Tư liệu SEN trong "Lên chùa bẻ một cành sen"

2 538 0
Tư liệu SEN trong "Lên chùa bẻ một cành sen"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Lên chùa bẻ một cành sen ” (ĐSCT) Là hoa sen nhưng không mọc dưới đầm, chẳng mọc dưới ao mà tỏa hương ngào ngạt ngay trong sân chùa. Những bông hoa trắng tinh, thanh khiết, chen giữa những búp lá non xanh khiến khách phương xa cứ ngẩn ngơ vì quá đẹp, quá lạ. Người ta gọi loài hoa này là hoa sen cạn hay lục liên và theo người dân địa phương, lục liên chỉ trồng được trong khuôn viên chùa Bối Khê, Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội, tuyệt nhiên không trồng được ở nơi khác, dù ngay trên đất làng. Chùa Bối Khê, nơi có loài hoa quý là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Trần. Theo tấm bia khắc năm Hồng Thuận thứ bảy đặt tại đây, chùa được dựng vào năm Khai Hựu thứ 10 (1338) dưới triều vua Trần Hiếu Tông. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn vẻ cổ kính ban đầu. Từ đường làng đi vào, qua một khoảng sân rộng, đến cổng ngũ môn. Có dòng chữ “Đại Bi Tự”, tên chữ của chùa Bối Khê. Ngay sau cổng là chiếc cầu gạch vắt qua hào nước hẹp, dấu tích của dòng sông Đỗ Động. Đi qua cầu là tam quan cao hai tầng, tám mái. Tầng trên treo quả chuông lớn, đường kính 60cm, cao 1m đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng, hai bên có hai hồ nước, một trồng sen và một làm giếng làng. Kiến trúc chính của chùa Bối Khê được bố cục theo kiểu “tiền Phật, hậu Thánh”. Việc thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái. Tiếp đó đến tòa thiêu hương và thượng điện là nơi thờ thánh. Nhìn tổng thể, ngôi chùa có hình “nội công ngoại quốc”. Hai dãy hành lang ở hai bên được xây dựng song song, mỗi bên có bảy gian. Nơi đây thờ 18 vị La Hán. Tòa tiền bái có chín gian. Hệ thống tượng Phật ở chùa Bối Khê khá phong phú và được bài trí, thờ phụng theo phái đại thừa. Chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng quý như tượng Phật Bà 12 tay ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại Xương Phù lục niên (1382), triều vua Trần Phế Đế, tượng Ngọc hoàng Thượng đế, bộ tượng Thập Điện Minh Vương 11 bia đá có từ đời Hậu Trần, hai quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn Thượng điện chùa Bối Khê thờ Đức thánh Nguyễn Bình An, người đời thường gọi là Đức thánh Bối và thêu dệt nhiều chuyện kỳ lạ về ngài. Theo truyền thuyết, ngài sinh năm Tân Tỵ (1281), quê ở làng Bối Khê, nhưng tu luyện ở chùa Trăm Gian (xã Tiên Lữ, huyện Chương Mỹ). Ngài đắc đạo, có phép thần thông. Tương truyền, lúc dựng lại chùa Tiên Lữ, ngài chỉ thổi một niêu cơm mà đã đủ ăn cho cả trăm thợ. Khi quân Minh xâm phạm nhà chùa, ngài đã làm ra mưa máu buộc chúng phải rút chạy. Ngày 13 tháng Chạp ngài vào am để hóa. Ngày 4 tháng Giêng, dân mở khám thờ thấy thơm, bèn tạc tượng thờ. Chùa Trăm Gian là nơi thờ chính thức Đức thánh Nguyễn Bình An, còn ở Bối Khê thờ vọng. H oa sen Ngoài vẻ đẹp về mặt kiến trúc, chùa Bối Khê còn có một địa đạo được đào từ thời chống Pháp. Địa đạo dài 3km, xuyên qua tòa thượng điện, chạy qua đền thờ lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Trực và chạy vòng quanh làng Bối Khê. Bác Nguyễn Mạnh Hùng, hậu duệ đời thứ 26 của trạng nguyên Nguyễn Trực và cũng là người gắn bó với ngôi chùa nhiều năm cho biết, nhân dân Bối Khê đã đào hầm để nuôi giấu cán bộ, cất trữ lương thực. Chính tại căn hầm này, dân làng Bối Khê đã kiên cường bẻ gãy ba lần tấn công của địch, tiêu diệt 372 tên giặc Pháp. Ngày 20-4-1979, chùa Bối Khê được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Mỗi năm, đến giữa tháng ba âm lịch, không chỉ dân làng mà khách thập phương lại hành hương về chùa lễ Phật và thưởng ngoạn hoa sen. Hương hoa ngọt ngào đến nỗi đứng cách cổng chùa khá xa, chúng ta đã có cảm giác mình đang đứng gần một đầm sen thơm ngát. NGỌC ANH - LÊ TRỊNH Thứ sáu, 10/06/2011 . “Lên chùa bẻ một cành sen ” (ĐSCT) Là hoa sen nhưng không mọc dưới đầm, chẳng mọc dưới ao mà tỏa hương ngào ngạt ngay trong sân chùa. Những bông hoa trắng tinh,. phương lại hành hương về chùa lễ Phật và thưởng ngoạn hoa sen. Hương hoa ngọt ngào đến nỗi đứng cách cổng chùa khá xa, chúng ta đã có cảm giác mình đang đứng gần một đầm sen thơm ngát. NGỌC ANH. phong phú và được bài trí, thờ phụng theo phái đại thừa. Chùa còn lưu giữ được nhiều pho tư ng quý như tư ng Phật Bà 12 tay ngồi trên tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa

Ngày đăng: 22/10/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan