Nhớ về chốn xưa

13 175 0
Nhớ về chốn xưa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thoáng chốc lại thêm một chút rùng mình. Những mảnh vỡ thời gian hồn nhiên vô tình lăn lóc qua cuộc đời mỗi người khiến ai cũng cảm thấy vội vã, tất bật. Hà Nội vào thu, chút gió heo may se lạnh đầu mùa làm thức dậy trong lòng những đứa con xa quê như tôi những rung cảm xa vắng về vùng quê cũ, về những mái tranh nghèo nơi tôi u oa cất tiếng khóc chào đời, nơi tôi đã khôn lớn trưởng thành và cũng là nơi tôi đã từng gửi gắm trong đó bao mơ ước, khát khao, hoài bão. Chợt nhớ nao lòng mỗi con ngõ, mỗi đoạn đường làng nhỏ gầy nghiêng nghiêng trong nắng chiều quê nơi có luỹ tre làng soi bóng râm mát cả tuổi thơ. Với tôi, cõi xưa ấy bây giờ vẫn vẹn nguyên dù chúng chỉ còn ngự trị trong tâm khảm. Tôi vẫn như thấy đôi bàn chân mình đang dẫm trên bùn lầy của ruộng đồng, bờ bãi bởi giấu dưới mỗi đổi thay là cả một trầm tích của tuổi thơ, của tuổi trẻ nhiều khao khát đam mê. Những năm tháng của tuổi ấu thơ dẫu chẳng bình yên nhưng vẫn rất gần với chuồn chuồn, cá rô, châu chấu, dẫu lấm láp đói nghèo, thiếu thốn nhưng vẫn thừa thãi nắng đồng và gió nội. Những năm tháng với vầng trăng mười sáu luôn sáng vằng vặc trên đầu ngọn cau, rải bóng hoa lá nửa đêm xuống miền đất cổ tích Hằng Nga, nơi có lời ru dịu dàng của mẹ bên cánh võng. Thôi! tôi hiểu rồi, chính cái nắng mùa thu vàng như mật ong, chính cơn gió hiu hiu đầu thu man mác đã khiến lòng tôi bâng khuâng gợi nhớ. Nhớ gì? Mơ hồ lắm! Nhớ một ngày xưa thuở còn tuổi trẻ; nhớ một gương mặt, một hình bóng đã khuất lắc lơ đường chân mây cuối nẻo, nhớ một mái nhà phủ đầy hoa mướp vàng ngày còn thơ dại, nhớ đường phố cuối năm với lá dong xanh và hoa tết. Nắng vàng sao mà nhiều nhớ nhung đến vậy! Vẫn là màu nắng thu ấy sao lúc nào cũng thấy cứ như mới gặp lần đầu. Hay vì tôi muốn làm cho ra kỉ niệm. Hay là tôi sợ rồi mình sẽ lãng quên? Bởi đời người hay ám ảnh vì sự quên lãng. Phải vì thế không mà đôi khi dẫn cậu con trai nhỏ bé của mình cùng đi lại trên những con đường ngày xưa, cùng con thả diều trên cánh đồng chiều quê lòng lại cứ phảng phất thầm mong, thầm ước sao trong kí ức của nó sẽ có hình ảnh bố rất đẹp, lúc bố đang nằm ngửa trên rơm rạ thơm ngắm diều bay ngời ngợi trên trời. Hoặc trong ngày đầu tiên con đến trường, lúc con vào đại học hay trong bất kỳ biến cố nào của đời con luôn có bố nắm tay đi cùng. Chắc hẳn, ngày xưa khi đầu tắt mặt tối lo đồng sâu ruộng cạn, lo chạy ăn từng bữa cho đàn con nheo nhóc, bố mẹ tôi chẳng nghĩ sẽ để lại cho chúng tôi nhiều kỉ niệm. Thế mà tôi lại nhớ tơi bời, nhớ đến rơi nước mắt những đêm mấy cha con cuốc đất làm ải, tát nước chống hạn hay đặt đó đơm lờ dưới ánh trăng khuya, nhớ lần lặn sông bắt cá bị đỉa chui vào tai, nhảy mãi mà đỉa không chịu chui ra khiến tôi khóc nức nở. Bố phải dùng nước vôi đổ vào tai mới lấy được con đỉa bé bằng lá hẹ ra khỏi lỗ tai khiến đến tận bây giờ mỗi khi trở giời trái gió tôi vẫn thấy tai mình đau rát. Những kỉ niệm gian khổ mà thân thương cứ ắp đầy, ngọt lịm, khiến lòng không trống trải, không hoang vắng. Trong ăm ắp những hoài niệm về tuổi thơ, tuổi trẻ, nhớ nhất vẫn là những ngôi nhà đã gắn bó tôi với mỗi giai đoạn cuộc đời. Ngôi nhà đầu tiên cũng là nơi chôn rau cắt rốn của tôi gắn với mảnh đất chiêm trũng, phèn lầy chua mặn. Gọi là “nhà” có phần nào không chính xác bởi vách nó chỉ trát bằng bùn và mái nhà thì lợp bằng rạ. Vào mùa đông, giữa những đợt gió mùa lạnh căn cắt, ngôi nhà dường như không thể chống đỡ nổi cứ chao qua chao lại. Mấy anh em chúng tôi co ro trong góc nhà, môi thâm tím, lạnh run cầm cập. Chạm chân xuống nền đất, thấy cái rét ùa đến tái tê. Những ngày mưa, rạ trên mái ẩm mốc, mục ra từng mảng, mưa rỏ tong tong xuống chỗ giường nằm, bố tôi phải lấy ni lông căng lên che cho đàn con nằm nhông nhốc phía dưới khỏi ướt. Vậy mà có đêm thức dậy thấy nước đã ướt đầm lưng, ba hòn gạch kê ở góc nhà làm bếp đã vỡ làm ba mảnh. Chị tôi buồn lắm, chị buồn vì sáng ra cả nhà phải ăn nồi cơm độn sắn nửa sống nửa chín, buồn vì thương cho thân phận ông Táo nông nổi đến thế mà còn phải chia xa. Trong căn nhà ấy, giấc ngủ tuổi thơ của tôi luôn có tiếng côn trùng kêu rỉ rả, tiếng cá quẫy mơ hồ, tiếng trái mít sau nhà rụng xuống gốc cây lụp bụp. Nhớ day dứt làm sao góc giường nơi anh trai tôi đã từng nằm. Nơi ấy, có đêm tôi len lén thức dậy mò trong túi quần anh lấy dăm hào tiền công vác đất đắp đê của anh để đổi lấy vài que kẹo kéo ăn cho đã nỗi thèm thuồng thơ dại. Anh biết nhưng không nói, bởi anh thương những nỗi niềm con trẻ. Giá như hồi đó anh mách mẹ hoặc quát mắng tôi vài tiếng, lòng tôi hẳn đã đỡ xa xót ngậm ngùi hơn mỗi khi nhớ lại, mỗi lúc run run ngước nhìn lên di ảnh anh trên ban thờ nghi ngút khói hương. Nỗi nhớ anh cồn cào nhất là khi nhìn những mảng lục bình trôi liêu phiêu trên sông nước quê nhà. Phải chăng dù xương thịt anh đã gửi gắm ở nơi trập trùng non nước nhưng hồn anh vẫn hiển hiện đâu đây bởi anh đã hoá thân thành những bông hoa tím lục bình trong chiều nắng tắt, khiến lòng tôi quặn thắt. Những lúc đó tôi cảm nhận rõ hơn sự cô đơn của nỗi buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng chim kêu thăm thẳm trên sông nước, cùng với bầy đom đóm len lét đêm thâu. Cái buồn trải dài thông thống, mênh mông, lạnh giá nơi góc nhà bố tôi thường mắc võng ngả lưng mỗi buổi làm đồng về. Tiếng võng kêu kẽo kẹt gõ nhịp trưa hè oi ả. Bố thường chỉ nằm chốc lát, chưa kịp ráo mồ hôi đã lại tất bật với ruộng đồng. Bố thương đồng, thương ruộng, thương đám con đói ăn, rách mặc trong căn nhà xiêu vẹo. Mỗi khi bố nằm trên võng, tôi thường ngắm đôi bàn chân người, đôi bàn chân ấy từ bảy tuổi đã biết khóc. Các ngón chân ngắn, to bè bè. Trên những vuông đất nhỏ nhoi, lọt thỏm giữa cánh đồng sau núi là tháng, là năm chân bố đầm đìa trong bùn và nước. Móng chân dày vàng khè, phèn che bít cái phần hột gạo đục ở trong, vàng hoe hoe. Dưới gan bàn chân chai nhiều chỗ, phía gót thì nứt nẻ như đồng khô mùa hạn. Gió trở đông, chỗ nứt lại tứa máu, lại nứt sâu hơn. Ở giữa ngôi nhà mênh mông đón gió mà bố tôi chẳng khi nào thảnh thơi ngước mặt nhìn trời, chẳng thơ thới đón lấy cái hương xuân của hoa chanh hoa bưởi. Hay bố để dành chút lãng mạn ấy cho tôi, để hồn tôi vẫn lớn lên cùng trời đất. Bởi trong căn nhà tuềnh toàng nắng và gió ấy, tôi vẫn nhận ra những điều gì đó hết sức thơ mộng, rất đỗi ấm áp. Vượt qua nhiều biến cố buồn đau, vượt qua nhiều khó khăn, đói rách, đối với tôi, những tán lá trong vườn nhà cứ rộn ràng một vòm xanh chia sẻ và tin cậy. Là một đứa trẻ nhạy cảm, thay bằng nỗi buồn, tôi thường hay nhìn ra những vòm cây, cho màu xanh trải khắp hồn mình. Sau này lớn lên, tôi vẫn có thói quen thích nhìn những tán cây to rờm rợp trên đầu, thấy lòng thanh thản, thấy xôn xao cây ru hồn phiêu bạt. Tôi thường hay thót nhớ đến cây gáo to sừng sững trước cửa nhà năm xưa. Cây xum xuê gắn bó tôi với những giấc mơ thời thơ ấu. Chị gái trước ngày lấy chồng đã đứng tư lự dưới gốc cây như tiễn một thời con gái. Anh trai trước khi ra chiến trường cũng đứng dưới gốc cây nuốt nước mắt ngậm ngùi, nhớ mẹ cha và thương lũ em thơ dại. Còn tôi hay ra đứng dưới gốc cây ngóng quà của mẹ buổi chợ tan. Ai đó có dịp qua nhà tôi, thường chẳng để ý đến ngôi nhà xiêu vẹo mà lại ngưỡng vọng bóng cây gáo già rờm rợp những ngọn gió nôn nao. Dưới bóng cây ấy, tôi bước vào khiêm nhường, bước ra cao thượng. Tôi thường trộm nghĩ, sở dĩ mình có được chút mạnh mẽ để rong ruổi trên đường dài hanh nắng cũng nhờ được lớn lên dưới bóng lá cây gáo mơ màng bao tháng ngày bình lặng, mơ màng vòm xanh chở che và an ủi. Và bởi học theo cây dạn dày sương gió, ý nghĩ con người cũng sẽ lớn hơn. Ở nơi ngôi nhà tuổi thơ ấy, tôi thích nhất là chiếc cửa sau. Đó không chỉ là nơi ra vào mà còn như một khung tranh để tôi khắc vào bức tranh cuộc sống. Trong bức tranh, có cảnh chị tôi thả tóc ngồi giặt áo. Đó là hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn nhất mà tôi lưu giữ về chị cho đến ngày chị bị bệnh đau ốm triền miên. Cạnh đó là chính tôi đang ngồi chồm hỗm trước nồi cơm đầy nhọ, trong bức tranh chiều dường như có tiếng cạo cơm cháy sồn sột, mùi gạo thơm toả ngát trong tiếng trẻ con cười rân rân. Những đêm đầy sao tôi thường mở cửa sau thấy hương cau, hương bưởi vào ngập đầy. Muốn thở chỉ sợ hương tan. Nghe con chim nào kêu váng trên cây chợt chạy ùa ra cửa mà hương vẫn cuống quýt lan theo. Chính vì thế mà cửa sau trong ngôi nhà đối với tôi còn mang cảm giác thiêng liêng của sự đầm ấm, sum vầy. Cũng bởi thế mà khi nghe mẹ nhắc lại tuổi thơ tôi bằng một câu buồn thật là buồn: “Hồi đó nhà mình nghèo quá, không lo cho các con được bằng người” tôi lại không nghĩ thế. Không mẹ ạ, con giàu có đấy chứ! Con có thừa thãi thiên nhiên, thừa thãi nắng gió và lồng lộng khí trời. Mẹ chắc không còn nhớ những củ khoai mẹ mang về cho tôi khi tan chợ, nhớ vạt sân vàng nắng, nhớ những buổi chiều chạng vạng, gió phiêu phiêu mang mùi hương nhang bay lãng đãng trước nhà, nhớ những lần bố mẹ phơi thóc giữa trưa, mồ hôi bê bết tóc, mỗi lần giở thóc lên hơi nước uớt đầm mặt sân, không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng đó chính là mồ hôi của mẹ của cha. Dường như không lúc nào đứng trên mảnh sân nhà, bố mẹ tôi không tất tả, bận bịu, lo toan Trong thời gian công tác ở Nhật Bản, những đêm dài không ngủ, tôi thường mơ về “mảnh sân trăng lúa chất đầy” ấy. Nước Nhật giàu sang và phồn hoa. Nước Nhật văn minh và tiện nghi. Nước Nhật công nghiệp và hiện đại. Nhưng nước Nhật vẫn gợi cho tôi ngờm ngợp những mùi vị thương nhớ quê nhà bởi truyền thống văn hoá phương Đông của họ. Trong những siêu thị ngập tràn đồ ăn và hàng hoá, bên cạnh những món ăn du nhập từ phương Tây vẫn có những món ăn dân dã kiểu của người Việt như củ cải đun trong một nồi to nghi ngút khói, cá biển loại nhỏ kho với đường (thường được ăn vào dịp tết do ảnh hưởng của nền văn hoá ngư nghiệp). Tôi thường miên man trong những mùi hương đó để lòng hồi tưởng về quê nhà, nhớ những cái chợ quê xiêu xiêu mang hồn Việt dựng bên đường làm ấm lòng kẻ rong ruổi trên hành trình đầy sương và nắng gió. Chợ nhỏ bé, khiêm nhường như những người phụ nữ chân quê hiền hậu, trầm tĩnh, dịu dàng. Mấy rổ hàng con, mấy người nông dân lấm lem với vài mớ cá, mớ rau. Dẫu vậy, chợ vẫn dậy mùi thơm nồng nồng hăng hăng của rau húng, rau thơm, mùi ngầy ngậy của bánh rán mà cả tuổi thơ tôi thèm thuồng, ao ước. Lần nào đi qua những cái chợ quê như thế tôi cũng giật mình, làm như gặp lại một người nào đó đã thân quen lắm rồi. Hình như mẹ, hình như chị mà hình như tôi đang ngồi đó, xung quanh là ngọt ngào buổi sớm mai. Chẳng giống như khi một mình lạc lõng trong những siêu thị hiện đại nơi đất khách quê người Trái với những suy nghĩ của tôi và chắc là của nhiều người về nước Nhật, nơi đầy ắp những ngôi nhà chọc trời đến không còn cả khí trời để thở. Nơi tôi ở hoàn toàn rộng rãi, rộng đến nỗi có thời gian tôi còn mang theo hạt giống rau Việt Nam để trồng quanh nhà. Người Nhật là thế, họ luôn nghĩ đến thiên nhiên, họ nâng niu và trân trọng thiên nhiên. Đi ven đường vào bất cứ mùa nào trong năm cũng có thể cảm nhận thấy hương hoa. Không ngạt ngào như hương cau, hương bưởi nhưng dìu dịu, ngọt mát, thanh tân. Và gió, nước Nhật nhiều gió - đó là điều tôi cảm nhận rất rõ khi sống một thời gian dài ở đây. Gió lồng lộng thổi trên các mái nhà, gió hú gào làm tan tác bụi cây góc phố. Gió lại dắt dẫn hồn tôi về với quê nhà. Nơi có gió ngọt lịm lời mẹ ru. Gió đẩy cánh võng trưa nồng. Gió bay mùi hương trên mái tóc thiếu nữ lan xa thoang thoảng. Gió đưa mùi cơm gạo mới bay khắp làng. Gió mang hương bếp củi, bếp rơm bay la đà trên ngọn núi đầu làng. Những chiều cuối năm giáp tết, gió còn mang đến cho tôi sự yên lành bằng ngút ngàn bờ bãi mông lung. Những ngày ấy, gió không còn mang vẻ tủi hờn, thương thương như những ngọn gió ngày thường bởi trong gió có mùi hương của sự ấm no, sum vầy, đoàn tụ. Cảm nhận gió bằng khứu giác như thế nên giữa nước Nhật phồn hoa, tôi vẫn thấy gió như có cái gì đó không đằm thắm bằng những ngọn gió quê hương, vẫn tưởng như bất chợt lúc nào thấy gió xao động, líu ríu, quấn quýt trên sông mà bãi bờ đã từng cơn đau đáu. Tôi nhớ gió quê nhà như nhớ lời hẹn tình nhân, như nhớ vai áo người con gái bất ngờ xuất hiện giữa đời tôi rồi thảnh thơi đi qua, để lại tiếng lá khô vỡ lắc cắc dăm tiếng vọng kỷ niệm mơ hồ. Tôi mới nhận ra rằng khi thênh thang giữa không gian, khi một mình với cun cút vắng tanh, khi bốn bề yên tĩnh như giữa cơn nín thở của trời đất mà vẫn nghe được tiếng thân cây nứt ra để nhú cành thì mùi gió mới về dội ngược trong lòng thao thiết. Rời xa quê mẹ, xa tuổi thơ lăng lắc cánh diều, khi đã thành giảng viên của trường đại học, tôi được phân ở trong một dãy nhà mà đến bây giờ khi nghĩ về nó, có chút gì đó vừa yêu thương, vừa hờn giận, xót xa. Tuổi trẻ nhiều khát vọng, đường bay thường rộng cuối chân trời, vậy mà suốt những năm tháng sức dài vai rộng, tôi phải ở trong gian nhà 9 mét vuông lợp bằng nứa khô chật hẹp, tù túng. Đèn vàng tù mù, mái nhà đầy mưa, ngõ nhỏ lầy lội những kí ức ngập mùi ẩm thấp, hăng nồng. Trong gian nhà mà tường trát bằng đất vữa tươi, tôi ngửi thấy mùi bùn đang ngấu, mùi phân đang hoai từ những thửa ruộng quê nhà. Cũng là mùi vị quê hương nhưng lọt giữa những ngôi nhà cao tầng, giữa nồng nặc mùi hoá chất của một nhà hàng xóm làm nghề kim hoàn, có cái gì như lạc lõng, như khập khiễng, như chơ vơ. Những đêm đông rét mướt, gió đập vào bức vách ầm ầm, tôi co ro nằm trong nhà thấy lòng hun hút nhớ thương. Gian nhà hẹp chỉ có độc một chiếc cửa ra vào ghép bằng những miếng gỗ mục cũ, nằm nghe rõ tiếng mọt kêu kèn kẹt, đằng trước nối với đằng sau một góc bếp tuềnh toàng, chiều chiều đi làm về tôi một mình lụi cụi nhóm bếp, khói củi tươi bay lên cay nhức mắt. Đồ đạc trong nhà động vào đâu cũng thấy phân chuột, chuột nhiều đến nỗi có thắp hương trên bàn thờ cũng phải ngồi canh chừng, chỉ nhác đi một chút là chuột tha hết. Có hôm, mái nhà bị một kẻ lỗ mãng trèo lên làm thủng những lỗ lớn, đêm mưa nước chảy thông thống vào nhà. Nửa đêm, trèo lên dọi lại cái mái nhà, nghe gió thổi rát mặt, mưa tê tái hắt vào lòng mà thấy thương thân mình quá. Khi ấy, tôi thường nghĩ đến một ngôi nhà có cửa sổ đón gió và nắng trời, có giàn hoa như mảnh vườn của mẹ. Rồi chim về chim hót, rồi gió về gió thơm mùi cỏ cây Tôi sẽ mua gạch lát nhà, sẽ trồng vài bụi cây, loại cây mà chỉ ở vùng quê tôi mới có. Tôi sẽ thay thế mùi nồng hăng trong gian nhà bây giờ bằng ngạt ngào hương cau, hương bưởi. Tôi sẽ Tôi sẽ Nhưng đến khi nào? khi nào? Câu hỏi ấy cứ cháy bỏng trong lòng tôi. Đôi khi nhận được chút tiền dạy thêm, đi ngang qua hiệu sách không cầm lòng nổi trước một cuốn sách hay, để mua sách xong rồi lại bần thần: Số tiền đó thế là xong hai bao xi măng, mất trăm rưỡi gạch, bay vèo một mét khối cát. Lại thấy mình tuyệt vọng hơn một chút. Có lần đi công tác, đứng trong nhà vệ sinh khách sạn thơm nức mùi nước hoa chợt nghẹn ngào, trời ơi, chỉ chỗ này thôi cũng đẹp hơn nhà mình! Có phải vì luôn ấp ủ những mơ ước về một ngôi nhà không còn tiếng chuột cắn nhau chí choé, không còn cảnh sau mỗi cơn mưa nồi niêu, sách vở nổi lềnh bềnh mà tôi không lúc nào quên gắng gỏi sống và làm việc. Tôi viết bài trong cái không gian ngột ngạt. Tôi làm luận án bên ngọn đèn vàng tù mù. Tôi nghiền ngẫm sách thánh hiền trong mùi đất ẩm thấp, bên mùi phân chuột, phân gián hăng hăng. Vì thế sau này khi đã không còn ở trong gian nhà đó nữa, nghĩ về nó tôi vẫn thấy lòng mình dâng lên những cảm xúc yêu thương. Không yêu thương sao được vì nơi đó là minh chứng cho những gì tôi đã lăn lộn, đã sống đầy đam mê, khao khát và hướng tới những ước mơ. Nơi đó tuổi trẻ của tôi đã đi qua. Nơi đó có người con gái đã từng chờ tôi về để đưa cho tấm khăn lau tóc ướt nếu giữa đường gặp mưa. Cho đến trước ngày rời gian nhà tồi tàn của tôi để ra đi vĩnh viễn, người ấy đã không quên cứa xót lòng tôi bằng một nỗi buồn giấy mực ngàn đời. Dù vậy, nơi đó vẫn có những đêm trăng tôi ngước nhìn qua ngàn lỗ hổng li ti trên mái nhà mà tưởng ngàn giọt âm thanh trong trẻo và đượm buồn rơi thấm xuống hồn. Tôi hiểu, chỉ sợ nhất khi lòng rỗng không vô vị, khi không cảm nhận được mùi vị cuộc sống quanh mình, khi quay lại đằng sau mà chỉ thấy đó là phía không có ai, phía một mình. Không có gì để làm, không sống cho ai, không vì cái gì, cuộc sống đó, không gian sống đó mới thật là khủng khiếp. Bởi thế, tôi lại thắc thỏm nói, thắc thỏm cười và thắc thỏm gánh đời trên đôi vai đã bắt đầu trĩu xuống: “Bốn mươi tuổi chưa khỏi điều non nớt/ Cả tin nghe, cả tin nói, cả tin cười/ Que diêm mảnh cứ châm bờ rạ ướt/ Khói lửa nào đắng đót trái tim côi”. Và tôi vẫn tiếp tục đi trên hành trình đầy gian nan, khó nhọc. Tôi đã bước những bước vững vàng trên quỹ đạo của đôi dòng nước mắt mẹ. Mẹ dạy tôi: Con đừng ăn cơm cháy mà học dốt, dù nhà nghèo luôn phải ăn đói. Mẹ dạy tôi: Con đừng đi dưới dây phơi quần áo phụ nữ mà học dốt. Mẹ dạy tôi: Con đừng uống nước trong bóng tối mà học dốt. Hồi nhỏ, tôi cứ cười mẹ mê tín. Lớn lên tôi mới hiểu mẹ không hề mê tín. Mẹ thức khuya dậy sớm như phận con cò ăn đêm mà vẫn khuyên tôi uống nước ngoài ánh sáng, để tôi biết thẹn, biết tủi nhục khi ở trong bóng đêm mà nuôi ý chí vươn ra ngoài ánh sáng. Bằng cách đơn giản nhất, mẹ dạy tôi ăn uống tử tế cả khi đói lòng. Mẹ dạy tôi biết sống ý tứ với người khác giới, điều quan trọng đó theo tôi suốt một đời trai sau này để tôi có thể sống thích nghi trong những gian nhà chật hẹp động vào đâu cũng thấy người khác giới. Mẹ dạy tôi cần sống thẳng ngay. Mẹ “doạ” để tôi biết sợ hãi sự dốt nát, bởi chỉ có tri thức mới có thể đánh thức ý thức về danh dự của con người, để từ đó biết sống đàng hoàng. Mẹ không biết khái quát rằng danh dự quý hơn tính mạng. Mẹ không đủ ngôn từ để nói rằng danh dự giống như con ngươi trong mắt người không chịu được bụi bẩn. Mẹ cũng không đủ văn hoa để ví von rằng danh dự như que diêm cháy một lần là hết. Nhưng bằng một cách nào đó, mẹ cảm nhận được danh dự là điều gì quý giá lắm đối với mỗi con người, và truyền điều đó một cách tự nhiên sang các con. Để chúng tôi biết giữ danh dự của mình cho dù đắng cay, khốn khó, dù phải sống lay lắt trong những gian nhà tồi tàn, tạm bợ, dù có khi tỉnh dậy thấy quanh mình trống huơ trống hoác. Trong hành trình cùng với những ngôi nhà từ thuở thơ ấu đến tận bây giờ, tôi luôn gắn hình ảnh của mỗi ngôi nhà với những mùa hoa. Có những mùa hoa trong tôi là ngút ngàn hoa cỏ may trải khắp triền đê. Hoa vương khắp áo quần để người ngồi nhặt. Chỉ là để có lí do ngồi nghỉ một lát đấy thôi, sá gì chút cỏ. Chỉ là chút ao ước nũng nịu để nghe bố nhắc nhặt ống quần cho sạch cỏ rồi mới vào nhà. Tôi sẽ ngồi bệt ngay đầu thềm, kê chiếc nón lá tỉ tê ngồi nhặt cỏ cho đến khi trời mờ tối, thấy mẹ lạch cạch dọn mâm bát mới tần ngần đứng lên. Cũng có thể là hoa cỏ may của một thời lãng mạn “Áo em dệt kín bông may/ Áo tôi đứt cúc mực dây tím bầm”, khi thuở nào cỏ may vương vào áo người bạn gái mang về thành phố, rắc trên nền nhà chật chội như mang mùi hương nhắc nhớ tuổi quê mùa đã xa. Có một mùa hoa trong tôi là hoa xấu hổ, nghĩ đến hoa là nghĩ đến phận những người phụ nữ thôn quê như mẹ, như chị tôi cả đời chỉ biết e thẹn, nép mình sau luỹ tre làng. Có một mùa hoa trong tôi là hoa dâm bụt thắp đèn lồng đám cưới trong trò chơi con trẻ trước cổng nhà. Là hoa trứng gà xâu chuỗi hạt đón cô dâu. Là hoa vạn thọ vàng rực sân nhà nghèo rêu xanh ngày tết. Là hoa sen ngày em chắp tay búp sen đi lễ chùa làng. Là hoa trong nghĩa trang chiều ba mươi thơm mùi hương khói. Là hoa sim “tím chiều hoang biền biệt” như trong thơ Hữu Loan. Có những mùa hoa của ông bà là hoa chuối, hoa thiên lí, hoa mướp, hoa bí, hoa lang, bông điên điển Những loài hoa hiến mình cho người nội trợ cơ cực trên khắp mọi miền quê Việt. Nhà thơ Cao Bá Quát cả đời chỉ cúi lạy hoa mai “Thập tải luận giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Tôi cúi lạy những bông hoa trên mâm cơm của mẹ giữa sân nhà những chiều hè đầy nắng, ăn món canh mát ngọt nấu từ các loại hoa làm thanh tân cả hồn tôi những năm tháng sau này. Đôi khi giữa phi trường bạt ngàn ở phương trời nào đó, tôi tìm một bông hoa nước mình giữa đường băng. Giữa hoa phong lan của hàng không Thái, giữa hoa đào đỏ của hàng không Đài Loan tôi như tìm lại những căn nhà, mảnh vườn tôi đã từng sống, từng đi qua. Tôi thích hoa sen, quốc hoa của Ấn Độ, thích cái triết lí lá sen không bị nước dính vào như tâm linh vô nhiễm, thích cái triết lí trái tim con người như đoá sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì bông sen khai nhuỵ. Tôi thích hoa hướng dương hướng về ánh mặt trời như loài hoa mà người Inca của Châu Mỹ sùng bái. Tôi cũng thích quốc hoa của người Nhật Bản: hoa anh đào. Tháng tư hoa đồng loạt nở, từ Bắc xuống Nam trong khoảng hai tuần ngắn ngủi. Loài hoa đó thoắt nở thoắt tàn như tinh thần mĩ cảm sống và chết đều quyết liệt của dân tộc xứ sở Mặt trời mọc. Nếu chọn một loài hoa làm quốc hoa cho xứ sở mình, bạn sẽ chọn hoa gì? Là hoa gạo nở đỏ rực trời bên cạnh những ruộng lúa đang thì con gái cữ tháng ba giáp hạt ? Là hoa xoan tím trời như buổi chia li nào đó“Hôm ấy tôi đi nắng ửng vàng/ Bời bời ngõ cũ tím hoa xoan”? Là loài hoa sân trường gắn liền với kí ức tuổi hoa niên “Tôi biết hoa phượng vĩ/ Nở cùng hoa bằng lăng/ Nhưng bằng lăng rụng trước/ Màu tím thường khó khăn”? và vô vàn các loài hoa trên khắp dải đất nhiệt đới hình chữ S. Là hoa gì? Không thể nhớ hết, nhưng tôi chợt nghĩ, khi nào con người còn biết yêu hoa, biết vượt khỏi những khó khăn đời thường để vươn tới những điều tốt đẹp thì quốc hoa ở ngay chính lòng người, mọc lên từ tâm hồn của mỗi người. Như thế lòng người sẽ luôn thanh thản, dù cho ở giữa phố phường tấp nập phồn hoa hay trên những vùng quê nghèo xa lơ lắc vẫn có thể điềm nhiên: “Trong sương khói, chỗ quê nhà/ Lấy câu lục bát uống trà sớm mai” và hành trình cuộc sống dường như vì thế cũng bớt xa xăm, bớt nặng nề khó nhọc Thoáng chốc lại thêm một chút rùng mình. Những mảnh vỡ thời gian hồn nhiên vô tình lăn lóc qua cuộc đời mỗi người khiến ai cũng cảm thấy vội vã, tất bật. Hà Nội vào thu, chút gió heo may se lạnh đầu mùa làm thức dậy trong lòng những đứa con xa quê như tôi những rung cảm xa vắng về vùng quê cũ, về những mái tranh nghèo nơi tôi u oa cất tiếng khóc chào đời, nơi tôi đã khôn lớn trưởng thành và cũng là nơi tôi đã từng gửi gắm trong đó bao mơ ước, khát khao, hoài bão. Chợt nhớ nao lòng mỗi con ngõ, mỗi đoạn đường làng nhỏ gầy nghiêng nghiêng trong nắng chiều quê nơi có luỹ tre làng soi bóng râm mát cả tuổi thơ. Với tôi, cõi xưa ấy bây giờ vẫn vẹn nguyên dù chúng chỉ còn ngự trị trong tâm khảm. Tôi vẫn như thấy đôi bàn chân mình đang dẫm trên bùn lầy của ruộng đồng, bờ bãi bởi giấu dưới mỗi đổi thay là cả một trầm tích của tuổi thơ, của tuổi trẻ nhiều khao khát đam mê. Những năm tháng của tuổi ấu thơ dẫu chẳng bình yên nhưng vẫn rất gần với chuồn chuồn, cá rô, châu chấu, dẫu lấm láp đói nghèo, thiếu thốn nhưng vẫn thừa thãi nắng đồng và gió nội. Những năm tháng với vầng trăng mười sáu luôn sáng vằng vặc trên đầu ngọn cau, rải bóng hoa lá nửa đêm xuống miền đất cổ tích Hằng Nga, nơi có lời ru dịu dàng của mẹ bên cánh võng. Thôi! tôi hiểu rồi, chính cái nắng mùa thu vàng như mật ong, chính cơn gió hiu hiu đầu thu man mác đã khiến lòng tôi bâng khuâng gợi nhớ. Nhớ gì? Mơ hồ lắm! Nhớ một ngày xưa thuở còn tuổi trẻ; nhớ một gương mặt, một hình bóng đã khuất lắc lơ đường chân mây cuối nẻo, nhớ một mái nhà phủ đầy hoa mướp vàng ngày còn thơ dại, nhớ đường phố cuối năm với lá dong xanh và hoa tết. Nắng vàng sao mà nhiều nhớ nhung đến vậy! Vẫn là màu nắng thu ấy sao lúc nào cũng thấy cứ như mới gặp lần đầu. Hay vì tôi muốn làm cho ra kỉ niệm. Hay là tôi sợ rồi mình sẽ lãng quên? Bởi đời người hay ám ảnh vì sự quên lãng. Phải vì thế không mà đôi khi dẫn cậu con trai nhỏ bé của mình cùng đi lại trên những con đường ngày xưa, cùng con thả diều trên cánh đồng chiều quê lòng lại cứ phảng phất thầm mong, thầm ước sao trong kí ức của nó sẽ có hình ảnh bố rất đẹp, lúc bố đang nằm ngửa trên rơm rạ thơm ngắm diều bay ngời ngợi trên trời. Hoặc trong ngày đầu tiên con đến trường, lúc con vào đại học hay trong bất kỳ biến cố nào của đời con luôn có bố nắm tay đi cùng. Chắc hẳn, ngày xưa khi đầu tắt mặt tối lo đồng sâu ruộng cạn, lo chạy ăn từng bữa cho đàn con nheo nhóc, bố mẹ tôi chẳng nghĩ sẽ để lại cho chúng tôi nhiều kỉ niệm. Thế mà tôi lại nhớ tơi bời, nhớ đến rơi nước mắt những đêm mấy cha con cuốc đất làm ải, tát nước chống hạn hay đặt đó đơm lờ dưới ánh trăng khuya, nhớ lần lặn sông bắt cá bị đỉa chui vào tai, nhảy mãi mà đỉa không chịu chui ra khiến tôi khóc nức nở. Bố phải dùng nước vôi đổ vào tai mới lấy được con đỉa bé bằng lá hẹ ra khỏi lỗ tai khiến đến tận bây giờ mỗi khi trở giời trái gió tôi vẫn thấy tai mình đau rát. Những kỉ niệm gian khổ mà thân thương cứ ắp đầy, ngọt lịm, khiến lòng không trống trải, không hoang vắng. Trong ăm ắp những hoài niệm về tuổi thơ, tuổi trẻ, nhớ nhất vẫn là những ngôi nhà đã gắn bó tôi với mỗi giai đoạn cuộc đời. Ngôi nhà đầu tiên cũng là nơi chôn rau cắt rốn của tôi gắn với mảnh đất chiêm trũng, phèn lầy chua mặn. Gọi là “nhà” có phần nào không chính xác bởi vách nó chỉ trát bằng bùn và mái nhà thì lợp bằng rạ. Vào mùa đông, giữa những đợt gió mùa lạnh căn cắt, ngôi nhà dường như không thể chống đỡ nổi cứ chao qua chao lại. Mấy anh em chúng tôi co ro trong góc nhà, môi thâm tím, lạnh run cầm cập. Chạm chân xuống nền đất, thấy cái rét ùa đến tái tê. Những ngày mưa, rạ trên mái ẩm mốc, mục ra từng mảng, mưa rỏ tong tong xuống chỗ giường nằm, bố tôi phải lấy ni lông căng lên che cho đàn con nằm nhông nhốc phía dưới khỏi ướt. Vậy mà có đêm thức dậy thấy nước đã ướt đầm lưng, ba hòn gạch kê ở góc nhà làm bếp đã vỡ làm ba mảnh. Chị tôi buồn lắm, chị buồn vì sáng ra cả nhà phải ăn nồi cơm độn sắn nửa sống nửa chín, buồn vì thương cho thân phận ông Táo nông nổi đến thế mà còn phải chia xa. Trong căn nhà ấy, giấc ngủ tuổi thơ của tôi luôn có tiếng côn trùng kêu rỉ rả, tiếng cá quẫy mơ hồ, tiếng trái mít sau nhà rụng xuống gốc cây lụp bụp. Nhớ day dứt làm sao góc giường nơi anh trai tôi đã từng nằm. Nơi ấy, có đêm tôi len lén thức dậy mò trong túi quần anh lấy dăm hào tiền công vác đất đắp đê của anh để đổi lấy vài que kẹo kéo ăn cho đã nỗi thèm thuồng thơ dại. Anh biết nhưng không nói, bởi anh thương những nỗi niềm con trẻ. Giá như hồi đó anh mách mẹ hoặc quát mắng tôi vài tiếng, lòng tôi hẳn đã đỡ xa xót ngậm ngùi hơn mỗi khi nhớ lại, mỗi lúc run run ngước nhìn lên di ảnh anh trên ban thờ nghi ngút khói hương. Nỗi nhớ anh cồn cào nhất là khi nhìn những mảng lục bình trôi liêu phiêu trên sông nước quê nhà. Phải chăng dù xương thịt anh đã gửi gắm ở nơi trập trùng non nước nhưng hồn anh vẫn hiển hiện đâu đây bởi anh đã hoá thân thành những bông hoa tím lục bình trong chiều nắng tắt, khiến lòng tôi quặn thắt. Những lúc đó tôi cảm nhận rõ hơn sự cô đơn của nỗi buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng chim kêu thăm thẳm trên sông nước, cùng với bầy đom đóm len lét đêm thâu. Cái buồn trải dài thông thống, mênh mông, lạnh giá nơi góc nhà bố tôi thường mắc võng ngả lưng mỗi buổi làm đồng về. Tiếng võng kêu kẽo kẹt gõ nhịp trưa hè oi ả. Bố thường chỉ nằm chốc lát, chưa kịp ráo mồ hôi đã lại tất bật với ruộng đồng. Bố thương đồng, thương ruộng, thương đám con đói ăn, rách mặc trong căn nhà xiêu vẹo. Mỗi khi bố nằm trên võng, tôi thường ngắm đôi bàn chân người, đôi bàn chân ấy từ bảy tuổi đã biết khóc. Các ngón chân ngắn, to bè bè. Trên những vuông đất nhỏ nhoi, lọt thỏm giữa cánh đồng sau núi là tháng, là năm chân bố đầm đìa trong bùn và nước. Móng chân dày vàng khè, phèn che bít cái phần hột gạo đục ở trong, vàng hoe hoe. Dưới gan bàn chân chai nhiều chỗ, phía gót thì nứt nẻ như đồng khô mùa hạn. Gió trở đông, chỗ nứt lại tứa máu, lại nứt sâu hơn. Ở giữa ngôi nhà mênh mông đón gió mà bố tôi chẳng khi nào thảnh thơi ngước mặt nhìn trời, chẳng thơ thới đón lấy cái hương xuân của hoa chanh hoa bưởi. Hay bố để dành chút lãng mạn ấy cho tôi, để hồn tôi vẫn lớn lên cùng trời đất. Bởi trong căn nhà tuềnh toàng nắng và gió ấy, tôi vẫn nhận ra những điều gì đó hết sức thơ mộng, rất đỗi ấm áp. Vượt qua nhiều biến cố buồn đau, vượt qua nhiều khó khăn, đói rách, đối với tôi, những tán lá trong vườn nhà cứ rộn ràng một vòm xanh chia sẻ và tin cậy. Là một đứa trẻ nhạy cảm, thay bằng nỗi buồn, tôi thường hay nhìn ra những vòm cây, cho màu xanh trải khắp hồn mình. Sau này lớn lên, tôi vẫn có thói quen thích nhìn những tán cây to rờm rợp trên đầu, thấy lòng thanh thản, thấy xôn xao cây ru hồn phiêu bạt. Tôi thường hay thót nhớ đến cây gáo to sừng sững trước cửa nhà năm xưa. Cây xum xuê gắn bó tôi với những giấc mơ thời thơ ấu. Chị gái trước ngày lấy chồng đã đứng tư lự dưới gốc cây như tiễn một thời con gái. Anh trai trước khi ra chiến trường cũng đứng dưới gốc cây nuốt nước mắt ngậm ngùi, nhớ mẹ cha và thương lũ em thơ dại. Còn tôi hay ra đứng dưới gốc cây ngóng quà của mẹ buổi chợ tan. Ai đó có dịp qua nhà tôi, thường chẳng để ý đến ngôi nhà xiêu vẹo mà lại ngưỡng vọng bóng cây gáo già rờm rợp những ngọn gió nôn nao. Dưới bóng cây ấy, tôi bước vào khiêm nhường, bước ra cao thượng. Tôi thường trộm nghĩ, sở dĩ mình có được chút mạnh mẽ để rong ruổi trên đường dài hanh nắng cũng nhờ được lớn lên dưới bóng lá cây gáo mơ màng bao tháng ngày bình lặng, mơ màng vòm xanh chở che và an ủi. Và bởi học theo cây dạn dày sương gió, ý nghĩ con người cũng sẽ lớn hơn. Ở nơi ngôi nhà tuổi thơ ấy, tôi thích nhất là chiếc cửa sau. Đó không chỉ là nơi ra vào mà còn như một khung tranh để tôi khắc vào bức tranh cuộc sống. Trong bức tranh, có cảnh chị tôi thả tóc ngồi giặt áo. Đó là hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn nhất mà tôi lưu giữ về chị cho đến ngày chị bị bệnh đau ốm triền miên. Cạnh đó là chính tôi đang ngồi chồm hỗm trước nồi cơm đầy nhọ, trong bức tranh chiều dường như có tiếng cạo cơm cháy sồn sột, mùi gạo thơm toả ngát trong tiếng trẻ con cười rân rân. Những đêm đầy sao tôi thường mở cửa sau thấy hương cau, hương bưởi vào ngập đầy. Muốn thở chỉ sợ hương tan. Nghe con chim nào kêu váng trên cây chợt chạy ùa ra cửa mà hương vẫn cuống quýt lan theo. Chính vì thế mà cửa sau trong ngôi nhà đối với tôi còn mang cảm giác thiêng liêng của sự đầm ấm, sum vầy. Cũng bởi thế mà khi nghe mẹ nhắc lại tuổi thơ tôi bằng một câu buồn thật là buồn: “Hồi đó nhà mình nghèo quá, không lo cho các con được bằng người” tôi lại không nghĩ thế. Không mẹ ạ, con giàu có đấy chứ! Con có thừa thãi thiên nhiên, thừa thãi nắng gió và lồng lộng khí trời. Mẹ chắc không còn nhớ những củ khoai mẹ mang về cho tôi khi tan chợ, nhớ vạt sân vàng nắng, nhớ những buổi chiều chạng vạng, gió phiêu phiêu mang mùi hương nhang bay lãng đãng trước nhà, nhớ những lần bố mẹ phơi thóc giữa trưa, mồ hôi bê bết tóc, mỗi lần giở thóc lên hơi nước uớt đầm mặt sân, không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng đó chính là mồ hôi của mẹ của cha. Dường như không lúc nào đứng trên mảnh sân nhà, bố mẹ tôi không tất tả, bận bịu, lo toan Trong thời gian công tác ở Nhật Bản, những đêm dài không ngủ, tôi thường mơ về “mảnh sân trăng lúa chất đầy” ấy. Nước Nhật giàu sang và phồn hoa. Nước Nhật văn minh và tiện nghi. Nước Nhật công nghiệp và hiện đại. Nhưng nước Nhật vẫn gợi cho tôi ngờm ngợp những mùi vị thương nhớ quê nhà bởi truyền thống văn hoá phương Đông của họ. Trong những siêu thị ngập tràn đồ ăn và hàng hoá, bên cạnh những món ăn du nhập từ phương Tây vẫn có những món ăn dân dã kiểu của người Việt như củ cải đun trong một nồi to nghi ngút khói, cá biển loại nhỏ kho với đường (thường được ăn vào dịp tết do ảnh hưởng của nền văn hoá ngư nghiệp). Tôi thường miên man trong những mùi hương đó để lòng hồi tưởng về quê nhà, nhớ những cái chợ quê xiêu xiêu mang hồn Việt dựng bên đường làm ấm lòng kẻ rong ruổi trên hành trình đầy sương và nắng gió. Chợ nhỏ bé, khiêm nhường như những người phụ nữ chân quê hiền hậu, trầm tĩnh, dịu dàng. Mấy rổ hàng con, mấy người nông dân lấm lem với vài mớ cá, mớ rau. Dẫu vậy, chợ vẫn dậy mùi thơm nồng nồng hăng hăng của rau húng, rau thơm, mùi ngầy ngậy của bánh rán mà cả tuổi thơ tôi thèm thuồng, ao ước. Lần nào đi qua những cái chợ quê như thế tôi cũng giật mình, làm như gặp lại một người nào đó đã thân quen lắm rồi. Hình như mẹ, hình như chị mà hình như tôi đang ngồi đó, xung quanh là ngọt ngào buổi sớm mai. Chẳng giống như khi một mình lạc lõng trong những siêu thị hiện đại nơi đất khách quê người Trái với những suy nghĩ của tôi và chắc là của nhiều người về nước Nhật, nơi đầy ắp những ngôi nhà chọc trời đến không còn cả khí trời để thở. Nơi tôi ở hoàn toàn rộng rãi, rộng đến nỗi có thời gian tôi còn mang theo hạt giống rau Việt Nam để trồng quanh nhà. Người Nhật là thế, họ luôn nghĩ đến thiên nhiên, họ nâng niu và trân trọng thiên nhiên. Đi ven đường vào bất cứ mùa nào trong năm cũng có thể cảm nhận thấy hương hoa. Không ngạt ngào như hương cau, hương bưởi nhưng dìu dịu, ngọt mát, thanh tân. Và gió, nước Nhật nhiều gió - đó là điều tôi cảm nhận rất rõ khi sống một thời gian dài ở đây. Gió lồng lộng thổi trên các mái nhà, gió hú gào làm tan tác bụi cây góc phố. Gió lại dắt dẫn hồn tôi về với quê nhà. Nơi có gió ngọt lịm lời mẹ ru. Gió đẩy cánh võng trưa nồng. Gió bay mùi hương trên mái tóc thiếu nữ lan xa thoang thoảng. Gió đưa mùi cơm gạo mới bay khắp làng. Gió mang hương bếp củi, bếp rơm bay la đà trên ngọn núi đầu làng. Những chiều cuối năm giáp tết, gió còn mang đến cho tôi sự yên lành bằng ngút ngàn bờ bãi mông lung. Những ngày ấy, gió không còn mang vẻ tủi hờn, thương thương như những ngọn gió ngày thường bởi trong gió có mùi hương của sự ấm no, sum vầy, đoàn tụ. Cảm nhận gió bằng khứu giác như thế nên giữa nước Nhật phồn hoa, tôi vẫn thấy gió như có cái gì đó không đằm thắm bằng những ngọn gió quê hương, vẫn tưởng như bất chợt lúc nào thấy gió xao động, líu ríu, quấn quýt trên sông mà bãi bờ đã từng cơn đau đáu. Tôi nhớ gió quê nhà như nhớ lời hẹn tình nhân, như nhớ vai áo người con gái bất ngờ xuất hiện giữa đời tôi rồi thảnh thơi đi qua, để lại tiếng lá khô vỡ lắc cắc dăm tiếng vọng kỷ niệm mơ hồ. Tôi mới nhận ra rằng khi thênh thang giữa không gian, khi một mình với cun cút vắng tanh, khi bốn bề yên tĩnh như giữa cơn nín thở của trời đất mà vẫn nghe được tiếng thân cây nứt ra để nhú cành thì mùi gió mới về dội ngược trong lòng thao thiết. [...]... chơ vơ Những đêm đông rét mướt, gió đập vào bức vách ầm ầm, tôi co ro nằm trong nhà thấy lòng hun hút nhớ thương Gian nhà hẹp chỉ có độc một chiếc cửa ra vào ghép bằng những miếng gỗ mục cũ, nằm nghe rõ tiếng mọt kêu kèn kẹt, đằng trước nối với đằng sau một góc bếp tuềnh toàng, chiều chiều đi làm về tôi một mình lụi cụi nhóm bếp, khói củi tươi bay lên cay nhức mắt Đồ đạc trong nhà động vào đâu cũng... nghe gió thổi rát mặt, mưa tê tái hắt vào lòng mà thấy thương thân mình quá Khi ấy, tôi thường nghĩ đến một ngôi nhà có cửa sổ đón gió và nắng trời, có giàn hoa như mảnh vườn của mẹ Rồi chim về chim hót, rồi gió về gió thơm mùi cỏ cây Tôi sẽ mua gạch lát nhà, sẽ trồng vài bụi cây, loại cây mà chỉ ở vùng quê tôi mới có Tôi sẽ thay thế mùi nồng hăng trong gian nhà bây giờ bằng ngạt ngào hương cau, hương... hăng Vì thế sau này khi đã không còn ở trong gian nhà đó nữa, nghĩ về nó tôi vẫn thấy lòng mình dâng lên những cảm xúc yêu thương Không yêu thương sao được vì nơi đó là minh chứng cho những gì tôi đã lăn lộn, đã sống đầy đam mê, khao khát và hướng tới những ước mơ Nơi đó tuổi trẻ của tôi đã đi qua Nơi đó có người con gái đã từng chờ tôi về để đưa cho tấm khăn lau tóc ướt nếu giữa đường gặp mưa Cho đến... ngần đứng lên Cũng có thể là hoa cỏ may của một thời lãng mạn “Áo em dệt kín bông may/ Áo tôi đứt cúc mực dây tím bầm”, khi thuở nào cỏ may vương vào áo người bạn gái mang về thành phố, rắc trên nền nhà chật chội như mang mùi hương nhắc nhớ tuổi quê mùa đã xa Có một mùa hoa trong tôi là hoa xấu hổ, nghĩ đến hoa là nghĩ đến phận những người phụ nữ thôn quê như mẹ, như chị tôi cả đời chỉ biết e thẹn, nép...Rời xa quê mẹ, xa tuổi thơ lăng lắc cánh diều, khi đã thành giảng viên của trường đại học, tôi được phân ở trong một dãy nhà mà đến bây giờ khi nghĩ về nó, có chút gì đó vừa yêu thương, vừa hờn giận, xót xa Tuổi trẻ nhiều khát vọng, đường bay thường rộng cuối chân trời, vậy mà suốt những năm tháng sức dài vai rộng, tôi phải ở trong gian nhà 9 mét vuông... sống thích nghi trong những gian nhà chật hẹp động vào đâu cũng thấy người khác giới Mẹ dạy tôi cần sống thẳng ngay Mẹ “doạ” để tôi biết sợ hãi sự dốt nát, bởi chỉ có tri thức mới có thể đánh thức ý thức về danh dự của con người, để từ đó biết sống đàng hoàng Mẹ không biết khái quát rằng danh dự quý hơn tính mạng Mẹ không đủ ngôn từ để nói rằng danh dự giống như con ngươi trong mắt người không chịu được... mình tuyệt vọng hơn một chút Có lần đi công tác, đứng trong nhà vệ sinh khách sạn thơm nức mùi nước hoa chợt nghẹn ngào, trời ơi, chỉ chỗ này thôi cũng đẹp hơn nhà mình! Có phải vì luôn ấp ủ những mơ ước về một ngôi nhà không còn tiếng chuột cắn nhau chí choé, không còn cảnh sau mỗi cơn mưa nồi niêu, sách vở nổi lềnh bềnh mà tôi không lúc nào quên gắng gỏi sống và làm việc Tôi viết bài trong cái không... sen không bị nước dính vào như tâm linh vô nhiễm, thích cái triết lí trái tim con người như đoá sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì bông sen khai nhuỵ Tôi thích hoa hướng dương hướng về ánh mặt trời như loài hoa mà người Inca của Châu Mỹ sùng bái Tôi cũng thích quốc hoa của người Nhật Bản: hoa anh đào Tháng tư hoa đồng loạt nở, từ Bắc xuống Nam trong khoảng hai tuần ngắn ngủi Loài... tuổi hoa niên “Tôi biết hoa phượng vĩ/ Nở cùng hoa bằng lăng/ Nhưng bằng lăng rụng trước/ Màu tím thường khó khăn”? và vô vàn các loài hoa trên khắp dải đất nhiệt đới hình chữ S Là hoa gì? Không thể nhớ hết, nhưng tôi chợt nghĩ, khi nào con người còn biết yêu hoa, biết vượt khỏi những khó khăn đời thường để vươn tới những điều tốt đẹp thì quốc hoa ở ngay chính lòng người, mọc lên từ tâm hồn của mỗi . khiến lòng tôi bâng khuâng gợi nhớ. Nhớ gì? Mơ hồ lắm! Nhớ một ngày xưa thuở còn tuổi trẻ; nhớ một gương mặt, một hình bóng đã khuất lắc lơ đường chân mây cuối nẻo, nhớ một mái nhà phủ đầy hoa. khiến lòng tôi bâng khuâng gợi nhớ. Nhớ gì? Mơ hồ lắm! Nhớ một ngày xưa thuở còn tuổi trẻ; nhớ một gương mặt, một hình bóng đã khuất lắc lơ đường chân mây cuối nẻo, nhớ một mái nhà phủ đầy hoa. không còn nhớ những củ khoai mẹ mang về cho tôi khi tan chợ, nhớ vạt sân vàng nắng, nhớ những buổi chiều chạng vạng, gió phiêu phiêu mang mùi hương nhang bay lãng đãng trước nhà, nhớ những

Ngày đăng: 23/10/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan