (Lào cai)

Trang 11

4.7 Về thức ăn:

Khá giao động theo vùng và loại lợn

Theo trang trại:

Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh: Trang trại Khánh gia (Bình phước) trong giai đoạn ban đầu (trước 2007) cũng chỉ dùng đến thức ăn thô (sắn, cỏ), nhưng sau đó nhận thấy không đảm bảo sức khoẻ cho lợn và việc cung ứng một khoản thức ăn thô là khó, nên đã dùng thức ăn tinh kết hợp với thức ăn thô theo mùa vụ để thay thế Đứng về hàm lượng dinh dưỡng mà nói, thức

ăn tinh chiếm đến 70-80%

Các trang trại khác sử dụng thức ăn thô cho loại lợn lớn và thức ăn tinh bổ sung cho các loại lợn sinh đẻ và con nhỏ

Sử dụng nhiều thức ăn thô nhiều như Trang trại Mỹ hạnh (Ba vì), trại Vân anh (Sóc sơn) Đại đa số thức ăn thô được thu gom từ dân mà không được trồng tại cơ sở

Lợn rừng được xem là một loại lợn "ăn cỏ" và chính điều này là lợi thế của việc chăn nuôi lợn rừng, vì sẽ giảm chi phí thức ăn và hướng tới kiểu chăn nuôi hữu cơ (organic farming) – là thức ăn gồm các loại thức ăn nguyên thủy, không chế biến, pha chế Thế giới đang hướng tới kiểu chăn nuôi này Và thực khách Việt nam cũng rất hâm mộ các loại thịt có từ vật nuôi được nuôi bằng các thứ cỏ lá – củ quả

Miền núi và vùng trung du có lợi thế về nguồn thức ăn cây – củ – quả

4.8 Về sinh sản / sinh trưởng / bệnh tật :

Kết quả theo dõi trên đàn lợn Rừng Thái được nhập từ Bình phước nuôi tại Miền bắc cho thấy: Tuổi phối lần đầu là 6,29 tháng Tỉ lệ phối chửa: 79,18%, Khoảng cách hai lứa đẻ là: 197,5, Số con sơ sinh: giao động từ 2 đến 11, trung bình cho lứa 1: 5,17 và lứa 2 là: 6,67, Khối lượng sơ sinh trung bình 0,50 kg Số ngày cai sữa 70 ngày Khôí lượng cai sữa: 7,2 kg Số lượng bệnh:

253 ca cho 43224 ngày_con

4.9 Về bảo vệ sức khỏe

Trang 12

Tỉ lệ chết sơ sinh: 5,59 % và sau khi sinh là 5,28% (chủ yếu là do bệnh đường ruột và hô hấp) (tại trang trại Xương lâm)

Các bệnh được tiêm phòng: lở mồm long móng, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn

Một số bệnh nổi lên như sau ở đàn lợn lớn:

ký sinh trùng

rối loạn HH và

Từ 1/7/2007 đến 30/9/2009 đàn giống này có 377 lượt con với tổng số ngày nuôi là 88 643 ngày Giả sử một lần ốm kéo dài 5 ngày, thì đàn lợn đã mắc 174 * 5 = 870 ngày ốm Như thế tỉ

lệ số ngày ốm trên số ngày nuôi là: 0,98 % Hay nói cách khác 365 ngày sẽ có 3-4 ngày ốm

Tỉ lệ này coi như rất thấp

Bảng sau cho thấy các loại thuốc được dùng để điều trị

n T c

Ngày đăng: 23/10/2014, 18:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng sau cho thấy các loại thuốc được dùng để điều trị - Nuôi lợn rừng
Bảng sau cho thấy các loại thuốc được dùng để điều trị (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w