SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊNTRƯỜNG THPT CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MƠN VĂN
Đề tài:
TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG TÁC PHẨM" CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA"
Người thực hiện : Nguyễn Thị Bích Dậu
Trường : THPT Chuyên Thái Nguyên
Trang 2MỤC LỤCA MỞ ĐẦU 1I.Tính cấp thiết của đề tài 1II Lịch sử vấn đề 1III Lí do chọn đề tài 2
IV Mục tiêu nghiên cứu 2
VI Nội dung, quy mô của đề tài 3
VII Bố cục của đề tài 3
B NỘI DUNG 4
I Cách xác định tình huống truyện 4
1 Khái niệm tình huống truyện 4
2 Một số kiểu tình huống truyện phổ biến 6
II Tình huống tự nhận thức trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 7
1.Xác định tình huống truyện 7
2 Ý nghĩa của tình huống tự nhận thức trong “Chiếc thuyền ngoài xa” 102.1 Nhận thức về con người và cuộc sống 10
2.2 Nhận thức về chân lí trong nghệ thuật 23
Trang 3A MỞ ĐẦU
I.Tính cấp thiết của đề tài
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châumới được đưa vào giảng dạy ở chương trình ngữ văn lớp 12 Đây là một trongnhững tác phẩm mới tiêu biểu cho các sáng tác văn học sau 1975 Đồng thời,nó cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Nguyễn MinhChâu sau thời kì kháng chiến chống Mĩ Vì vậy, việc dạy học tác phẩm nàytrong nhà trường như thế nào còn gặp rất nhiều khó khăn Bởi lẽ, đây là mộttác phẩm rất hay và khó tiếp cận đối với cả người dạy và người học Nó hayvì nó chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu xa, gợi ra nhiều cách hiểu cho ngườiđọc Nó khó bởi đòi hỏi học sinh khi tiếp cận phải có một vốn sống, vốn kinhnghiệm dày dạn và sự từng trải trong cuộc đời mới có thể hiểu hết ý nghĩa củatác phẩm Mà ngày nay, số học sinh yêu thích môn văn không còn nhiều mànhững tâm hồn say mê văn chương thì lại càng ít Vì vậy, việc giảng dạy mộttác phẩm văn học hay và mới như “ Chiếc thuyền ngoài xa” trong trường phổthông không phải là dễ Nhất là lứa tuổi học trò còn nhiều mơ mộng mà kimhnghiệm sống còn ít Do vậy, tôi tiến hành đề tài này để khai thác tình huốngtruyện để cùng trao đổi với đồnh nghiệp về cách tiếp cận tác phẩm sao chohiệu quả nhất
II Lịch sử vấn đề
Các bài nghiên cứu về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của NguyễnMinh Châu còn ít hơn nhiều so với các bài nghiên cứu về các tác phẩm kháccủa ông như “Bến quê”, “Phiên chợ Giát”, “Người đàn bà trên chuyễn tàu tốc
hành”, “Mảnh trăng cuối rừng” Trong đó đã có một số bài viết tìm hiểu về
Trang 4trách nhiệm” của Đinh Trí Dũng, “Một số cốt truyện trong truyện ngắnNguyễn Minh Châu” của Trịnh Thu Tuyết,v.v Tuy nhiên, để có một côngtrình nghiên cứu cụ thể về tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”thì vẫn chưa có ai đi sâu Vì thế, việc nghiên cứu kĩ lưỡng tình huống truyệncủa văn bản này là rất cần thiết để ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của giáo
viên và việc học tập của học sinh
III Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ nội dung chương trình ngữ văn 12 được đổi mới với nhiềutác phẩm thật sự mới lạ được đưa vào tìm hiểu và căn cứ vào thực tế giảngdạy và qua thực tế khảo sát quá trình tiếp cận tác phẩm của học sinh, tôi đãlựa chọn vấn đề tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”để nghiên cứu Đối với việc phân tích tác phẩm tự sự không thể bỏ qua việctìm hiểu tình huống truyện Đó là một việc làm không hề đơn giản với mộttruyện ngắn đa nghĩa như “Chiếc thuyền ngoài xa” Tiến hành đề tài này, tôimong muốn sẽ cung cấp những định hướng nhất định cho học sinh trong quátrình khai thác tác phẩm và tiếp tục được trao đổi với đồng nghiệp về nhữngvấn đề giảng dạy tình huống truyện trong văn bản tự sự.
IV Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi hướng tới mục đích giảng dạy một giờ văn
thật sự hiệu quả và có ích cho học sinh Không nhằm hướng tới những kiếnthức hàn lâm mà ngược lại, đó là sự nhận thức chân thật, hồn nhiên của họcsinh về giá trị của tác phẩm Mặt khác, nó giúp cho mỗi giáo viên giảng dạysẽ thấy được ý nghĩa quan trọng của vấn đề khai thác tình huống truyện đốivới các tác phẩm tự sự Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn được bồi dưỡngcho những tâm hồn yêu văn chương luôn có một quan niệm đúng đắn về sựsáng tạo trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học.
V Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
Trang 5VI Nội dung, quy mô của đề tài
Đề tài nghiên cứu về một phương diện nghệ thuật của tác phẩm đó làtình huống truyện mà không phải là khai thác tất cả những nét đặc sắc nộidung và nghệ thuật của tác phẩm Vì vậy, tôi chủ yếu khai thác ý nghĩa củatình huống truyện để thấy được giá trị nội dung, tư tưởng của văn bản nhằmmục đích phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy Nếu có điều kiện tìm hiểusâu hơn nữa thì đề tài này tiếp tục được khai thác trong mối liên hệ với nhiềutác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Trang 6B NỘI DUNG
I Cách xác định tình huống truyện1 Khái niệm tình huống truyện
Trang 7làm hòa với mọi người biết bao và còn tin tưởng vào nhân thế sẽ nhận hắnvào xã hội bằng phẳng của những người lương thiện Như vậy, một phút thứctỉnh của lương tri trong Chí Phèo cũng đủ để thắp sáng ngọn lửa bất diệt củaniềm tin về vẻ đẹp nhân tính, về phần Người trong mỗi chúng ta Trong mỗicon người, cái ác và cái thiện luôn chuyển hóa lẫn nhau và ln song song tồntại Trong hồn cảnh này hay hồn cảnh khác, cái thiện có thể bị cái ác lấn átvà che lấp nhưng không bao giờ tiêu tan Sự chuyển hóa ấy làm nên sự hoànthiện nhân cách cho con người Chỉ cần có một chiếc đũa thần nhiệm màuđánh thức thì cái thiện sẽ hiện nguyên hình của nó Khi đặt nhân vật vào tìnhhuống trớ trêu, ta thấy nhân vật của Nam Cao thường phải vật lộn, giãy giụa,quằn quại lựa chọn giữa một bên là sự sinh tồn và một bên là sự sống đíchthực có ý nghĩa Và Chí Phèo đã rơi vào một tình huống đầy bi kịch: hắn bị cựtuyệt quyền làm người khi Thị Nở từ chối tình yêu Điều đó nghĩa là hy vọngvừa cháy lên trong Chí Phèo đã bị dập tắt Chí Phèo rơi vào bế tắc, Thị Nở từchối đưa hắn trở về với xã hội bằng phẳng của những người lương thiện, đồngnghĩa với việc hắn rơi vào cùng đường tuyệt lộ Hắn xách dao đến nhà BáKiến để đòi quyền sống: “Ai cho tao lương thiện? ” Trước đây, để tồn tại,Chí đã phải bán linh hồn cho quỷ, nay linh hồn trở về, hắn buộc phải tự kếtliễu đời mình để không phải sống cuộc đời tha hóa vô nghĩa Bi kịch bị cựtuyệt quyền làm người của Chí Phèo khiến chúng ta nhức nhối tâm can, khiếnta phải suy nghĩ về nhân tình thế thái trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Trang 8thân Tràng Từ khi có vợ, Tràng có những thay đổi về mặt tâm lí, nhận thức.Mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường “một nguồn vui sướng phấn chấn độtngột tràn ngập trong lòng” Trước đây, Tràng chỉ sống tạm bợ cho qua ngày,giờ hắn thấy hắn có trách nhiệm với gia đình “bỗng nhiên hắn thấy hắnthương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng Bây giờ hắn mới thấy hắnnên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”
Như vậy, qua tình huống truyện độc đáo, Kim Lân muốn gửi gắm tớichúng ta lời nhắn nhủ thấm thía rằng con người hãy biết tin tưởng vào cuộcsống Ngay trong những hoàn cảnh bi đát nhất, ngay trên mảnh đất khô cằnnhất, mầm cây hạnh phúc vẫn đâm chồi và đơm hoa kết trái Quan trọng nhấtlà con người phải biết đối mặt, chấp nhận và vượt lên hoàn cảnh ấy Tronghoàn cảnh tăm tối nhất cũng không được bi quan, hãy biết hướng về phía mặttrời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn.
Tóm lại, tình huống truyện đóng vai trò then chốt trong cấu trúc chỉnhthể của tác phẩm văn học Mỗi nhà văn viết truyện ngắn có tài phải luôn sángtạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện Nguyễn Minh Châu cũng làmột trong những cây bút truyện ngắn có biệt tài xây dựng tình huống truyện.
2 Một số kiểu tình huống truyện phổ biến
Trang 9rùa trong xó nhà, giờ đây cô đã mạnh mẽ, táo bạo, dũng cảm, có ý thức vềthân phận của mình.
Bên cạnh đó thì tình huống tâm lí chủ yếu miêu tả diễn biến tâm trạng,cảm xúc của nhân vật Loại tình huống này thường gặp trong những kiểutruyện trữ tình, không có cốt truyện, đậm yếu tố lãng mạn Dòng diễn biếntâm lí nhân vật là hạt nhân cốt lõi làm nên cấu trúc truyện ngắn Đối vớinhững truyện ngắn thuộc kiểu tình huống này thường ít sự kiện, hành động likì, gay cấn Bởi đối tượng chủ yếu mà nhà văn khám phá là thế giới nội tâmtinh tế, là trạng thái cảm xúc mơ hồ của nhân vật trước cuộc sống Tình huốngnày ta có thể hiểu rõ hơn trong các tác phẩm “Hai đứa trẻ”, “Dưới bóng hoànglan”, “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, “Tỏa nhị Kiều” của Xuân Diệu, “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
Không giống với hai kiểu tình huống truyện trên, tình huống nhận thứcchủ yếu cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân vật Nhà văn đặt nhânvật vào một tình huống đầy bất ngờ, nghịch lí để từ đó hiểu ra, vỡ lẽ ra vànhận thức được những vấn đề mà trước đó họ chưa hiểu, chưa biết hoặc hiểusai, hiểu chưa đầy đủ về con người, cuộc sống Kiểu tình huống này ta rất haygặp trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu, điển hình là cáctruyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Bến quê”, và “Bức tranh”.
II Tình huống tự nhận thức trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”1.Xác định tình huống truyện
Trang 10sự tồn thiện” Phùng cảm thấy sung sướng vơ cùng khi anh “khám phá thấycái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” Nhưng chính lúc anh đang trànngập niềm vui, hạnh phúc do “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa manglại” thì anh bất giác nhìn thấy chiếc thuyền của người đàn bà hàng chài ngaytrước mặt Tệ hại hơn, anh còn được chứng kiến cảnh lão đàn ông dùng chiếcthắt lưng quật tới tấp vào lưng vợ Và rồi anh cùng với người bạn của mìnhtìm hiểu về cuộc sống của gia đình người đàn bà hàng chài Cuối cùng anhcũng ngộ ra mối quan hệ giữa cuộc đời thật và nghệ thuật thật không đơngiản Đằng sau bức ảnh con thuyền chìm trong bầu sương mù trắng như sữacó pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào là số phận đớn đaucủa người phụ nữ, là cuộc sống nheo nhóc, lênh đênh của một gia đình hàngchài, là tình trạng bạo lực gia đình Và con mắt tinh tường của anh đã từngbăn khoăn về một chân lí lớn đã được một đại văn hào phát hiện: bản thân cáiđẹp chính là đạo đức Nhưng anh cũng nhận ra rằng quan niệm về đạo đứccũng đang biến đổi theo hoàn cảnh, theo sự nhìn nhận của từng số phận cánhân Cuối cùng, anh đã có cái nhìn thay đổi về cuộc sống và nghệ thuật.Người nghệ sĩ không thể có cái nhìn đơn giản và sơ lược về cuộc sống Trongnhững bức ảnh anh đã mang về có một bức ảnh màu trắng thật đẹp và đã đượclựa chọn Tuy là ảnh đen trắng nhưng lạ thay, mỗi lần anh ngắm đều thấy hiệnlên màu hồng hồng của sương mai, càng nhìn kĩ lại càng thấy hiện lên ngườiđàn bà hàng chài nghèo khổ, đang bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đấtchắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.
Trang 11người Tình yêu ấy cháy bỏng lên thành khát vọng kiếm tìm, phát hiện và tônvinh vẻ đẹp của con người Đó còn là nỗi lòng khắc khoải, lo âu trước cái xấuxa, tàn bạo Tôi chợt nhớ tới câu nói của Nguyễn Đình Thi: “Nói nghệ thuậttức là nói đến sự cao cả của tâm hồn Đẹp tức là một cái gì cao cả Có khi nhàvăn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cáchnhìn, cách miêu tả phải cao cả” Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã làm nênnhững điều cao cả ấy trong thế giới văn chương Đằng sau cái nhìn hiện thựcgồ ghề, thô ráp, đau đớn và cả cái ác là vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, làtrái tim của người phụ nữ hy sinh, nhân ái, vị tha Cái nhìn hiện thực của nhàvăn sâu sắc, trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu với con người Nguyễn minhChâu đã từng quan niệm: “Người viết văn là một người rất nặng nợ với đời”( Trang giấy trước đèn ) Bởi trong thâm tâm, ông luôn quan niệm tình yêu ởngười nghệ sĩ “vừa là một niềm hân hoan, say mê, vừa là một nỗi đau đớn,khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của nhữngngười xung quanh mình” ( Ngày xuân phỏng vấn các nhà văn, Báo vănnghệ ) Ông luôn có ý thức rõ về vai trò của mình khi cho rằng cuộc đời nhàvăn “là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sốngthực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội, và trong khichăm chú đọc cái cuốn sách khổng lồ đó, anh ta phải đặt hết tâm hồn và trí tuệcủa mình vào, phải tỏ rõ chính kiến và lập trường của mình trước mỗi sự việc,mỗi hoàn cảnh, mỗi một con người” ( Trang giấy trước đèn )
Tình huống tự nhận thức cũng phản ánh rõ nét đặc điểm phong cáchnghệ thuật Nguyễn Minh Châu Đó là một lối văn thâm trầm, giản dị, đôn hậumà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, lắng đọng chiêm nghiệm sâu xa về lẽ đờiđể kết tụ thành những triết lí nhân sinh sâu sắc.
Trang 122 Ý nghĩa của tình huống tự nhận thức trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
2.1 Nhận thức về con người và cuộc sống
Có lẽ, những người nghiên cứu văn học muôn đời luôn thấm thía mộtcâu nói của đại văn hào Nga, Mácxim Gorki “Văn học là nhân học” Quảthực, con người là chủ thể của vũ trụ và là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.Chỉ nhắc đến hai tiếng Con Người, lòng ta đã tràn đầy niềm tự hào, hứngkhởi, hạnh phúc: “Con Người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng trángxiết bao” Bởi vậy, bất kì tác phẩm văn học chân chính nào cũng có nhữngnhận thức, khám phá mới mẻ về cuộc sống của con người Cao quý hơn, nócòn là tiếng nói tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người Hơn ai hết,Nguyễn Minh Châu ý thức rất rõ về thiên chức của người nghệ sĩ trong việcphát hiện ra những bí mật ẩn chứa trong tâm hồn con người, đó là những “hạtngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” Ông là người nghệ sĩ luôn sưutầm, lượm lặt cái đẹp rải rác trong cuộc sống Nhà văn luôn tìm đến nhữngphương trời xa lạ mà lại rất gần trong tâm hồn con người, khám phá nhữngvấn đề tiềm ẩn trong cuộc sống mà ta chưa biết, những diều tưởng như rấtgiản dị, gần gũi mà ít ai nghĩ tới Thế đấy, Nguyễn Minh Châu luôn quanniệm con người như một thế giới bí ẩn mà lồi người khơng bao giờ giải mãhết những thông số về nó: “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng nhữngnét đẹp đẽ, kì diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phátất cả những cái đó”(Tr36, Nguyễn Minh Châu, tác giả - tác phẩm) Sự nhậnthức về con người quả là vô hạn Vì vậy văn học mọi thời đại luôn quayguồng thay đổi cùng với nhịp sống thì mới có thể hiểu sâu về con người
Trang 13quốc quyết sinh Còn bây giờ, tiếng súng chiến tranh đã im bặt, con người trởvề với nhịp sống bình lặng, yên ổn Nhưng đó cũng là lúc con người phải đốimặt với nhiều nỗi lo của cuộc sống mới như cơm áo, gạo tiền, kiếm kế mưusinh, sự tha hóa biến chất theo kiểu mới của nhân loại, đời sống cá nhân pháttriển với nhiều đòi hỏi riêng Từ những năm 1960, Nguyễn Minh Châu đãtừng băn khoăn: “Phải chăng bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì tính cơ hội,nịnh nọt, tham lam, ích kỉ, phản trắc, vụ lợi còn được ẩn kín và đã có lúcngấm ngầm phát triển đến mức gần như lộ liễu ? Bây giờ ta phải chiến đấucho quyền sống của cả dân tộc Sau này, ta phải chiến đấu cho quyền sốngcủa từng con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp Chính cuộcchiến đấu ấy mới lâu dài”
Trang 16phép quy nạp, ta thấy hầu hết người phụ nữ trong văn thơ đều đẹp từ hìnhthức đến phẩm chất, tâm hồn Bởi họ chính là những loài hoa tinh túy của trờiđất, tạo hóa ban cho họ vẻ đẹp tự nhiên, dịu dàng cũng như thiên chức của họlà những người mẹ hiền từ, người chị đảm đang, người đàn bà đôn hậu, giàuyêu thương Vì vậy, người phụ nữ xứng đáng được tôn vinh, ngợi ca, trântrọng hơn bao giờ hết Còn người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoàixa” của Nguyễn Minh Châu thì sao ? Nếu như những người phụ nữ khácthường chỉ lướt qua trong lòng người đọc thì người đàn bà hàng chài lại làmột bí ẩn mà càng khám phá, ta càng thấy toát lên vẻ đẹp kì diệu Người phụnữ ấy không đến với người đọc một cách hời hợt, nông cạn bởi vẻ đẹp hìnhthức mà đẹp ở bề sâu tâm hồn khiến ta phải vấn vương, suy nghĩ Với tôi, sứchấp dẫn của người đàn bà ấy không phải là ở sắc đẹp Nếu như chúng ta chorằng tất cả phụ nữ đều xinh đẹp thì người đàn bà hàng chài là một ngoại lệ.Về hình thức, mụ rất xấu và thô kệch, lại “rỗ mặt”, khi còn trẻ cũng vì xấuquá trong phố không ai lấy nên cuối cùng trót mang với anh con trai nhà hàngchài và lấy anh ta làm chồng Phải chăng, xấu quá hay đẹp quá với người phụnữ đều có thể khiến cho cuộc đời họ gặp nhiều tai ương, trắc trở ? Miêu tảhình thức của người phụ nữ xấu, có lẽ Nguyễn Minh Châu có điểm tươngđồng với Nam Cao khi khắc họa nhân vật Thị Nở trong “Chí Phèo” Thị Nởcũng là người phụ nữ xấu xí nhưng lại có một tấm lòng nhân hậu, giàu yêuthương Vậy mục đích của các nhà văn khi miêu tả người phụ nữ xấu có phảiđể rêu rao, chế nhạo hay khinh miệt họ ?
Trang 18Mụ đã nói với Phùng và Đẩu “là bởi vì các chú không phải là người đàn bà,chưa bao giờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên mộtchiếc thuyền không có người đàn ông” Đến đây, ta còn thấm thía thêm mộtnỗi khổ khác của người phụ nữ Họ là phái yếu, họ cần lắm những bờ vai chởche, những chỗ dựa tinh thần trong cuộc đời Họ không thể tự quyết định sốphận hay tương lai của mình Đâu đó trong ta những câu hát dân gian thưởxưa vọng về “Thân em như hạt mưa xa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”,“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Quả thực,người phụ nữ phận mỏng cánh chuồn sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnhđều do người khác quyết định Đối với người đàn bà hàng chài, mụ dù khổnhưng không thể bỏ chồng dù người chồng ấy có man rợ, tàn bạo Bởi họkhông thể một mình giữ mái chèo của con thuyền mưu sinh , con thuyền hạnhphúc giữa mênh mông sóng nước đầy phong ba bão táp Chị nói với Đẩu“mong các chú thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cầnphải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôiđặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa Ông trời sinh ra ngườiđàn bà là để đẻ con, rồi nuôi cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cáikhổ” Như vậy, thái độ cam chịu của người đàn bà hàng chài bắt nguồn từ mộtlí do hết sức cao đẹp: đó là ý thức về thiên chức của người phụ nữ là sinh conđẻ cái, nuôi nấng chúng nên người nên sẵn sàng chấp nhận cái khổ và hy sinhvì người khác Đức hy sinh ấy của người phụ nữ Việt Nam biết bao lần đã tạcnên những tượng đài bất tử trong văn chương Đó là những người bà, ngườimẹ, người chị có tên tuổi hay vô danh như người đàn bà hàng chài này luônnhẫn nhịn và giàu yêu thương
Trang 19nỗi đau đớn về phía mình chỉ mong cho con cái có cuộc sống no đủ, vui vẻ.Suy nghĩ của chị ngời sáng vẻ đẹp của tình mẫu tử, lòng bao dung, vị tha “đànbà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ởtrên đất được” Như vậy, cuộc sống luôn là sự lựa chọn, lựa chọn giữa bổnphận, trách nhiệm và sở thích Người đàn bà hàng chài cũng có lúc cảm thấyhạnh phúc khi được nhìn thấy cảnh gia đình vui vẻ và lũ con được ăn no Mụnói với Đẩu: “Vả lại ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái chúng tôihòa thuận, vui vẻ” Niềm vui của chị không phải là ham muốn vật chất, tiềnbạc mà nó thật bình dị, đời thường “vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi, chúng nóđược ăn no” Niềm vui của người đàn bà hàng chài hình như ta đã từng bắtgặp trong nhân vật bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân Giữa cảnh đóikhát, bà cụ Tứ thấy con mình lấy được vợ thì vừa mừng vừa lo, nhưng để đemlai niềm lạc quan cho các con, trong bữa cơm ngày đói, bà kể toàn nhữngchuyện vui, chuyện làm ăn no đủ sau này Bà cụ Tứ nói với Tràng: “Tràng ạ.Khi nào có tiền mua lấy đôi gà Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cáichuồng gà thì tiện quá Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà chomà xem ”( Vợ nhặt – Kim Lân ) Thì ra, trong đói nghèo, khổ cực, trong lamlũ nhọc nhằn, đức hy sinh và tình yêu thương của những người mẹ luôn làngọn lửa sưởi ấm cho các con.
Trang 20Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra hạt ngọc tâm hồn ẩn giấu sau vẻ bề ngồithơ kệch, xấu xí của người đàn bà hàng chài Đó là lòng vị tha, đức hy sinh,tình mẫu tử ngọt ngào, sâu sắc Vẻ đẹp khuất lấp ẩn kín trong tâm hồn conngười đâu dễ nhận ra nếu không được tìm hiểu kĩ, như nhà văn Nam Cao đãtừng viết: “Chao ôi ! đối với những người ở chung quanh ta, nếu ta không cốmà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ là những người bần tiện, xấu xa, bỉ ổi Toànnhững cái cớ để cho ta ghét họ, không bao giờ ta thấy họ là những người đángthương và không bao giờ ta thương”.
Trang 21vốn sống thực tế của các anh quá ít ỏi nên những lời khuyên và giải pháp đưara để giúp đỡ người phụ nữ miền biển là ảo tưởng và phi thực tế Rồi mụ tiếptục phân trần, giải thích cho Đẩu nghe về lí do tại sao mụ không bỏ chồng:“Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyềnchúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùnglàm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa Ôngtrời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn chonên phải gánh lấy cái khổ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứkhông thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình chocái sự lạc hậu Các chú đừng bắt tôi bỏ nó !” Ở người phụ nữ ấy, tình thươngcon cũng như nỗi đau khơng để lộ ra bên ngồi mà nó ẩn kín, sâu sắc thấmthía xiết bao ! Chị đã khóc khi nghe Phùng nhắc đến thằng Phác “Nhưng tìnhthương con cũng như nỗi đau, cũng như cái việc thâm trầm trong việc hiểuthấu các lẽ đời chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bên ngoài Trong cái đám con cáiđông đúc đang sống ở dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng thằngPhác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đànông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chếtnếu không có cách mạng về”.
Trang 22tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắnman rợ, tàn bạo ?” Như vậy, đâu phải lúc nào người ta cũng có thể vận dụngluật pháp hay những thiết chế cứng nhắc để điều khiển cuộc sống của conngười Và không phải bất cứ lúc nào ta cũng vận dụng một cách máy móc luậtpháp để giải quyết mọi tình huống trong thực tế cuộc sống Quan trọng hơn cảlà sự linh hoạt của con người trong cách ứng xử, vận dụng nguyên tắc cứngnhắc để bảo vệ quyền sống cho con người Mặt khác, mọi lí thuyết sách vởnếu không xuất phát từ thực tế thì chỉ trở thành lí thuyết suông, giáo điều vàcó thể trở nên tai hại với cuộc sống của con người Bởi vậy, mỗi chúng ta dùlà ai trong cuộc đời này, đã sống thì phải có trải nghiệm thực tế để hiểu sâusắc hơn mọi lẽ đời
Trang 24nên người đàn bà hàng chài đã gửi nó lên ở với ông ngoại Ở với ông, thằngbé sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ nhưng cứ rời ra là nó lại trốn về Vàtrong lòng cậu bé vẫn nung nấu một quyết tâm bảo vệ và che chở cho ngườimẹ đau khổ của mình “Thằng bé tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyềnrằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh” Như vậy, ngaycả những chuẩn mực đánh giá về đạo đức con người cũng trở nên phức tạp vàkhông hề đơn giản một chiều Và hoàn cảnh sống chi phối rất nhiều đếnnhững cách đánh giá về con người Ở những lúc tưởng như con người khôngđạt đến chuẩn mực nhân cách của phạm trù đạo đức thì lại có tình mẫu tử tỏasáng, là cứu cánh cho niềm hy vọng của con người Tác giả đã có cái nhìntoàn diện về cuộc sống, cuộc đời thì đa đoan, con người thì đa sự Ngay tronggia đình người dân hàng chài cũng tiềm ẩn nhiều nghịch lí: người đàn bà xấuxí, bất hạnh nhưng lại có một đứa con biết thương mẹ, vì yêu mẹ mà sẵn sàngvà lúc nào cũng sẵn sàng đánh nhau với bố, thủ dao găm để tìm dịp trả thù.Qua nhân vật thằng Phác, tác giả không chỉ lên án và báo động về tình trạngbạo lực gia đình mà còn ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, thấuhiểu khát vọng được sống trong tình yêu thương và thế giới yên bình củanhững mái nhà hạnh phúc mà biết bao em thơ đang chờ đợi Cuộc sống củanhững đứa trẻ bất hạnh như Phác sẽ thế nào nếu hồn cảnh sống khơng thayđổi ? “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”, “Trẻem hôm nay, thế giói ngày mai”, vậy mà hiện nay có biết bao tâm hồn trẻ embị tổn thương vì những lỗi lầm của người lớn gây ra ?
Trang 25lại cho chúng ta bài học nhận thức về cuộc sống, con người Để đánh giá đúngbản chất của con người và cuộc sống, ta không thể chỉ dựa vào sự quan sát bềngồi, khơng chỉ nhìn ở hiện tượng với những phán đoán chủ quan mà cần đisâu vào thực tế để tìm hiểu và nhìn nhận chính xác trên nhiều phương diệnkhác nhau Điều quan trọng khi đánh giá cuộc sống đó là sự hiểu biết và từngtrải qua thực tế Và nhà văn còn đặt ra những vấn đề xã hội rất bức thiết vớicon người Đó là sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh sống, là sự hìnhthành nhân cách trẻ thơ dưới sự tác động của môi trường sống, là cách đánhgiá về con người đâu chỉ phiến diện, một chiều dựa trên chuẩn mực đạo đứckhuôn sáo, cứng nhắc thông thường mà cần cái nhìn cảm thông, linh hoạt vàchia sẻ Nếu như trong văn học giai đoạn trước, khi đề cập đến số phận conngười, bao giờ các nhà văn cũng theo khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật, đềcao khả năng con người vượt qua nghịch cảnh và những tác động của môitrường, xã hội mới sẽ giúp con người tìm thấy hạnh phúc thì văn học sau năm1975, họ đã khai thác sự thật về cuộc sống với những gì nghiệt ngã nhất Khidiễn tả sự vận động trong tính cách con người, các nhà văn cũng nhìn theochiều hướng tích cực, từng bước vượt lên hoàn cảnh, hồi sinh tâm hồn Cáchnhìn minh họa ấy không tránh khỏi cái nhìn phiến diện, đơn giản một chiều vềcuộc sống Nhưng Nguyễn Minh Châu đã có sự đổi mới trong các sáng táccủa mình, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một minh chứng tiêu biểu
2.2 Nhận thức về chân lí trong nghệ thuật
Trang 26Như vậy, hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” là biểu tượng cho mối quan hệgiữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật Nếu ngắm chiếc thuyền ở ngoài xa tathấy nó rất đẹp và thơ mộng Nhưng khi đến gần, ta mới thấy hết nghịch lí,đau khổ Như vậy, để nắm bắt đúng bản chất của cuộc sống và khám pháđược chiều sâu hiện thực của nó, người nghệ sĩ cần đứng quan sát ở vị trí gầnđể tiếp cận, quan sát và tìm hiểu Thông điệp nghệ thuật ấy được nhà văn gửigắm qua việc xây dựng tình huống nhận thức của nhân vật Phùng.
Phùng vốn là một phóng viên, được trưởng phòng giao nhiệm vụ đichụp để bổ sung vào bộ ảnh lịch một cảnh biển buổi sáng có sương Anh đếnmột vùng biển miền Trung, nơi có phong cảnh “thật là thơ mộng”, còn sươngmù vào giữa tháng bảy Anh đã chụp được một cảnh đắt trời cho giống như“một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ Mũi thuyền in một nét mơhồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồngdo ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng người lớn lẫn trẻ con đang ngồi im phăngphắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ Tất cảkhung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếcgọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khungcảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giảnvà toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cáigì bóp thắt vào” Trong lúc ấy, Phùng tưởng chính mình vừa khám phá thấycái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần củatâm hồn Anh đã không phải suy nghĩ gì khi bấm “liên thanh” một hồi hết mọtphần tư cuốn phim, thu vào chiếc máy ảnh caia khoảnh khắc tràn ngập tâmhồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.
Trang 27thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc,hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằngcái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đicho ông nhờ” Người đàn bà hàng chài bị đòn thường xuyên, ba ngày một trậnnhẹ còn năm ngày một trận nặng nhưng mụ vẫn cam chịu, nhẫn nhục, khônghề chống trả Thằng Phác, đứa con trai của người đàn bà hàng chài lao tới cứumẹ, nó đã giằng được chiếc thắt lưng để đánh cha nhưng đã bị lão đàn ôngcho hai cái tát Người đàn bà cảm thấy vừa xấu hổ vừa vô cùng nhục nhã Chịđã được Đẩu mời đến tòa án huyện để khuyên giải Nhưng chị lại cầu xin Đẩuđừng bắt chị phải bỏ chồng vì trên thuyền luôn cần có một người đàn ông Mụcho rằng Phùng và Đẩu rất tốt nhưng các anh đâu có phải là những người làmăn khó nhọc nên đâu hiểu được nỗi vất vả của những người dân miền biển.Nghe chị tâm sự, Phùng và Đẩu thực sự đã vỡ lẽ ra được nhiều điều Và đốivới Phùng, anh mang về rất nhiều tấm ảnh và đã có một tấm ảnh được lựachọn, “tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cáimàu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tănghỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bướcra từ tấm ảnh Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đấtchắc chắn, hòa lẫn trong đám đông ”.
Trang 28mạn, thi vị hóa cuộc sống Nó có phần đúng bởi nghệ thuật cũng cần đượcthăng hoa từ sự rung động của tâm hồn và hướng con người tới vẻ đẹp chân,thiện, mĩ Tuy nhiên, nếu không được trực tiếp nhìn thấy cảnh người đàn ôngđánh vợ thì Phùng mới chỉ nhận thức được cái bề ngoài của cuộc sống, chưathể hiểu thấu bản chất của con người và cuộc sống Dường như nhà văn NamCao và Nguyễn Minh Châu đều có sự trùng hợp về quan niệm nghệ thuật:người nghệ sĩ không nên thi vị hóa cuộc sống, không nên tô hồng hiện thựcdù cho hiện thực ấy trần trụi, khô khan, khắc nghiệt Đã có lúc nhân vật Điềntrong truyện ngắn “Trăng sáng” khao khát sáng tạo những áng văn chươnglãng mạn chỉ dành cho những người đẹp chỉ biết nhàn nhã ngồi thưởng thứcvăn của Điền “ Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo, nó làm đẹpđến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa” Nhưng rồi trước cuộcsống của vợ con khổ sở vì đói khát, ốm đau, anh không đành lòng quay lưngra đi tìm cảm hứng cho riêng mình Anh như bừng ngộ khi nhận ra “Điềnkhông thể sung sướng khi con Điền còn khổ Chao ôi ! Trăng đẹp lắm ! Trăngdịu dàng trong trẻo và bình tĩnh Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làmcho cái bề ngồi trơng cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhóvới những đau thương của kiếp mình ! Biết bao tiếng nghiến răng và chửirủa ! Biết bao cực khổ và lầm than ? ” Qua tác phẩm “Trăng sáng”, Nam Caoviết khẳng định nghệ thuật phải được bắt rễ từ hiện thực đời sống, phản ánhchân thực, khách quan đời sống Vị trí của nhà văn là phải đứng trong lao khổđể đón nhận mọi vang động của cuộc đời “Chao ôi ! Nghệ thuật không cầnphải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉlà tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than vang dội lên mạnh mẽtrong lòng Điền Điền chẳng cần đi đâu cả, Điền chẳng cần trốn tránh, Điềncứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời ”
Trang 30và hiện thực cuộc sống được khái quát rất sâu sắc Nghệ thuật được thăng hoavà sáng tạo từ chính hiện thực cuộc sống lầm than, cơ cực, nghiệt ngã vàngược lại, con người, hiện thực đời sống được phản ánh vào nghệ thuật mộtcách chân thực, khách quan, nguyên vẹn hơi thở tự nhiên của nó Dù đó làhiện thực phũ phàng, cơ cực, đắng cay đến đâu thì nghệ thuật cũng phải phảnánh đúng bản chất của nó Người nghệ sĩ không có quyền tô hồng, thi vị hóahay bôi đen hiện thực ấy Mặt khác, đối tượng đáng được quan tâm, phản ánhcủa nghệ thuật chính là cuộc sống của con người, của quần chúng nhân dânlầm than.
Hình ảnh người đàn bà hàng chài không có tên cụ thể và lại hòa lẫnvào đám đông chính là một điển hình nghệ thuật Đó là hình tượng vừa có nétriêng, cá biệt nhưng vừa tiêu biểu cho đa số quần chúng lao khổ Tác giả chỉnói đến một cuộc đời nhưng đã làm sống dậy biết bao cuộc đời của người dânmiền biển khác nhau.
Trang 31và lắng nghe, yêu thương và thấu hiểu, có đủ bản lĩnh, dũng khí khi cầm bútđể phản ánh sự thật đời sống, luôn trăn trở suy tư về những bộn bề lo âu trongcuộc sống của con người Họ phải thực sự đi sâu tìm hiểu, nhận thức để khámphá, phản ánh bản chất của con người, của sự thật đời sống luôn khuất lấp ẩngiấu ở bề sâu Bởi cái đẹp chân chính của nghệ thuật luôn bắt đầu và hướngtới cuộc sống chân chính của con người “Không có câu chuyện cổ tích nàođẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”, An - đéc - xen đã từng nóivậy Còn Sécnưsépxki thì cho rằng “cái đẹp là sự sống” Vậy thì có lẽ gì nghệthuật lại không nảy nở từ chính cuộc sống này với mối chân cảm của ngườinghệ sĩ trước mỗi số phận, cảnh đời thực tế Cái đẹp là bản thân cuốc sống vớiđầy đủ gam màu tối sáng, những quy luật tất yếu lẫn ngẫu nhiên, may rủi khólường hết Cái hồn của nghệ thuật chính là vẻ đẹp rất đỗi đời thường, giản dị,chân thật Nó được chưng cất, được chắt lọc từ cuộc sống thường nhật củabiết bao người dân lao động nghèo khổ Để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn củađời sống, người nghệ sĩ cần có vốn sống thực tế, có sự am hiểu sâu sắc về đờisống, có cái nhìn đa chiều để phát hiện ra bản chất của nó bị chìm lấp đằngsau cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ Đó đâu chỉ là bài học dành cho những người nghệsĩ mà còn là bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta trong cách nhìn nhận về cuộcsống và con người Cuộc sống vốn vậy, vẫn đẹp tươi, vẫn êm ả, lãng mạn,toàn bích nhưng nếu không có tấm lòng để nhận ra những uẩn khúc số phậnthì những vẻ đẹp như màu hồng hồng của ánh sương mai kia cũng trở nên vônghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra sự thật khuất sau màn sương huyền ảo kia,phải tiếp cận sự thật để nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và con người.Đối với những con người sống quanh ta, nếu như ta có một cái nhìn nhân bản,ta sẽ phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ Bởi con người là một thựcthể phức tạp, đa chiều.
* Tiểu kết:Tóm lại, tình huống truyện đã gửi gắm một quan niệm
Trang 32lí cao siêu, cầu kì, những triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống,về cái nhìn của người nghệ sĩ trước cuộc sống và con người đã được chuyểntải qua tình huống nhận thức của nhân vật Phùng Khai thác vào giá trị nhânbản, hướng đến những vấn đề mang tầm nhân loại kết hợp với lí giải chiềusâu tâm hồn dân tộc, thân phận cá nhân, Nguyễn Minh Châu xứng đáng đượccoi là nhà văn tiên phong trong hành trình đổi mới văn học những năm đầucủa thập kỉ 80 Với cái nhìn chan chứa yêu thương, luôn cảm thông và hiểubiết sâu sắc về con người, ông đã để lại cho đời những tác phẩm văn học chânchính, đó là thứ văn học luôn hướng về con người và dành cho con người.Đồng thời mỗi chúng ta đều nhận thức được bài học về cách nhìn toàn diện vềcái đẹp của cuộc sống cả bề mặt lẫn bề sâu Những giá trị tinh thần mà vănchương Nguyễn Minh Châu mang lại đều xuất phát từ quan niệm nghệ thuậtcao quý về sứ mệnh của nhà văn: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết làvì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùngđường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chântường, những con người cả tâm hồn và thể xác, bị hắt hủi và đọa đày đến êchề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào cuộc đời và con người, để bênh vực chonhững con người không có ai để bênh vực” ( Ngồi buồn viết mà chơi ).
Trang 33
C.KẾT LUẬN
Trang 34trọng trong việc bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm Thiết nghĩ, tình huốngtruyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ đem lại sức hấpdẫn độc đáo cho tác phẩm mà còn khơi gợi trong lòng người đọc nhiều tầngnghĩa khác nhau để tiếp tục tìm hiểu và khám phá Tình huống ấy đã làm thayđổi nhận thức về cuộc sống, con người của biết bao ngòi bút văn chương vàđã đánh thức trong ta nhiều suy nghĩ Tình huống truyện đã giúp ta nhận thứcđược cái nhìn về bản chất con người và cuộc sống không hề đơn giản, xuôichiều, như có ý kiến đã từng cho rằng “sự thật nghiệt ngã được mô tả trongtruyện “Chiếc thuyền ngoài xa” đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hìnhảnh từ lâu đã trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm ban mai lêntrên không gian rộng của biển cả Cùng với “Chiếc thuyền ngoài xa”, NguyễnMinh Châu còn hàng loạt tác phẩm chứa đựng cái ý nghĩa rộng lớn, sâu xa, nókhiến ta phải giật mình nếu quen nghĩ rằng cuộc đời đã hết đáng thương, nó khơigợi người cầm bút nên nhìn kĩ vào những gì sau vẻ đẹp điền viên bề ngoài để nhớtới trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người”.