1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu chuan kien thuc ky nang Tieng Anh THCS Boiduong GV cot can

125 569 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MÔN TIẾNG ANH CẤP THCS (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Hà Nội, tháng 7/ 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỤC LỤC 2 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện quyết định của Bộ GDĐT về việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp THCS về thực hiện dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT với sự phối hợp của Chương trình phát triển giáo dục trung học, các tác giả sách và tài liệu, cán bộ chỉ đạo, GV giỏi có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh THCS để biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT- KN chương trình GDPT môn Tiếng Anh. Tài liệu gồm các phần : Phần một: Những vấn đề chung 1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN của chương trình GDPT môn Tiếng Anh. 2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT, KN của chương trình GDPT. Phần hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực 1. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong có thể vận dụng vào dạy học môn Tiếng Anh. 2.Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 3. Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Phần ba: Dạy học tích cực và một số kỹ thuật dạy học tích cực. Phần bốn: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương. Những vấn đề trình bày trong Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông thể hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, định hướng cho mỗi giáo viên thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của việc dạy học ở địa phương. Điều quan trọng là phải thực hiện có kết 3 quả việc thực hiện dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương khắc phục thiếu sót làm hạn chế, giảm sút chất lượng giáo dục bộ môn. Việc đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường phổ thông, đặc biệt việc vận dụng phương pháp và kĩ dạy học tích cực thực sự là “Một cuộc cách mạng” trong dạy và học đòi hỏi GV, cỏn bộ QLGD phát huy những bài học, kinh nghiệm để việc dạy học bộ môn thực sự bám sát chuẩn KT- KN Trong quá trình sử dụng chắc chắn sẽ còn phát hiện được những sai sót, rất mong sự đóng góp của các thầy các cô giáo để tài liệu được hoàn thiện. Trân trọng cảm ơn, Các tác giả 4 PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I. Mục tiêu tập huấn: Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được: 1. Về kiến thức a) Hiểu các khái niệm cơ bản về chuẩn; b) Biết chọn lựa nội dung trong sách giáo khoa, những ví dụ thực tiễn để diễn tả rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng; c) Thực hiện được việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra); d) Biết phát huy khả năng sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá khi thực hiện chuẩn KT-KN (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra) e) Hiểu rõ vai trò quan trọng việc dạy học phân hóa phù hợp với năng lực, trình độ học sinh, phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra). 2. Về kĩ năng a) Hoàn thành các biểu mẫu, phiếu học tập và tự thiết kế được các biểu mẫu, phiếu học tập theo yêu câu của giảng viên; b) Phát triển năng lực lập luận để bảo vệ những ý kiến đúng đắn trong khi thảo luận, tranh luận, đồng thời không bảo thủ, biết lắng nghe để sẵn sàng tiếp thu đổi mới theo hướng tích cực, tiến bộ; c) Tổ chức được các hoạt động học tập, thảo luận, báo cáo để có thể tham gia làm báo cáo viên trong các đợt tập huấn giáo viên của địa phương. 3. Về thái độ 5 Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu đặt ra đối với công tác tập huấn bồi dưỡng giáo viên cũng như chủ trương dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT); II. Nội dung tập huấn 1. Giới thiệu nội dung Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. 2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học qua áp dụng các kỹ thuật dạy - học tích cực. 3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. III.Giới thiệu tài liệu tập huấn 1. Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông; 2. Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; 3. Các tài liệu tham khảo về dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I. Lý do và mục đích biên soạn tài liệu Ngày 05/05/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT). Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kỹ năng (KT-KN) được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Điểm mới của CTGDPT lần này là đưa Chuẩn KT-KN vào thành phần của CTGDPT, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT-KN 6 tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập; hạn chế dạy thêm, học thêm. Việc làm rõ điểm mới của CTGDPT giúp các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo hiểu đúng và làm đúng là hết sức cần thiết. Một thực tế nữa là các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn KT-KN trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa. Từ lí do và mục đích trên, Bộ GDĐT tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN của CTGDPT” cho các môn học, nhằm giúp các cán bộ quản lý giáo dục, các cán bộ chuyên môn, giáo viên, học sinh nắm vững và thực hiện đúng theo Chuẩn KT-KN. II. Cấu trúc tài liệu Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông Phần thứ nhất có hai nội dung chủ yếu: 1. Giới thiệu chung về Chuẩn và Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2. Hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Các phần tiếp theo: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN môn học biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của Chuẩn KT-KN từng đơn vị kiến thức bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh thực hiện trong quá trình giảng dạy, học tập; kiểm tra, đánh giá. III.Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 1. Nghiên cứu thật kỹ để hiểu sâu nội dung tài liệu; 2. Vận dụng được trong dạy học và kiểm tra, đánh giá; 7 3. Chia sẻ thông tin với đồng nghiệp thông qua các đợt bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo cũng như các sinh hoạt chuyên môn sau này; 4. Đóng góp thông tin: Trong quá trình học tập, làm giảng viên và sử dụng tài liệu vào dạy học, kiểm tra, đánh giá, mỗi giáo viên cần nghiên cứu sâu để góp ý cho tài liệu, bình luận, đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu, giúp các tác giả chỉnh sửa, nâng cao chất lượng tài liệu; 5. Phát triển tài liệu: Trên cơ sở tài liệu của Bộ, giáo viên có thể phát triển tài liệu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương, phù hợp với năng lực, trình độ của giáo viên, học sinh. Nội dung 1. 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM I. Giới thiệu về Chuẩn 1. Khái niệm Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh, chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. 2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn 2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng chuẩn; 2.2. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng; 2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được; 2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng. 2.5. Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan. 3. Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục 8 3.1. Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là Chuẩn) là mức độ yêu cầu và điều kiện đối tượng giáo dục được đánh giá phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là tiêu chuẩn); mỗi tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là tiêu chí). Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là đối tượng) chủ yếu là: Chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; Cơ sở giáo dục; Cán bộ quản lý và Nhà giáo; Học sinh. 3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là tiêu chí) là mức độ yêu cầu và điều kiện đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục. 3.3. Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là chỉ số) là mức độ yêu cầu mà đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí. 4. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông Trong CTGDPT, Chuẩn KT-KN được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hóa thành Chuẩn KT-KN của chương trình môn học, chương trình cấp học. 4.1. Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Yêu cầu về KT-KN thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN. Mỗi yêu cầu về KT-KN có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung KT-KN và mức độ cần đạt về KT-KN. 9 4.2. Chuẩn KT-KN của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. 4.3. Chuẩn KT-KN là căn cứ để: a. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. b. Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên. c. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục. d. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 4.4. Các mức độ về KT-KN KT-KN phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. a. Các mức độ về kiến thức Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo - Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp. - Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được. Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu. - Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt 10 . giáo dục trung học, các tác giả sách và tài liệu, cán bộ chỉ đạo, GV giỏi có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh THCS để biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học. PPDHTC, GV có vai trò kích thích HS hoạt động. Tuỳ theo yêu cầu GV có thể là người thúc giục, hoặc trung gian, hoà giải, cố vấn. Phân biệt PPDHTC với phương pháp cổ truyền là ở chỗ GV là chất. môn. Việc đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường phổ thông, đặc biệt việc vận dụng phương pháp và kĩ dạy học tích cực thực sự là “Một cuộc cách mạng” trong dạy và học đòi hỏi GV, cỏn bộ QLGD phát huy

Ngày đăng: 19/10/2014, 07:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn? - Tai lieu chuan kien thuc ky nang Tieng Anh THCS Boiduong GV cot can
Sơ đồ t ư duy giúp gì cho bạn? (Trang 48)
Hình 5. Màn hình làm việc của Mindjet MindManager Pro 7 - Tai lieu chuan kien thuc ky nang Tieng Anh THCS Boiduong GV cot can
Hình 5. Màn hình làm việc của Mindjet MindManager Pro 7 (Trang 116)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w