1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ LTDH có đáp án

28 893 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 559,16 KB

Nội dung

trắc nghiệm hóa hữu cơ có đáp án ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TỔNG HỢP MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỮU CƠ LTĐH Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn 21,45 kg chất béo cần dùng 3 g NaOH, thu được 0,92 g glixerol và m (g) hỗn hợp muối natri. Giá trị của m là A. 37,65. B. 26,10. C. 23,53. D. 22,72. Câu 2. Cho 7,4 gam hỗn hợp tất cả các chất đồng phân C 3 H 6 O 2 đơn chức mạch hở có cùng số mol phản ứng với NaHCO 3 dư. Thể tích CO 2 thu được ở (đktc) là: A. 0,75 lít B. 1,12 lít C. 0,56 lít D. 2,24 lít Câu 3. Crackinh pentan một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp X gồm 7 hiđrocacbon. Thêm 4,48 lít H 2 vào X rồi nung với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (thể tích khí đều đo ở đktc). Đổt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng kết tủa tạo thành là: A. 25 g B. 35 g C. 30 g D. 20 g Câu 4. Cho 3,36 lít C 2 H 2 (điều kiện tiêu chuẩn) đi qua dung dịch HgSO 4 ở 80 O C thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ A (hiệu suất 60%). Cho hỗn hợp sản phẩm A tác dụng với dung dịch Ag 2 O/NH 3 dư thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 33,84 B. 48,24 C. 14,4 D. 19,44 Câu 5. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ. X phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ, cần dùng 100ml dung dịch KOH 5M. Sản phẩm phản ứng gồm muối của một axit cacboxylic đơn chức và hai ancol đơn chức. Cho toàn bộ lượng ancol tác dụng hết với Na thu được 8,96 lít H 2 (đktc). X gồm: A. 1 axit và 1 ancol B. 1 este và 1 axit C. 2 este D. 1 este và 1 ancol Câu 6. V lít khí A gồm H 2 và 2 olefin đồng đẳng liên tiếp, trong đó H 2 chiếm 60% về thể tích .Dẫn hỗn hợp A đi qua Ni nung nóng được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B được 19,8 gam CO 2 và 13,5 gam H 2 O. Công thức của 2 olefin là A. C 2 H 4 và C 3 H 6 B. C 3 H 6 và C 4 H 8 C. C 4 H 8 và C 5 H 10 D. C 5 H 10 và C 6 H 12 . Câu 7. Cho axit oxalic tác dụng với hỗn hợp 2 ancol đơn chức no đồng đẳng liên tiếp thu được 5,28 gam hỗn hợp 3 este đa chức. Thuỷ phân lượng este trên bằng dung dịch NaOH dư thu được 5,36 gam muối. 2 ancol có công thức là A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH B. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH C. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH D. C 4 H 9 OH và C 5 H 11 OH Câu 8. Hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ cùng số mol được đun nóng với Ag 2 O dư/dung dịch NH 3 thu được 3 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn hỗn hợp rồi mới cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thì lượng Ag tối đa có thể thu được là: A. Vẫn 3 gam B. 6 gam C. 4,5 gam D. 9 gam Câu 9. Nitro hoá benzen được 14,1 gam hỗn hợp 2 chất nitro có phân tử khối hơn kém nhau là 45 (u). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai chất nitro này được 0,07 mol N 2 . 2 chất nitro đó là A. C 6 H 5 NO 2 và C 6 H 4 (NO 2 ) 2 B. C 6 H 4 (NO 2 ) 2 ; C 6 H 3 (NO 2 ) 3 C. C 6 H 3 (NO 2 ) 3 ; C 6 H 2 (NO 2 ) 4 D. C 6 H 2 (NO 2 ) 4 ; C 6 H(NO 2 ) 5 Câu 10. X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt m gam X thu được 63,8 gam CO 2 và 28,8 gam H 2 O. Thêm H 2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H 2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H 2 là: A. 23,95 B. 25,75 C. 24,52 D. 22,89 Câu 11. Dãy gồm các chất có thể trực tiếp tạo ra axit axetic là: A. C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, CH 3 OH. B. C 6 H 5 CH(CH 3 ) 2 , HCHO, CH 3 COOCH 3 . C. CH 3 COOC 2 H 5 , CH 3 COONa, HCOOCH 3 . D. C 2 H 2 , CH 3 CHO, C H 3 C H Cl 3 . Câu 12. Dãy nào sau đây sắp xếp các chất theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi? A. HCOOCH 3 < CH 3 COOCH 3 < C 3 H 7 OH < CH 3 COOH < C 2 H 5 COOH B. CH 3 COOCH 3 < HCOOCH 3 < C 3 H 7 OH< CH 3 COOH < C 2 H 5 COOH C. HCOOCH 3 < CH 3 COOCH 3 < C 3 H 5 OH < C 2 H 5 COOH < CH 3 COOH D. C 2 H 5 COOH < CH 3 COOH < C 3 H 7 OH < CH 3 COOCH 3 < HCOOCH 3 Câu 13. Hỗn hợp Y gồm 2 este đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau. Cho m gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,5M thu được muối của 1 axit cacbonxylic và hỗn hợp 2 ancol. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y cần dùng 5,6 lít O 2 và thu được 4,48 lít CO 2 (các thể tích đo ở đkc). Công thức cấu tạo của 2 este trong hỗn hợp Y là: A. CH 3 COOCH 3 và HCOOC 2 H 5 B. C 2 H 5 COOCH 3 và HCOOC 3 H 7 C. CH 3 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 D. HCOOCH 2 -CH 2 -CH 3 và HCOO- CH(CH 3 )-CH 3 Câu 14. Trường hợp nào sau đây có hiện tượng đổi màu liên quan đến tính chất hóa học của gluxit? A. Cho dung dịch KI vào dung dịch hồ tinh bột không màu. B. Nhỏ H 2 SO 4 đặc vào miếng giấy lọc màu trắng. C. Đun nóng dung dịch đồng (II) saccarat màu xanh với NaOH loãng. D. Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch HNO 3 loãng. Câu 15. Một heptapeptit có công thức: Pro-Pro-Gly-Arg-Phe-Ser-Phe -Pro. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này thu được tối đa mấy loại peptit có aminoaxit đầu N là phenylalanin (Phe)? A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 16. Cho 15 gam glyxin tác dụng vừa đủ với 8,9 gam alanin thu được m gam hỗn hợp tripeptit mạch hở. Giá trị của m là A. 22,10 gam B. 23,9 gam C. 20,3 gam D. 18,5 g am Câu 17. Dung dịch NaOH và dung dịch CH 3 COONa có cùng nồng độ mol/l. Giá trị pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả sử cứ 100 ion CH 3 COO - thì có 1 ion thủy phân). A. y = 100x B. y = 2x C. y = x+2 D. y = x-2 Câu 18. Cho sơ đồ: X có thể là chất nào sau đây? A. OHC C(CH 3 ) – CHO B. CH 3 – CH(CH 3 ) – CHO C. CH 2 = C(CH 3 ) – CHO D. CH 3 CH(CH 3 ) CH 2 OH . Câu 19. Cho các chất sau: CH 3 -CHOH-CH 3 (1), (CH 3 ) 3 C-OH (2), (CH 3 ) 2 CH- CH 2 OH (3), CH 3 COCH 2 CH 2 OH (4), CH 3 CHOHCH 2 OH (5). Chất nào bị oxi hoá bởi CuO tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc? A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,4,5 Câu 20. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 2 H 4 O 2 . X có thể tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với Na giải phóng H 2 , nhưng không tác dụng với NaOH. Vậy CTCT của X là: A. HO-CH 2 -CHO B. HCOOCH 3 C. CH 3 COOH D. HO-CH=CH-OH Câu 21. A là một este đơn chức không tham gia phản ứng tráng bạc, khi thủy phân hoàn toàn 4,3 gam A bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi chưng cất sản phẩm được muối B và phần bay hơi C. Cho C phản ứng với Cu(OH) 2 dư trong điều kiện thích hợp thu được 7,2 gam kết tủa đỏ gạch. Khối lượng của muối thu được là: A. 3,4 gam B. 6,8 gam C. 3,7 gam D. 4,1 gam Câu 22. Cho 17,5g một ankyl amin tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được 10,7g kết tủa. Công thức của ankyl amin là: A. CH 3 NH 2 B. C 4 H 9 NH 2 C. C 3 H 9 N D. C 2 H 5 NH 2 Câu 23. Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H 2 SO 4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên 1 ete trong số 3 ete đó đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,6 CO 2 và 3,6 H 2 O. Khẳng định đúng nhất về X,Y A. X, Y gồm 2 ancol đơn chức no B. X, Y gồm 2 ancol đơn chức có số cacbon bằng nhau C. X, Y là CH 3 OH; C 2 H 5 OH D. X, Y là C 2 H 5 OH;C 3 H 7 OH Câu 24: Trong các chất: etylen, axit acrylic, axit axetic, etylaxetat, glucozo và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 25: Oxi hóa 9,2 gam ancol etylic được hhA gồm anđehit,axit, nước, ancol dư. Cho A tác dụng với Na dư được 2,464 lít H 2 (đktc). Mặt khác cho A tác dụng với lượng dư NaHCO 3 . Thể tích khí thu được (đktc) là A. 0,224 lít B. 1,68 lít C. 0,448 lít D. 2,24 lít Câu 26: Cho 9 gam một aminoaxit A (phât tử chỉ chứa một nhóm –COOH) tác dụng với lượng dư dd KOH thu được 13,56 gam muối. A là: A. Phenylalanin. B. Alanin C. Valin D. Glixin Câu 27: Tơ nào sau đây đều có nguồn gốc xenlulozo A. Sợi bông, tơ nitrol B. tơ visco, tơ tằm C. tơ nilon-6, tơ nilon-6 D. Sợi bông; tơ visco Câu 28: Chất hữu cơ A chỉ chứa C, H,O có CTPT trùng CT đơn giản nhất. Cho 2,76 gam A tác dụng với một lượng vừa đủ dd NaOH, chưng khô thì phần bay hơi chỉ có H 2 O, phần chất rắn khan chứa 2 muối có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn hai muối này được 3,18 gam Na 2 CO 3 ; 2,464 lít CO 2 (đktc) và 0,9 gam H 2 O. Nếu đốt cháy 2,76 gam A thì khối lượng H 2 O thu được là A. 0,9g B. 1,08g C. 0,36g D. 1,2g Câu 29: Thủy phân m gam sacarozo trong dung dịch HCl, đun nóng với hiệu suất 75%. Cho sản phẩm thu được đem tráng bạc được 64,8 gam Ag. Khối lượng m là: A. 51,3g B. 76,95g C. 68,4g D. 136,8g Câu 30: Đốt cháy m gam hỗn hợp ancol metylic và etylic được hỗn hợp CO 2 và H 2 O với tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:8. % về khối lượng của ancol metylic trong hỗn hợp là: A. 25,81 B. 42,06 C. 40,00 D. 33,33 Câu 31: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH 2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ m O : m N = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O 2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO 2 , H 2 O và N 2 ) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 13 gam. B. 15 gam. C. 10 gam. D. 20 gam. Câu 32: Cho 2,76 gam một ancol đơn chức A phản ứng với 1,38 gam Na, sau phản ứng thu được 4,094 gam chất rắn. CT của A là: A. C 4 H 9 OH B. CH 3 OH C. C 3 H 7 OH D. C 2 H 5 OH Câu 33: Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào dưới đây? A. Dextrin B. Saccarozơ C. Glucozơ D. Mantozơ Câu 34: Hợp chất hữu cơ A tác dụng được với dd Br 2 , dd NaOH, không tác dụng với dd NaHCO 3 . A có thể là A. CH 2 =CH-COOH B. C 6 H 5 NH 2 C. CH 3 -C 6 H 4 -OH D. C 6 H 5 NH 3 Cl Câu 35: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, etyl axetat, m e t y l a c r y l a t , tripanmitin, vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng(dư), đun nóng sinh ra ancol là: A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 36: A có công thức phân tử C 7 H 8 O. Khi phản ứng với dd Br 2 dư tạo thành sản phẩm B có M B – M A =237.Số chất A thỏa mãn là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 37: Hợp chất hữu cơ X được tạo bởi glixerol và axit axetic Trong phân tử X, số nguyên tử H bằng tống số nguyên tử C và O. Thủy phân hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 21,8 B. 40,2 C. 26,4 D. 39,6 Câu 38: Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O 2 , thu được 26,88 lít khí CO 2 và 19,8 gam H 2 O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là A. 17,7 gam. B. 9,0 gam. C. 19,0 gam. D. 11,4 gam. Câu 39: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO 3 thu được 1,344 lít CO 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O 2 (đktc), thu được 4,84 gam CO 2 và a gam H 2 O. Giá trị của a là: A. 3,60. B. 1,44. C. 1,80. D. 1,62. Câu 40: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H 2 . Lấy 0,25 mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H 2 . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z thay đổi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là A. tăng 4,5 gam. B. tăng 11,1 gam. C. giảm 3,9 gam. D. giảm 10,5 gam. Câu 41: Tên gọi của anken (sản phẩm chính) thu được khi đun nóng ancol có công thức (CH 3 ) 2 CHCH(OH)CH 3 với dung dịch H 2 SO 4 đặc là A. 2-metylbut-1-en. B. 3-metylbut-1-en. C. 3-metylbut-2-en. D. 2-metylbut-2-en. Câu 42: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi màu? A. alanin. B. glixin. C. anilin. D. metylamin. Câu 43: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C 6 H 10 . X tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 tạo ra kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn X thu được neo-hexan. X là: A. 2,2-đimetylbut-3-in B. 2,2-đimetylbut-2-in C. 3,3-đimetylbut-1-in D. 3,3-đimetylpent-1-in Câu 44: X là một α-Aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm –NH 2 . Từ 3 m gam X điều chế được m 1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m 2 gam tripeptit. Đốt cháy m 1 gam đipeptit thu được 1,35 mol nước. Đốt cháy m 2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H 2 O. Giá trị của m là: A. 22,50 gam B. 13,35 gam C. 26,70 gam D. 11,25 gam Câu 45: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C 2 H 2 ; 0,65 mol H 2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br 2 trong dung dịch? A. 0,20 mol. B. 0,15 mol. C. 0,25 mol. D. 0,10 mol. Câu 46: Dung dịch HCOOH 2,76%(d=1,2g/ml). pH của dung dịch này là 2,3. Cần pha loãng dung dịch này bằng H 2 O bao nhiêu lần để độ điện li của axit tăng lên 4 lần: A. 26,73 B. 16,5 C. 10,4 D. 165 Câu 47: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO 4 loãng. (b) Cho ancol etylic phản ứng với Na (c) Cho metan phản ứng với Cl 2 (as) (d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, đun nóng. (e) Cho AgNO 3 dư tác dụng với dd FeCl 2 Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 48: Cu(OH) 2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (ở điều kiện thích hợp)? A. (C 6 H 10 O 5 ) n ; C 2 H 4 (OH) 2 ; CH 2 =CH-COOH B. CH 3 CHO; C 3 H 5 (OH) 3 ; CH 3 COOH. C. Fe(NO 3 ) 3 , CH 3 COOC 2 H 5 , anbumin (lòng trắng trứng). D. NaCl, CH 3 COOH; C 6 H 12 O 6 Câu 49: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng là: A. chất béo, protein và vinylclorua B. chất béo, xenlulozo và tinh bột. C. etylaxetat, tinh bột và protein. D. chất béo, protein và etylclorua Câu 50: Trong các dung dịch: C 6 H 5 –CH 2 –NH 2 , H 2 N–CH 2 –COOH, H 2 N–CH 2 – CH(NH 2 )–COOH, HOOC–CH 2 –CH 2 –CH(NH 2 )–COOH, C 6 H 5 NH 2 số dung dịch làm xanh quỳ tím là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 51: Từ NH 2 (CH 2 ) 6 NH 2 và một chất hữu cơ X có thể điều chế tơ Nilon-6,6. CTCT của X là: A. CHO(CH 2 ) 4 CHO B. HOOC(CH 2 ) 6 COOH C. HOOC(CH 2 ) 4 COOH D. HOOC(CH 2 ) 5 COOH Câu 52: Có 4 chất: Axit axetic, Glixerol, ancol Etylic, Glucozơ. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết? A. Cu(OH) 2 /OH - B. Quỳ tím C. CaCO 3 D. CuO Câu 53: Cặp ancol nào sau đây khi đun với H 2 SO 4 đặc, 170 0 C chỉ tạo ra 1 Anken duy nhất và không có sản phẩm hữu cơ khác? A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH B. CH 3 -CH(CH 3 )-CH 2 -OH và (CH 3 ) 3 -C-CH 2 -OH C. CH 3 -CH 2 –CH 2 - CH 2 -OH và CH 3 -C(CH 3 ) 2 -OH D. CH 3 -CH 2 -CH 2 -OH và CH 3 -CH(OH)-CH 3 Câu 54: Trong các chất sau: Anđehit axetic, anlyl clorua, đường Glucozơ, Metyl axetat, đường Saccarozơ, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thuỷ phân là: A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 55: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 Anđehit no đơn chức mạch hở thu được 0,4 mol CO 2 . Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X ở trên cần 0,2 mol H 2 và thu được hỗn hợp 2 ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol trên thì thu được số mol H 2 O là: A. 0,6 B. 0,8 C. 0,4 D. 0,2 Câu 56: Cho hỗn hợp X gồm hai Ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được 13,2 gam CO 2 và 7,2 gam H 2 O. Hai Ancol đó là: A. C 2 H 5 OH và C 4 H 9 OH B. C 2 H 4 (OH) 2 và C 3 H 6 (OH) 2 C. C 3 H 5 (OH) 3 và C 4 H 7 (OH) 3 D. C 2 H 4 (OH) 2 và C 4 H 8 (OH) 2 Câu 57: Este X có CTPT C 7 H 12 O 4 , khi cho 16 gam X tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH có nồng độ 4% thì thu được một ancol Y và 17,8 gam hỗn hợp 2 muối. CTCT thu gọn của X là công thức nào dưới đây? A. C 2 H 5 COOCH 2 CH 2 CH 2 OOCH B. CH 3 COOCH 2 CH 2 CH 2 OOCCH 3 C. HCOOCH 2 CH 2 CH 2 CH 2 OOCCH 3 D. CH 3 COOCH 2 CH 2 OOCC 2 H 5 Câu 58: Cho Glucozơ lên men thành Ancol etylic. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng Glucozơ cần dùng là A. 56,25 gam B. 20 gam C. 33,7 gam D. 90 gam Câu 59: Số đồng phân của amin ứng với CTPT C 3 H 9 N là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 60: Xà phòng hoá 26,4 gam hỗn hợp 2 Este CH 3 COOC 2 H 5 và HCOOC 3 H 7 bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Số gam NaOH đã tham gia phản ứng là: A. 15 B. 12 C. 8 D. 18 Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn một Hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO 2 và 0,132 mol H 2 O. Khi X tác dụng với khí Clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là: A. 2-Metylpropan B. 2,2-Đimetylpropan C. 2-Metylbutan D. Etan Câu 62: Trong số các Este mạch hở C 4 H 6 O 2 : HCOO-CH=CH-CH3 (1) HCOO-CH2-CH=CH2 (2) HCOO-C(CH3)=CH2 (3) CH3COO-CH=CH2 (4) CH2=CH-COO-CH3 (5) Các Este có thể điều chế trực tiếp từ Axit và ancol là: A. (2) và (4) B. (2) và (5) C. (1) và (3) D. (3) và (4) Câu 63: Hỗn hợp X gồm 0,02 mol C 2 H 2 và 0,03 mol H 2 vào bình kín có Ni là xúc tác. Nung bình một thời gian được hỗn hợp Y. Cho Y lội qua dung dịch Br 2 dư thấy bình Br 2 tăng m gam và có 448 ml khí Z bay ra (đktc). Biết d Z/H2 = 4,5. Giá trị của m là: A. 4 gam B. 0,62g C. 0,58g D. 0,4g Câu 64: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: Ancol etylic (1), Etyl clorua (2), Đietyl ete (3) và Axit axetic (4). A. (4) > (3) > (2) > (1 ) B. (1 ) > (2) > (3) > (4) C. (1) > (2) > (3) > (4) D. (4) > (1) > (3) > (2) [...]... (nhóm Abel có tính giao hoán) giống với khóa của Alice Trudy có thể chặn được P A và PB, tuy nhiên chỉ có thể tính được điều này là bất khả thi như ta đã thấy ở phần trên Chú ý: khóa phiên K là một điểm trong đường cong Elliptic, để sử dụng khóa này cho mã hóa đối xứng như DES hay AES, ta cần chuyển K về dạng số thường 4.2 Mã hóa và giải mã EC Tương tự như vấn đề trao đổi khóa, trong vấn đề mã hóa/ giải... các tham số để tạo một nhóm Abel Eq(a,b) và chọn một điểm cơ sở G có hạng n lớn Các thành phần khóa khóa riêng và công khai trong mã hóa EC được định nghĩa như sau: Trong đó d

Ngày đăng: 19/10/2014, 12:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w