1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khoa luan tot nghiep DH

90 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CNTT : Công nghệ thông tin ĐC : Đối chứng GAĐT : Giáo án điện tử GDBVMT : Giáo dục bảo vệ môi trường GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh ÔNMT : Ô nhiễm môi trường SH10 : Sinh học 10 THPT : Trung Học Phổ Thông TN : Thực nghiệm ƯDCNTT : Ứng dụng công nghệ thông tin VSV : Vi sinh vật 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI – thế kỷ của khoa học và công nghệ, thế giới đang hòa trong xu thế hội nhập và phát triển. Song song với những thành tựu đã đạt được, từ sự phát triển đó là hậu quả mà nó mang lại, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe và hoạt động của con người. Con người đang thật sự đứng trước những thách thức to lớn của môi trường do chính mình gây ra. Vậy chúng ta phải làm gì hay cứ chờ một sự thay đổi may mắn nào đó? Câu trả lời chắc chắn là không chờ đợi mà con người phải hành động và hành động ngay từ bây giờ. Nhiều giải pháp khắc phục và giải quyết các vấn đề môi trường được triển khai như: công nghệ, quản lý, kinh tế, giáo dục,…Trong đó giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) được xem là giải pháp mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững nhất. Đặc biệt nó thích hợp cho tình hình, điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. Ý thức chi phối cả suy nghĩ và hành động của con người. Trong xu thế đó, có thể nói sản phẩm đào tạo phải là những con người năng động, sáng tạo, có khả năng học và tự học thường xuyên, có ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) cao,…là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu và thách thức gay gắt của sự phát triển, cần phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học, ngành học. Ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) trong việc giảng dạy của giáo viên (GV) và học tập của học sinh (HS) có thể nói đã được phổ biến trong hệ thống giáo dục của các nước. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, tầng lớp HS, sinh viên đang được quan tâm nhiều hơn về giáo dục ý thức. Ý thức BVMT của lứa tuổi này có thể dễ dàng uốn nắn, điều chỉnh nhất. Bởi vì đây là giai đoạn quan trọng và rất thích hợp cho việc hình thành ở các em những nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn đối với vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT). Trong những năm gần đây, việc tích hợp GDBVMT vào giáo án của các môn học cũng được thực hiện khá phổ biến theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo (GD & ĐT). Để nâng cao hiệu quả dạy và học, việc lồng ghép nội dung GDBVMT vào bài giảng với nhiều hình thức khác nhau thì giáo án điện tử (GAĐT) có tích hợp 4 GDBVMT mang một lợi thế cao và có thể nói nó đạt hiệu quả cao hơn các hình thức khác. Trong tất cả các môn học ở trung học phổ thông (THPT) thì môn Sinh học được xem là môn học lý tưởng để có thể lồng ghép các nội dung tích hợp GDBVMT cho HS. Sinh học vừa gần gũi, vừa thực tế với cuộc sống, có những kiến thức giống như thường thức hàng ngày nên dễ tạo hứng thú học tập cho HS. Sinh học 10 (SH10) cơ bản được xem là môi trường thuận lợi cho việc tích hợp GDBVMT. Để có thể tạo một nền tảng, một bước tiến trong việc sử dụng GAĐT để dạy học và tích hợp GDBVMT trong việc giảng dạy của GV. Đặc biệt là những bài có nội dung thích hợp cho việc tích hợp GDBVMT. Chúng tôi quyết định chọn nội dung: “Thiết kế một số giáo án điện tử có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Sinh học 10 cơ bản ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Từ đó có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho việc thực tập tốt nghiệp và kinh nghiệm cho công tác giảng dạy sau khi tốt nghiệp ra trường. 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế một số GAĐT trong chương trình SH10 cơ bản có tích hợp GDBVMT. - Phân tích nội dung chương trình SH10 cơ bản để có thể tích hợp GDBVMT. - Thông qua các bài giảng nhằm tạo nên hứng thú học tập, nâng cao ý thức BVMT cho HS. Từ đó có thể nâng cao nhận thức BVMT cho mọi người thông qua việc tuyên truyền của HS. - Khảo sát tình hình dạy - học và hiệu quả của GAĐT có tích hợp GDBVMT trong môn SH10 cơ bản ở trường THPT. - Tìm hiểu ưu điểm, khuyết điểm của việc áp dụng dạy bằng GAĐT có tích hợp GDBVMT. 3. Giả thiết khoa học Nếu GAĐT có tích hợp GDBVMT được thiết kế, xây dựng và giảng dạy một cách hợp lý có thể gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, nâng cao nhận thức của HS về BVMT và nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học ở trường THPT. 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể là GV (Trường THPT Thống Linh, THPT Nguyễn Du, THPT Cao Lãnh 1, THPT Hồng Ngự 1, THPT Châu Thành 1), HS khối lớp 10 của trường THPT THỐNG LINH. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là một số GAĐT có tích hợp GDBVMT trong chương trình SH10 cơ bản. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 5.2. Thiết kế một số GAĐT có tích hợp GDBVMT trong chương trình SH10 cơ bản. 5.3. Thực nghiệm các GAĐT đã được thiết kế. 5.4. Phân tích và tổng hợp ý kiến phản hồi từ việc áp dụng dạy học bằng GAĐT có tích hợp GDBVMT. 5.5. Tìm hiểu ưu điểm, khuyết điểm của việc áp dụng dạy bằng GAĐT có tích hợp GDBVMT. 5.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của việc dạy học bằng GAĐT có tích hợp GDBVMT và nâng cao nhận thức BVMT của HS. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu đề tài: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tham khảo những tài liệu có liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 6.2. Phương pháp quan sát Dự giờ và quan sát tiết dạy học môn Sinh học trường THPT từ đó rút ra các nhận xét về hiệu quả của tiết dạy và sự tiếp thu của HS đối với bài học. 6 6.3. Phương pháp điều tra - Điều tra trực tiếp: Trao đổi trực tiếp với GV chuyên môn về nội dung của GAĐT từ đó có hướng điều chỉnh, đồng thời tìm hiểu ý kiến nhận xét của HS để có cơ sở hiệu chỉnh nội dung cho hợp lý hơn. - Điều tra gián tiếp: Chọn một số trường tiêu biểu trong tỉnh Đồng Tháp, phát phiếu điều tra GV có chuyên môn Sinh học để từ đó thu thập các ý kiến phản hồi cho việc áp dụng dạy học bằng GAĐT có nội dung tích hợp GDBVMT. 6.4. Phương pháp thực nghiệm giáo dục 6.4.1. Thực nghiệm thăm dò - Trao đổi với GV hướng dẫn về những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề khó khi soạn GAĐT có tích hợp GDBVMT trong các phần của bài học của chương trình SH10 cơ bản. - Sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng GAĐT có tích hợp GDBVMT trong chương trình SH10 cơ bản. Tổ chức điều tra và xử lý điều tra các kết quả đạt được. 6.4.2. Thực nghiệm chính thức Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ tiêu đo lường và đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc triển khai dạy học bằng GAĐT có tích hợp GDBVMT trong chương trình SH10 cơ bản ở THPT. 6.4.3. Cách thực nghiệm Chọn từng cặp lớp tương đương (một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng) về các phương diện: số lượng nam, nữ, học lực, phong trào,…thay đổi yếu tố thực nghiệm; một lớp dạy học bằng GAĐT có nội dung tích hợp GDBVMT, còn lớp còn lại chỉ dạy giáo án bình thường. 6.4.4. Các bước thực nghiệm - Xây dựng và chuẩn bị các GAĐT có nội dung tích hợp GDBVMT trong chương trình SH10 cơ bản và tiến hành dạy ở các lớp chọn làm lớp thực nghiệm. - Kiểm tra (phiếu test) HS sau mỗi tiết học thực nghiệm. 6.4.5. Tổ chức thực nghiệm 7 - Liên hệ với nhà trường và GV dạy ở cấp THPT. - Chọn lớp đối chứng và thực nghiệm phù hợp. - Tiến hành thực nghiệm. - Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm. 6.5. Phương pháp thống kê toán học 6.5.1. Định tính Phân tích và nhận xét một cách khái quát về mức độ lĩnh hội kiến thức và mức độ áp dụng của HS thông qua các bài học được học trên lớp khi tiến hành thực nghiệm. Phân tích và nhận xét một cách khái quát về việc áp dụng dạy học bằng GAĐT có tích hợp GDBVMT của GV THPT thông qua các số liệu điều tra. 6.5.2. Định lượng Phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học. Lập bảng phân tích thực nghiệm: Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ni Trong đó Xi : là các chỉ tiêu đánh giá.(Thang điểm từ 1 – 10) Ni : là số HS lựa chọn các nội dung tương ứng. Biểu diễn bằng đồ thị : Xi là trục tung, Ni là trục hoành Tính trung bình cộng: X xác định các giá trị trung bình của dãy thống kê. X = ∑ = ×× n i XiNi n 1 1 Độ lệch chuẩn: nhằm xác định giá trị nào là đáng tin cậy, hiệu quả của công việc đã triển khai như thế nào thì phụ thuộc vào độ lệch chuẩn S = ∑ = −± 10 1 )( 1 i XXiNi n 2 (N ≥ 30) Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng đáng tin cậy. Độ bền kiến thức C% thể hiện sức ghi nhớ của đối tượng nghiên cứu, C% càng nhỏ thì tính hiệu quả càng cao và ngược lại. 8 %100.% X S C = Độ lệch tương đối m thể hiện mức độ dao động của mẫu nghiên cứu, độ lệch m càng nhỏ thì sự dao động càng ít. N S m = Độ tin cậy t d dùng để kiểm tra độ tin cậy của mẫu tiến hành thực nghiệm, t d phải lớn hơn t α thì mẫu nghiên cứu mới đạt giá trị. 2 2 2 1 2 1 N S N S S d += α d d S XX t 21 + = 7. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi thiết kế GAĐT có tích hợp GDBVMT ở một số bài trong môn SH10 cơ bản. 8. Lịch sử nghiên cứu Đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu với những khía cạnh và góc độ khác nhau như: 1. Nguyễn Văn Anh (2006), Một số module giáo dục môi trường, tài liệu bồi dưỡng giáo viên công nghệ, trường ĐHSP Hà Nội. 2. Nguyễn Dược (1986), Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục. 3. TS. Lê Hiển Dương - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp (2004), Giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. 4. Hoàng Minh Tác (2003), Giáo trình Giáo dục môi trường, trường ĐHSP Hà Nội. 5. Môi trường - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kỳ III (2004 – 2007), NXB Giáo dục. 9 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án VIE/98/018, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) & DANIDA, Thiết kế mẫu một số module giáo dục môi trường (dành cho các lớp tập huấn), Hà nội, 2004. Thiết kế giáo án có nội dung tích hợp GDBVMT được thực hiện ở nhiều môn học khác nhau không chỉ ở môn SH10 cơ bản. Thiết kế GAĐT có tích hợp GDBVMT trong chương trình SH10 cơ bản đã được thực hiện nhưng chỉ ở mức độ giảng dạy chưa thực hiện ở mức độ nghiên cứu, đánh giá hiệu quả mà nó mang lại như thế nào. 9. Đóng góp mới của đề tài - Làm đa dạng các phương thức GDBVMT cho HS thông qua thiết kế GAĐT. - Tạo nền tảng cho việc dạy học tích cực, ƯDCNTT trong dạy học. Tạo xu thế cho việc áp dụng GDBVMT trong các môn học không chỉ ở môn Sinh học. 10. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm có 3 phần: - MỞ ĐẦU - NỘI DUNG, gồm có 3 chương: • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI • Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC 10 CƠ BẢN • Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ngoài ra còn có dẫn luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. 10 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 CƠ BẢN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số kiến thức cơ bản về GDBVMT 1.1.1.1. Môi trường a. Môi trường là gì? Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển những hoạt động của sinh vật [7, tr10]. Các dạng môi trường: - Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: vật lý, hóa học, sinh học (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước, không khí, sông, hồ, biển, núi, đất,…). - Môi trường nhân tạo là các nhân tố do con người tạo nên như: phương tiện giao thông, nhà ở, công sở, công viên, đô thị, chợ,… - Ngoài ra còn có môi trường xã hội do chính con người thiết lập nên như luật lệ, thể chế, cam kết, … b. Chức năng của môi trường - Là không gian sống của con người và các loài sinh vật, cho phép sinh vật sinh trưởng và phát triển. - Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống cũng như phục vụ cho việc sản xuất của con người. - Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống lao động, sản xuất và sinh hoạt. . dụng công nghệ thông tin VSV : Vi sinh vật 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI – thế kỷ của khoa học và công nghệ, thế giới đang hòa trong xu thế hội nhập và phát triển. Song song với những. THPT. - Tìm hiểu ưu điểm, khuyết điểm của việc áp dụng dạy bằng GAĐT có tích hợp GDBVMT. 3. Giả thiết khoa học Nếu GAĐT có tích hợp GDBVMT được thiết kế, xây dựng và giảng dạy một cách hợp lý có thể. ÔNMT Vấn đề môi trường luôn luôn đi cùng với 3 nhân tố: dân số, mức sống của người dân và trình độ khoa học công nghệ. Nếu đồng loạt cải thiện được 3 nhân tố trên thì cải thiện được môi trường sống.

Ngày đăng: 19/10/2014, 04:00

w