1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hệ thực vật ở bán đảo đầm môn-vạn ninh-khánh hòa

40 684 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 9,89 MB

Nội dung

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Lí do chọn đề tài Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người nói riêng và đối với các sinh vật khác nói chung. Nhưng hiện nay, hệ thực vật đang bị khai thác mạnh mẽ. Bán đảo Đầm Môn là một địa điểm thuộc khu vực Vân Phong – một khu vực đang được chú trọng khai thác và phát triển mạnh mẽ. Bán đảo Đầm Môn là một địa điểm đầy tiềm năng và chưa có một công trình nghiên cứu về hệ thực vật nào đáng kể tại đây. Nhưng hiện nay đã có các công ty đầu tư khai thác cát và du lịch, họ có thể sẽ phá bỏ hệ thực vật để xây dựng các công trình cũng như để khai thác cát. Để góp phần vào công tác bảo vệ, bảo tồn các loài thực vật ở nơi đây chúng tôi chọn đề tài “NGHIÊN CỨU HỆ THỰC VẬT TRÊN BÃI CÁT THUỘC BÁN ĐẢO ĐẦM MÔN – XÃ VẠN THẠNH – HUYỆN VẠN NINH – TỈNH KHÁNH HÒA”. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu sự đa dạng của hệ thực vật trên bán đảo Đầm Môn. - Tìm hiểu vai trò và ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của hệ thực vật trên bán đảo. - Tạo tiền đề cho công tác bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và khai thác thế mạnh của hệ thực vật trên bán đảo một cách hợp lí. 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát, điều tra thành phần loài TV. - Ghi nhận những đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng, sinh sản thích nghi với điều kiện môi trường trên đất cát ven biển. - Đánh giá tài nguyên, hiện trạng hệ TV ở trên bãi cát bán đảo Đầm Môn. - Xác định vai trò của các loài TV trên bán đảo Đầm Môn đối với môi trường, cảnh quan và kinh tế của địa phương. - Xây dựng bộ tiêu bản, tranh ảnh về một số loài TV nghiên cứu được ở bán đảo Đầm Môn. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đa dạng loài TV trên bãi cát ở bán đảo Đầm Môn - xã Vạn Thạnh - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa. 1 - Phạm vi nghiên cứu: Bán đảo Đầm Môn - xã Vạn Thạnh - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu: + Bước đầu cung cấp danh mục một số loại TV ở bán đảo cho các đề tài nghiên cứu sau này. + Xây dựng tiêu bản thực vật cho phòng thí nghiệm trường CĐSP Nha Trang. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu: + Bước đầu cung cấp dữ liệu về hệ thực vật và vai trò của chúng đối với môi trường tự nhiên và cảnh quan ở bán đảo Đầm Môn giúp cho chính quyền địa phương và các công ty khai thác hợp lí. + Bổ sung nguồn kiến thức thực tiễn phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. 1.6 Kết cấu đề tài - Chương I: Giới thiệu - Chương II: Tổng quan tài liệu - Chương III: Phương pháp nghiên cứu - Chương IV: Kết quả và thảo luận - Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục - Thông tin về tác giả 2 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Những nghiên cứu về hệ thực vật ở vùng đất ven biển ở Việt Nam - Nguy n V n D ng, Tr n H p: ễ ă ưỡ ầ ợ K thu t thu hái m u v t l m tiêu b n cây c , ỹ ậ ẫ ậ à ả ỏ NXB Nông thôn, 1970. - Thái V n Tr ng: ă ừ Th m th c v t r ng Vi t Nam trên quan ni m h sinh tháiả ự ậ ừ ệ ệ ệ , NXB Khoa h c v K thu t, H N i, 1978.ọ à ỹ ậ à ộ - Thái V n Tr ng: ă ừ Nh ng h sinh thái r ng nhi t i Vi t Namữ ệ ừ ệ đớ ở ệ , NXB Khoa h c vọ à K thu t, 1998.ỹ ậ - Lê Công Kiệt: Những quần xã thực vật ở ven đảo Cam Ranh. - Barry: Bản đồ thực bì ven đảo Cam Ranh (1/50.000 ) - Phạm Hoàng Hộ: Bước đầu nghiên cứu về thực bì vùng núi ven biển của Việt Nam. - Nguy n Ngh a Thìn: ễ ĩ H th c v t v a d ng lo iệ ự ậ à đ ạ à , NXB i h c Qu c gia H N i,Đạ ọ ố à ộ 2004. - Phan Đức Ngại: Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của Rừng phòng hộ Nam Hòn Khô, Thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa (2009) 2.2 Những nghiên cứu về hệ thực vật ở vùng đất ven biển ở nước ngoài - Wikison và Baker (1994), đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp điều tra, đánh giá đa dạng sinh học biển. - Primack (1995), đã nghiên cứu và đề xuất các phương pháp bảo tồn đa ngành, nghiên cứu những mối đe dọa với đa dạng sinh học, bảo tồn cấp quần thể và loài, bảo tồn ở cấp quần xã. - Dieter Mueller – Dombois, Kent W. Bridge và Curtis Daehler (2005) đã viết sách “Đánh giá đa dạng sinh học của hệ sinh thái đảo ở vùng nhiệt đới”. 2.3 Các nghiên cứu về đa dạng loài thực vật bán đảo Đầm Môn ở Việt Nam và nước ngoài: - Các nghiên cứu về đa dạng loài thực vật ở bán đảo Đầm Môn ở Việt Nam: (Chưa có). - Các nghiên cứu về đa dạng loài thực vật ở bán đảo Đầm Môn ở nước ngoài: (Chưa có). Đề tài này sẽ giải quyết vấn đề trên. 2.4 Khái quát các nhân tố phát sinh quần thể thực vật của bán đảo Đầm Môn 2.4.1 Nhân tố vô sinh: 3 2.4.1.1 Vị trí địa lí-địa hình: - Vị trí địa lí: Bán đảo Đầm Môn nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; gồm 3 thôn: Đầm Môn Hạ, Đầm Môn Thượng và Sơn Đừng. Bán đảo Đầm Môn nằm trong khu vực bán đảo Hòn Gốm với diện tích tự nhiên 128km 2 , có khoảng 20 đảo lớn nhỏ và có rừng nguyên sinh. Đầm Môn chiếm diện tích mặt nước khoảng dưới 1000ha so với 80000ha diện tích mặt nước của toàn vịnh và được che chắn bởi Hòn Gốm và Hòn Lớn nên khá lặng gió. [12]  Phía Bắc giáp: Xã Vạn Thọ  Phía Nam, Tây và Đông giáp: Biển - Địa hình: Địa hình nơi đây khá thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng của cảng vì có mặt bằng là một bãi cát phẳng, dài 2km. Phần còn lại sát mặt biển là núi và đá. Hình 1: Bản đồ địa hình toàn cảnh khu vực Đầm Môn- Xã Vạn Thạnh - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa 2.4.1.2 Khí hậu, thủy văn * Khí hậu: - Nhiệt độ: Bán đảo Đầm Môn và toàn bộ khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, ít gió bão.  Nhiệt độ trung bình hằng năm: 27,6 0 C  Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm: Tháng 5 4  Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm: Tháng 10 Bảng 1: Nhiệt độ không khí ( 0 C ) bán đảo Đầm Môn [12] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 t o tb ( 0 C ) 26,5 26,7 27,1 28,5 29 28.8 28.5 26 25,8 25 25,5 26,1 - Chế độ mưa: Bán đảo Đầm Môn có tổng lượng mưa hằng năm là 1000mm. Mùa mưa vào tháng 9 đến tháng 10, tháng mưa nhiều nhất là tháng 10. Lượng mưa có xu hướng giảm khi đi sâu vào đất liền. Những năm gần đây lượng mưa hằng năm có xu hướng tăng lên. Mùa mưa trên bán đảo kéo dài và thời tiết bất ổn định. - Độ ẩm Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố tác động đến quá trình phân hủy các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất gây ô nhiễm. Độ ẩm trong vùng tương đối cao.  Mùa mưa: 80 %  Mùa khô: 70% Tháng ẩm nhất là tháng 9 và tháng 10, tháng khô nhất là tháng 4 và tháng 5 - Chế độ gió: Vì bán đảo Đầm Môn được che chắn bởi đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn nên ở đây khá lặng gió.  Theo ngày: Ban ngày gió từ biển Đông thổi vào đất liền, ban đêm gió thổi ngược từ đất liền ra biển nên không khí ở đây khá thoáng và mát.  Theo mùa: Vì thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên bán đảo Đầm Môn chịu ảnh hưởng của các loại gió sau: Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 10 đến cuối tháng 4 năm sau. Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 9. Giao mùa giữa tháng 9 và tháng 10: gió nhẹ và lặng gió. * Thủy văn: - Chế độ triều: Thuộc loại bán nhật triều. Hằng ngày có 2 lần triều lên và xuống. 2.4.1.3 Thổ nhưỡng Bán đảo Đầm Môn hiện đang có 4 nhóm đất chính gồm: - Nhóm đất cát ven biển - Nhóm đất mặn - Nhóm đất đen 5 - Nhóm đất đỏ vàng Đất cát ven biển bao gồm 3 loại : Đất cát biển, đất cát bị nhiễm mặn và đất giồng cát. 2.4.2 Nhân tố hữu sinh - Con người: Đại bộ phận dân cư trên bán đảo Đầm Môn sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản. Do dự án xây dựng và phát triển của cảng trung chuyển ở vịnh Vân Phong, sự phát triển du lịch ở Đại Lãnh và địa thế đẹp tại bán đảo Đầm Môn nên những năm gần đây, bán đảo Đầm Môn trở thành địa điểm du lịch được thế giới biết đến. Người dân cũng bắt đầu chuyển đổi từ đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản sang cho thuê các dịch vụ du lịch như thuyền, hướng dẫn tham quan du lịch…Ngoài ra, một số người dân sống bằng nghề trồng trọt như trồng thanh long ngay trên bãi cát. Hình 2: Trồng thanh long trên bãi cát của bán đảo Đầm Môn Một số hoạt động của con người trên bán đảo Đầm Môn: + Xây dựng các cơ sở hạ tầng: nhà cửa, đường xá, mở rộng khu vực đồn biên phòng… + Xây dựng các khu du lịch + Khai thác cát + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất cát. + Khai thác các nguồn lợi TV để làm nhang, thuốc… 6 + Thải rác, chất độc từ các khu vực du lịch, nhà máy… - Động vật: Đại đa số là thủy hải sản, có rất ít động vật hoang dã. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Điều tra ngoại nghiệp - Những trang bị phục vụ cho nghiên cứu: 7 Dụng cụ thu mẫu bao gồm cặp gỗ, túi đựng mẫu bằng polyetylen, kéo, dao cắt cây, giấy báo, dây buộc, nhãn, bút chì, sổ ghi chép, băng dính, máy ảnh, camera, thước dây, bản đồ và một số trang thiết bị cá nhân. [9] - Điều tra bản đồ và các số liệu về khu vực nghiên cứu tại hội đồng UBND xã Vạn Thạnh và tiến hành khảo sát. 3.1.1 Xây dựng các tuyến điều tra, ô tiêu chuẩn và các điểm để thu mẫu - Đối với tuyến điều tra: + Lập tuyến điều tra: Lập 3 tuyến điều tra, và 5 lần lặp lại/tuyến. + Cự li các tuyến: Khoảng cách giữa các tuyến trên 50m. + Hướng đi của tuyến: Hướng tuyến vuông góc với đường đồng mức chính. [9] Đối với tuyến 1 và 2 thì hướng đi của tuyến điều tra là từ hướng tây sang đông, đối với tuyến 3 thì hướng của tuyến điều tra theo hướng từ đông sang tây. Điểm xuất phát bắt đầu từ đường đồng mức chính, đi theo hướng tuyến đã chọn, cách điểm xuất phát khoảng 50m thì mở hai tuyến phụ (một tuyến theo hướng bắc, một tuyến theo hướng nam) vuông góc với tuyến điều tra chính. Sau đó, trên các tuyến phụ vừa mở, lần lượt đặt các ô tiêu chuẩn. Các điểm mở tuyến cách nhau 50m. Trung bình trên mỗi tuyến điều tra chính đã mở khoảng 2 - 4 tuyến phụ, trên mỗi tuyến phụ đã đặt khoảng 1 – 2 ô tiêu chuẩn [8]. Cụ thể: Trên tuyến 1 đã mở 4 tuyến phụ và đặt 6 ô tiêu chuẩn. Trong đó có 1 ô tiêu chuẩn là ô Năng (Eleocharis dulcis) được đặt ngay tại điểm cách đường đồng mức chính khoảng 1m, nguyên nhân là do môi trường sống và phát triển của hệ thực vật này chỉ phân bố ở những điều kiện đất cát khá ẩm (dưới chân đồi cát, gần đường đồng mức chính). Trên tuyến 2 đã mở 2 tuyến phụ và đặt 3 ô tiêu chuẩn. Riêng đối với tuyến 3 thì không tiến hành mở tuyến phụ, nguyên nhân: do hướng đi của tuyến chính là từ đông sang tây nên chỉ đặt 1 ô tiêu chuẩn nằm trong điều kiện của hệ thực vật được nghiên cứu là thuộc hệ thực vật phát triển trên bãi cát, còn phần còn lại của tuyến là núi và đá (không thuộc đối tượng nghiên cứu). 8 Hình 3: Các tuyến điều tra chính - Đối với ô tiêu chuẩn: + Hình dạng: ô hình vuông + Kích thước: mỗi ô có diện tích 10m × 10m = 100m 2 . + Số lượng ô tiêu chuẩn: 10 ô, với tổng diện tích là 1000m 2 . Việc xây dựng các ô tiêu chuẩn trên các tuyến điều tra được dựa trên các tiêu chí bề ngoài như: địa điểm có số lượng loài lớn, thành phần loài đa dạng hoặc có loài đặc hữu, hoặc thuần loài. Do điều kiện trên đất cát nên trong các ô tiêu chuẩn đã nghiên cứu có một số ô có hiện tượng bị cát phân cắt, thành phần các loài thực vật trong một ô không liền nhau. Ngoài ra, do hiện tượng cát chảy tràn thường xuyên xảy ra ở đây có kèm theo gió thổi thường xuyên theo ngày và đêm nên kích thước mỗi ô tiêu chuẩn được xác định bằng cách đóng cọc và vùi dây vào đất nhằm tránh việc mất dấu vết của ô tiêu chuẩn khi nghiên cứu trong thời gian dài. 9 Hình 4: Ô tiêu chuẩn 2 (đặc trưng cho tuyến điều tra số 1) Hình 5: Ô tiêu chuẩn 6 (đặc trưng cho tuyến điều tra số 2) Hình 6: Ô tiêu chuẩn 8 (đặc trưng cho tuyến điều tra số 3) 3.1.2 Thu thập dữ liệu về thành phần loài thực vật ở bán đảo Đầm Môn Sau khi xây dựng ô tiêu chuẩn thì tiến hành đánh số từng cây có trong ô tiêu chuẩn: đánh số từ 1 trở đi từ khi thu mẫu đầu tiên cho đến khi kết thúc nghiên cứu. Mỗi mẫu đều lấy đầy đủ các bộ phận gồm cành, lá và hoa với cây gỗ, còn với cây thảo thì lấy cả cây. Mỗi cây thu 3 - 10 mẫu. [6] Khi thu mẫu luôn ghi chép đặc điểm dễ nhận biết loài cây đó ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ, kích thước cây, màu sắc hoa, quả, lá, nhựa mủ, mùi vị [6] + Thu mẫu cây gỗ: Với cây gỗ nhỏ, dùng kéo cắt cành cao - loại dụng cụ có cán dài để cắt các cành trên cao. Với cây gỗ to không thể dùng kéo cắt cành cao thì nhờ dân địa phương thu hái. Với những cây không thật to, tán lá thấp, hoa quả gần mặt đất thì lấy mẫu trực tiếp (cây Nen, cây Mà-ca, cây Dú dẻ…). Còn đối với cây gỗ cao, đường kính 10 [...]... còn là nguyên liệu làm ra thực phẩm công nghiệp như cao su, chất chống thấm, ăn mòn Dùng làm dược liệu phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh tim, rối loạn tiêu hóa, béo phì, dùng làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm và rượu bia, 28 4.3 Đánh giá tài nguyên, hiện trạng hệ thực vật trên bãi cát ở bán đảo Đầm Môn - Đánh giá tài nguyên hệ TV trên bãi cát ở bán đảo Đầm Môn: + Vì nằm trong... học, họ, phân họ của các loài thực vật thì còn xác định các thông tin về dạng sống, về yếu tố địa lí, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn, … CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần loài thực vật 18 Nghiên cứu trong 10 ô tiêu chuẩn với tồng diện tích là 1000m 2 Chúng tôi đã định danh được 21 loài thuộc 18 họ Bảng 4: Bảng hệ thống thực vật thân gỗ ở bán đảo Đầm Môn (Diện tích: 1000m2) TT... năm… nên hệ TV khá đa dạng về số lượng loài, thành phần loài xét trên tổng thể môi trường cát ven biển của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung + Các TV trên bãi cát bán đảo Đầm Môn có đặc điểm hình thái phong phú tạo nên quang cảnh đẹp + TV tại đây có nhiều công dụng được người dân địa phương biết đến và khai thác - Đánh giá hiện trạng hệ TV trên bãi cát ở bán đảo Đầm Môn: + Hệ TV ở đây đang... Cây Phi lao (Casuarina equisetifolia): Là một nguồn vật liệu cho ngành cảnh quan đô thị, trồng làm cây bon-sai Bồn bồn (Calotropis gigantea): Trồng làm cây cảnh, làm hàng rào 4.5 Bộ tiêu bản về một số loài TV nghiên cứu được ở bán đảo Đầm Môn 34 Hình 32: Tiêu bản mẫu vật khô thu được tại Đầm Môn 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận - Hệ TV tại bán đảo Đầm Môn khá đa dạng và phong phú về hình thái và... đó quan trọng nhất là hệ TV của bán đảo * Đối với Trường CĐSP Nha Trang: Tiếp tục cho chúng tôi được nghiên cứu rộng và sâu hơn về đề tài này TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 1979 [2] Võ Văn Chi, Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003 [3] Võ Văn Chi, Từ điển thực vật thông dụng, tập 2,... cát ở bán đảo Đầm Môn: + Hệ TV ở đây đang bị tàn phá bởi những tác động bất thường của thiên nhiên và những hoạt động có tính chất thường xuyên, mạnh mẽ và kéo dài của con người Bảng 6: Tác động của thiên nhiên và con người đối với hệ thực vật trên bãi cát ở bán đảo Đầm Môn Tác động của thiên nhiên và con Tác động của thiên nhiên Hậu quả đối với hệ TV người Mưa lớn thất thường Làm cho kết cấu đất bị... Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [7] 16 - Cây cỏ có ích ở Việt Nam của Võ Văn Chi và Trần Hợp [5] - Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của Rừng phòng hộ Nam Hòn Khô, Thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa của Phan Đức Ngại [8] - Từ điển thực vật thông dụng, tập 1 và tập 2 của Võ Văn Chi [2, 3] - Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam c ủa Nguyễn Tiến Bân [1] Trường hợp không... trên chết hằng năm, hệ rễ cái phát triển, rễ bên phát triển mạnh - Kiểu thực vật có khả năng tạo chồi mới từ rễ - Nhóm kiểu cây thảo hệ rễ cái, sống lâu năm + Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rễ cái + Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rễ cái có thân rễ phát triển - Nhóm kiểu cây thảo hệ rễ chùm, sống lâu năm + Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rê chùm + Kiểu cây thảo thân bò, sống nhiều năm, hệ rễ chùm + Kiểu cây... nguồn vực bán đảo, là nguyên nhân chính dẫn đến lợi TV để làm nhang, đảo thuốc… thời tiết thất thường ngay tại khu vực bán 29 Thải rác, chất độc từ - Chất độc và rác thải từ các hoạt động đã gây các khu vực du lịch, ra cái chết hang loạt trong một số thảm TV nhà máy… xung quanh khu vực nghiên cứu - Một số hình ảnh về các tác động của con người đối với hệ TV trên bán đảo: Hình 24: Xây dựng hệ thống thoát... lao bị chết 4.4 Vai trò của các loài thực vật trên bán đảo Đầm Môn đối với môi trường, cảnh quan và kinh tế của địa phương: - Đối với môi trường: Các loài TV có tác dụng làm giảm hiện tượng cát tràn lấp khu vực sinh sống, giảm vận tốc dòng chảy của nước mưa, gió bão, bảo vệ các công trình, điều hòa khí hậu nơi đây và thiết lập cân bằng sinh thái tại khu vực bán đảo + Cây Phi lao (Casuarina equisetifolia): . loài thực vật bán đảo Đầm Môn ở Việt Nam và nước ngoài: - Các nghiên cứu về đa dạng loài thực vật ở bán đảo Đầm Môn ở Việt Nam: (Chưa có). - Các nghiên cứu về đa dạng loài thực vật ở bán đảo Đầm. ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của hệ thực vật trên bán đảo. - Tạo tiền đề cho công tác bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và khai thác thế mạnh của hệ thực vật trên bán đảo một cách hợp lí. 1.3 Nhiệm. lí: Bán đảo Đầm Môn nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; gồm 3 thôn: Đầm Môn Hạ, Đầm Môn Thượng và Sơn Đừng. Bán đảo Đầm Môn nằm trong khu vực bán đảo

Ngày đăng: 21/10/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w