1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm toán Nhà Nước

49 328 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Trang 1

KIEM TOAN NHA NUOC KIEM TOAN DAU TU - DU AN

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TRA

CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN THỰC HIỆN CÁC KẾT LUẬN,

KIẾN NGHỊ CỦA ĐOẢN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thanh Hải

Phó Chủ nhiệm: Hoàng Phú Thọ

Thư ký: Vũ Duy Bắc

Thành viên: Nguyễn Hỏi Triều

Trang 2

MG DAU

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã ban hành quy trình kiểm toán Nhà nước và các quy trình kiểm toán chuyên ngành áp dụng thống nhất cho các

cuộc kiểm toán của KTNN mà mọi Đồn kiểm tốn và kiểm toán viên nhà

nước khi tiến hành kiểm toán: Các quy trình kiểm toán là căn cứ pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kiểm toán, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác kiểm toán

Giai đoạn thứ 4 trong quy trình kiểm toán là “kiểm tra các đơn vị được

kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN” Thực hiện giai đoạn này đảm bảo cho các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN được thực

hiện đầy đủ, kịp thời Thông qua đó cho phép đành giá chất lượng, so sánh hiệu quả của các cuộc kiểm toán để rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của

các cuộc kiểm toán tiếp theo Đồng thời đánh giá tính hiệu lực, thực tiến của

các số liệu, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán Từ đó khẳng định hiệu quả, chất lượng của các cuộc kiểm toán và vai trò quan trọng của KTNN

trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô

Các quy trình kiểm toán đã khái quát được một số nội dung công việc chủ yếu của công tác theo dõi, kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện các

kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN, nhưng chưa phản ánh một cách đây đủ và chỉ tiết mọi vấn để Đồng thời trong thực tế áp dụng quy trình còn có

những khó khăn, vướng mắc Vì vậy, chúng tôi chọn để tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết

luận, kiến nghị của Đồn kiểm tốn Nhà nước”

Đối tượng nghiên cứu là việc kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực

hiện các kết luận, kiến nghị của Đồn kiểm tốn Nhà nước do Kiểm toán Đầu

tư - Dự án thực hiện

Ngoài phân mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương

như sau:

Chuong I: Cơ sở khoa học của việc kiểm tra các đơn vị được kiểm

Trang 3

Chuong II: Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với việc thực hiện quy trình kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến

nghị của Đồn kiểm tốn Nhà nước

Chương HI: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra

các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đồn

kiểm tốn Nhà nước ,

Trong quá trình thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm đề tài đã được sự giúp đỡ và động viên nhiều cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và tập thể tác giả cũng đã có nhiều cố gắng Song, kết quả nghiên cứu sẽ không tránh khỏi

những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các nhà khoa học, các bạn độc giả

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 4

CHUONG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

THUC HIEN CAC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KTNN

1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN VÀ QUY TRÌNH KIỂM TỐN

1 Một số vấn đề cơ bản về kiểm toán:

- Khái niệm về kiểm toán: (rích dẫn kiểm toán căn bản Trung tâm

khoa học và bồi dưỡng cán bộ Kiểm toán Nhà nước)

Kiểm toán là một chức năng của quản lý, là một quá trình mà trong đó,

các kiểm toán viên có thẩm quyền, những người được đào tạo để có trình độ thích hợp, tiến hành một cách độc lập việc thu thập, xác minh, đánh giá các

bằng chứng về các thông tin sô lượng liên quan đến các hoạt động kinh tế - tài chính của một đơn vị và tổ chức kinh tế nhằm xác định và báo cáo mức độ

phù hợp của các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực về kinh tế, về tài

chính và kế toán đã được thiết lập và được pháp luật thừa nhận

- Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức

Có nhiều cách phân loại kiểm toán nếu phân loại theo hệ thống bộ máy

tổ chức (cơ quan thực hiện kiểm toán) thì kiểm toán gồm 3 loại:

+ Kiểm toán Nhà nước: là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước

thực hiện chức năng kiểm toán tài sản của Nhà nước

+ Kiểm toán độc lập: Là doanh nghiệp (tổ chức) kinh doanh dịch vụ

kiểm toán và tự vấn tài chính kế toán theo yêu cầu của khách hàng (đơn vi

cần được kiểm toán)

+ Kiểm toán nội bô: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ của đơn vị đó

- Chức năng, nhiệm vu cla KTNN Việt Nam được quy định tại Nghị dinh 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, quyết định số 61/TTg ngày

24/01/1995 Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN

2 Quy trình kiểm toán:

Quy trình kiểm toán của KTNN là trình tự tiến hành công việc của mỗi

cuộc kiểm toán, trình tự đó đã được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với những

Trang 5

Nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán, nhằm đảm bảo chất lượng va

hiệu quả của các cuộc kiểm toán

Hoạt động của KTNN cần phải có những quy định và chuẩn mực chung Có quy trình kiểm toán chung các KTNN chuyên ngành sẽ xây dựng quy trình kiểm toán phù hợp với đặc thù của ngành mình Quy trình kiểm

toán cần thiết để hoạt động kiểm toán của KTNN được thống nhất về trình tự

và phương pháp kiểm toán từ khâu lập kế hoạch, khảo sát, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán quy trình kiểm toán còn là cơ sở pháp lý để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, là căn cứ để thực hiện việc

giám sát kiểm tra chất lượng các cuộc kiểm toán

3 Nội dung cơ bản của quy trình kiểm toán:

Mỗi cuộc kiểm toán do KTNN tiến hành đều phải thực hiện theo quy

trình thống nhất, gồm 4 bước: - Chuẩn bị kiểm toán - Thực hiện kiểm toán

- Lập báo cáo kiểm toán và lưu trữ hồ sơ kiểm toán

- Kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của

Đồn Kiểm tốn Nhà nước

Căn cứ vào nội dung báo cáo kiểm toán, KTNN tiến hành kiểm tra việc

thực hiện tại đơn vị việc kiểm tra này trước hết là nhằm tăng cường tính hiệu

lực của KTNN, các kiến nghị của Đoàn KTNN được thực hiện vừa khẳng

định rằng công tác kiểm toán thực hiện tốt, vừa khẳng định địa vị pháp lý của

KTNN Đồng thời, việc kiểm tra cũng giúp KTNN kiểm nghiệm được tính hợp lý của các kiến nghị đã nêu ra, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt hơn các cuộc kiểm toán sau này

I - SU CAN THIET CUA VIỆC KIỂM TRA CÁC DON VI ĐƯỢC KIỂM TOAN THUC HIEN CAC KET LUAN, KIEN NGHI CUA DOAN KTNN

1 Vai tra:

1.1 Kiếm tra các đơn vị được kiểm toán đảm bảo các kết luận, kiến nghị của KTNN được thực thi

- Kiểm tra các đơn vị được kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy

trình kiểm toán nhằm đảm bảo kết quả của cuộc kiểm toán có tác dụng thực hiện trên cả hai lĩnh vực: Quản lý Nhà nước và quản lý tài chính tại đơn vị

Trang 6

được kiểm tốn Thơng qua hoạt động kiểm toán, một mặt giúp cho các đơn

vị được kiểm toán chấn chỉnh tổ chức, quản lý, chấn chỉnh cơng tác hạch

tốn, tăng cường một bước kỷ cương quản lý và kỷ luật tài chính, làm lành

mạnh hoá các quan hệ tài chính Mặt khác, để xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước, với Chính phủ những biện pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài chính, tài nguyên quốc gia

- Kiểm tra các đơn vị được kiểm toán đảm bảo cho các kết luận, kiến

nghị của Đoàn KTNN được thực hiện đầy đủ, kịp thời Thông qua kiểm tra các đơn vị được kiểm toán để đánh giá tình hình và kết quả những công việc

mà đơn vị đã thực hiện theo các kiến nghị của Đồn kiểm tốn (về cả thời gian thực hiện và nội dung thực hiện) cũng như việc khắc phục những sai sót,

yếu kém mà Đoàn kiểm toán đã chỉ ra tại đơn vị

1.2 Kiểm tra các đơn vị được kiểm toán bảo đâm tính hiệu lực, thực

tế của kiểm tốn

- Thơng qua kiểm tra các đơn vị được kiểm toán cho phép so sánh hiệu

quả của các cuộc kiểm toán để rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của các

cuộc kiểm toán tiếp theo

- Thông qua việc kiểm tra các đơn vị được kiểm toán có thực hiện

nghiêm chỉnh các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN hay không để đánh

giá tính hiệu lực, thực tiễn của các số liệu, kết luận và kiến nghị trong báo

cáo kiểm toán Từ đó khẳng định hiệu quả, chất lượng của các cuộc kiểm toán và vai trò quan trọng của KTINN trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô

- Thông qua kiểm tra các đơn vị được kiểm toán, KTNN có thể đánh giá chất lượng, hiệu quả của các cuộc kiểm toán và trách nhiệm nghề nghiệp của Kiểm toán viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý, đào tạo và bồi dưỡng Kiểm toán viên Nhà nước

2 Mục tiêu:

Thông qua kiểm tra các đơn vị được kiểm toán, so sánh, đối chiếu giữa việc thực hiện của đơn vị với các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN tại báo

cáo kiểm toán và các biên bản kiểm toán, phát hiện những tồn tại và vướng

mắc mà đơn vị chưa thực hiện được, từ đó phân tích những nguyên nhân và

kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý, giúp cho các cuộc kiểm

Trang 7

3 Yêu cầu: :

Từ những vai trò, mục tiêu của việc kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN, khi tiến hành kiểm tra các

đơn vị được kiểm toán cần phải tuân theo các yêu cầu sau:

3.1 Lập kết hoạch kiểm tra, trình tự kiểm tra, thu thập bằng chứng xác định việc thực hiện, từ đó nhận xét, đánh giá và xác nhận vẻ việc thực hiện các kết luận và kiến nghị của Đoàn KTNN đã được đưa ra tại báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm toán

3.2 Phải đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán do KTNN ban

hành

3.3 Phải bao quát hết những vấn đề cơ bản và thể hiện tính thực tiễn trong quá trình hướng tới hiệu quả và chất lượng của cuộc kiểm toán

IH NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC ĐƠN VỊ

ĐƯỢC KIỂM TOÁN THỰC HIÊN CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA ĐỒN

KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC

1 kế hoạch hoá việc kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện

các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN

Kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN cần phải

được coi trọng không kém hơn việc thực hiện kiểm toán Kế hoạch cho công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị phải được lập từ dưới lên Hàng năm, vào

cuối năm các phòng kiểm toán lập kế hoạch cho năm sau cho việc kiểm tra

thực hiện kiến nghị về thời gian tiến hành kiểm tra, đơn vị được kiểm tra, nhân sự và kinh phí Tổ tổng hợp của Kiểm toán chuyên ngành hoặc Kiểm toán khu vực sẽ tổng hợp kế hoạch đó của các phòng thành kế hoạch chung

vê kiểm tra thực hiện kiến nghị của Kiểm toán chuyên ngành hoặc của Kiểm

toán khu vực và trình Kiểm toán trưởng phê duyệt

Kế hoạch chung về kiểm tra thực hiện kiến nghị nói trên mới chỉ là kế

hoạch tổng thể về thời gian, là một bộ phận trong kế hoạch công tác hàng

năm của đơn vị, chưa phải là kế hoạch chỉ tiết kiếm tra thực hiện kiến nghị

Trang 8

2 Chuẩn bị cho kiểm tra thực hiện kiến nghị : `

2.1 Lập kế hoạch chỉ tiết về kiểm tra thực hiện kiến nghị:

Kế hoạnh chỉ tiết về kiểm tra thực hiện kiến nghị được lập cụ thể cho từng đơn vị đã được kiểm toán hoặc cho một nhóm các đơn vị đã được kiểm

z

toán

Nội dung cơ bản của kế hoạch chi tiết về kiểm tra thực hiên:

a Mục đích, yêu câu của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị:

Mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra thực hiện kiến nghị ở mỗi đơn vị đã được kiểm toán tuy có khác nhau, nhưng đều có những điểm chung nhất

là:

- Nhận xét, đánh giá, xác nhận về việc thực hiện các kết luận, kiến

nghị của Đoàn KTNN đã được đưa ra tại Báo cáo kiểm toán và các Biên bản kiểm tốn

- Thơng qua kiểm tra thực hiện kiến nghị để phát hiện những tồn tại vướng mắc của đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện các kết luận và

kiến nghị của đoàn KTNN; tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân của những

tồn tại và vướng mắc đó Từ đó đề xuất với cấp có thẩm quyền các kiến nghị

xử lý

b Nội dung kiểm tra thực hiện kiến nghị:

Tuân thủ theo quy trình kiểm toán của KTNN, bao gồm các công việc

chủ yếu sau:

- Kiém tra về thời hạn nộp báo cáo về kết quả thực hiện kiến nghị so

với quy định tại Báo cáo kiểm toán

- Kiểm tra nội dung báo cáo của đơn vị đã được kiểm toán về tình hình và kết quả thực hiện các Kiến nghị của Đoàn kiểm toán

- Đối chiếu việc thực biện những công việc khắc phục sai sót, yếu kém

trong thực tế tại đơn vị đã được kiểm toán với báo cáo của đơn vị gửi cho Đồn kiểm tốn và với các kết luận trong báo cáo kiểm toán

- Kiểm tra, đánh gía thực tế về cả thời gian, nội dung kết quả những công việc mà đơn vị đã được kiểm toán đã thực hiện theo các kiến nghị của Đồn kiểm tốn (bao gồm việc chấn chỉnh quản lý, tăng cường công tác kế toán, điều chỉnh sổ sách và Báo cáo tài chính, xử lý các quan hệ tài chính .)

- Thu thập các bằng chứng vẻ việc đơn vị đã được kiểm toán đã thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm toán

c Phạm vi kiểm tra:

Trang 9

- Giới hạn trong phạm vi các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN đã

được thể hiện trong Báo cáo kiểm toán và các Biên bản kiểm toán d Phương pháp kiểm tra

Phương pháp kiểm tra chung là šo sánh, đối chiếu giữa việc thực hiện

của đơn vị với các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTINN tại Báo cáo kiểm toán

và các Biên bản kiểm toán

Một số Phương pháp kiểm tra cơ bản :

- Kiểm tra tổng quát việc điểu chỉnh báo cáo của đơn vị so với số liệu kiểm toán tại Báo cáo kiểm toán và các Biên bản kiểm toán

- Kiểm tra chỉ tiết việc điều chỉnh hạch toán kế toán, ghi chép vào sổ

kế toán của đơn vị

- Kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN như: nộp thuế, các khoản thu phải nộp NSNN, thu

hồi công nợ, truy thu của các cá nhân có sai phạm

Lưu ý : Khi kiểm tra chứng từ, KTV cân lưu ý đến tính hợp pháp, hợp

lệ của các chứng từ Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể phải đối chiếu với các bên liên quan về các chứng từ đó

- Kiểm tra, phân tích nguyên chân của những vướng mắc trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN

- Ngoài ra để thuận lợi cho việc kiểm tra thực tế tại đơn vị được kiểm

toán, trước khi thực hiện kiểm tra KTV có thể lập danh sách những vấn để cần phải kiểm tra theo các nội dung kiểm tra như:

+ Thời hạn nộp báo cáo về kết quả thực hiện kiến nghị;

+ Việc điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo quyết toán theo số liệu của Đoàn

kiểm toán;

+ Kết quả thực hiện từng kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN đối với

các số liệu phát hiện qua kiểm toán (số chênh lệch giữa số kiểm toán và số

báo cáo);

+ Thu thập, kiểm tra các chứng từ có liên quan về việc thực hiện của

đơn vị;

+ việc thực hiện các kiến nghị về chấn chỉnh quản lý, tăng cường cơng tác kế tốn, xử lý các quan hệ tài chính ;

+ Những vướng mắc và kiến nghị của đơn vị được kiểm toán trong

việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN, nguyên nhân của

Trang 10

e Thời gian kiểm tra

Kế hoạch về thời gian kiểm tra được xây dựng trên cơ sở kế hoạch

chung về kiểm tra thực hiện kiến nghị đã được lãnh đạo Kiểm toán chuyên

ngành hoặc Kiểm toán khu vực phê duyệt Thời gian kiểm tra thực hiện kiến nghị cho từng đơn vị đã được kiểm toán được xác định từ khi bắt đầu thực hiện kiểm tra tại đơn vị cho đến khi lập xong Báo cáo kết quả kiểm tra việc đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của Đoàn KTNN Xác định rõ thời gian cần thiết cho cuộc kiểm tra thực hiện kiến nghị là cơ sở để lãnh đạo

kiểm toán chuyên ngành bố trí, sắp xếp cho phù hợp với kế hoạch cộng tác chung của đơn vị mình

ø Bố trí nhân sự :

- Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi và thời gian dự kiến

cho cuộc kiểm tra để xác định số lượng KTV cần thiết cho công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị

-Dự kiến danh sách tổ

2.2 Thành lập tổ kiểm tra thực hiện kiến nghị và chuẩn bị hồ sơ kiểm toán trước khi kiểm tra

a Thành lập tổ kiểm tra:

Kiểm toán trưởng chuyên ngành hoặc khu vực thành lập tổ kiểm tra

thực hiện kiến nghị

b Chuẩn bị hơ sơ kiểm tốn trước khi kiểm tra:

Trước khi tiến hành kiểm tra thực hiện kiến nghị tại đơn vị đã được

kiểm toán, KTV cần phải thu thập đẩy đủ hồ sơ kiểm toán có liên quan tới đơn vị đã được kiểm toán, bao gồm:

- Báo cáo kiểm tốn của Đồn kiểm tốn - Biên bản kiểm toán

- Biên bản xác nhận số liệu của từng KTV

- Biên bắn họp Đồn kiểm tốn

- Văn bản giải trình của đơn vị được kiểm toán

- Các tài liệu kiểm toán và các bằng chứng kiếm toán

Sau đó, KTV cần phải tổng hợp các số liệu và tình hình cơ bản từ hồ sơ kiểm toán như:

- Tổng hợp các số liệu ở phần "Kết quả kiểm toán " của Báo cáo kiếm

Trang 11

- Tổng hợp các kết luận kiểm toán và kiên nghị (ở phần nhận xét và kiến nghị " của Báo cáo kiểm toán và các Biên bản kiểm toán) có liên quan

đến các số liệu chênh lệch giữa số kiểm toán với số báo cáo

- Tổng hợp các kiến nghị của Đoàn kiểm toán về việc chấn chỉnh công tác quản lý, công tác tài chính - kế toán, xử lý các quan hệ tài chính

- Tổng hợp kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN

trên cơ sở báo thực hiện của đơn vị được kiểm toán Đối chiếu, so sánh với

các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN tại Báo cáo kiểm tốn

2.3 Thơng báo việc kiểm tra thực hiện kiến nghị cho đơn vị được kiểm toán:

Trước khi tiến hành kiểm tra thực hiện kiến nghị tại đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán chuyên ngành hoặc Kiểm toán khu vực cần phải có công văn

gửi cho các đơn vị được kiểm tốn thơng báo về thời gian, mục đích và nội

dung kiểm tra ,

3- Kiểm tra thực tế tại đơn vị được kiểm toán :

Kiểm tra thực tế tại đơn vị được kiểm toán phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản sau:

- Kiểm tra theo các nội dung và phương pháp đã nêu trong kế

hoạch kiểm tra

- Kiểm tra trong phạm vi các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN

Trình tư các bước thực hiện:

Bước 1: Kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị về số liệu KTV sử dụng các phương pháp sau:

- Kiểm tra tổng quát và chỉ tiết để xem xét việc điều chỉnh số liệu trên

báo cáo, sổ kế toán của đơn vị

- Kiểm tra chưng từ đối với các kiến nghị về: thu hồi các khoản chỉ,

thanh toán sai; các khoản phải nộp NSNN, các khoản giảm chi, giảm cấp phát; xử lý công nợ

Bước 2: Kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị về quản lý như: chấn chỉnh công tác quản lý, cơng tác kế tốn, xử lý các quan hệ tài

chính

KTV phai thu thập các bằng chứng về việc thực hiện các kiến nghị đó:

các quy định quyết định có liên quan, sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, quản

lý, các biện pháp nâng cao trình độ nhân viên

Trang 12

Bước 3: Kiểm tra, phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN

Quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN, đơn vị có thể

có những vấn đề giải trình trở lại do gặp những khó khăn nào đó mà không

thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN Trong trường hợp này, khi kiểm tra KTV phải xem xét thật cụ thể chứng từ, sổ sách và tình hình

thực tế, thu thập các bằng chứng về vấn đề đó để làm căn cứ cho việc lập biên bản kiểm tra

Bước 4: Lập biên bản về việc kiểm tra thực hiện các kết.luận, kiến nghị của Đoàn KTNN tại đơn vị được kiểm toán

- Khi kết thúc kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị tại đơn vị được kiểm toán, tổ kiểm tra cần phải lập Biên bản kiểm tra thực hiện kết

luận, kiến nghị của Đoàn KTNN, ghi nhận kết qủa thực hiện kiến nghị của

đơn vị được kiểm toán, những vướng mắc và nguyên nhân vướng mắc cùng những kiến nghị của đơn vị (nếu có)

Những nội dung chủ yếu của Biên bản kiểm tra thực hiện các kết luận,

kiến nghị của Đoàn KTNN:

- Phần mở đầu: Căn cứ kiểm tra (báo cáo kiểm toán và biên bản kiểm

tốn đã được thơng qua), nội dung và phạm vi kiểm tra (các kết luận và kiến

nghị trong Báo cáo kiến toán và Biên bản kiểm toán) - Kết quả kiểm tra:

+ Những kiến nghị đã thực hiện được;

+ Những kiến nghị chưa, hoặc không thực hiện được, nguyên nhân

- Nhận xét, kiến nghị:

+ Thực hiện đúng, đủ các kiến nghị; + Thực hiện một phần (lý do);

+ Các kiến nghị xử lý tiếp gồm: Kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và

kiến nghị của tổ kiểm tra

4- Báo cáo kết quả về việc đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Doan KTNN:

Cơ sở lập báo cáo:

Trang 13

- Các tài liệu có liên quan đến các kiến nghị xử lý tiếp theo (của đơn vị

được kiểm toán và của tổ kiểm tra) đối với những vướng mắc, tồn tại mà đơn

vị chưa thực hiện được

Nội dung Chủ yếu của Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiên các kết luận, kiến nghị của Doan KTNN:

- Tổng hợp tình hình và số liệu đã kiểm tra trên báo cáo và trên thực tế tại đơn vị được kiểm toán Phần này cần tập trung vào các vấn đề sau:

+ Thực hiện các kiến nghị về các khoản phải nộp vào NSNN như thuế, các khoản phải thu khác phải nộp NSNN ‘

+ Thực hiện các kiến nghị về giảm cấp phát, giảm chi đối với các

khoản chưa cấp phát, chưa chi

+ Việc điều chỉnh sổ kế toán, Báo cáo quyết toán

+ Biện pháp xử lý các tồn đọng nhất là thu hồi công nợ (đối chiếu xử lý công nợ, thu hồi .), xử lý tài sản thừa, thiếu, các khoản thiếu hụt

+ Các biện pháp chấn chỉnh tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy kế tốn và cơng tác kế toán thống kê

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về việc thực hiện kết luận kiểm toán của đơn vị được kiểm toán

- Nêu những tồn tại mà đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện được,

phân tích những nguyên nhân và kiến nghị với lãnh đạo KTNN các biện pháp

xử lý tiếp theo :

IY QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIEN KIEM TRA

Một trong những tác dụng của công tác kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Đoàn KTNN tại đơn vị là góp phần tăng cường hiệu lực, nâng cao địa vị của KTNN ngang tầm với chức năng, nhiệm Vụ của nó Công tác kiểm tra cần phải được thực hiện tốt, là trách nhiệm của cơ quan KTNN,

Doan KTNN va KTV

Tổ chức và cá nhân khi tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN tại đơn vị có quyền hạn và trách nhiệm giống như quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại điều 5 "Điều lệ tổ chức và hoạt

động của KTNN" (ban hành kèm theo quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ) Cụ thể như sau:

Trang 14

- Chỉ tuân theo pháp luật và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ đã được Nhà nước quy định

- Được yêu cầu đơn vị đã được kiểm toán gửi Báo cáo và cung cấp các

thông tỉn, tài liệu cần thiết cho quá trình kiểm tra tình hình thực hiện các kết

luận, kiến nghị của Đoàn KTNN

- Được yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ

- Được để nghị các cơ quan có thẩm quyển giám định về mặt chuyên

mnôn hoặc làm tư vấn khi cần thiết

- Được đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với

tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở công tác kiểm tra của KTNN và cung cấp

sai sự thật thông tin, tài liệu cho KTNN

- Được kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có những vi phạm chế độ tài chình - kế toán của Nhà

nước, cố tình không thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN trong

biên bản kiểm toán

~- Cung cấp hồ sơ tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật có thẩm quyền

- Trường hợp phát hiện được các sai sót ở biên bản (hay báo cáo) kiểm toán đã được phát hành, các kiến nghị khó hoặc không thể thực hiện được (kiến nghị chưa chính xác) phải báo cáo lãnh đạo kiểm toán chuyên ngành

hoặc kiểm toán khu vực

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết quả công việc của

mình

V MOT SO NÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỤC HIỆN

CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KTNN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Tại một số nước như CHLB Đức, úc, ấn Độ việc kiểm tra tình hình

thực các kết luận, kiến nghị của KTNN không được xem là một bước trong

quy trình kiểm toán mà coi đó là một cuộc kiểm toán

Nếu thấy cần thiết, KTNN tiến hành một cuộc kiểm toán thực tế tại

đơn vị được kiểm toán nhằm kiểm tra tình hình thực hiện các kết luận, kiến

Trang 15

được tiến hành theo đúng quy trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm tốn

đến khâu ra thơng báo kết quả kiểm toán và báo cáo kiểm toán năm Kiểm toán phúc tra của KTNN chính là một loại hình kiểm toán đặc biệt, có những

đặc điểm như sau: :

1 Lý do của kiểm tốn phúc tra:

Khơng phải tất cả các cuộc kiểm toán của KTNN đều tiến hành kiểm toán phúc tra Có thể nêu những lý do chính dẫn tới phải tiến hành một cuộc

kiểm toán này như sau:

- Do cơ quan KTNN không trn tưởng hoàn toàn vào báo cáo bằng văn

bản của đơn vị được kiểm toán về tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của

KTNN

- Do trong quá trình trao đổi bằng văn bản, KTNN và đơn vị được kiểm tốn khơng thống nhất được một số vấn đẻ về việc thực hiện kiến nghị của

KTNN

- Do sự thay đổi của kinh tế, xã hội, chính sách quản lý và điều hành NSNN, sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn tới các kiến nghị của

KTNN cần phải xem xét lại

- Do kết luận của cuộc kiểm toán trước có ý nghĩa lớn đối với việc

quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước

2 Về mục đích:

Xuất phát từ những lý do trên mà kiểm toán phúc tra có mục đích như sau:

- Kiểm tra xem cơ quan được kiểm toán có sửa chữa các sai sót được

phát hiện trong cuộc kiểm toán trước đó không và đánh giá mức độ thực hiện

của đơn vị Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp đơn vị được kiểm toán báo cáo sai hoặc báo cáo không đây đủ về tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của

KTNN

- Kiểm tra xem các sai sót này có lặp lại ở các năm tiếp theo hay không

- Xem xét tác dụng thực tế của các kết luận, kiến nghị của KTNN

- Đối với trường hợp cơ quan KTNN và đơn vị được kiểm tốn khơng

thống nhất với các kết luận kiểm tốn, hoặc khơng thống nhất trong việc thực hiện các kết luận của kiểm toán thì mục tiêu của cuộc kiểm toán phúc tra là

Trang 16

xem xết và chứng minh một lần nữa các kết luận, kiến nghị của KTNN là

đúng đắn hoặc tìm ra một giải pháp phù hợp nhất với thực tế

3 Hình thức kiểm toán phúc tra:

Kiểm toán phúc tra có thể được tiến hành như một cuộc kiểm toán độc

lập, hoặc có thể kết hợp với các nội dung khác trong một cuộc kiểm toán tại

đơn vị đã được kiểm toán trước đó Trong trường hợp nào kết quả cuối cùng

của cuộc kiểm toán cũng phải thể hiện bằng Thông báo kết quả kiểm toán

như mợi cuộc kiểm toán Thường thì kiểm toán phúc tra được kết hợp với các hình thức kiểm toán khác như kiểm tốn tồn diện, kiểm toán tuân thủ

4 Nội dung kiểm toán phúc tra:

Nội dung của kiểm toán phúc tra bám sát vào các kiến nghị trong

Thông báo kết quả kiểm toán của cuộc kiểm toán trước đó và quá trình trao đổi văn bản về tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN giữa cơ

quan KTNN và đơn vị được kiểm toán 5 Phạm vi kiểm toán phúc tra:

Phạm vi kiểm toán phúc tra chính là phạm vi của cuộc kiểm toán trước

đó Thời kỳ kiểm toán phúc tra là thời gian sau cuộc kiểm toán lần trước cho đến khi tiến hành kiểm toán phúc tra

6 Thời điểm kiếm toán phúc tra:

Kiểm toán phúc tra có thể được tiến hành ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm toán trước đó hoặc sau một thời gian tuỳ theo mức độ quan trọng và cần

thiết của nó đối với hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Từ đặc điểm trên của loại hình kiểm toán phúc tra của KTNN các nước có thể nhận thấy điểm giống và khác nhau giữa việc kiểm tra tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN Việt Nam và KTNN các nước

Trang 17

Về hình thức: kiểm toán phúc tra ở KTNN các nước và giai đoạn thứ

4 trong quy trình kiểm toán của KTNN Việt Nam có một đặc điểm giống

nhau - đó là việc yêu cầu đơn vị báo cáo về tình hình thực hiện các kết

luận, kiến nghị của KTNN về cơ quan KTNN Nhưng tại các nước không tiến hành kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán như ở Việt Nam Bởi vì, trong

khi đây được coi là khâu cuối cùng của quy trình kiểm toán của KTNN

Việt Nam thì ở các nước, nó lại được coi như một cuộc kiểm toán với quy

trình như mọi cuộc kiểm toán khác Do đó, chỉ khi tiến hành kiểm toán

phúc tra thì mới thực hiện tại đơn vị được kiểm toán

Về phạm vị: Kiểm toán phúc tra của KTNN các nước không giới hạn ở việc thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị

của KTNN Tuỳ theo thực tế mà cuộc kiểm toán phúc tra có thể được mở

rộng hoặc thu hẹp quy mô (ví dụ như trong quá trình kiểm toán phúc tra,

nếu phát hiện đơn vị có những sai sót nghiêm trọng ngoài chủ đề của cuộc

kiểm toán phúc tra thì KTNN có thể mở rộng phạm vi kiểm toán .)

Khác với KTNN Việt Nam, kiểm toán phúc tra và quá trình trao đổi văn bản về tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN các nước có thể diễn ra và kéo dài tới mấy năm sau cuộc kiểm toán lần đầu Tuy nhiên,

nếu như việc kiểm tra tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN

ở Việt Nam là một khâu của quy trình kiểm toán thì ở các nước, việc nầy

không bắt buộc đối với mọi cuộc kiểm toán

Tóm lại, kiểm toán phúc tra ở KTNN các nước hay bước kiểm tra tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN tại đơn vị được kiểm toán

của KTNN Việt Nam đều góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực tiễn

của các kết luận, kiến nghị của KTNN, qua đó khẳng định vai trò của cơ

quan KTNN đối với việc quản lý và điều hành ngân sách của Nhà nước

Trang 18

CHUONG II

THUC TRANG CONG TAC KIEM TRA CAC DON VI DUOC KIEM TOAN THUC HIEN CAC KET LUAN, KIEN NGHI

CUA DOAN KTNN

I- NOI DUNG QUY TRINH KIEM TRA CAC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

THỤC HIỆN CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CUA DOAN KIEM TOAN

Kiểm toán Nhà nước Việt nam ra đời với chức danh là cơ quan kiểm

tra tài chính công, độc lập từ bên ngoài hoạt động tài chính để thực hiện chức

năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do NSNN cấp sẽ có tác dụng ngăn ngừa, bất buộc các tổ chức đi vào hoạt

động theo pháp luật và có tác dụng thiết thực giúp Quốc hội, Chính phủ đánh giá đúng tình hình và thực trạng sử dụng NSNN để từ đó ra những quyết định chính xác và có hiệu lực cao

Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng của Kiểm toán nhà nước ngày 06/10/1999 Tổng Kiểm toán nhà nước đã ra quyết định ban hành quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và của các kiểm toán chuyên ngành Quy trình kiểm toán bao gồm 4 giai đoạn:

- Chuẩn bị kiểm toán - Thực hiện kiểm toán

- Lập báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán

- Kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị của

Đồn kiểm tốn

Cơng tác kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị của Đồn kiểm tốn được quy định trong quy trình kiểm toán với nội dung cơ bản như sau:

1 Đơn vị thực hiện theo đõi kiểm tra:

Các Kiểm toán chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực có trách

nhiệm tổ chức kiểm tra và lập báo cáo gửi lãnh đạo Kiểm toán nhà nước

2 Pham vi kiém tra:

Trang 19

3 Noi dung kiém tra:

- Kiểm tra báo cáo của đơn vị gửi cho Kiểm toán nhà nước về việc thực

hiện những kiến nghị của Đồn kiểm tốn, gồm các công việc như sau:

+ Nội dung báo cáo có phù hợp với nội dung kiến nghị của Đoàn kiểm toán

+ Những việc đã thực hiện, đang thực hiện và chưa thực hiện được + Nguyên nhân của kiến nghị chưa thực hiện được

- Kiểm tra thực tế tại đơn vị gồm các công việc sau:

+ Kiểm tra thực tế những công việc mà đơn vị đã làm,

+ Thu thập bằng chứng chứng minh đơn vị đã thực hiện kiến nghị của Đoàn Kiểm toán và lập biên bản kiểm tra tại đơn vị

4 Lập báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị gửi lãnh đạo Kiểm toán nhà nước:

- Tổng hợp tình hình và số liệu đã kiểm tra

- Đưa ra những nhận xét về việc thực hiện của đơn vị, nêu những tổn tại mà đơn vị chưa thực hiện được, phân tích nguyên nhân và kiến nghị với

lãnh đạo Kiểm toán nhà nứơc biện pháp xử lý tiếp theo (nêú có)

- Các biện pháp chấn chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ

máy kế tốn và cơng tác kế toán thống kê

Trong quá trình thực hiện kết luận của Đồn kiểm tốn đơn vị có thể có những vấn đề giải trình trở lại do gặp những khó khăn nào đó mà không thực hiện đầy đủ kết luận của Đoàn Trong trường hợp này khi kiểm tra phải xem xét that cu thé chimg từ, sổ sách và tình hình thực tế, thu thập các bằng

chứng về vấn đề đó để làm căn cứ cho việc lập biên bản kiểm tra Kiểm toán viên du — ” *' kiểm tra không được sửa đổi những kết luận và kiến nghị của Đoàn kiểu rường hợp phát sinh những vấn dé cần điều chỉnh lại kết

luận và kiến nghị của Đồn kiểm tốn thì kiểm toán viên phải lập biên bản và

báo cáo Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định

Như vậy, quy trình kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các

kết luận và kiến nghị của Đồn kiểm tốn mới chỉ đưa ra những công việc

chủ yếu cần phải làm khi tiến hành kiểm tra mà chưa quy định cụ thể các bước thực hiện: Từ khâu lập kế hoạch, thông báo cho đơn vị được kiểm toán,

thực hiện kiểm tra cho đến lập báo cáo kết quả kiểm tra và những kiến nghị tiếp theo Hơn thế nữa theo như nội dung đã trình bày trong quy trình thì

Trang 20

Kiểm toán nhà nước chỉ theo dõi kiểm tra nội bộ đơn vị được kiểm toán có thực hiện hay không thực hiện các kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước mà

khơng theo dõi kiểm tra các địa phương, Bộ ngành cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các kiến nghị của Đồn kiểm tốn nhà nước

I- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ

1 Hoạt động kiểm tra các đơn vị thực hiện các kết luận và kiến

nghị của Đồn kiểm tốn từ 1995 đến nay 1.1 Giai đoạn 1995 - 1999

Đây là giai đoạn từ khi Kiểm toán nhà nước được thành lập và bát đầu

thực hiện kiểm toán nhưng quy trình kiểm toán chưa được ban hành

Kiểm toán nhà nước Việt nam ra đời hoàn toàn phù hợp với yêu cầu

cấp thiết của nền kinh tế mới chuyển đổi và thông lệ quốc tế Trong giai đoạn đầu Kiểm toán nhà nước vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ, vừa phải tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới để tìm ra lời giải cho việc thực hiện kiểm toán trong môi trường quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước

ta Thực tế kết quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước đã thể hiện sự nỗ lực và đóng góp thiết thực của ngành Kiểm toán nhà nước trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước

Từ việc nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm của các nước và điều kiện cụ

thể của Việt nam, ngay từ khi bất đầu thành lập và đi vào hoạt động Kiểm

toán nhà nước đã xác định được sự cần thiết phải thực hiện kiểm tra việc thực hiện các kết luận và kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước (ban hành theo quyết định 61/

TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ) tại điều 5 chương nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước có nêu: "Các cơ quan có thẩm quyền nói ở điểm 5, 6 trên đây có nhiệm vụ thông báo cho Kiểm toán nhà nước biết kết quả giải quyết của mình trong thời hạn sớm nhất kể từ khi nhận được yêu cầu và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước" Nội dung của điều này tuy mới chỉ để cập đến trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước phải theo

đõi và được thông báo tình hình thực hiện các kiến nghị và xử lý đối với tổ chức, cá nhân có những vi phạm chế độ tài chính, kế toán của nhà nước và

những tổ chức cá nhân có hành vi cản trở công tác kiểm toán của Kiểm toán

nhà nước và cung cấp sai sự thật thông tin tài liệu cho Kiểm toán nhà nước;

Trang 21

lãnh đạo kiểm toán nhà nước nói riêng đến việc theo đõi thực hiện các kiến

nghị của Kiểm toán nhà nước

Vì vậy, kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận,

kiến nghị của Đồn kiểm tốn (trước đây gọi là công tác phúc tra) đã được

Kiểm toán nhà nước thực hiện và coi là bước cuối của mội cuộc kiểm toán ngay từ những cuộc kiểm toán đầu tiên Trong nội dung các biên bản kiểm

toán và báo cáo kiểm toán đều ghi: Yêu cầu đơn vị thực hiện đây đủ các kết

luận và kiến nghị của Đồn (tổ) Kiểm tốn nhà nước Kiểm toán Nhà nước sẽ

thực hiện phúc tra ( kiểm tra) việc thực hiện vào tháng I2 hoặc cuối quý Ï

năm sau Tuy nhiên công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà

nước chưa được thực sự chú trọng, chưa trở thành một quy định bắt buộc cho mỗi cuộc kiểm toán nên chưa được thực hiện đầy đủ và theo một cách thống nhất giữa các Đồn kiểm tốn thậm chí ngay trong một đồn kiểm tốn cả về thời gian, phương pháp thực hiện cũng như trình tự và nội dung các bước thực

hiện Cụ thể như sau:

a! Về số lượng thực hiện

Mặc dù công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị được coi như là bước cuối cùng của một cuộc kiểm toán nhưng trong giai đoạn này phần lớn các cuộc kiểm toán chỉ dừng lại ở bước lập báo cáo Số còn lại có được thực hiện

thêm bước kiểm tra thực hiện kiến nghị nhưng cũng không kiểm tra đầy đủ hết các đơn vị thuộc, trực thuộc đơn vị được kiểm toán

Vì thời gian thực hiện bước kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán nhà nước đã ghi trong báo cáo kiểm toán thường là

vào cuối năm hoặc đầu năm sau nên trước khi quy trình kiểm toán có hiệu lực (từ 01/01/2000) thì chỉ những cuộc kiểm toán thực hiện từ năm 1998 trở

về trước mới được triển khai thực hiện bước kiểm tra này Do vậy tính đến hết năm 1999 trong tổng số 18 cuộc kiểm toán đã được kiểm toán Đầu tư -

Dự án thực hiện từ 1995 đến 1998 (4 cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, 8 cuộc kiểm toán báo cáo quyết tốn tổng cơng ty, 6 cuộc kiểm toán báo cáo chương trình dự án) chỉ có 5 cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán tổng công ty đã được thực hiện bước kiểm tra việc thực hiện kiến

nghị và kết luận của Đồn kiểm tốn tại đơn vị được kiểm toán (tỷ lệ: 27,7% trên tổng số, 62,2% trên tổng các cuộc kiểm toán báo cáo quyết tốn tổng

cơng ty) Nhưng trong 5 cuộc kiểm toán này việc thực hiện kiểm tra cũng không đồng nhất về số lượng các đơn vị thuộc, trực thuộc đơn vị được kiểm

toán cần tiến hành kiểm tra thực tế tại đơn vị Cụ thể như sau:

Trang 22

Tên Tổng công ty| S6 luong DV Số lượng đơn vị thành được kiểm toán | thành viên được | viên đã kiểm tra thực hiện kiểm toán kiến nghị TCT XNK XD 14 4 TCT lắp máy 14 10 TCT XD 4 13 8

Trong các cuộc kiểm toán chưa thực hiện bước kiểm tra việc thực hiện

kiến nghị tại đơn vị, chỉ có một số ít đơn vị được kiểm toán gửi báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước cho Đồn kiểm toán Số lượng các đơn vị được kiểm tra việc thực hiện tuỳ thuộc vào khoảng

thời gian rỗi của kiểm toán viên và nguồn kinh phí chỉ cho công tác kiểm tra

thực hiện kiến nghi

bị Về thời gian thực hiện

Việc kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiên các kết luận, kiến

nghị của Đoàn kiểm toán nhà nước thường được thực hiện vào thời gian sau

các cuộc kiểm toán, khi các kiểm toán viên đang rỗi nên bước này có đoàn

thực hiện ở cuối năm có đoàn thực hiện ở đầu năm hoặc cuối năm sau Trong giai đoạn này, công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị không được lập kế hoạch từ trước Ví dụ như ngay trong một đồn kiểm tốn có tổ ghi trong biên bản

kiểm toán là: Kiểm toán nhà nước yêu cầu giám đốc công'1y thực hiện các

vấn đề đã nêu trong biên bản kiểm loán cùng những kiến nghị của đoàn, kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành phúc tra việc thực hiện của công Iy vào CHỐI quÍ

4 nam 1997 Nhưng các biên bản của tổ kiểm toán khác lại ghi: Đồn kiểm

tốn nhà nứợc yêu câu giám đốc công ty chỉ đạo thục hiện các kết luận, kiến nghị của Đồn kiểm lốn nhà nước, lập báo cáo gửi kiểm toán nhà nước vào

tháng 12 năm 1997 Ngay trong cùng một cuộc kiểm toán, ở các Tổ kiểm

toán khác nhau thời gian Kiểm toán Nhà nước kiểm tra việc thực hiện kiến

nghị của đơn vị được ghi trong biên bản kiểm toán cũng khác nhau Như vậy,

trước và trong khi thực hiện kiểm tốn Đồn kiểm tốn chưa có kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện bước kiểm tra việc thực biện kiến nghị của đơn vị Trong trường hợp này, nếu đến cuối tháng 12 đơn vị mới gửi báo cáo thì việc kiểm tra thực hiện kiến nghị sẽ không thể thực hiện được vào cuối quí 4 như

đã ghi ở một số biên bản đã nêu ở trên

Bên cạnh việc không đồng nhất về thời gian thực hiện bước kiểm tra

việc thực hiện kiến nghị giữa các cuộc kiểm toán và trong cuộc kiểm toán

Trang 23

còn có sự không đồng nhất về thời gian ghi trong biên bản kiểm toán và thời

gian tiến hành bước kiểm tra này Trong báo cáo kiểm toán tại Tổng công ty

lắp máy có ghi: Kiểm toán nhà nước sẽ phúc tra vào quí 4 năm 1997 nhưng đến tháng 4 năm 1998 bước này mới được thực hiện Cũng như vậy trong báo cáo kiểm tốn tại Tổng cơng ty xuất nhập khẩu xây đựng Việt nam có ghi: Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành phúc tra vào quí 1/1999 nhưng đến thang 11 năm 1999 mới thực hiện

c¡ Về trình tự nội dung các bước thực hiện

Trong giai đoạn này, công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị không được lập kế hoạch từ trước và cũng không có một quy định cụ thể nào về trình tự

các bước thực hiện Một số cuộc kiểm toán đã tiến hành kiểm tra việc thực

hiện kiến nghị nhưng đều không có sự chuẩn bị từ trước Hơn nữa, khi tiến

hành kiểm tra cũng chưa có sự chuẩn bị đầy đủ ví dụ như không có quyết định thành lập tổ kiểm tra, không gửi công văn báo cho đơn vị biết trước khi

kiểm tra Khi các kiểm toán viên không phải thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hoặc học tập ở các lớp tập trung do cơ quan tổ chức, lãnh đạo kiểm toán

chuyên nghành yêu cầu lãnh đạo các phòng tổ chức triển khai công tác kiểm

tra thực hiện kiến nghị của các cuộc kiểm toán phòng đã thực hiện hoặc

phòng là lực lượng chính khi đó, lãnh đạo phòng sẽ yêu cầu một số kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ này Như vậy, việc bố trí nhân sự là do cấp phòng đâm nhiệm và cũng không có quyết định bằng văn bản

Về nội dung kiểm tra, dù chưa có văn bản nào quy định nhưng khi thực

hiện công tác kiểm tra các kiểm toán viên đều căn cứ vào các kết luận, kiến nghị đã ghi trong biên bản, báo cáo kiểm toán để xem xét việc thực hiện của đơn vị Tuy vậy, các kiến nghị về sửa chữa khắc phục những tổn tại trong công tác quản lý tài chính, kế toán có được thực hiện hay không chưa được để cập đến trong một số biên bản kiểm tra Ví dụ như trong phần kiến nghị của một biên bản kiểm toán có ghi:

1 Trong năm 1997 cân sửa chữa những thiểu sót trong cơng tác kế

tốn nhất là khâu theo dõi vật tư, đối chiếu công nợ và thu hồi nợ Cần cài đặt chương trình kế toán cho máy vì tính để phục vụ công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung tốt hơn

2 Nộp đủ và kịp thời số còn phải nộp NSNN năm 1996 chuyển sang năm 1997

3 Căn cứ vào số liệu kiểm toán được nêu trong biên bản này, công ty điều chỉnh lại quyết toán tài chính năm 1996 làm căn cứ để báo cáo các cơ

Trang 24

quan quản lý nhà nước và chuyển số dư các tài khoản kế loán sang năm

1997

Nhung trong biên bản phúc tra có nội dung như sau:

1 Việc lập lại báo cáo quyết toán tài chính năm 1996: Đơn vị đã nghiêm chỉnh thực hiện việc lập lại báo cáo quyết toán tài chính năm 1996 Số dư đầu năm 1997 đã khớp đúng với số dự cuối năm 1996 sau khi đã kiểm toán

2 Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Đơn vị đã nộp hết số phải nộp năm 1996 chuyển sang

Kết luận: Đơn vị đã nghiêm túc thực hiện các kết luận của Kiểm toán nhà nước trong việc chuyển số dự, đặc biệt đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN

Như vậy, tổ kiểm tra đã hồn tồn khơng xem xét việc thực hiện kiến nghị thứ nhất đã nêu trong biên bản kiểm toán Việc dưa ra những kiến nghị

về công tác quản lý tài chính kế toán là một trong những nhiệm vụ chủ yếu

của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã được quy định trong Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 và quyết định 61/TTg ngày 24/01/1995 nên việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị này cũng quan trọng như đối với việc kiểm tra đôn đốc thực hiện các kiến nghị mang tính định lượng khác (như số liệu kế toán, thu nộp ngân sách, )

Trong một số trường hợp tính đến thời điểm tổ kiểm tra đến đơn vị để

kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, kết luận nhưng đơn vị vẫn chưa thực

hiện đây đủ, tổ kiểm tra ghi nhận trong biên bản nhưng sau đó đơn vị có thực

hiện hay không chưa được quan tâm theo đõi, chưa có quy định cho những bước kiểm tra tiếp theo và ai là người thực hiện

Bên cạnh nội dung kiểm tra không đầy đủ, triệt để còn một tổn tại nữa

là các biên bản kiểm tra tại các đơn vị không thống nhất, không có mẫu biên

bản chung cho các kiểm toán chuyên ngành Ở các cuộc kiểm toán báo cáo

quyết toán đầu tư XDCB, báo cáo quyết:'toán chương trình dự án chưa thực hiện kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kết luận, một số đơn vị được kiểm

tốn có gửi cơng văn về việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước cho đồn kiểm tốn nhưng Đồn kiểm toán mới chỉ xem xét, gửi công văn trả

lời (nếu cần thiết) và lưu trữ hồ sơ chứ không lập biên bản kiểm tra hay báo

cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị Còn đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài

chính các tổng công ty đã thực hiện bước kiểm tra này với biên bản kiểm tra

Trang 25

bản, thành phần, nội dung xác nhận, đại diện các bên ký tên, đóng dấu Tuy

nhiên về hình thức biên bản kiểm tra được lập khác nhau giữa các cuộc kiểm

tra, thậm trí trong một cuộc kiểm tra, biên bản kiểm tra của các tổ kiểm tra

khác nhau cũng khác nhau:

- Về tên đơn vị thực hiện kiểm tra: Có biên bản ghi "Kiểm toán nhà nước - Kiểm toán Đầu tư - Dự án" có biên bản ghi " Kiểm toán nha nước - Đồn kiểm tốn tại tổng công ty " có biên bản ghi " Kiểm toán nhà nước”

- Về tên biên bản: Có biên bản ghi " Biên bản phúc tra về việc thực

hiện các kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước tại cơng ty - Tổng công ty”, có biên bản ” Biên bản phúc tra về việc thực hiện các kết luận của Kiểm toán

nhà nước theo biên bản kiểm toán ngày tháng năm tại công ty thuộc tổng công ty ", lại có biên bản ghi " Biên bản phúc tra về việc thực hiện các

kiến nghị và kết luận ngày tháng năm của công ty tổng công ty" Như vậy biên bản kiểm tra việc thực hiện kiến nghị được trình bày theo ý chủ quan của tổ kiểm tra mà không theo một mẫu thống nhất

di Về phương pháp thực hiện

Các tổ kiểm tra thường căn cứ vào báo cáo quyết toán quí, năm sau để kiểm tra việc lập lại báo cáo tài chính theo số liệu sau kiểm toán và tình hình

thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước chứ chưa kiểm tra chi tiết việc

điều chỉnh hạch toán, ghi chép số kế toán cũng như chưa kiểm tra các chứng từ có liên quan về nộp thuế, các khoản phải nộp NSNN, truy thu của các cá

nhân có sai phạm, thu hồi công nợ Trong trường hợp đơn vị không trung

thực, lập báo cáo kế toán để đối phó với tổ kiểm tra thì kết luận của tổ kiểm

tra sẽ không đúng

1.2 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Đây là giai đoạn quy trình kiểm toán đã được ban hành và có hiệu lực

Như đã nói ở trên, quy trình kiểm toán nhà nước và các quy trình kiểm toán

chuyên ngành đều bao gồm 4 bước (giai đoạn): Chuẩn bị kiểm toán, thực

hiện kiểm toán, lập báo cáo và thông báo kết quả kiểm toán, kiểm tra đơn vị

được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán

Quy trình kiểm toán là quy phạm bắt buộc quy định trình tự tiến hành

công việc của mỗi cuộc kiểm toán vì vậy việc kiểm tra đơn vị được kiểm toán

thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán đã được quy phạm hoá

thành một bước bắt buộc có trong mỗi cuộc kiểm toán

Trang 26

Từ khi quy trình kiểm toán được ban hành, việc kiểm tra đơn vị được

kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm toán đã dần được

thực hiện đầy đủ hơn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tổn tại chưa được khác phục, cụ thể như sau

ai Về số lượng thực hiện:

Tính đến hết tháng ¡Í năm 2001, trong tổng số II cuộc kiểm toán đã

được Kiểm toán Đầu tư - Dự án thực hiện kiểm toán trong năm 1999 và năm

2000 (4 cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn ĐTXDCB, 1 cuộc kiểm toán

báo cáo quyết toán chương trình dự án, 6 cuộc kiểm toán báo cáo quyết tốn

của Tổng cơng ty) có 6 cuộc kiểm toán báo cáo quyết tốn Tổng cơng ty và I

cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn ĐTXDCB đã thực hiện bước kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đồn kiểm tốn (đạt tỷ lệ 63,63%

trên tổng số các cuộc kiểm toán, riêng kiểm toán báo cáo quyết tốn Tổng

cơng ty đạt tỷ lệ 100%, kiểm toán vốn ĐTXDCB đạt tỷ lệ 25%) Như vậy,

vẫn còn một số kiểm toán chưa thực hiện bước kiểm tra thực hiện kiến nghị

nhưng so với giai đoạn quy trình chưa được ban hành, ở giai đoạn này các kiểm toán chuyên ngành đã quan tâm nhiều hơn đến việc thực hiện bước

kiểm tra này

Bên cạnh việc vẫn còn một số cuộc kiểm toán chưa thực hiện được bước kiểm tra, các đồn kiểm tốn khi tiến hành kiểm tra cũng không kiểm tra hết các đơn vị thuộc và trực thuộc đơn vị được kiểm toán Việc lựa chọn cần kiểm tra bao nhiêu đơn vị thuộc, trực thuộc đơn vị được kiểm toán hầu như

vẫn tuỳ thuộc ở thời gian rảnh rỗi của kiểm toán viên và địa điểm của đơn vị chứ không căn cứ vào việc đánh giá mức độ quan trọng cần thiết phải thực

hiện kiểm tra Ví dụ như: Khi kiểm tra việc thực hiện kiến nghị tại Tổng công

ty xây dựng Thăng Long, do địa điểm của các đơn vị thuộc và trực thuộc đã được kiểm toán đều ở Hà Nội nên đã thực hiện kiểm tra 8/8 đơn vị đã được

kiểm toán Còn đối với Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, do các đơn vị được kiểm toán ở xa nên chỉ thực hiện kiểm tra ở Tổng công ty và 2 công ty thành viên ở Hà Nội trong tổng số 11 đơn vị được kiểm toán

bị Thời gian thực hiện:

Vẫn tồn tại tình trạng thực hiện công tác kiểm tra không theo một kế

Trang 27

cÍ Trình tự và nội dung các bước thực hiện:

Trong quy trình kiểm toán đã quy định một số nội dung cơ bản khi thực

hiện kiểm tra và báo cáo với Kiểm toán Nhà nước kết quả về việc đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghi của Đồn kiểm tốn Riêng kiểm

toán chuyên ngành Doanh nghiệp Nhà nước đã đưa ra được mẫu biên bản áp dụng chung cho tất cả các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán của các doanh

nghiệp các Tổng công ty Do vậy, công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị đã

được thực hiện một cách bài bản hơn với nội dung đây đủ hơn Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng thời gian thực hiện không thống nhất với thời gian đã ghi trong biên bản kiểm toán (như đã trình bày ở trên) nhưng trước khi thực hiện lại không gửi công văn cho đơn vị được kiểm toán (có đồn có

thơng báo nhưng bằng phương tiện điện thoại), không có quyết định thành lập tổ kiểm tra, nhân sự vẫn do cấp phòng tự bố trí, nội dung kiểm tra đồng nhất với việc kiểm tra thực tế tại đơn vị chứ không thực hiện kiểm tra báo cáo

của đơn vị về tình hình thực hiện kiến nghị trước khi tiến hành kiểm tra thực

tế vì hầu hết các đơn vị không gửi báo cáo về Kiểm toán Nhà nước Bên cạnh

đó các biên bản kiểm tra đã đề cập đến việc xem xét việc thực hiện các kiến

nghị về công tác quản lý tài chính kế toán nhưng một số vẫn chưa kiểm tra xem xét đầy đủ hết các kiến nghị đã nêu trong biên bản kiểm toán Và trong

trường hợp còn những kiến nghị mà đơn vị chưa thực hiện được, việc tiếp tục

theo đõi kiểm tra cũng chưa triệt để, tổ kiểm tra thường chỉ phi trong biên

bản yêu cầu đơn vị tiếp tục thực hiện và gửi báo cáo về KTNN Nhưng đơn vị

có gửi báo cáo tình hình thực hiện hay không cũng chưa được quan tâm đồn

đốc Ví dụ như trong 1 Biên bản kiểm toán tại Tổng công ty Xây dựng Thăng

Long có phi các kiến nghị sau:

+ đoát xét lại năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị, hồn thành đứn điểm những cơng trình đầu tư mở rộng còn thi công dở dang để đưa vào sản

xuất sử dụng, nhằm sớm phát huy hiệu quả đầu Iu

+ Kiện toàn lại bộ máy quản lý các cấp, xem xét lại mô hình liên doanh, liên kết để phái huy hiệu quả vốn góp

+ Kịp thời thanh toán các khoản nợ đọng với NSNN

+ Nghiên cứu sửa đối việc áp dụng hình thức kế toán cho phù hợp với đặc điểm quy mô SXKD, trình độ năng lực của cán bộ kế toán và yêu cầu của việc sử dụng máy vì tính trong công tác kế toán

+ Căn cứ số liệu đã được kết luận yêu cầu đơn vị chỉnh lý lại báo cáo

quyết toán tài chính năm 1998

Trang 28

Nhưng trong biên bản kiểm tra thực hiện kiến nghị ghi:

1 Việc thực hiện các kiến nghị:

- Đơn vị đã nghiêm túc thực hiện việc điều chỉnh số liệu kế toán trên sổ sách kế toán theo kế! luận của Biên bản kiểm toán năm 998

- Số phải nộp NS tăng theo kết luận của đồn kiểm tốn: + Thuế lợi tức: Đã nộp đủ

+ Thuế doanh thu: Đến nay đơn vị còn nợ NŠ là: A đồng

- Đơn vị đã thay đổi hình thức kế toán phù hợp và áp dung vi tinh trong cơng tác kế tốn theo kiến nghị của đoàn

2 Những tôn tại:

- Số thuế doanh thu năm 1998 đơn vị còn nợ Ngân sách là :A đồng - Đơn vị chưa thực hiện việc điều chỉnh số liệu theo kết luận của đoàn trên báo cáo quyết toán tài chính năm 1996

3 Kiến nghị:

- Đề nghị đơn vị khẩn trương thực hiện nộp thuế doanh thụ còn nợ NS năm 1998 số tiên là : A dong

- Thực hiện việc điều chỉnh số liệu trên báo cáo quyết toán tài chính năm 1998 theo kiến nghị của biên bản kiểm toán

Như vậy biên bản kiểm tra đã không để cập đến 2 kiến nghị đầu tiên trong biên bản kiểm toán và tính đến thời điểm này đơn vị vẫn chưa gửi báo cáo tình hình thực hiện những tồn tại như đã nêu trong biên bản kiểm tra

Về hình thức của biên bản kiểm tra, ở một số íL biên bản kiểm tra tại các

đơn vị là doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa thực hiện theo mẫu quy định Công tác lập báo cáo kết quả kiểm tra chưa được thực hiện đầy đủ ở một số

cuộc kiểm toán đã có lập báo cáo kiểm tra nhưng chỉ với mục đích để hoàn

thiện hồ sơ lưu trữ, không gửi cho Lãnh đạo KTNN, không nêu những kiến nghị với Lãnh đạo KTNN về các biện pháp xử lý tiếp theo

d! Về phương pháp thực hiện:

Trước khi thực hiện kiểm tra tổ kiểm tra chưa xác định được những phương pháp cụ thể cần áp dụng khi thực hiện kiểm tra các đơn vị được kiểm

toán thực hiện các kêt luận, kiến nghị của đoàn kiểm toán Chính vì vậy,

trong nhiều trường hợp bằng chứng mà kiểm toán viên và tổ kiểm tra thu thập được để làm căn cứ cho các kết luận kiểm tra là không đây đủ và thích hợp

Trang 29

2 Những vướng mắc xảy ra trong quá trình kiểm tra thực hiện kiến nghị:

Hoạt động kiểm tra cho thấy từ khi quy trình kiểm toán chưa được ban

hành cho đến khi quy trình đã được triển khai thực hiện, thực tế công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị phát sinh một số vướng mắc sau:

- Trong nội dung kiến nghị của các Báo cáo kiểm toán thường bao gồm 2 phần:

+ Kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán

+ Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ ngành quản lý có liên quan

Nhưng trong thực tế hoạt động kiểm tra thực hiện kiến nghị, trong nội

dung báo cáo kiểm toán cũng như trong quy trình kiểm toán, kiểm toán Nhà nước nói chung, các kiểm toán chuyên ngành và các đồn kiểm tốn mới chỉ đề cập đến việc kiểm tra nội bộ đơn vị được kiểm toán có thực hiện các kết

luận và kiến nghị của đồn kiểm tốn hay không mà không theo dõi các Bộ, ngành đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các kiến nehị của KTNN

- Có một số trường hợp trong Báo cáo kiểm toán có yêu cầu các đơn vị

gửi báo cáo thực hiện kiến nghị cho KTNN hoặc khi thực hiện kiểm tra, tổ kiểm tra phi trong biên bản kiểm tra yêu cầu đơn vị pửi báo cáo về tình hình thực hiện các kiến nghị mà tính đến thời điểm kiểm tra đơn vị chưa thực hiện

được nhưng đơn vị vẫn cố tình không gửi báo cáo

- Đối với các kiến nghị về thuế và các khoản phải nộp NSNN:

+ Biên lai nộp thuế thường không được ghi rõ ràng đâu là khoản đã nộp

thco kết luận của kiểm toán nên tổ kiểm tra khó có thể đưa ra được những kết

luận chính xác

+ Trong trường hợp kết luận của đồn kiểm tốn và kết luận kiểm tra

của cơ quan thuế là khác nhau, đơn vị không biết điều chỉnh theo kết luận nào Vì vậy khi thực hiện kiểm tra tổ kiểm tra cũng chỉ ghi lại tình hình chứ

không đưa ra được biện pháp giải quyết

3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị:

Những tồn tại và vướng mắc xảy ra trong công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị đã nêu ở trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

3.1- Nguyên nhân khách quan:

Kiểm toán Nhà nước chưa có một môi trường pháp lý đầy đủ, chưa có đủ điều kiện cụ thể đảm bảo cho KTNN kiểm tra việc thực hiện kiến nghị đã nêu trong báo cáo kiểm toán

Trang 30

+ Việc kiểm tra thực hiện kiến nghị chỉ được thể hiện trong quy trình kiểm toán của KTNN và các kiểm toán chuyên ngành do Tổng Kiểm toán

Nhà nước ban hành Trong các văn bản pháp lý liên quan như nghị định 70CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và quyết định 6ITTg ngày 24/1/1995 của Thủ

tướng Chính phủ không quy định rõ KTNN phải tổ chức theo đõi, kiểm tra

các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kiến nghị của Đồn KTNN, khơng quy định đơn vị được kiểm toán và các cơ quan quản lý có liên quan phải gửi báo cáo về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN về cơ quan KTNN;: cũng như không có quy định quyền hạn của cơ quan KTNN trong trường hợp đơn vị cố tình không thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn

KTNN

+ Trong hệ thống các văn bản pháp lý của Nhà nước cũng chưa có điểu khoản nào quy định cách thức giải quyết khi có sự bất đồng ý kiến giữa cơ quan KTNN với các cơ quan kiểm tra khác

+ Các điều kiện cụ thể để KTNN phát huy hiệu quả, iệu lực của hoạt động kiểm toán nói chung để thực hiện công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị nói riêng chưa được đầy đủ:

- Nguồn kinh phí bạn hẹp do vậy những đơn vị đóng trên địa bàn xa thường không thực hiện được việc kiểm tra thực hiện kiến nghị

- Không có một tài khoản riêng (TK tạm giữ) để yêu cầu các đơn vị nộp

thuế và các khoản phải nộp khác theo kết luận của Đoàn KTNN để có thể

theo dõi được tình hình thực hiện các kiến nghị của Đoàn KTNN về thuế và các khoản phải nộp vào NSNN

3.2- Nguyên nhân chủ quan:

* Việc triển khai thực hiện quy trình chưa được tổ chức một cách có hiệu quả, chưa được quán triệt tính bất buộc phải thực hiện bước kiểm tra,

chưa tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác này dẫn đến tình trạng một số cuộc kiểm toán chưa được thực hiện bước kiểm tra, nội dung kiểm tra chưa đầy đủ, biên bản kiểm tra tại các doanh nghiệp Nhà nước không theo

mẫu đã quy định và chưa lập báo cáo gửi Lãnh đạo cơ quan KTNN

* Chưa có một quy trình hoàn thiện cho việc kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đồn kiểm tốn Cụ thể như sau:

+ Trong quy trình kiểm toán có nêu một trong những nội dung cần phải thực hiện của bước kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm toán là: kiểm tra về thời gian nộp báo cáo và nội dung báo cáo

Trang 31

của Đoàn KTNN nhưng trong mẫu biên bản kiểm tốn khơng ghi nội dung yêu cầu đơn vị phải gửi báo cáo về tình hình thực hiện cho KTNN ở đây có

sự không thống nhất giữa các bước thực hiện kiểm toán với bước kiểm tra thực hiện kiến nghị Do vậy trong biên bản kiểm toán chỉ ghi KTNN sẽ kiểm

tra việc thực hiện của đơn vị vào tháng, quý, năm và hầu hết các đơn vị không gửi báo cáo về tình hình thực hiện cho cơ quan KTNN

+ Chưa quy định rõ ai là người phải thực hiện giai đoạn này: Đồn kiểm tốn Nhà nước hay theo sự phân công của Kiểm toán trưởng; cũng như chưa

quy định trách nhiệm, quyền hạn của người thực hiện

+ Chưa quy định rõ thời gian phải thực hiện giai đoạn này Do đó thời gian thực hiện cũng không được xác định trước trong kế hoạch công tác năm

của kiểm toán chuyên ngành và kế hoạch kiểm tốn của Đồn kiểm tốn Vì

vậy nên xẩy ra tình trạng thời gian thực hiện giai đoạn này cũng không đúng với thời gian đã nêu trong biên bản kiểm toán hoặc giai đoạn này không được thực hiện

+ Trong phạm vi kiểm tra chưa quy định rõ trường hợp nào cần phải kiểm tra thực tế tại đơn vị thuộc và trực thuộc đơn vị được kiểm toán và cần

phải kiểm tra bao nhiêu đơn vị trong tổng số các đơn vị thuộc và trực thuộc kiểm toán đã thực hiện kiểm toán

+ Chưa quy định rõ trình tự và nội dung các bước thực hiện Do vậy

công tác kiểm tra chưa được tiến hành một cách bài bản từ khâu lập kế hoạch chỉ tiết, thành lập tổ kiểm tra, gửi công văn thông báo cho đơn vị được kiểm tra đến kiểm tra thực tế tại đơn vị được kiểm toán

+ Chưa đưa ra được những phương pháp cơ bản để các tổ kiểm tra có thể

áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Sau khi kiểm tra, trường hợp đơn vị được kiểm toán còn một số tồn tại

vướng mắc; trong quy trình cũng chưa quy định rõ ai là người phải thực hiện

kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đơn vị và báo cáo lãnh đạo KTNN; chưa

quy định trong trường hợp nào thì cần phải triển khai các bước kiểm tra tiếp

theo

+ Chưa quy định báo cáo kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN phải gửi cho phòng, ban nào, bộ phận

Trang 32

II - KTNN CAN CÓ MỘT QUY TRÌNH KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CAC

KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ CUA DOAN KIEM TOAN HOAN THIEN

1 Tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của các đơn vị được

kiểm toán và của các cơ quan quản lý có liên quan

* Thực tế cho thấy các kết luận, kiến nghị của Đồn KTÌNN hầu hết đều

được đơn vị chấp thuận và quan tâm thực hiện Tuy nhiên ít có đơn vị nào

thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN Nhìn chung đối

với các DNNN, các đơn vị thụ hưởng NS, các chương trình dự án đang trong thời gian thực hiện thì các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN có tính khả thi hơn đối với các công trình ĐT XDCB, dự án chương trình đã hoàn thành

- Các DNNN, các đơn vị thụ hưởng ngân sách hàng năm và các chương trình dự án vẫn đang trong thời gian thực hiện thường thực hiện tương đối đầy đủ các kiến nghị về tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán Nhưng

đối với các kiến nghị về chấn chỉnh công tác tài chính, kế toán do các nguyên nhân về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý theo nể nếp cũ không đễ gì thay đổi

ngay nên thường chưa được thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ Tuy nhiên vẫn còn mội số ít đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện, khơng trung thực

khi đồn kiểm tra đến để kiểm tra tình hình thực hiện hoặc tìm cách chống

chế, lảng tránh, gây áp lực

- Đối với các công trình đầu tư XDCB và các chương trình dự án đã

hoàn thành: các kiến nghị về công tác quản lý tài chính, kế toán được thực hiện tương đối đầy đủ nhưng việc thực hiện các kiến nghị về thu NSNN gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong việc truy cứu trách nhiệm vì sau một thời

gian đài các bên tham gia đã có nhiều thay đổi về nhân sự

* Như đã trình bày ở trên, công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị chỉ dừng ở nội bộ đơn vị được kiểm toán, các kiến nghị của Đoàn KTNN đối với

các cơ quan quản lý có liên quan có được các cơ quan này thực hiện hay

không kiểm tốn khơng được biết và cũng không có thẩm quyển được biết

Trên thực tế thì một phần không nhỏ các kiến nghị đối với các cơ quan quản

lý có Hiên quan của KTNN đã được thực hiện (ví dụ như sau kết luận kiểm

toán các cơ quan đã ban hành các thông tin chỉ đạo, xây dựng các quy chế quản lý mới phù hợp hơn ) nhưng nếu những kiến nghị này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà quản lý hoặc vì nguyên nhân nào đó mà các kiến nghị này không được thực hiện thì trong cả hai trường hợp, KTNN đều

Trang 33

Do vậy nếu KTNN không có đủ hiệu lực và không tích cực đôn đốc thực

hiện thì đơn vị được kiểm tốn sẽ khơng cố gắng triển khai thực hiện Điều

này còn ảnh hưởng đến các cuộc kiểm toán tiếp theo vì đơn vị được kiểm tốn sau sẽ khơng có thái độ nghiêm túc đối với các kết luận và kiến nghị của

KTNN Và như vậy những kết luận của kiểm toán dù là đúng đấn xác thực

cũng không đem lại hiệu quả cho dù Nhà nước đã phải chỉ một phần ngân

sách cho hoạt động kiểm toán

2 KTNN cần có một quy (trình kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN hoàn thiện hơn để phát huy hiệu quả hiệu lực

của công (ác kiểm toán

Thực trạng tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN và thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN cho thấy sự cần thiết phải củng cố và tăng cường công tác này Như

đã trình bày ở trên những tồn tại vướng mắc trong công tác này là do những

nguyên nhân chính sau:

1 Chưa có đủ môi trường pháp lý và các điều kiện cụ thể để thực hiện

2 Việc triển khai thực hiện quy trình kiểm tra chưa được tổ chức mội cách có hiệu quả và mang tính bắt buộc

3 Quy trình kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghỉ chua hoàn thiện

Nhưng cũng có thể nói rằng nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến công

tác kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị là do chưa có một quy trình hồn thiện Bởi vì:

- Mơi trường pháp lý là căn cứ pháp lý để xây dựng quy trình Nếu KTNN có được địa vị pháp lý đây đủ thì có thể KTNN đã ban hành được một

quy trình kiểm toán hoàn thiện

- Chính vì quy trình chưa hoàn thiện nên công tác triển khai thực hiện

quy trình gặp nhiều khó khăn Vì thời gian kiểm tra không được bố trí từ

trước, trước khi kiểm tra không lập kế hoạch chỉ tiết, không thành lập tổ kiểm

tra nên các kiểm toán chuyên ngành, các đơn vị thực hiện kiểm tra không

thể triển khai thực hiện quy trình kiểm tra một cách đầy đủ, thống nhất được

Như vậy, nguyên nhân thứ nhất có thể được xem là điều kiện và nguyên nhân thứ hai có thể được xem là hệ qủa của nguyên nhân thứ ba - quy trình

kiểm tra thực hiện kiến nghị chưa được hoàn thiện

Do vậy, để củng cố và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thì nhất thiết phải hoàn thiện được quy trình kiểm tra

Trang 34

CHUONG It

CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TRA

TINH HINH THUC HIEN CAC KET LUAN, KIEN NGHI CUA BOAN KIEM TOAN NHA NUGC

Trong thời gian qua Kiểm toán Nhà nước đã soạn thảo và ban hành quy trình kiểm toán Nhà nước và các quy trình kiểm toán chuyên ngành

mang tính quy phạm bắt buộc liên quan đến nguyên tắc, chuẩn mực kiểm

toán Các quy trình kiểm toán là căn cứ pháp lý quan trọng để các kiểm toán viên Nhà nước tuân thủ, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kiểm toán, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác kiểm toán Tất cả các quy trình kiểm toán đã khái quát được một số nội dung công việc chủ yếu của

công tác theo dõi, kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận,

kiến nghị của Đoàn kiểm toán Nhà nước, nhưng không thể phản ánh mội

cách đây đủ và chỉ tiết mọi vấn đề Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kiểm tra không chỉ nâng cao nhận thức cho các kiểm toán viên, mà còn góp phần hồn thiện cơng nghệ kiểm (toán, bảo đảm các kết luận, kiến nghị

của Đoàn kiểm toán đi vào-thực tế cuộc sống nâng cao vị thế của Kiểm toán

Nhà nước

Cùng với quá trình hoàn thiện quy trình kiểm toán, các văn bản pháp

quy điều chỉnh các hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cần tiếp tục

kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội củng cố cơ sở pháp lý cho cơ quan Kiểm tốn Nhà nước

I QUY TRÌNH KIỂM TRA CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN THỰC HIỆN

CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA ĐỒN KTNN

Kiểm tốn Nhà nước Cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự các bước thực hiện khi tiến hành kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất cao giữa các Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực, Tổ kiểm tra Quy trình kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến

Trang 35

1 Gửi công van

Việc gửi công văn cho đối tượng kiểm toán về việc kiểm tra thực hiện

các kết luận, kiến nghị của Đoàn Kiểm toán Nhà nước được thực hiện thco trình tự và theo từng giai đoạn từ khi báo cáo kiểm toán chính thức được phát hành cho đến khi kết thúc nhiệm vụ:

- Gửi công văn yêu cầu đối tượng kiểm toán báo cáo tỉnh hình thực hiện kết luận, kiến nghị của đồn kiểm tốn Nhà nước Nội dung của báo cáo phải phản ánh đầy đủ, cụ thể tình hình thực hiện theo các nội dung mà đồn

kiểm tốn đã kết luận, kiến nghị trong biên bản và báo cáo kiểm toán Các

kết luận, kiến nghị chưa thực hiện được phải nêu rõ nguyên nhân đồng thời

đề xuất biện pháp tiếp tục khắc phục (nếu có)

- Gửi công văn thông báo nội dung, thời gian, kế hoạch tổ kiểm tra tiến

hành kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đồn Kiểm tốn Nhà nước:

Theo kế hoạch của Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực và kế hoạch hàng năm được giao, Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực tiến hành gửi công văn cho đối tượng kiểm tốn thơng báo nội dung và kế hoạch kiểm tra, đồng thời yêu cầu đối tượng kiểm toán chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho

việc kiểm tra như: chuẩn bị tài liệu, bố trí người làm việc Trong quá trình kiểm tra nếu có sự thay đổi về nội dung, kế hoạch kiểm tra hay cần phải trao đổi những vấn đề mà tổ kiểm tra không đủ thẩm quyền quyết định cũng cần

thiết phải gửi công văn cho đối tượng kiểm tra vế các nội dung trên

- Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn Kiểm toán Nhà nước, tổ kiểm tra lập

báo cáo trình Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước để xử lý các các vấn để còn tồn

tại Căn cứ vào báo cáo kiểm tra, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo kiểm toán Nhà

nước, Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực dự thảo công văn gửi cho các đơn vị được kiểm toán, nêu rõ những việc còn phải tiếp tục thực hiện, quyết

định xử lý các vấn để còn vướng mắc của Kiểm toán Nhà nước

2 Lập kế hoạch kiểm tra

* Căn cứ lập kế hoạch kiểm tra: Lập kế hoạch kiểm tra phải căn cứ

vào Kế hoach chung của Kiểm toán Nhà nước, Báo cáo tình hình thực hiện,

Biên bản kiểm toán và Báo cáo kiểm toán

* Yêu cẩu: Việc lập kế hoạch phải nấm bắt tình hình, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kết luận kiến nghị của đồn Kiểm tốn Nhà

Trang 36

nước dựa trên báo cáo của đối tượng kiểm toán và qua các kênh thông tin

khác Kế hoach kiểm tra cần thể hiện rõ: nội dung, phương pháp, thời gian

kiểm tra, số lượng đơn vị kiểm tra, bố trí nhân sự và dự trù về tài chính cho

cuộc kiểm tra

3 Thành lập tổ kiểm tra

Việc thành lập tổ kiểm tra nên do Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên

ngành hoặc khu vực quyết định, trong đó quy định rõ thành phần và chức

danh của từng thành viên tham gia tổ kiểm tra

4 Tiến hành kiểm tra * Yêu câu:

- Phải thực hiện kiểm tra trên tất cả kết luận, kiến nghị của Đoàn

KTNN từ cơ chế quản lý, điều hành; chấp hành chế độ chính sách của Nhà

nước cho đến việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế và thực hiện nghĩa vụ với

NSNN

- Tổ kiểm tra thực hiện công việc theo kế hoạch và đề cương kiểm tra

đã được duyệt

- ấp dụng các nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán, đối chiếu, xác minh để

ghi nhận với đối tượng kiểm toán tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của

Kiểm toán Nhà nước

- Phải xác định được chính xác những việc đơn vị đã thực hiện được và những việc chưa làm được kèm theo những bằng chứng cụ thể, xác định rõ

nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục

* Các căn cứ để tiến hành kiểm tra gôm-

- Báo cáo kiểm toán: Các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN tại báo

cáo kiểm toán là cơ sở pháp lý đầu tiên và quyết định cho việc kiểm tra Tổ

kiểm tra xác nhận tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN tại các đơn vị được kiểm toán cũng theo nội dung của các kiến nghị

trong báo cáo kiểm toán

- Các biên bản kiểm toán và tài liệu liên quan trong hồ sơ kiểm toán:

Khi tiến hành kiểm tra tại các đơn vị thành viên hoặc tại các đầu mối chính

Trang 37

- Báo cáo thực hiện của đối tượng kiểm toán: Báo cáo này chứa đựng

các thông tin về tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đồn kiểm tốn, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo diễn giải của

đối tượng kiểm toán, qua đó tổ kiểm toán có thể nắm bắt tình hình một cách

tổng quát nhất về mức độ thực hiện và những vấn đề cần giải quyết Tuy nhiên tính hiện thực và độ tin cậy báo cáo này đối với KTNN còn hạn chế, do đó nó là căn cứ quan trọng nhưng không phải là căn cứ quyết định cho việc

xác nhận tình hình thực hiện

- Các hồ sơ, sổ sách và chứng từ cụ thể (giấy nộp tiền vào Kho bạc thu hồi các khoản tiền sai quy định về cho NSNN, các quyết định điều chỉnh cơ

chế quản lý của đối tượng kiểm toán, thực hiện các thủ tục theo đúng quy

định của Nhà nước ) Đây là căn cứ quyết định đến việc xác nhận tình hình thực tế và thu thập bằng chứng kiểm tra

- Kế hoạch kiểm tra: Là căn cứ để xác định về thời gian, phương pháp, nội dung kiểm tra, nhân lực, tài chính.v.v

5 Lập biên bản kiểm tra

Kết thúc quá trình kiểm tra tại mỗi đơn vị được kiểm toán, Tổ kiểm

toán tiến hành lập biên bản kiểm tra xác nhận tình hình thực hiện, các kết

luận, kiến nghị của Đoàn KTNN

Biên bản kiểm tra phải được lập theo trình tự và mẫu biểu quy định Nội dung biên bản là xác nhận tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của

Đoàn KTNN Trong đó phải nêu rõ: căn cứ để tiến hành kiểm tra; thành phần tham dự của tổ kiểm tra và của đơn vị được kiểm toán; tình hình thực hiện

các kiến nghị kiểm toán tại đơn vị gồm những việc đơn vị đã thực hiện, đang thực hiện, những việc chưa thực hiện được, nguyên nhân và biện pháp khắc

phục; ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của của đối tượng kiểm toán về tình

hình thực hiện.( theo mẫu kèm theo)

6 Lập báo cáo trình Lãnh đạo KTNN

Căn cứ vào các biên bản kiểm tra và các tài liệu có liên quan, Kiểm toán Trưởng Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực tra lập báo cáo kiểm tra

tình hình thực hiện của các đơn vị được kiểm toán trình Lãnh đạo KTNN Báo cáo phải nêu được các nội dung sau:

Trang 38

Phần này tổng hợp tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của Đoàn

KTNN qại các đơn vị trên cơ sở các biên bản kiểm tra, đánh giá tình hình

chung, so sánh các chỉ tiêu thực hiện với các chỉ tiêu tại báo cáo kiểm toán - Đánh giá tình hình thực hiện: Việc đánh giá tình hình thực hiện kết

luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán phải nêu lên được các ưu điểm cũng như mặt tồn tại của đơn vị trong quá trình thực hiện, phân tích các nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do đối tượng cố tình chưa thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN, có nguyên nhân do những khó khăn thực tế của đơn vị, nguyên nhân ngoài khả năng và phạm vi thực hiện của đơn vị, và

có thể có nguyên nhân do rủi ro kiểm toán đem lại

- Đề xuất phương án xử lý: Từ tình hình thực hiện và các đánh giá trên

Kiểm toán Trưởng Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực đề xuất phương án

xử lý Công việc này đồi hỏi phải xem xét kỹ các nguyên nhân tồn tại trong điều kiện pháp luật hiện hành và tình hình thực tế tại đơn vị để có những để

xuất phù hợp Có những kết luận, kiến nghị phải được tiếp tục thực hiện theo nội dung như Báo cáo kiểm toán, có những kết luận, kiến nghị phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện tại

7 Theo dõi các bước thực hiện tiếp theo

Sau khi Báo cáo kiểm tra được Lãnh đạo KTNN thông qua và gửi cho

đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực phải tiếp tục

theo đõi các đối tượng kiểm toán thực hiện tiếp các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN theo kết luận xử lý kết quả kiểm tra tình hình thực hiện của

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (Có thể có những thay đổi so với các kết luận, kiến nghị trong Báo cáo kiểm toán của Đoàn KTNN) Đối với bước theo dõi

tiếp theo Kiểm toán Nhà nước cần xây dựng một cơ chế, quy trình xử lý thích

hợp với từng tình huống cụ thể

IL CÁC DIEU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN TỐT QUY TRÌNH KIỂM TRA 1.Đối với Nhà nước:

1.1 Cần phải đảm bảo để Kiểm toán Nhà nước có mội địa vị pháp lý tương xứng với với chức năng nhiệm vụ được quy định, nhằm bảo đảm cho các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN có đầy đủ hiệu lực, được các cơ quan, đơn vị tôn trọng thực hiện Hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà

nước phải được bảo đảm bằng một hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ

Trang 39

hoàn chỉnh, thể hiện đây đủ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; phải có chế tài quy định bảo đảm các kiến nghị của

Đoàn Kiểm toán Nhà nước được thực thi theo pháp luật; cần có luật Kiểm

toán Nhà nước trong đó quy định việc sử dụng và thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước như là một cơ sở đánh giá việc chấp hành ky luật trong việc sử dụng tài chính công của Nhà nước

1.2 Trong Báo cáo kiểm tốn của Đồn KTNN thường có một số kiến

nghị đối với Chính phủ và các Cơ quan chức năng về cơ chế chính sách, các

vấn đề về quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền Trong khuôn khổ đề tài này không đề cập đến vấn đề xem xét việc triển khai thực hiện các kiến nghị này

Song Nhà nước ta cần có cơ chế đòi hỏi các cơ quan chức năng chỉ đạo và

thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đầy đủ, kịp thời

1.3 Kiểm toán Nhà nước cần thiết phải có một tài khoản tam thu và

được xử lý tạm thu các khoản phải nộp Ngân sách, các khoản chi sai, vi phạm

chính sách tài chính , trước khi kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý

chính thức có như vậy các kiến nghị sẽ có hiệu lực cao và kịp thời hơn

1.4 Nhà nước cần quy định: Kiểm toán Nhà nước phải là một đầu mối tiếp nhận báo cáo tài chính của tất cả các đơn vị sử dụng vốn NSNN, có như ,

vậy công tác lập kế hoạch kiểm toán, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn Kiểm toán Nhà nước tại các đơn vị mới thuận lợi, sát với thực tế, chặt chẽ và theo dõi có hệ thống quá trình thực hiện

1.5 Nhà nước cần phải bảo đảm cung cấp đủ kinh phí, phương tiện đi

lại, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kiểm toán, để các Đồn

kiểm tốn trong q trình hoạt động không phải nhờ vào sự giúp đỡ của đơn vị được kiểm toán nhằm chủ động trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập khách quan trong hoạt động kiểm toán

2 Đối với cơ quan Kiểm toán Nhà nước: 2.1 Kế hoạch hố cơng tác kiểm tra

Công tác kiểm tra các đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của

kiểm toán phải được kế hoạch hoá, phải được giao trong kế hoạch hàng năm

cho từng đơn vị trực thuộc KTNN như là một nhiệm vụ có tính bắt buộc và được coi trọng như cơng tác kiểm tốn:

Trang 40

Việc tổ chức theo dõi kiểm tra đơn vị thực hiện các kiến nghi của Đồn kiểm tốn là công việc không thể thiếu được nhằm phát huy hiệu lực

của các cuộc kiểm toán Tuy nhiên hiện nay công tác này chưa được chú trọng đúng mức, Kiểm toán Nhà nước chưa đưa vào kế hoạch hàng năm mà giao cho các Phòng chủ động thực hiện Vì vậy, công tác kiểm tra còn lộn

xôn, không có sự thống nhất, không có sự kiểm tra kiểm soát lẫn nhau, nhiều

bộ phận còn làm mang tính chất qua loa đại khái như: không đi kiểm tra thực tế mà căn cứ vào báo cáo của các đơn vị được kiểm toán, số lượng các đơn vị

được chọn mẫu kiểm tra quá ít, thời gian còn tuỳ tiện, cách tiến hành chưa có

sự thống nhất

Để khác phục tình trạng trên, Kiểm toán Nhà nước nên giao nhiệm vụ

kiểm tra các đơn vị thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn KTNN trong

kế hoạch hàng năm và được quy định thống nhất về thời gian Cụ thể là các đơn vị được kiểm tốn năm trước (thì cơng tác kiểm tra thực hiện các kiến

nghị phải được ghi vào kế hoạch năm sau để nâng cao tính chủ động, đặc biệt là nâng cao tính trách nhiện của các bộ phận khi thực hiện công tác kiểm tra, đồng thời cũng là căn cứ cho công tác điều hành, giám sát của lãnh đạo cơ

quan đối với công tác kiểm tra

Đơn vị thực hiện kiểm toán năm trước phải chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện các kiến nghĩ cho năm sau tại các đơn

vị do mình kiểm toán Kế hoạch kiểm tra phải ghi rõ số lượng các đơn vị cần

kiểm tra, địa điểm của từng đơn vị, nội dung, phương án phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Trên cơ sở kế hoạch đã được thông qua, đơn vị có trách

nhiệm liên hệ phối hợp với các Kiểm toán khu vực thực hiện, có như vậy mới

tiết kiệm được kinh phí, thời gian và tăng số lượng mẫu được kiểm tra

2.2 Đoàn kiểm toán Nhà nước cần có sự thống nhất giữa các Biên bản

kiểm toán với báo cáo kiểm toán về nơi tiếp nhận, thời gian yêu cầu các đơn vị báo cáo, thời gian sẽ tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện các kết luận,

kiến nghị của Đoàn KTNN nhằm phù hợp với điều kiện cụ thể của đối tượng kiểm toán và kế hoạch hàng năm của Kiểm toán Nhà nước

2.3 Kiểm toán Nhà nước cần xây dựng một cơ chế bảo đảm có sự phối kết hợp giữa các kiểm toán chuyên ngành và các kiểm toán khu vực trong việc kiểm tra thực hiện các kiến nghị của kiểm toán Nhà nước Công

Ngày đăng: 18/10/2014, 02:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w