ĐỀ TÀI TOÁN 7. 2011

14 185 2
ĐỀ TÀI TOÁN 7. 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG TIẾT HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ Họ tên tác giả: Lý Thị Kim Tươi Đơn vị công tác : THCS Trần Hưng Đạo 1) Lý do chọn đề tài :  Nghị quyết số 40/ 2000/ QH10, ngày 9 / 12 / 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định : Mục tiêu của việc đổi mới là “ Xây dựng nội dung chương trình , phương pháp giáo dục , sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , phù hợp với thực tiển và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” .  Hiện nay tình hình chung của học sinh là khi cầm quyển sách giáo khoa trên tay mà không biết mình phải làm gì, đọc từ đâu , phần nào là công việc (tư duy) của mình … . Vì vậy trong tiết dạy, các em sử dụng sách giáo khoa chưa đúng theo tinh thần của sách giáo khoa mới, xem sách giáo khoa như một công cụ “đọc, chép”. 2) Đôi tượng và phương pháp nghiên cứu a) Đối tượng: Học sinh lớp 7B , 7D b) Phương pháp nghiên cứu: • Căn cứ theo đổi mới phương pháp dạy học và bám sát chuẩn kiến thức • Kiểm tra chất lượng đầu năm • Lên kế hoạch về phương pháp và nội dung dạy học. (căn cứ theo “sổ kế hoach bộ môn”) • Áp dụng trực tiếp qua tiết dạy, rút kinh nghiệm ưu và khuyết. 3) Đề tài đưa ra giải pháp mới: • Học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa • Tăng cường khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức và tích cực hoạt động trong tiết học. 4) Hiệu quả áp dụng: (/) 5) Phạm vi áp dụng: - Giải pháp nêu trên được áp dụng cho học sinh lớp 7B, 7D - Làm tài liệu tham khảo của giáo viên trong tổ toán trường THCS Trần Hưng Đạo và các trường THCS Phước Trạch , ngày 20 tháng9 năm 2010 Lý Thị Kim Tươi Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 1 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả A. Mở đầu: I Lý do chọn đề tài : - Nghị quyết số 40/ 2000/ QH10, ngày 9 / 12 / 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định : Mục tiêu của việc đổi mới là “ Xây dựng nội dung chương trình , phương pháp giáo dục , sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , phù hợp với thực tiển và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” . - Để tăng hiệu quả trong việc hoạt động tích cực, tư duy độc lập và tự rút ra kết luận, tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết trong bài học, thì sách giáo khoa là phương tiện cần thiết có ảnh hưởng hết sức quan trọng trong Dạy – Học. Nhưng thực tế đa số các em xem sách giáo khoa ở một góc độ đơn giản là “đọc ,chép”. Khi thầy, cô gọi học sinh đọc. Các em không biết vì sao phải đọc? - Để khắc phục việc sử dụng sách giáo khoa mang tính rập khuôn và giúp các em biết cách sử dụng sách giáo khoa phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học trong một tiết học, song song với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo đọc sách giáo khoa cho có ích với bản thân mình , tôi thiết nghĩ giải pháp sử dụng sách giáo khoa sao cho đạt hiệu quả trong tiết dạy và học, là cầu nối chặt chẽ giữa phương pháp dạy học đổi mới và sách giáo khoa hiện hành. II. Đối tượng nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn toán trung học cơ sở” - Cách sử dụng sách giáo khoa hợp lý đối với học sinh và đồng hóa với đổi mới phương pháp dạy học - Học sinh lớp 7B, 7D – Trường THCS Trần Hưng Đạo. 2. Các vấn đề đặt ra Giúp học sinh sử dụng SGK để đạt được các mục tiêu sau: Phân tích và nhận định phương hướng nhằm giải quyết vấn đề. Xác định mục tiêu (kiến thức trọng tâm của bài học). Biết vận dụng kiến thức cũ giải trình và hình thành kiến thức mới. Hiểu các phần “?” có vai trò xây dựng kiến thức mới hay cũng cố kiến thức vừa mới học. Một số bài tập cần thiết trong SGK theo “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. III. Phạm vi nghiên cứu: Xét trong phạm vi lớp 7B,7D. Trường THCS Trần Hưng Đạo Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 2 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả Thời gian: cả năm học 2010 – 2011 Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 7B, 7D. Trường THCS Trần Hưng Đạo Thời gian: Năm học 2010 - 2011 IV. Phương pháp nghiên cứu: 1. Đối với giáo viên: - Kết hợp với các tài liệu do Bộ, Sở, Phòng cung cấp : “Chuẩn kiến thức, kỹ năng”, “ Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ”. Giáo viên THCS 2004 – 2007; phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? ( tập II NXB giáo dục 1997 ). Sách giáo viên toán 7 tập 1, tập 2. - Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, nắm rõ và thống kê số lượng học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi. - Thực hiện ngay từ đầu về sổ kế hoạch bộ môn 2. Đối với học sinh: + Tất cả học sinh đều có sách giáo khoa 100% + Học sinh được tiếp cận với các câu hỏi, các dấu chấm hỏi “?” trong SGK một cách hợp lý + Chọn lọc sắp xếp chỗ ngồi có tính khoa học ( một bàn có ít nhất 1 học sinh khá hoặc giỏi ) để thuận tiện trong thảo luận học nhóm. B. NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận: - Theo định hướng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo , nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui , hứng thú học tập cho học sinh. Áp dụng một cách hài hòa việc sử dụng sách giáo khoa với phương pháp dạy học hiện đại thích hợp. - Dựa theo tinh thần sách giáo khoa toán 7 giúp học sinh biết sử dụng sách giáo khoa toán 7 nhằm tăng khả năng tự học một cách sáng tạo và hứng thú. Học sinh được quan sát, thử nghiệm, dự đoán rồi bằng suy luận để đi đến kiến thức mới. II. Cơ sở thực tiễn: - Học sinh hiểu được sách giáo khoa (SGK) là phương tiện giúp chính mình tự hình thành kiến thức mới bằng con đường lý luận có cơ sở và rèn tư duy một cách độc lập thông qua các “?”, các bài tập và các kênh hình. SGK là cơ sở chiếm lĩnh kiến thức bằng nhiều con đường ( tò mò , thắc mắc hay qua hướng dẫn của giáo viên). Chẳng hạn bài “§ 1 Tập hợp Q các số hữu tỉ” ở mục “ 2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số” có kênh hình (trang 5), Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 3 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả xét về mặt khoa học thì kênh hình trên tác động đến tư duy của các em một cách tối ưu là làm sao xác định điểm 5 4 trên trục số ? và để giải quyết vấn đề này bằng cách các em đọc ví dụ 1/ trang 5. - Sử dụng SGK đã thâm nhập vào phương pháp dạy học, là công cụ trực tiếp , giúp học sinh phát triển khả năng tự học bằng nhiều hình thức như chuẩn bị bài trước khi học bài mới, tự giải các “?”, chẳng hạn trước khi học bài “§ 4 Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ” công việc chuẩn bị bài của các em có thể là nghiên cứu ?1/ trang 13 (SGK Toán 7 tập 1) - Sử dụng SGK là công việc kết hợp không thể thiếu được trong phương pháp dạy học. Vì SGK được viết theo đổi mới phương pháp dạy học, do đó nếu không biết cách sử dụng hay sử dụng chưa hợp lý thì sẽ gây khó khăn trong tiến hành phương pháp đổi mới dạy học và biến SGK thành công cụ đọc chép. Nếu giáo viên ít quan tâm giáo dục cho học sinh làm việc tự lập với SGK thì đa số các em sẽ rơi vào tình trạng học vẹt, khi chuẩn bị bài ở nhà không biết nêu lên những vấn đề chủ yếu của bài học. III. Nội dung vấn đề: 1) Phân tích và nhận định phương hướng : Giáo viên có trách nhiệm xem trong mỗi trường hợp cụ thể phải dùng SGK trên Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 4 ?1 Điền vào chỗ trống (….) a) Nếu x =3,5 thì | x | = …… Nếu x = 4 7 − thì |x| = …… b) ………… Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả lớp theo trình tự nào hợp lý nhất để kích thích hoạt động tư duy của các em và không dẫn tới tình trạng học thuộc lòng hoặc ghi nhớ một cách máy móc . Ví dụ: Bài “§ 1Tập hợp Q các số hữu tỉ” ( Trang 4 sgk Toán 7 tập 1) Học sinh đọc SGK trang 4 mục “1.Số hữu tỉ” “…Ở lớp 6 ta đã biết : các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số , số đó được gọi là số hữu tỉ. Giả sử ta có các số : 3; -0,5; 0; 5 2 7 Ta có thể viết : 3 6 9 3 1 2 3 = = = = 3 1 2 0,5 2 2 4 − − − = = = = − 0 0 0 0 1 2 3 = = = = − 5 19 19 38 2 7 7 7 14 − = = = = − Như vậy các số 3; -0,5; 0; 5 2 7 đều là số hữu tỉ….” Học sinh đọc xong thì gấp sách lại và giáo viên đặt câu hỏi: “ Vậy số hữu tỉ là số viết được dưới dạng nào?” Nhằm tạo điều kiện để các em suy nghĩ trả lời, sau đó cho học sinh mở SGK đọc tiếp phần còn lại ở trang 5. “….Ta có thể nói : Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a b ” Tiếp theo học sinh đọc ?1 sgk trang 5 ?1 .Vì sao các số 0,6; -1,25; 1 1 3 là các số hữu tỉ? Các em tiếp tục thảo luận và tự đưa ra câu trả lời chính xác nhất là : “0,6; -1,25; 1 1 3 vì đều viết được dưới dạng phân số”. Tương tự học sinh làm ?2 và hiểu được số nguyên a cũng là số hữu tỉ.Đến đây các em có thể hình thành được tập hợp các số hữu tỉ là những loại số nào?. 2) Xác định mục tiêu ( Kiến thức trọng tâm) Mỗi khi cho học sinh đọc( nghiên cứu ) một phần trong SGK giáo viên cần tổ chức một cuộc đàm thoại mở đầu cặn kẽ, cần làm cho học sinh hiểu được về nội dung mà em đọc (định lí, tính chất,…) nghiên cứu một cách trình tự của công việc tự lập. Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 5 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả Chẳng hạn bài: “§ 1 HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH” . Ta tiến hành như sau: • Giáo viên đàm thoại theo hình vẽ đầu tiên của bài §1 Hai góc đối đỉnh (SGK) Hai góc đối đỉnh Hai góc không đối đỉnh Giáo viên nêu vấn đề “ vậy thế nào là hai góc đối đỉnh ?” • Tiếp theo các em đọc?1./trang 81 SGK tập 1 “ ?1 Em hãy nhận xét quan hệ về cạnh, về đỉnh của µ 1 O và ¶ 3 O ” x y x' y' 1 2 3 4 Từ kết luận của ?1 học sinh tự tiếp nhận định nghĩa hai góc đối đỉnh. Qua một số ví dụ trên ta thấy cấu trúc SGK hết sức quan trọng trong việc hình thành khái niệm mới, định nghĩa, tính chất bằng lập luận có cơ sở, tập cho các em suy luận đi dến mục tiêu của bài dạy 3) Học sinh đọc SGK hiểu được kiến thức cũ là cơ sở hình thành kiến thức mới. Trong tiết dạy lý thuyết đa số giáo viên tập trung với mục tiêu xây dựng, hình thành kiến thức mới, với tiết luyện tập thì xây dựng thuật giải toán hay khái quát hóa của bài toán. Nhưng ít khi nhắc nhở hay chốt lại giúp học sinh hiểu được “Tính chất này có được là bằng biện pháp suy luận từ tính chất cũ” Ví dụ: Bài “§ 5 Lũy thừa của một số hữu tỉ” Mục “ 1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên” sau khi giúp học sinh hoàn thành công thức lũy thừa của số hữu tỉ “x n = x.x…x” ,x ∈ Q hay . n n n a a a a a b b b b b   = =  ÷   14 2 43 , a,b ∈ Z,b ≠ 0 n thừa số n thừa số Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 6 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả Ta nên giúp học sinh hiểu được lũy thừa của số tự nhiên là “cơ sở” suy ra lũy thừa của số hữu tỉ. Có như vậy học sinh mới thấy được sự quan trọng của sách giáo khoa và giúp các em với lòng tự tin giải quyết vấn đề bằng suy luận “ Lấy kiến thức cũ xây dựng kiến thức mới” 4) Hiểu vai trò của các dấu “ ?” trong sách giáo khoa Trong một tiết học ta cần hiểu vai trò của các “ ?” trong sách nhằm sắp xếp giao công việc cho học sinh hoạt động để tự rút ra vấn đề một cách hợp lý, vừa sức. Ví dụ: bài “6. Mặt phẳng tọa độ” Ở mục 3: “ tọa độ của 1 điểm trong mặt phẳng tọa độ”. Nếu ta không nói gì về tọa độ của điểm P mà giao ngay ?1 (tr66) cho học sinh thì các em sẽ không biết cách xác định điểm P có tọa độ (2;3) và điểm Q có tọa độ (3;2). Từ đó sẽ gây hiện tượng quá tải với các em. trong một bài học chấm hỏi “?” có nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn bài : “§ 5 Lũy thừa của một số hữu tỉ” Sau công thức: n n n a a b b   =  ÷   , b ≠ 0; ta có ?1, là củng cố kiến thức: “?1 Tính: 2: 2 3 2 ; 4 5 − −      ÷  ÷     ; (- 0,5) 2 ; (- 0,5) 3 ; (9,7) 0 (SGK trang 17) ” ?2 vừa củng cố vừa ôn lại tính chất ( số âm) 2n là số dương; (số âm) 2n+1 là số âm. “?2 Tính: a) ( - 3) 2 .(-3) 3 ; b) (-0,25) 5 : (-0,25) 3 . (SGK trang 18)” ?3 là vận dụng kiến thức vừa mới học để tiếp tục hình thành kiến thức mới. Kiến thức mới học kiến thức mới ( 2 2 ) 3 = ( 2 2 ). ( 2 2 ). ( 2 2 ) = 2 2 + 2 + 2 = 2 2.3 = 2 6 => (2 2 ) 3 = 2 6 . (x m ) n = x m.n , x≠0 Vậy trong SGK các chấm hỏi (?) có nhiều mục đích khác nhau, thông thường “?” có các nhiệm vụ chính để học sinh hoạt động học tập, khám phá và lĩnh hội kiến thức mới như sau: - “?” Nêu vấn đề, học sinh giải quyết vấn đề đó - “?” Củng cố kiến thức mới học - “?” Vừa củng cố kiến thức mới học và đồng thời xây dựng tính chất mới. 5) Một số bài tập cần thiết sau tiết bài học trong sách giáo khoa (SGK) Theo sách “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn toán THCS” ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam” thì không bắt buộc học sinh phải làm hết các bài tập sau mỗi bài trong SGK, vì như vậy sẽ gây quá tải với các em. Ví dụ: Sau bài “§3 Đại lượng tỉ lệ nghịch” Bài 12/ trang 58 SGK. Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 7 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả “ Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 8 thì y = 15. a) Tìm hệ số tỉ lệ b) Hãy biểu diễn y theo x c) Tính giá trị của y khi x = 6; x = 10.” Bài 13/ trang 58 SGK “ Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào ô trống trong bản sau: x 0,5 -1,2 4 6 y 3 -2 1,5 … ” Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì nên làm các bài tập 12, 13 SGK trang 58, với các bài tập này vừa cũng cố kiến thức mới học, vừa giúp các em hoạt động một cách độc lập, tăng niềm tin sau một tiết học. Hơn nữa trong SGK có những bài tập liên hệ thực tế, có các kênh hình mà giáo viên không thể bỏ qua . chẳng hạn bài tập-bài 23 trang 89 hình 16 (SGK toán 7 tập 1) Hình 16 Đặc biệt SGK có những kênh hình mang tính kích thích, tác động trực tiếp đến học sinh trong một tiết học về sự khát khao và phấn đấu học tập để đạt được đỉnh cao của tương lai cho chính bản thân mình, cống hiến cho nước nhà. Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 8 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả Hình 1 Hình 2 Chẳng hạn: Hình 1. Bước đầu của chương I đã tạo điều kiện trực quan cho các em vấn đề đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc và mang tính thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong kỹ thuật khoa học nói riêng. Hình 2. Giáo dục cho các em hiểu biết công lao của nhà toán học PY-TA-GO và có tinh thần phấn đấu học tập trở thành nhân tài đóng góp xây dựng đất nước. Ví dụ minh họa: Sử dụng sách giáo khoa. Tiết 3 bài “§2. Hai đường thẳng vuông góc” Giáo viên giúp học sinh hoạt động học tập với sách giáo khoa Sách giáo khoa 1.Giáo viên giúp học sinh phân tích và nhận định phương hướng về khái niệm hai đường thẳng vuông góc Giáo Viên: Theo hình bên nói lên điều gì? Học sinh: • Thước ê ke dùng để vẽ góc vuông, hai đường thẳng vuông góc • Ê ke dùng kiểm tra có phải góc vuông hay hai đường thẳng vuông góc? 2. Giáo viên giúp học sinh xác định mục tiêu của ?1 là nếp gấp tạo hình gì? Kiểm tra bằng thước ê ke. Giáo viên: giao nhiệm vụ, học sinh thực Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 9 x x' y y' Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả hành ?1( gấp giấy như hình 3) Học sinh: • Quan sát nói được hai nếp gấp tạo hình góc vuông • Biết dùng ê ke kiểm tra 3.Giáo viên giúp học sinh hiểu được kiến thức cũ là cơ sở hình thành kiến thức mới. (Kiến thức cũ:Góc vuông; Hai góc đối đỉnh kiến thức mới: hai đường thẳng vuông góc) Học sinh: đọc và tiến hành làm ?2 · · 0 ' ' 90x Oy xOy= = (đối đỉnh). · · 0 ' 180xOy x Oy+ = ( hai góc kề bù) Suy ra: · · 0 0 0 0 180 ' 180 90 90xOy x Oy= − = − = ?2 Tập suy luận Ở hình 4 hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O và góc xOy vuông. Khi đó các góc yOx’,x’Oy’, y’Ox cũng đều là những góc vuông. Vì sao? Hình 4 Hướng dẫn suy luận: Sử dụng hai góc kề bù hoặc hai góc đối đỉnh • Ta có định nghĩa: Hai đường thẳng xx’,yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuôngđược gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu là xx’_|_ yy’ 4.Giáo viên giúp học sinh hiểu vai trò của “?” Học sinh hiểu được: “?3” vẽ phác đem lại kết quả không chính xác. Học sinh hiểu được: “?4” rèn kỹ năng vẽ và hình thành khái niệm mới. • Cách vẽ đường thẳng vuông góc theo điều kiện. Qua điểm O nằm trên (hay nằm ngoài) đường thẳng a • Tính chất: “Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.” ?3 Vẽ phác hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau và viết kí hiệu. ?4 Cho một điểm O và một đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với đường thẳng a. Giáo viên lấy hình 4, để nêu vấn đề của khái Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 10 [...]... loại:……………………………………………………………………… E TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn toán ( Tôn Thân Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 13 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả chủ biên 2004) 2) Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở -Nhà XBGD 2007 3) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán trung học cơ sở 4) Sách giáo viên toán. .. nghiên cứu đề tài :” Kỹ năng cần thiết cho việc tự học của học sinh” Trong quá trình viết đề tải không tránh khỏi thiếu sót, mong quý thầy cô cùng các bạn gần xa nhiệt tình đóng góp Tôi chân thành cảm ơn Phước Trạch ngày 20 tháng 9 năm 2010 Người viết Lý Thị Kim Tươi D NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI 1 CẤP TRƯỜNG: Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 12 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong... phân tích vấn đề cần thảo luận 2) Áp dụng đề tài: Tôi thiết nghĩ rằng việc sử dụng SGK trong tiết học đối với giáo viên, học sinh là hết sức thiết thực và hợp lí theo “Đổi mới phương pháp dạy học”, là tài liệu hữu ích với các bạn đồng nghiệp trong trường THCS Trần Hưng Đạo nói riêng và nói chung với giáo viên các trường THCS BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 11 Đề tài: Giải pháp... thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán trung học cơ sở 4) Sách giáo viên toán 7 Sách giáo khoa toán 7 5) Báo Giáo dục và Thời đại Mục lục Trang TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1 A.MỞ ĐẦU 2 B.NỘI DUNG 3 I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 II CƠ SỞ THỰC TIỄN 3 III NỘI DUNG VẤN ĐỀ 5 C KẾT LUẬN 11 D.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI 13 E TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 14 .. .Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả | | | niệm mới “ Đường trung trực của đoạn A O B ( thêm OA = OB) thẳng” t OA = OB  t là trung trực của AB t _|_ AB 5.Giáo viên kiểm tra và củng cố qua bài tập, bài 11;12;13 trong SGK /tr 86 Sách giáo khoa trang 87 C KẾT LUẬN: 1) Bài học kinh nghiệm : Ưu điểm: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết... đồng nghiệp trong trường THCS Trần Hưng Đạo nói riêng và nói chung với giáo viên các trường THCS BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 11 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả Lớp 7B-TS 36 ( đơn vị: 0/0 ) TS Kém Yếu Trung bình Khá TS % TS % TS % TS % HS Đầu năm 36 4 11,1 10 27,8 16 44,4 4 11,1 Giữa học kì I 36 2 5,6 9 25 16 44,4 6 16,7 Học kì . % Đầu năm 37 3 8,1 12 32,4 18 48 ,7 3 8,1 1 2 ,7 Giữa học kì I 37 2 5,4 11 29 ,7 18 48 ,7 5 13,5 1 2 ,7 Học kì I 37 0 0 10 27 18 48 ,7 7 18,9 2 5,4 Giữa học kì II 37 0 0 7 18,9 17 46,0 10 27 3 8,1 Học. Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG TIẾT. vi lớp 7B,7D. Trường THCS Trần Hưng Đạo Người thực hiện: Lý Thị Kim Tươi trang 2 Đề tài: Giải pháp sử dụng sách giáo khoa Toán7 trong tiết dạy đạt hiệu quả Thời gian: cả năm học 2010 – 2011 Đánh

Ngày đăng: 18/10/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan