1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật nuôi lợn rừng thương phẩm pptx

3 365 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 94,84 KB

Nội dung

Kỹ thuật nuôi lợn rừng thương phẩm Kỳ trước Haihoafarm đã cùng bà con nói về "Kỹ thuật phối giống lợn rừng". Kỳ này Haihoafarm xin chia sẻ cung bà con về "Kỹ thuật nuôi lợn rừng thương phẩm". Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chăn nuôi là vấn đề đầu ra của sản phẩm. Việc áp dụng đúng kỹ thuật và phát triển tốt đàn vật nuôi, đó mới chỉ là thành công ban đầu. Điều quan trọng nhất là khi có sản phẩm, đầu ra của sản phẩm có tiêu thụ được hay không. Thực tế, thịt lợn rừng từ trước tới nay được người dân, đặc biệt là giới sành ăn rất ưu chuộng. Nhưng thứ lợn rừng ta đang nói đến thườnglợn rừng săn bắt trong tự nhiên nên chất lượng thịt thì không phải bàn cãi "rất thơm ngon". Còn lợn rừng nuôi thì sao? Nếu áp dung đúng kỹ thuật nuôi thì chất lượng thịt lợn rừng nuôi so với lợn rừng trong tự nhiên gần như nhau. Ngược lại, nếu không áp dung đúng kỹ thuật nuôi thì thịt lợn rừng cũng không khác mấy so với lợn nhà (tức là tỷ lệ mỡ cao), và về nguyên tắc lợn rừng mà có mỡ là điều khó chấp nhận. Và tất nhiên điều này sẽ khó được thị trường chấp nhận, ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm. Chất lượng của lợn rừng được quyết định bởi hai yếu tố đó là: Con giống, và kỹ thuật nuôi. Thứ nhất về con giống: Con giống quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm, hiện các cơ sở cung cấp giống có nhiều loại. Haihoafarm đưa ra đặc điểm của từng loại để bà con nắm bắt – Lợn rừng thái lan: Đặc điểm bố mẹ to béo, cổ ngắn má phị, lợn mẹ khi mang thai lứa đầu khoảng 60 – 70 kg, các lứa sau từ 80 – hơn 100kg, mõm to, đẻ nhiều con, nuôi nhanh lớn, chất lượng thịt kén, do tỷ lệ mỡ cao ngay cả khi áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì giống lợn này vẫn có mỡ nên khó bán và không được giá. – Lợn rừng Việt Nam; Mẹ nhỏ, thường chỉ từ 35 – 50 kg, mõm dài và nhọn, đầu nhỏ, cổ dài thắt ngẫng, không có má, đẻ ít con, lợn chậm lớn, áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì về cơ bản không có mỡ (95% là thịt nạc). loại này bán được giá và được ưa chuộng. – Lợn rừng Việt Nam lai Thái Lan: Đây được coi là loại giống ưu việt nhất, do con giống ở đời này đã loại bỏ được những nhược điểm ở lợn rừng Thái và phát huy được những ưu điểm của lợn rừng Việt Nam, lợn mẹ trưởng thành cũng chỉ khoảng 35 – 50 kg, mõm dài và nhọn, cổ dài thắt ngẫn, đầu nhỏ, không có má, dáng cao, thân dài, đẻ con vừa phải (khoảng 5 – 7 con/lứa). Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi lợn không có mỡ (95% là thịt nạc), bán được giá và được thị trường ưu chuộng. Thứ hai về kỹ thuật nuôi: Sau khi tách mẹ nếu không chọn làm giống thì đưa vào nuôi thương phẩm và cần chú ý một số điểm sau: – Về chuồng trại: Tốt nhất là có khoảng trống cho lợn chạy nhảy, ngoài chuồng có mái che khi mưa nắng cần có khoảng đất trống cho lợn đào bới, diện tích tuỳ vào số lượng nhiều hay ít, đào bới sẽ giúp lợn săn chắc hơn, qua đó sẽ làm tiệt chiêu mỡ, nếu lợn nuôi thương phẩm có nhiều loại to nhỏ cần có khu nhốt riêng từng loại, nếu không có điều kiện như vậy thì ít nhất cũng phải có chỗ ăn riêng cho từng loại để tránh việc con to ăn tranh của con nhỏ. – Về khẩu phần ăn: Thời gian đầu tách mẹ nuôi thương phẩm nên cho lợn ăn nhiều chất tinh hơn, khoảng 30% là cám gạo, 70% là chất sơ ( rau, củ, quả ) để giúp lợn có đà phát triển. Khoảng 17 kg trở lên giảm lượng thức ăn tinh xuống còn 10%, 90% thức ăn sơ, nếu có nguồn thức ăn sơ rồi rào như rau, củ, quả thì có thể cho lợn ăn toàn chất sơ càng tốt. Chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn cao nhất từ 20kg trở lên. – Về cách cho ăn: toàn bộ thức ăn dù là thức ăn tinh hay thức ăn sơ thì cũng đều phải cho ăn sống, không nên nấu chín cho lợn ăn, lợn rừng thích nhấm nhát và ăn tạp, ăn giải giác cả ngày nên có điều kiện thì cho lợn ăn làm nhiều lần trong ngày (4 - 5 lần) nhưng ít nhất cũng phải 3 lần trong ngày: (sáng, trưa, chiều tối) đối với thức ăn sơ, điều này cũng không mất quá nhiều thời gian vì lợn ăn sống nên chỉ cần vứt ra là xong. Trung bình lợn tăng trưởng từ 3 – 3,5 kg/ 1 tháng là đảm bảo chất lượng. Việc chọn đúng giống và áp dụng đúng những kỹ thuật trên sẽ đảm bảo được chất lượng thịt tốt và được thị trường chấp nhận, nỗi lo về đầu ra của sản phẩm sẽ được giải quyết. Chú ý: Haihoafarm nhận bao tiêu sản phẩm với tất cả bà con miễn là nguồn giống và chất lượng sản phẩm được Haihoafarm xem xét trực tiếp và đánh giá là đảm bảo chất lượng. Thời gian qua có nhiều bà con gửi thư và điện thoại phản ánh rằng: Haihoafarm đăng tin nhận thu mua lợn rừng thương phẩm nhưng khi liên hệ, lại viện ra một số lý do để từ chối. Điều đó là có thật, lý do chúng tôi từ chối nhập là vì con giống và kỹ thuật nuôi không đảm bảo chất lượng nên lợn có tỷ lệ mỡ cao. Chúng tôi đã không ít lần nhập lợn không đảm bảo chất lượng về cung cấp cho khách hàng và đã phải bồi thường để giữ uy tín . Kỹ thuật nuôi lợn rừng thương phẩm Kỳ trước Haihoafarm đã cùng bà con nói về " ;Kỹ thuật phối giống lợn rừng& quot;. Kỳ này Haihoafarm xin chia sẻ cung bà con về " ;Kỹ thuật nuôi lợn. là lợn rừng săn bắt trong tự nhiên nên chất lượng thịt thì không phải bàn cãi "rất thơm ngon". Còn lợn rừng nuôi thì sao? Nếu áp dung đúng kỹ thuật nuôi thì chất lượng thịt lợn rừng. đúng kỹ thuật nuôi lợn không có mỡ (95% là thịt nạc), bán được giá và được thị trường ưu chuộng. Thứ hai về kỹ thuật nuôi: Sau khi tách mẹ nếu không chọn làm giống thì đưa vào nuôi thương phẩm

Ngày đăng: 20/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN