Vai trò của các loài thực vật trên bán đảo Đầm Môn đối với môi trường, cảnh quan và kinh tế của địa phương:

Một phần của tài liệu hệ thực vật ở bán đảo đầm môn-vạn ninh-khánh hòa (Trang 31)

cảnh quan và kinh tế của địa phương:

- Đối với môi trường: Các loài TV có tác dụng làm giảm hiện tượng cát tràn lấp khu vực sinh sống, giảm vận tốc dòng chảy của nước mưa, gió bão, bảo vệ các công trình, điều hòa khí hậu nơi đây và thiết lập cân bằng sinh thái tại khu vực bán đảo.

+ Cây Phi lao (Casuarina equisetifolia): Thích nghi với các đồi cát vàng ven biển rất tốt. Cây chịu được mặn, khô và gió, nên rất thích hợp với việc trồng tạo rừng phòng hộ, cố định cát ở các đồi cát di động ven biển.

+ Cây Đậu bé (Vigna minima): Tạo thành thảm, chắn cát, giữ nước.

+ Xương rồng (Opuntia repens): Có khả năng chịu nóng, chịu hạn cao, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khô cằn, ít mưa, nhiệt độ cao, có tác dụng che phủ, cải tạo, bảo vệ đất, hạn chế sự sa mạc hoá.

+ Cây Mà ca (Buchanania reticulata): Có khả năng chịu hạn tốt. Thân gỗ, cao, tán rộng giúp hạn chế tốc độ dòng chảy của nước mưa, tránh hiện tượng cát tràn quét khi mưa lớn.

- Đối với cảnh quan: Các loài TV trên bán đảo Đầm Môn góp phần tạo nên một cảnh quan đẹp cho khu vực

Hình 30: Quang cảnh của khu vực nghiên cứu - Đối với kinh tế của địa phương:

+ Một số loài cây có thể khai thác để làm kinh tế như: Cây tàu bi: trái dùng để làm nhang

Cây năng (Eleocharis dulcis): dùng để lợp nhà sàn du lịch

Cây Phi lao (Casuarina equisetifolia): Gỗ của cây cho nhiệt lượng lớn, sau cháy để lại than chất lượng cao, làm chất đốt rất tốt, nhất là phục vụ các lò gạch, lò gốm... Nhiều nơi, người ta còn khai thác vỏ Phi-lao để trích ta-nanh dùng vào việc nhuộm vải, lưới đánh cá,...

+ Một số cây có tác dụng làm thuốc:

Bồn bồn (Calotropis gigantea): Lá thường dùng trị ho, hen suyễn, lở ngứa. Còn dùng chữa ngộ độc, rắn cắn, mụn mủ, bướu, đinh nhọt, đau răng, đau miệng, đau mắt, đau tim, bệnh hoa liễu, bệnh đậu mùa, bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Dứa dại (Pandanus odoratissimus): Chất fructan có trong cây dứa dại có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết, chữa chứng loãng xương và bệnh béo phì.

Năng (Eleocharis dulcis): Theo các vị thuốc đông y thì cây năng có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, được sử dụng để làm thuốc tiêu đờm, sáng mắt.

Nhãn đen (Lepisanthes rubiginosa): Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Làm thuốc bổ, trị chứng trí nhớ bị sút kém, hay quên, mất ngủ, hay hốt hoảng, tâm thần hồi hộp mệt mỏi, thiếu máu.

Sam (Portulaca oleracea): Có tác dụng khai vị, lợi tiểu, lọc máu, trợ tim, tốt gan, tốt thận. Trị kiết do trực trùng, hột trị lãi.

Tứ quý (Lantana Camara): Dùng làm thuốc điều trị các chứng viêm họng, viêm phế quản và viêm VA.

Xương rồng (Opuntia repens): Dùng làm dược liệu phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh tim, rối loạn tiêu hóa, béo phì, dùng làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm và rượu bia,...

Hình 31: Trái cây tàu bi để làm nhang + Tạo quan cảnh để khai thác du lịch.

Cây Phi lao (Casuarina equisetifolia): Là một nguồn vật liệu cho ngành cảnh quan đô thị, trồng làm cây bon-sai

Bồn bồn (Calotropis gigantea): Trồng làm cây cảnh, làm hàng rào.

Một phần của tài liệu hệ thực vật ở bán đảo đầm môn-vạn ninh-khánh hòa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w