Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
35,97 KB
Nội dung
Ôn luyện Tiếng Việt giữa HKI – lớp 2 Đề 1: I. Đọc thầm: Ếch Xanh đi học Trốn học đi chơi, Ếch Xanh gặp nạn. May mà mẹ nó tới kịp để cứu. Ếch Xanh hỏi mẹ: - Mẹ ơi, mặt đất rộng lắm, trời cao lắm phải không ạ? Trời không phải là cái vung, đúng không mẹ? - Con muốn biết mặt đất như thế nào, trời là cái gì thì con phải đi học. Ếch Xanh theo mẹ đến trường. Chú không trốn học nữa. Kìa chú đang ngồi trong lớp của thầy giáo Cóc. Thầy đứng trên bục, tay cầm thước chỉ vào từng chữ trên bảng. Cả lớp đọc theo thầy, giọng Ếch đồng thanh nghe rất to và rất vang. Theo Nguyễn Kiên Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Khi Ếch Xanh trốn học đi chơi đã xảy ra: A) Ếch Xanh gặp nạn B) Ếch Xanh bị mẹ mắng C) Ếch Xanh phải ở lại lớp 2) Ếch Xanh theo mẹ đến trường vì: A) Trốn học đi chơi và gặp tai nạn B) Muốn hiểu biết về trời đất và mọi người C) Thầy giáo Cóc dạy rất hay, Ếch Xanh rất quý thầy 3) Thái độ học tập của Ếch Xanh là: A) Rất chăm chú B) Rất hăng say C) Cả 2 ý trên đều đúng 4) Dòng gồm các từ chỉ sự vật là: A) Mặt đất, trời, vào, vang B) Mặt đất, thầy giáo, lớp, trường C) Bầu trời, lớp, trường, đồng thanh 5) Dòng gồm các từ chỉ đồ dùng học tập là: A) Thước, bút, bảng, sách, vở B) Bảng, bàn, bục, sách, vở C) Thước, sách, lớp, bút, vở 6) Dòng là câu đúng được sắp xếp lại từ câu “Ếch Xanh hỏi mẹ?” là: A) Hỏi mẹ Ếch Xanh B) Xanh hỏi Ếch mẹ C) Mẹ hỏi Ếch Xanh II. Chính tả: Em đến trường học bao điều lạ Môi mỉm cười là những nụ hoa Em thấy mình là hoa hồng nhỏ Trời mênh mông đất hiền hòa Bàn chân em đi nhè nhẹ Đưa em vào tình người bao la Trịnh Công Sơn III. Tập làm văn: 1) Em chào bà cụ hang xóm khi gặp bà ở ngoài đường là: A) Chào bà B) Xin chào bà C) Cháu chào bà ạ 2) Em chào em bé khi bé đi học mẫu giáo về là: A) Chào em ạ B) Em đi học về à? C) Anh (chị) chào em ạ 3) Em chào bố mẹ khi đic học về là: A) Bố mẹ ạ B) Con chào bố mẹ C) Con chào bố mẹ, con đã về 4) Điền tiếp vào chỗ chấm dưới đây để hoàn thành bản tự thuật: Bản tự thuật Họ và tên: Nam, nữ: Ngày sinh: Nơi sinh: Quê quán: Nơi ở hiện nay: Học sinh lớp: Trường Họ và tên bố Tuổi Họ và tên mẹ Tuổi , ngày……tháng……năm Người viết Đề 2: I- Đọc thầm: Lớp phó …chổi Sắp vào lớp một, Boong thấy sợ đủ thứ: sợ chưa biết đọc biết viết, sợ chưa biết tên cô, tên bạn, sợ cô gọi theo tên ở nhà các bạn sẽ cười… Má khuyên, tôi khuyên, Boong vẫn sợ. Vậy mà đến lớp mới có một buổi thôi, Boong hết sợ liền. Về nhà, mặt mày Boong sáng rỡ. Nó dặn đi dặn lại: - Mai má cho con đi học thật sớm để con cùng các bạn trực nhật! - Vậy là con giỏi bằng anh Hai rồi! – Má nháy mắt nhìn tôi. – Anh Hai là lớp phó học tập, còn con là lớp phó… chổi! Theo Trần Quốc Toàn Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Bé Boong sợ đi học vì: A) Chưa biết đọc, biết viết, chưa biết tên cô, tên bạn B) Cô gọi bé theo tên ở nhà, các bạn sẽ cười C) Cả hai ý đều đúng 2) Boong không sợ đi học nữa vì: A) Cô giáo rất thương Boong B) Má và anh Hai khuyên Boong C) Boong đi học và được cô giao trực nhật 3) Đi học buổi đầu tiên về, Boong dặn má điều: A) Giúp Boong và các bạn trực nhật B) Đưa Boong đi học sớm để làm trực nhật C) Cất sách vở giùm Boong và gọi Boong đi học sớm 4) Dòng gồm các từ chỉ người là: A) Học sinh, lớp phó, học tập B) Học sinh, tổ trưởng, trực nhật C) Học sinh, lớp trưởng, lớp phó 5) Dòng gồm các từ chỉ hoạt động học tập: A) Học thuộc, tập đọc, vệ sinh B) Tập đọc, tập viết, học thuộc C) Tập viết, tập đọc, nhảy dây 6) Dòng không có chữ sai chính tả: A) Dực dỡ, sợ xệt, sợ hãi B) Rực rở, sợ sệt, sợ hãi C) Rực rỡ, sợ sệt, sợ hãi II- Chính tả: Tùng…tùng…tùng… Một hồi trống vang lên giòn giã. Em cùng các bạn xếp hang vào lớp. Cô giáo đang chờ chúng em. Những trang sách mở ra. Một bài học mới – nhiều điều mới lạ - đang đón chờ em và bạn bè. Phạm Minh Châu, Trường Tiểu học Âu Dương Lân III- Tập làm văn: 1. Em hãy viết lời cảm ơn cho từng trường hợp sau: A. Bạn cho em mượn bút chì B. Bà ngoại rặng em chiếc mũ len C. Cô giáo giảng thêm bài toán mà em chưa hiểu 2. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) kể về một người bạn cùng tổ với em, theo gợi ý sau: - Bạn em tên gì? - Bạn nam hay nữ? - Nhà bạn ở đâu? - Bạn thích học môn gì? - Em thích điều gì nhất ở bạn? Đề 3: I) Đọc thầm: Ve Sầu và Dế Mèn đi học Mải chơi, Ve Sầu đến lớp trễ, thầy giáo đã dạy đến chữ “e”. Vừa ghi xonng chữ “e”, nó hí hửng chạt ra sân. Gặp Dế Mèn vừa tới, nó khoe: - Tớ biết chữ rồi. Dế Mèn vào lớp học, thầy đang dạy chữ “i”, no ghi chữ “i” vào vở rồi lao ra, gào: - Biết…chữ…rồi! Từ đấy, chúng bỏ học, đi chơi. Vì vậy, cả đời chúng chỉ biết mỗi một chữ. Ngày ngày, Ve Sầu trên cây cao ra rả đọc mãi một chữ “e…” còn dưới mặt đất thì Dế mèn ri rỉ mỗi một chữ “i…” mà thôi. Theo Trọng Bảo Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Ve Sầu đến lớp trễ vì: A) Đi lạc đường B) Ngủ dậy muộn C) Mải chơi dọc đường 2) Sau khi chép chữ “e” và “i” vào vở, Ve Sầu và Dế Mèn đã: A) Bỏ học đi chơi B) Ra sân ca hát C) Học tiếp chữ khác 3) Ve Sầu và Dế Mèn học được: A) Rất nhiều chữ B) Hai chữ “e” và “i” C) Mỗi đứa chỉ biết một chữ 4) Câu được viết theo mẫu “Ai (cái gì, con gì) là gì? là: A) Thầy giáo đã dạy đến chữ “e”. B) Ve Sầu và Dế Mèn là học sinh mới. C) Ve Sầu ra rả đọc mãi một chữ “e…”. 5) Dòng gồm các từ chỉ hoạt động học tập của học sinh: A) Làm toán, tập viết, chính tả B) Tập đọc, tập chép, nghe giảng C) Tập đọc, học thuộc lòng, giảng bài 6) Có thể thay từ “ghi” trong câu “Nó ghi chữ “i” vào vở rồi lao ra.” bằng từ: A) Viết B) Tô C) Vẽ II) Chính tả: Gà trống thuộc mỗi chữ O Thế mà sáng sáng gáy to nhất làng Dê con dịch cũng rất xoàng Bờ e thì cứ đọc tràn “Be, be…” Bác Trâu nằm dưới bóng tre Ghếch mồm cười nhạt: “Nghờ…e… Nghé à!” Bùi Quang Thanh III) Tập làm văn: 1) Hãy viết lời xin lỗi cho từng trường hợp sau: A) Em lỡ tay làm hỏng chiếc bút vẽ của bạn B) Em đá bóng ngoài đường làm gãy cây hoa của nhà hàng xóm C) Em mải chơi, quên mấtviệc ông đã nhờ 2) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu kể về một em bé học lớp 1 theo các gợi ý sau: - Bé học lớp 1 tên là gì? - Bé là con hay em của ai? - Bé có điểm gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? Đề 4: I. Đọc thầm: Dê Đen và Dê Trắng Vào một buổi sáng mùa đông giá rét, Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu rất hẹp. Dê Đen đi từ bên này sang, Dê Trắng đi từ bên kia lại. Thỏ Nâu thấy vậy bèn nói lớn: “Hai bạn ơi, cầu hẹp lắm! Phải lần lượt mà qua mới được!”. Nhưng hai con dê ngang ngược không chịu nhường nhau. Chúng vẫn cứ đi. Đến giữa cầu, Dê Đen nói: - Này, con Dê Trắng kia, mày tránh ra cho ta đi trước! Dê Trắng tức giận, bảo: - Ta không tránh! Không con nào chịu nhường bước cho con nào. Chúng húc nhau và cả hai cùng rơi tõm xuống suối sâu. Theo La Phông-ten Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Thỏ Nâu khuyên Dê Đen và Dê Trắng điều: A) Đừng qua cầu B) Cầu rất hẹp, đừng qua C) Phải nhường nhau qua cầu 2) Sau lời khuyên của Thỏ Nâu, Dê Đen và Dê Trắng đã: A) Vẫn đi qua cầu B) Húc nhau, cãi nhau C) Cả 2 ý đều đúng 3) Dê Đen và Dê Trắng rơi xuống suối vì: A) Cầu hẹp và rất trơn B) Chúng không nhường nhau C) Trời mưa, rét, cầu trơn và hẹp 4) Cách nói có nghĩa trái với nghĩa của câu “Hai con dê không chịu nhường nhau” A) Hai con dê đã nhường nhịn nhau rồi! B) Hai con dê đâu có chịu nhường nhịn nhau. C) Hai con dê có chịu nhường nhịn nhau đâu. 5) Dòng gồm những từ có thể thay thế từ “không” trong câu “Không con nào chịu nhường bước cho con nào.” là: A) Chưa, chẳng, có B) Chẳng, đâu có, chưa C) Chẳng, những, có hết 6) Trong câu “Thỏ Nâu là con vật không ngoan” những từ ngữ trả lời cho câu hỏi “là gì?” là: A) Thỏ Nâu B) Là con vật khôn ngoan C) Con vật khôn ngoan II. Chính tả: Bê Vàng và Dê Trắng là đôi bạn thân. Một hôm, chúng cùng đi vào rừng kiếm cỏ. Bê Vàng đi lạc. Dê Trắng vừa đi tìm vừa gọi: “Bê ơi! Bê!”. Tới tận bây giờ, Dê Trắng vẫn gọi bạn “Bê …Bê…”. III. Tập làm văn: 1) Câu chuyện “Công và Quạ” đã bị đảo trật tự các câu. Em hãy sắp sếp lại các câu đó cho đúng thứ tự bằng cách đánh số vào ô trống. a) Quạ và Công vẽ áo cho nhau để đi dự Hội làng chim. b) Công đành làm theo lời Quạ c) Quạ vẽ xong cho Công, thì hộp màu hầu như chỉ còn màu đen. d) Từ đấy, Quạ mang bộ lông đen cho đến tận bây giờ. e) Quạ vẽ trước cho Công một bộ cánh sặc sỡ. f) Nghe vậy, Quạ liền giục Công: “Thôi, còn bao nhiêu màu bạn đổ hết lên mình tôi!” g) Khi Công vẽ cho Quạ thì bạn bè kêu: “Nhanh lên, kẻo tan hội!” 2) Em được cô giáo chủ nhiệm giao nhiệm vụ làm tổ trưởng. Em hãy lập danh sách tổ mình (cần ghi rõ bạn nam hay nữ, ngày tháng năm sinh, nơi ở hiện nay) Đề 5: I) Đọc thầm: Cụ giáo Chu và con vua Thủy Tề Học trò cụ giáo Chu rất đông, trong đó có cả con vua Thủy Tề. Năm ấy, trời đại hạn, ruộng đồng xơ xác. Một chiều sau buổi học, cụ bảo anh em con vua Thủy Tề: - Chỉ có các con mới cứu được nạn này! Họ thưa: - Dạ, oai trời rất nghiêm, lời thầy cũng rất trọng. Chúng con xin vâng lời. Cụ giáo mừng rỡ, đưa bút và mực cho họ vẩy lên trời làm phép. Xong việc, họ cúi lạy thầy rồi biến mất. Trận mưa lớn bất ngờ làm Ngọc Hoàng nổi giận. Anh em họ bị rơi đầu dưới lưỡi búa của Thần Sét. Cảm thương họ, cụ giáo cùng dân làng chôn cất tử tế. Người đời sau còn dựng đền thờ ghi nhớ công ơn của họ. Theo Truyện cổ tích Việt Nam Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1) Trước cảnh trời đại hạn, cụ giáo Chu đã: A) Xin trời mưa xuống B) Nhờ con vua Thủy Tề làm mưa C) Dạy cho học trò cách làm mưa 2) Khi cụ giáo Chu nhờ, hai người con vua Thủy Tề đã: A) Vẩy mực lên trời B) Cúi đầu lạy thầy rồi biến mất C) Vẩy mực lên trời để làm mưa 3) Cụ giáo Chu và mọi người chôn cất con vua Thủy Tề tử tế vì: A) Mọi người rất thương họ B) Mọi người thương xót và biết ơn họ C) Ngọc Hoàng và vua Thủy Tề giao cho họ 4) Câu chuyện có những tên riêng là: A) Cụ giáo, Thủy Tề, Ngọc Hoàng B) Thủy Tề, Ngọc Hoàng, Thần Sét C) Chu, Thủy Tề, Ngọc Hoàng, Thần Sét 5) Từ ngữ gạch dưới trong câu “Hai anh em con vua Thủy Tề cũng là học trò của cụ giáo Chu” trả lời cho câu hỏi: A) Là gì? B) Thế nào? C) Làm gì? 6) Cách nói có nghĩa giống với nghĩa của câu “Mấy tháng liền trời không mưa” là: A) Trời đâu có mưa mấy tháng liền [...]... gì? - Bạn học lớp mấy? - Bạn có những việc làm, câu nói gì đặc biệt? Đề 6: I- Đọc thầm: Ếch có mấy chân? - Bé Hằng nhà dì Duyên đang học lớp Lá Vừa đi học về, Bé liền khoe rối rít: - Hôm nay con được cô khen bố mẹ ạ! - Con làm gì mà được cô khen? - Con trả lời đúng nhất lớp ạ - Con giỏi quá! Cô hỏi lớp con câu gì thế? - Cô hỏi: “Ếch có mấy chân?, con trả lời: “Ếch có ba chân!” Bố mẹ ngạc nhiên: - Nhưng... khó? Cả lớp đang làm bài kiểm tra Thấy Hà ngồi chống tay, thầy giáo hỏi: - Câu hỏi không khó chứ em? Hà thưa: - Câu hỏi không khó ạ Nhưng câu trả lời thì quá khó ạ Theo Báo Hoa học trò III) Tập 1) 2) làm văn: em chọn 1 trong 2 đề sau: Bé Hà nhà chú Nam mới học lớp một, em hãy viết bản tự thuật giúp bé nhé Dựa vào các gợi ý sau, em hãy kể về một người bạn từng để lại cho em nhiều ấn tượng đặc biệt - Bạn... mẫu “Ai là gì?” là: A) Bé Hằng đang học lớp Lá B) Con trả lời đúng nhất lớp ạ C) Bé Hằng sẽ là học sinh lớp một 5) Dòng gồm các từ ngữ chỉ hoạt động của thầy cô giáo là: A) Giảng dạy, chỉ bảo, khen ngợi B) Dạy học, giảng bài, dễ hiểu C) Giảng bài, nghe nhạc, đọc mẫu 6) Có thể thay từ “dạy” trong câu “Cô An dạy rất dễ hiểu” bằng từ: A) Viết B) Giảng C) Dạy bảo II- Chính tả: Cô lên dạy học vùng cao Cầu... văn: 1) Dựa vào thời khóa biểu của lớp, em hãy lập bảng có các nội dung: buổi, tiết, môn, sách cần mang theo cho một ngày học trong tuần 2) Hãy nói lời an ủi của em trong từng trường hợp dưới dây: A) Khi chậu cây cảnh mà ông rất quý bị vỡ B) Khi hết tuần nghỉ tết, em chia tay ông bà ngoại ở quê để về nhà C) Khi một người bạn thân của ông bà bị bệnh nặng Đề 8: I) Đọc thầm: II) Chính tả: III) Tập làm... cầu hiểu lời em Trắng tinh mây núi lặng yên che đầu Vương Trọng III- Tập làm văn: 1) Hãy ghi lại tên ba bài thơ (hoặc ba câu chuyện), tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục mục của một tập thơ (hoặc một tập truyện) thiếu nhi mà em đã đọc Viết điều em nói trong từng trường hợp sau: A) Xin mẹ mua cho quyển truyện mà em rất thích 2) B) C) D) Nhờ chị bọc lại quyển vở ... Nhờ bạn nhặt hộ cái bút em lỡ đánh rơi gần chỗ bạn ngồi Đề 7: I) Đọc thầm: Chiếc lá non Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay Trời nổi dông bão ào ào, mặc cho anh chị núi kéo, nó quyết thoát ra Phựt, nó bị cơn gió mạnh bứt lìa cành Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung Nhưng ngay llucs nó đang lâng lâng sung sướng, thì những hạt mưa ném tới... chứ? Đúng là ếch có bốn chân! Nhưng các bạn trong lớp đều nói rằng ếch có hai chân Câu trả lời của con đúng hơn câu trả lời của các bạn! Bố bật cười: - Ôi Con gái bố suy nghĩ thật là ngộ nghĩnh! Minh Châu sưu tầm 1) Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Bé Hằng khoe với bố mẹ điều: A) Bé được cô khen B) Bé được điểm mười C) Bé được các bạn khen 2) Bé Hằng trả lời cô câu hỏi: A) Em nào giải được?... cành 2) Sau khi bị bứt khỏi cành, rơi xuống nước, chiếc lá non đã: A Reo vui, lâng lâng vui sướng B Rách tơi tả, dạt vào bờ suối đầy bùn C Đau đớn vì bị rách nát, lạnh buốt vì mưa 3) Câu cuối của câu chuyện cho ta biết chiếc lá non: A Không bướng bỉnh như xưa nữa B Không muốn rời xa anh chị C Muốn quay về với các anh chị nhưng không được 4) Những từ ngữ trong câu “Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa. .. nhưng không được 4) Những từ ngữ trong câu “Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung.” là từ chỉ hoạt động là: A Reo, vui, bồng bềnh B Reo, vui, thấy, bồng bềnh C Reo, vui, thấy, bồng bềnh, giữa 5) Có thể thay từ “bay” trong câu “Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay” bằng từ: A Lượn B Tung bay C Bay lượn 6) Câu sử dụng đúng dấy phẩy là: A Mùa xuân muôn loài hoa đua nhau . Học sinh lớp: Trường Họ và tên bố Tuổi Họ và tên mẹ Tuổi , ngày……tháng……năm Người viết Đề 2: I- Đọc thầm: Lớp phó …chổi Sắp vào lớp một, Boong thấy sợ đủ thứ: sợ chưa biết đọc biết viết,. tên gì? - Bạn học lớp mấy? - Bạn có những việc làm, câu nói gì đặc biệt? Đề 6: I- Đọc thầm: Ếch có mấy chân? Bé Hằng nhà dì Duyên đang học lớp Lá. Vừa đi học về, Bé liền khoe rối rít: - Hôm nay. 2) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 câu kể về một em bé học lớp 1 theo các gợi ý sau: - Bé học lớp 1 tên là gì? - Bé là con hay em của ai? - Bé có điểm gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? Đề 4: I. Đọc