1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về công ty cổ phần khkt thái bình dương

28 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 267,5 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và sâu sắc. Đó là xu thế tất yếu khách quan và là một quy luật mà mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều phải tuân theo. Biểu hiện rõ nhất của xu thế này là quá trình tự do hóa buôn bán trong khu vực và phạm vi toàn cầu. Thực hiện đường lối chuyển đổi nền kinh tế của đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Trong đó, thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng để Việt Nam dần có chỗ đứng trong khu vực và trên phạm vi thế giới, thực hiện mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra: “Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại… xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới…”. Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm nội dung chủ yếu và quan trọng nhất là hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ tích lũy cho đất nước thì hoạt động nhập khẩu lại tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Xuất khẩu nhằm bảo đảm nguồn vốn cho nhập khẩu và nhập khẩu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ cấu kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu… Định hướng cho mục tiêu CNH- HĐH đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ sự cần thiết: “Đẩy mạnh xuất khẩu, huy động các nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư kỹ thuật, hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống, tích cực cân đối cán cân thanh toán quốc tế, góp phần duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế…”. Thực hiện tốt công tác xuất nhập khẩu sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay của nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp để tìm ra biện pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiện nay là một vấn đề rất quan trọng. Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 1 Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHKT THÁI BÌNH DƯƠNG 1.1 Tổng quan về chi nhánh Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật với tên giao dịch Quốc tế là: PACIFIC SCIENTECH.,JSC được thành lập theo quyết định số 171/VKH-QĐ, ngày 20/05/1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia( nay đổi tên là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Công ty là đơn vị kinh doanh trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Công ty có 2 chi nhánh hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. * Chi nhánh Hà Nội: Địa chỉ: 157 Lỏng Hạ - quận Đống Đa- Hà Nội Điện thoại: (84) 04 5 620616 Fax: (84) 04 8 532511 * Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ: 158/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh- quận Bình Thạnh- Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại (84) 08 8 995275 Fax: (84) 08 8 99527 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty - Nghiên cứu, triển khai và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của Viện khoa học Việt Nam, các đơn vị trong nước và nước ngoài vào sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Đưa các thiết bị công nghệ thích hợp cho việc sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu để khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có của từng địa phương trong nước. - Thực hiện liên doanh liên kết, các đại lý, hợp tác đầu tư, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tạo nguồn vốn hỗ trợ việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 2 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Công ty Cơ cấu bộ máy hoạt động của Công ty gồm: Ban giám đốc, Khối Kinh Doanh và Khối hỗ trợ kinh doanh. A. Ban giám đốc * Giám đốc Nhiệm vụ: Thực hiện chức năng quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý nhân sự thông qua việc phân công công việc, giao nhiệm vụ cho các phòng ban, các bộ phận tổ chức. * Phó giám đốc Nhiệm vụ: Trợ giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động nhân sự. Ngoài nhiệm vụ quản lý, điều hành thì phó giám đốc còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, là người thực hiện công việc đấu thầu, tìm kiếm dự án. Sơ đồ bộ máy tổ chức và điều hành của Công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 3 Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Marketing Phòng Kỹ thuật Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kế Toán Các cộng tác viên và chuyên gia nước ngoài Phòng Kinh Doanh Phòng Dự Án Phòng Hợp Đồng XNK Khối hỗ trợ Kinh Doanh Phòng Thang máy Khối Kinh Doanh Báo cáo thực tập tổng hợp B. Khối kinh doanh: Chia ra các phòng theo thị trường và theo đặc trưng thiết bị * Phòng Kinh doanh: 6 người Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các thiết bị về môi trường, thiết bị y tế cho một số khách hàng đặc trưng như: Các Viện, Bệnh Viện, Sở… về lĩnh vực Môi trường, Thủy hải sản v.v Nhiệm vụ: - Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của Công ty trước mắt và lâu dài. - Tổ chức điều hành phòng kinh doanh, tập trung trọng điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng, hàng năm cho Công ty. - Tìm hiểu, khai thác, thu thập và xử lý các thông tin thị trường, giá cả tại từng thời điểm để cú quyết định đúng đắn hợp lý trong công tác kinh doanh của mình. * Phòng Dự án: 10 người Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các thiết bị thí nghiệm cho: Các trường ĐH, Viện Nghiên cứu…. Nhiệm vụ : - Thực hiện công việc chuẩn bị hồ sơ cho các dự án. - Lập kế hoạch cho công tác triển khai dự án đúng tiến độ. - Thẩm định dự án. * Phòng Marketting: 5 người Đặc điểm: Phụ trách nhập khẩu các mặt hàng về lĩnh vực sinh học, thực phẩm… cho các Viện Nghiên cứu, Trường đại học, Các gói thầu thuộc Bộ Công an… Nhiệm vụ: - Lập ra các phương án mở rộng thị trường. - Tổ chức triển khai công tác quảng cáo,tiếp thị, xây dựng chiến lược và mục tiêu kinh doanh. * Phòng Thang máy: 4 người Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Đặc điểm: Nhập khẩu các loại mặt Thang máy cho các khách hàng: Ban quản lý các dự án về xây dựng, nhà thầu xây dựng… C. Khối hỗ trợ kinh doanh * Phòng Hợp đồng Xuất nhập khẩu: 5 người Nhiệm vụ : - Thương thảo ký các hợp đồng bán trong nước - Nghiên cứu các chính sách thuế, hải quan; Các thủ tục về thuế, miễn thuế, giấy phép nhập khẩu v.v - Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của Công ty. - Ghi chép, lưu chứng từ các hợp đồng đã và đang thực hiện. * Phòng Kỹ thuật: 4 người. Gồm: + Bên kỹ thuật Nhiệm vụ: - Thực hiện công tác kiểm tra về tình hình kỹ thuật, tình trạng hiện thời của các thiết bị. - Kiểm tra về xuất xứ, so sánh thiết bị vừa nhận với bản kê khai kỹ thuật của các thiết bị được đặt mua + Bên Dịch Vụ kỹ thuật Nhiệm vụ: - Thực hiện các hợp đồng về bảo trì thiết bị - Thực hiện các hoạt động lắp đặt, bảo hành, bảo trì. - Thực hiện bàn giao thiết bị cho khách hàng. * Phòng Tài chính- Kế toán: 6 người Nhiệm vụ: - Ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch thu- chi tài chính của Công ty. - Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động tài chính của Công ty. * Phòng Hành chính tổng hợp: 4 người Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Nhiệm vụ: - Thực hiện công tác tổ chức lao động, tiền lương. - Thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người lao động. - Công tác quản trị hành chính. - Công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền. * Các cộng tác viên và chuyên gia nước ngoài Là bộ phận không thuộc trong cơ cấu nhân sự của Công ty mà là các nhà khoa học, các kỹ thuật viên, chuyên gia trong nước và nước ngoài có trình độ chuyên môn giỏi, được mời tham gia vào những dự án, hợp đồng mà lĩnh vực đó cán bộ trong Công ty không thông thạo. Đội ngũ cộng tác viên và các chuyên gia không chỉ trực tiếp tham gia vào cac gói thầu, dự án mà còn tổ chức tư vấn, hướng dẫn, đào tạo các cán bộ trong Công ty trong các lĩnh vực cụ thể. 1.2 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của Cụng ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương 1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng nhập khẩu của Công ty Chi nhánh Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương nhập khẩu các loại mặt hàng chủ yếu là : máy móc, thiết bị khoa học, kỹ thuật, trang thiết bị y tế, hoá chất các loại, vật tư nông nghiệp…Trong đó, nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị cho nghiên cứu cơ bản, các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm, các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, ứng dụng, các loại hoá chất v.v… Ngoài ra, Công ty còn liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức khoa học, sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức các dịch vụ thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, triển lãm, quảng cáo, dịch vụ, sản xuất, thương mai và chuyển giao công nghệ. 1.2.2 Hệ thống phân phối, mạng lưới kinh doanh hàng hóa Địa bàn hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu của Công ty chủ yếu là Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc như: Hải Phòng, Huế, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định… Đú là những trung tâm giao lưu buôn bán lớn, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh. Hiện nay, hàng hóa nhập khẩu về cảng Hải Phòng, sau đó vận chuyển về Hà Nội đi theo quốc lộ 5, giao thông đã được nâng cấp lên rất nhiều so với trước đây Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 6 Báo cáo thực tập tổng hợp nên hàng hóa vận chuyển rất nhanh chóng kịp thời, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng và giao hàng cho đối tác trong nước. 1.2.3 Nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn trong kinh doanh Trong hoạt động nhập khẩu ngoài việc sử dụng vốn sẵn có của Công ty, Công ty còn vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn : đó là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Khi Công ty mới thành lập, tổng số vốn điều lệ của Công ty là :15 tỷ đồng Việt Nam… Nguồn Vốn vay tập trung vào vốn vay trung hạn và ngắn hạn của ngân hàng và vốn của các cổ đông vay từ các mối quan hệ cá nhân . Lợi nhuận của Công ty sau khi trả cho các chi phí như: Chi phí tiền công, tiền lương, chi phí thuê phương tiện vận tải, chi phí lưu kho, nộp thuế cho nhà nước…Số lợi nhuận còn lại được cho vào quỹ của Công ty để làm vốn kinh doanh. Hiện nay, số vốn kinh doanh của Công ty đã tăng lên thành 30 tỷ đồng Việt Nam, gấp 2 lần số vốn điều lệ ban đầu. 1.2.4 Lực lượng lao động của Công ty Về nhân lực, Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương có tổng số 56 nhân viên. Trong đó, đa phần có trình độ đại học và trên đại học, số cán bộ trình độ trên đại học khá nhiều bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: kỹ sư cơ khí, khối kinh tế, quản trị kinh doanh, điện tử viễn thông, kế toán, ngoại ngữ, điều khiển tự động hoá, công nghệ làm sạch v.v… Ngoài ra, Công ty còn cộng tác với một đội ngũ công tác viên và chuyên gia tư vấn cả trong nước và nước ngoài để tăng cường khả năng am hiểu và hoạt động tốt trong chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Tổng hợp trình độ của nhân viên Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương năm 2010 STT Trình độ cán bộ chuyên môn và kỹ thuật Số lượng 1 Chi nhánh -HN 56 - Đại học và trên đại học 50 - Trung cấp 6 2 Đội ngũ cộng tác viên và chuyên gia tư vấn 20 Tổng cộng 76 (Nguồn: Danh sách nhân viên Công ty năm 2010-Phòng hành chính tổng hợp) Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 7 Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHKT THÁI BÌNH DƯƠNG 2.1 Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương. 2.1.1 Công tác nghiên cứu thị trường Về thị trường kinh doanh, Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương là một Công ty thuộc lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu thương mại, đặc biệt nghiêng về hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, Công ty không chỉ quan hệ và chịu ảnh hưởng của thị trường trong nước, mà còn chịu ảnh hưởng của cả thị trường nước ngoài. Trong những năm gần đây, điều kiện quốc tế và nền kinh tế thế giới đã và đang tạo ra một thị trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Qua xem xét, ta có thể dễ dàng nhận thấy Công ty có rất nhiều mối liên hệ với bạn hàng và các nước trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển thuộc nhiều châu lục như: châu Mỹ( Hoa Kỳ), châu Âu( Pháp, Đức), châu Á( Nhật Bản)…, đây là những khu vực có chất lượng máy móc, thiết bị tốt, có uy tín, có kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất đang phát triển mạnh. Vì vậy, những thị trường này sẽ luôn có trong các dự án khai thác và phát triển thương mại của Công ty trong tương lai. Bên cạnh đó, Công ty liên tục mở rộng danh mục các mặt hàng kinh doanh. Lúc đầu, Công ty chỉ nhập kinh doanh một số mặt hàng như thiết bị văn phòng, bàn ghế, thiết bị điện tử, máy cơ khí…, đến nay mặt hàng kinh doanh của Công ty vô cùng phong phú, Công ty mở rộng quy mô kinh doanh, nhập thêm những mặt hàng như thang máy, thiết bị khoa học, thiết bị y tế Xuất phát từ chủ trương đa dạng hoá mặt hàng, ngành hàng, Công ty nhanh chóng nắm bắt, phát triển những mặt hàng phù hợp bắt kịp với những biến đổi của nhu cầu thị trường. Bí quyết “ hàng tốt nhất- giá rẻ nhất”, Công ty cung cấp đúng những mặt hàng mà thị trường yêu cầu với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng. Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Trong thời gian gần đây, cơ cấu mặt hàng kinh doanh có thay đổi các mặt hàng phục vụ cho sản xuất, xây dựng, nghiên cứu có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do hiện nay, chính sách của nhà nước là giảm nhập siêu, tăng kim nghạch xuất khẩu, đối với hoạt động nhập khẩu nhà nước chỉ khuyến khích nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xây dựng như vật tư thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất cho công nghiệp, nông nghiệp. Nhà nước hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Chính vì vậy Công ty tập trung khai thác các nguồn hàng vật tư, thiết bị, máy móc hiện đại có kỹ thuật tiên tiến, chỉ nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Đối với thị trường quốc tế, Công ty thường thu thập các thông tin dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật hàng ngày như các tạp chí thông tin thương mại, báo thương mại. Trong trường hợp thị trường nhập khẩu là thị trường mới, Công ty cử nhân viên ra nước ngoài để trực tiếp tiếp cận thị trường lựa chọn đối tác giao dịch. Ngoài ra, Công ty còn tham gia các hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong nước. Nói tóm lại, công tác nghiên cứu thị trường cả trong nước và ngoài nước đối với các loại hàng hoá nhập khẩu ở Công ty đã tiến hành thường xuyên và liên tục với nhiều nguồn thông tin khác nhau. Rồi từ đó, Công ty có những biện pháp xử lý thông tin một các nhanh chóng và chính xác, loại bỏ kịp thời những thông tin nhiễu, thông tin giả để giúp cho việc dự đoán nhu cầu cho việc lập phương án kinh doanh một cách đúng đắn hiệu qủa kinh tế cao. 2.1.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh Thông thường mỗi mặt hàng có rất nhiều các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp này có thể trong một quốc gia hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ đối với Phòng Kinh doanh là phải xem xét các yếu tố có khả năng xảy ra khi Công ty muốn đặt mối quan hệ ngoại thương với các nhà cung cấp. Các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để trả lời câu hỏi này Phòng Kinh doanh thường tổng hợp phân tích một số chỉ tiêu sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 9 [...]... hàng bán buôn của Công ty có vai trò rất quan trọng, nhiều năm qua nguồn thu chủ yếu của Công ty là thu dưới hình thức bán buôn Qua các năm vừa qua hình thức này chiếm trung bình từ 63%75% doanh thu của Công ty Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 22 Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHKT THÁI BÌNH DƯƠNG 3.1 Những... khẩu đúng một vai trò quan trọng trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương Bảng ở dưới cho chúng ta thấy một số thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị chính của Công ty bao gồm : Pháp, Đức, Mỹ, Nhật và các nước khác Có thể thấy thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường của các nước phát triển nhất thế giới Vì đặc điểm máy móc mà Công ty nhập khẩu là có kỹ... qua chi nhánh Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương được đánh giá là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty không ngừng tự hoàn thiện mình, từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn, cải tiến phương pháp quản lý Vì vậy, uy tín của Công ty đang ngày càng được nâng cao Các sản phẩm nhập khẩu của Công ty luôn đảm bảo... công nhân viên Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Nguyễn Thị Phượng Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 26 Báo cáo thực tập tổng hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp – NXB KH&KT 2010 Tác giả: ThS Lê Thị Phương Hiệp 2 Báo cáo tổng kết công tác năm 2007, 2008, 2009, 2010 Công ty Cổ. .. được vấn đề này, Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương đã tích cực đẩy mạnh hình thức bán buôn Đối với hình thức bán buôn mọi thủ tục mua bán được tiến hành khá gọn nhẹ, thuận tiện cho khách hàng, những thủ tục rườm rà khôgn cần thiết được dẹp bỏ Với phương thức bán hàng như vậy, Công ty đã thu hút được một số khách hàng lớn Khách hàng của Công ty dưới hình thức này chủ yếu là các Công ty, các doanh nghiệp... Phượng 12 Báo cáo thực tập tổng hợp * Nhận hàng: Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và nhận được hàng Công ty vận chuyển hàng về kho chờ tiêu thụ - đối với nhập trực tiếp Còn đối với nhập khẩu uỷ thác, có thể Công ty sẽ giao hàng ngay tại cảng cho bên uỷ thác 2.2 Tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần KHKT Thái Bình Dương 2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị qua các năm Dựa vào báo... Công ty gửi bộ chứng từ đến phòng cấp giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương để xin giấy phép nhập khẩu hoặc đối với những mặt hàng nhập khẩu theo mặt hàng kinh doanh của Công ty thì làm thủ tục nhận hàng trực tiếp tại cơ quan hải quan * Làm các thủ tục hải quan Khi tàu nhập cảng Công ty tiến hành làm các thủ tục hải quan để trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể đưa hàng về kho Tờ khai hải quan. .. USD( đạt 4.15%) Còn lại, các sản phẩm khác chiếm 3.41% 2.3 Phương thức nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Hiện nay tại Công ty tồn tại hai hình thức nhập khẩu hàng hóa đuợc áp dụng chủ yếu, đó là: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác Các hình thức nhập khẩu chính của Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương (Đơn vị: USD) Năm Năm 2007 Giá trị % NK trực tiếp 2321745 84.56 Năm 2008 Giá trị % 2315423 80.07... các bên Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 11 Báo cáo thực tập tổng hợp * Điều khoản giao hàng: Hiện nay, Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương thường nhập khẩu theo điều kiện CIF (như CIF Hải Phòng, CIF Đà Nẵng) và C & F nên hầu như không phải thuê tàu * Thủ tục thanh toán: Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và vận đơn B/L do bên bán gửi đến Công ty sẽ kiểm tra kỹ nội dung của bộ chứng từ với nội dung của... hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương (Đơn vị: USD) Chỉ tiêu Tỷ suất lợi Tỷ suất lợi Hiệu suất lợi doanh nhập nhuận theo nhuận theo nhuận kinh khẩu Năm Lợi nhuận kinh doanh thu chi phí doanh P= R-C Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 19 Báo cáo thực tập tổng hợp Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm . rất quan trọng. Sinh viên: Nguyễn Thị Phượng 1 Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHKT THÁI BÌNH DƯƠNG 1.1 Tổng quan về chi nhánh Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương 1.1.1. hàng hoá nhập khẩu của Cụng ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương 1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng nhập khẩu của Công ty Chi nhánh Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương nhập khẩu các loại mặt. TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHKT THÁI BÌNH DƯƠNG 2.1 Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty Cổ phần KHKT Thái Bình Dương. 2.1.1 Công

Ngày đăng: 22/10/2014, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w