1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình hoạt động ngân hàng đa năng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

67 569 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Muc luc

  • Mo dau

  • Chuong I: Nhung van de co ban ve ngan hang da nang trong linh vuc chung khoan

    • 1. Khai niem va lich su phat trien

    • 2. Nhung uu nhuoc diem

    • 3. Kinh nghiem quoc te trong viec hinh thanh va phat trien mo hinh ngan hang da nang

  • Chuong II: Thuc trang hoat dong hien nay cua cac ngan hang VN trong linh vuc chung khoan va mot so de xuat

    • 1. Thuc trang hoat dong

    • 2. Mot so de xuat

  • Ke luan

  • Tai lieu tham khao

Nội dung

Trang 1

UY BAN CHUNG KHOAN NHA NUGC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐA

NĂNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

MÃ SỐ: CS.03.02

Đơn vị chủ trì _ : Trung tâm GDCK Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài : Th.s Nguyễn Thị Thuận

Thư ký đề tài : Cử nhân Nguyễn Đức Huấn

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện với sự tham gia của các

thành viên có tên sau đây:

-_ Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuận - _ Thư ký đề tài: Cử nhân Nguyễn Đức Huấn

-_ Nguyễn Văn Tâm

- Hoang Van Phic

Trang 3

MUC LUC

LOT MO DAU cccsecssccsscsssesscecccsssssessccssscsssessescessesssssessesssssesecsestensessssstssusesesssszess 1 CHUONG 1 NHUNG VAN DE CO BAN VE NGAN HANG DA NANG

TRONG LĨNH VỤC CHỨNG KHOÁN . 5-5 csecceeexseccee 3

1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển ngân hàng đa năng 3

1.2 Những ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng đa năng : 7 1.2.1 Ưu điểm của ngân hàng đa năng .o. c«cc<cccsscssrsersersersssee 7

1.2.1.1: Uu thế về thÔng [ỈH ả ào nay 7

1.2.1.2: Tính kinh tế theO QUY HHÔ Là on Ha Hy 1I

1.2.2 Nhược điểm của nghiệp vụ ngân hàng đa năng .- 13

1.2.2.1: Xung đột lợi Ích -ccxxnc22E H2 Hn2 H1 eerae 13

1.2.2.2 Tính rủi ro trong sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng 16

1.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc hình thành và phát triển mô hình

ngân hàng đa năng 5c H0 TH KH HH 090050000870 01ø 19

1.3.1 Hệ thống Ngân hàng đa năng ở ĐỨC ec-c<cseseseseerseee 19

Trang 4

IhƯỜN, N0 na 2ó 1.3.2.2 Lập luận chống lại hệ thống ngân hàng đa năng 29

1.3.2.3 Thực tế thay đổi trong hệ thống ngân hàng Mỹ 30 1.3.3 Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và một số nhận

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG LĨNH VỤCCHỨNG KHOÁN VÀ MỘT SỐ ĐỂ XUẤTT csseerterrrttirrrtirrrrtiirrrirrrtrirririrrrrirrrrrrie 33

2.1 Thực trạng hoạt động hiên nay của các ngân hàng 33

2.1.1 Về khung pháp lý <2 HH4 1n TH an xen xe 33

2.1.2 Thực trạng hoạt động hiện nay của các ngân hàng trong lĩnh vực Chứng khoá¡n - 5c s9 9T 101018050140 038081004500061070005801 015000 35 2.1.2.1 Cơng ty TNHH chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 35 2.1.2.2 Công ty TNHH chứng khốn Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt NAM ccc HH HH Hi HH HH Hà HH HH ưu 39

2.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN MƠ HÌNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM 45 2.2.1 Các điều kiện để áp đụng mô hình ngân hang đa năng 45

2.2.1.1 Điều kiện kinh tế- xã hội .eeeeeeeeeeniesnsesesassarl 45

2.2.1.2 Điều kiện về qui mô vốn Cita CAC NEN NANG cece eee 48 2.2.1.3 Điều kiện về môi trường pháp lỘ chân 50

Trang 5

`5) co sac nh ốẽ ố ố 52 2.2.3 Quản lý nhà nước đối với ngân hàng đa năng .-.« 55

KET LUAN

>9 9 04 900100 60 0:00 040/4 0010 0.0.0.6 001909 0.0600 000/00940900 006060 6004009000040440000060000906000960400900090000000408A

Trang 6

LOI MG DAU

"Trên thế giới, tranh luận về việc áp dung hệ thống ngân hàng đa năng hay

ngân hàng chuyên doanh đã bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay vẫn chưa có hồi kết Hệ thống ngân hàng đa năng với những ưu điểm của mình đang phát

triển và được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới Những lợi thế chính của các ngân hàng thương mại khi các ngân hàng này mở rộng quy mô hoạt động

tham gia trực tiếp vào thị trường chứng khoán có được chủ yếu từ những lợi thế

về thông tin và tính kinh tế theo quy mô Với hệ thống ngân hàng đa năng, các ngân hàng vừa hoạt động như một ngân hàng thương mại, với nghiệp vụ cho vay thương mại, đồng thời hoạt động như một ngân hàng đầu tư (hoặc công ty chứng khoán) với việc bảo lãnh phát hành chứng khoán và tham gia vào thị trường cổ phiếu sơ cấp và thứ cấp Một đặc điểm của hệ thống này là quan hệ mật thiết và lâu dài giữa các ngân hàng và các công ty, do các ngân hàng không chỉ là người cho vay vốn và giám sát các khoản vay này mà đồng thời là cổ

dong của các công ty thông qua việc mua cổ phiếu Những hiểu biết và phân

tích sấn có trong quá trình cấp tín dụng cho các công ty sẽ giúp ích đáng kể cho

các ngân hàng này khi tham gia vào thị trường chứng khoán Tiêm lực về vốn

của các ngân hàng cũng giúp ích lớn cho các tổ chức này khi tham gia thị trường, đồng thời giúp kích hoạt hoạt động của thị trường chứng khốn

Mơ hình ngân hàng đa năng có tác dụng thúc đẩy đáng kể hoạt động của cả nên kinh tế Tiêu biểu như ở Đức, hệ thống ngân hàng đa năng đã góp phần quan trọng thúc đẩy nên công nghiệp ở Đức từ đâu thế kỷ 20 Hệ thống này cũng tiếp tục được phát huy và giúp nước Đức phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhiều quốc gia khác cũng đã học tập và phát triển mô hình này trong quá trình công nghiệp hóa

Ở Việt Nam việc hình thành và cho phép phát triển mô hình ngân hàng đa năng với đồng thời thực hiện hai nghiệp vụ chính là hoạt động kinh doanh tiền

tệ và hoạt động kinh doanh chứng khoán là một mô hình kinh doanh mới mẻ

còn chưa được đề cập và chưa có văn bản nào cho phép có loại hình hoạt động này trong các ngân hàng thương mại hiện tại

Trang 7

Tuy nhiên, những đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng đa năng, nhất là những ưu điểm đối với một nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường và đang

trong quá trình công nghiệp hóa, việc nghiên cứu sâu để hiểu rõ thêm và áp dụng một cách hợp lý mô hình này vào hoạt động chứng khoán Việt Nam là vô cùng cần thiết Hệ thống các công ty chứng khoán hiện tại ở Việt Nam hiện có tiểm lực tài chính rất nhỏ bé, sẽ khó có thể thích ứng được với quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán trong tương lai Việc cho phép các ngân hàng thương mại tham gia trực tiếp vào thị trường theo mô hình Ngân hàng Đa năng sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động của hệ thống các công ty chứng

khoán, đồng thời thúc đẩy được sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng

Trang 8

CHUONG 1

NHUNG VAN DE CO BAN VE NGAN HANG DA NANG

TRONG LINH VUC CHUNG KHOAN

Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình kinh doanh chứng khốn là mơ hình đa năng và mô hình chuyên doanh Việc lựa chọn mô hình nào cho hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng thì đều nhằm mục đích trước tiên là giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính nói chưng và bảo vệ người đầu tư

Mô hình ngân hàng chuyên doanh: đây là sự thể hiện đặc trưng khác biệt về mặt pháp lý giữa hai ngành Ngân hàng và ngành Chứng khoán, tiêu biểu ở Mỹ (sau 1929) Canada, Hàn quốc và Nhật Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chun mơn hố trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận Các ngân hàng không được tham gia vào việc kinh doanh chứng khoán, hay nói cách khác, cơng ty chứng khốn là công ty chuyên doanh độc lập, không có nghiệp vụ ngân hàng Ưu điểm của mô hình này là sự tách biệt giữa hoạt động kinh doanh tiên tệ và hoạt động kinh doanh chứng khoán, qua đó hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng Nhược điểm của mô

hình kinh doanh này là không tận dụng được những dịch vụ tiện ích mà hệ

thống ngân hàng có thể cung cấp cho công ty chứng khốn Trong khn khổ của đề tài chúng tôi không đi sâu nghiên cứu mô hình này mà đi sâu nghiên cứu về mô hình ngân bàng đa năng với mong muốn qua nghiên cứu đưa ra được một số để xuất cho việc triển khai hoạt động của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam trong tương lai

1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển ngân hàng đa năng

Sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đang ngày càng trở thành tâm điểm của nền kinh tế thế giới Cùng với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra, toàn cầu hóa hệ thống tài chính là một hiện tượng không thể chối bỏ

Trang 9

Xu thế này mang lại một diện mạo mới cho hệ thống ngân hàng, với sự thành lập và ngày càng lớn mạnh của các ngân hàng — nói đúng hơn là các tập đoàn tài chính - đa quốc gia Sự sát nhập của các ngân hàng lớn thành các tập đoàn

tài chính khổng lồ đã là hiện tượng của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ vừa

qua Và đương nhiên, cùng với xu thế sát nhập này, các ngân hàng trở thành các tập đoàn tài chính, với các dịch vụ tài chính đa dạng, không chỉ bó hẹp trong giới hạn nghiệp vụ ngân hàng đơn thuần

Về mặt lịch sử, thực ra khó có thể phân biệt được các ngân hàng và các

hãng thương mại Chẳng hạn nhự, tài liệu cổ xưa đã nói lại, hoạt động ngân

hàng ở Anh quốc đã được phát triển bởi các công ty (cửa hàng) dịch vụ khác, như là cửa hàng kim hoàn Các ngân hàng lớn khác như Chase Manhattan hay Wells Fargo thì được phát triển từ những bộ phận tài chính của các công ty thương mại

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ thời kỳ đầu tiên của hệ thống ngân

hàng, đã có nhiều lý luận cho rằng việc tách biệt giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác là cần thiết Chẳng hạn như, các ngân hàng thời xưa ở Venice đã không được phép tham gia vào một số các hoạt động xuất nhập khẩu hoặc thương mại hàng hóa, với lý do rằng việc tham gia này là quá rủi ro Tuy nhiên, lý do thực sự đằng sau việc không cho phép các ngân hàng tham gia vào hoạt động thương mại là sự lo sợ các ngân hàng này với ưu thế về tài chính của mình sẽ khống chế các hoạt động

Các nhà nghiên cứu bất đầu chú ý đến khái niệm về "Ngân hàng đa năng"

kể từ cuối thế kỷ 19, với "hiện tượng" của hệ thống tài chính Đức Sự thành

công của nền công nghiệp Đức, được nhìn nhận như là một hiện tượng vào thời

kỳ cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đã được nhiều nhà kinh tế cho rằng chủ yếu

nhờ vào sự phát triển của khu vực tài chính Đây là thời kỳ mà nước Đức đã phát triển mô hình Ngân hàng đa năng, một sách lược kinh tế sáng suốt đã góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng, qua đó thúc đẩy hiệu quả

Trang 10

của đầu tư xã hội, giúp cho Đức có những bước nhảy vọt trong quá trình công nghiệp hóa

Cùng với sự ra đời của Luật Công ty của Đức năm 1884, với những điều

khoản rất có lợi cho hoạt động của các ngân hàng, hệ thống ngân hàng Đức đã

có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn Trong khoảng thời

gian 1884-1913, các ngân hàng Đức đã tập trung lớn quyền lực vào hệ thống của mình, trở nên khu vực quan trọng nhất trong nền kinh tế, và giúp ích đáng

kể trong việc tạo vốn và điều tiết quá trình công nghiệp hóa Một điểm quan

trọng cần nhấn mạnh là sự tham gia mạnh mẽ của các ngân hàng vào lĩnh vực thị trường tài chính chứng khoán Học tập kinh nghiệm của Đức, nhiều quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa của mình cũng đã áp dụng một mô hình tương

tự

Tuy nhiên, ở một số nước khác, điển hình là các quốc gia Anglo-Saxon,

quan điểm về hệ thống ngân hàng chuyên doanh vẫn được giữ vững cho tới thời

gian gần đây Tại Mỹ, luật Glass-Steagal (luật Ngân hàng năm 1933) đã cấm các ngân hàng tham gia vào hoạt động chứng khoán, do vậy đã tạo ra hai loại hình ngân hàng trong hệ thống, đó là các ngân hàng thương mại với các loại dịch vụ ngân hàng truyền thống và ngân hàng đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực

chứng khoán Gần đây, do nhận thức được những ưu điểm nổi trội của hệ thống

ngân hàng đa năng, và do nhìn nhận xu hướng khách quan không thể phủ nhận của việc toàn cầu hóa nền kinh tế nói chung cũng như hệ thống tài chính nói riêng, và xu hướng liên kết các ngân hàng thành các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới, Mỹ đã quyết định bãi bỏ đạo luật này Năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley, bãi bỏ đạo luật Glass-Steagal, tạo ra một sân chơi rộng lớn hơn nhiều cho các tập đoàn ngân hàng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các loại hình công ty cung cấp các dịch vụ tài chính khác Hiện nay chưa có một định nghĩa cụ thể nào được đưa ra cho khái niệm “Ngân hàng đa năng” Tuy nhiên, một cách chung nhất theo chúng tôi:

Trang 11

Mô hình Ngân hàng đa năng là một mô hình trong đó các ngân hàng được phép thực hiện các dịch vụ tài chính khác (ngoài dịch vụ ngân hàng don thuần) Ở

nhiều nước, các ngân hàng trực tiếp tham gia vào thị trường chứng khoán như là các thành viên thị trường Các dịch vụ mà ngân hang đa năng tham gia thường là dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, giao dịch tự doanh và môi giới chứng khoán, và các nghiệp vụ về quỹ Ngoài ra, các ngân hàng đa năng còn

tham gia vào các dịch vụ tài chính khác, như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn

đầu tư, kinh doanh bất động sản v.v Trong mô hình ngân hàng đa năng người ta lại phân thành mô hình ngân hàng đa năng hoàn toàn và mô hình ngân hàng đa năng một phần

Mô hình ngân hàng da năng hoàn tồn Mơ hình này khơng có sự tách bạch nào giữa hoạt động ngân hàng và chứng khoán, Ngân hàng thương mại không những được hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ mà còn được hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm; (các hoạt động trong lĩnh

vực chứng khoán bao gồm: bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý

danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư, tham gia vào lưu ký đăng ký và thanh toán bù

trừ chứng khốn) Ưu điểm của mơ hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều

nghiệp vụ kinh doanh, nhờ đó mà giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng về tài chính chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, mô hình này cũng có hạn chế là làm cho thị trường chứng khoán phát triển chậm vì hoạt động chủ yếu hệ thống ngân hàng là dùng vốn để cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán, do đó ngân hàng thường quan tâm tới lĩnh vực ngân hàng hơn là lĩnh vực chứng khốn

Mơ hình Ngân hang da năng một phần Theo mô hình này thì các ngân hàng muốn hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải thành lập công ty con - công ty chứng khoán , hoạt động độc lập Mô hình này có ưu điểm là do có quy

định hoạt động riêng rẽ giữa hoạt động kinh doanh chứng khoán và hoạt động

kinh doanh tiền tệ nên hạn chế được rủi ro nếu có sự biến động của một trong

Trang 12

hai thị trường Hạn chế của mô hình này là không khuyến khích được các cơng

ty chứng khốn mở rộng, kết hợp được các nghiệp vụ kinh doanh, tận dụng

được thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm, mạng lưới khách hàng rộng khắp của

ngân hàng

1.2 Những ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng đa năng 1.2.1 Ưu điểm của ngân hàng đa năng

Khi phân tích những ảnh hưởng liên quan tới sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào ngành kinh doanh chứng khoán đặc biệt là hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khốn cơng ty chúng ta phải xét xem tại sao các ngân

hàng thương mại lại được xếp ở vị trí đầu tiên Để giải thích vấn để này lý

thuyết truyền thống tập trung vào khả năng cung cấp các dịch vụ danh mục đầu tư và thanh toán của ngân hàng còn lý thuyết về trung gian tài chính hiện đại nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng như là nơi cung cấp tính thanh khoản trong các môi trường đặc trưng bởi sự mất cân đối về thông tin giữa các trung

gian tham gia trên thị trường Lý thuyết hiện đại cho rằng lợi ích chủ yếu của

các ngân hàng thương mại thu được từ việc mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh

chứng khoán là nhờ bởi các ưu thế về thông tin và tính kinh tế theo quy mô 1.2.1.1: Uu thế về thông tin

Thông thường công ty nào cũng có thông tin riêng về năng lực tín dụng

và các dự án đầu tư không công bố rộng rãi Một số công ty có thể lấp lỗ hổng

thong tin bang cách ký hợp dồng với một đại lý độc lập (một tổ chức định mức

tín nhiệm) để chuyển các thông tin liên quan cho những đối tượng ngồi cơng

ty và đồng thời xác nhận chất lượng của các thông tin đó Các cơ quan định mức tín nhiệm có động cơ để cung cấp thông tin chính xác nhằm duy trì uy tín của mình trong khi các công ty sẵn sàng chịu các chi phí của quá trình này bởi

vì nó cho phép họ tham gia vào các thị trường vốn và vì vậy tiết kiệm được các

chi phí ký kết hợp đồng với ngân hàng Tuy nhiên có một số công ty khác

Trang 13

không thể lấp lỗ hổng thông tin bằng cách sử dụng các cơ quan định mức tín

nhiệm, việc biên tập thông tin về các công ty này có thể quá tốn kém hoặc đòi

hỏi phải có quan hệ rộng và liên tục Trong trường hợp này thì tốt nhất là phân

bổ một số chức năng nhất định cho các trung gian tài chính, chi phí thuê trung gian tài chính đỡ tốn kém hơn do tránh được sự chồng chéo về chức năng như là

thu thập các thông tin liên quan về người đi vay

Khi lập quan hệ với một công ty, ngân hàng phải chịu các chi phi thu thập thông tin và cơ hội đầu tư vào công ty đó trước khi ra quyết định tài trợ Quyết định này được thực hiện sẽ mở ra một giai đoạn mới cho mối quan hệ

giữa ngân hàng và công ty; ngân hàng bắt đầu theo dõi công ty; đảm bảo rằng

nó tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tài trợ và đồng thời thu thập thêm thông tin về công ty đó Đó là lý do giải thích tại sao huy động vốn qua ngân hàng có xu hướng tốn kém hơn là huy động vốn bằng cách phát hành chứng khốn ra cơng chúng, vì vậy giải thích tại sao các công ty có xu hướng tránh né loại hình huy động vốn cũ Ngoài ra, một số công ty cũng có thể không muốn huy động vốn ngân hàng để tránh bị soi xét Bởi vậy công ty nào có uy tín cao hơn (thường là các công ty lớn) có xu hướng huy động vốn trực tiếp trên thị trường vốn trong khi các công ty nhỏ và mới xuất hiện có xu hướng dựa vào ngân

hàng

Trong bối cảnh đó thì rõ ràng là các ngân hàng đa năng có một số ưu điểm so với ngân hàng chuyên doanh Bằng việc đưa ra một tập hợp các sản

phẩm tài chính rộng hơn ngân hàng chuyên doanh, ngân hàng đa năng có thể

phát triển các mối quan hệ rộng và dài dạn hơn với các công ty Sự tiến bộ của mối quan hệ ngân hàng và công ty có thể là nguồn lợi quan trọng cho cả hai phía Một mối quan hệ ngân hàng và công ty rộng hơn có thể là yếu tố tạo ra tính kinh tế theo quy mô Nó cho phép ngân hàng hiểu biết hơn về một công ty bằng cách xem xét hành vi của nó sử dụng các công cụ tài chính như thế nào đồng thời chính mối quan hệ này cũng tạo cho ngân hàng cơ hội sử dụng các

Trang 14

thông tin thu thập được thông qua việc theo dõi tài khoản luân chuyển của công

ty trong nhiều lĩnh vực kinh doanh hơn là chỉ xem xét các quyết định cho vay

của họ Hơn nữa, với việc đưa ra nhiều dịch vụ hơn, ngân hàng đa năng sẽ có

nhiều công cụ hơn để thiết kế các hợp đồng vay vốn và có sức nặng hơn tới

quyết định quản lý của các công ty nhờ đó giảm bớt các chị phí cho ngân hàng Việc mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty kéo dài trong bao lâu cũng là một yếu tố quan trọng Nếu cả ngân hàng và công ty muốn làm ăn với nhau lâu đài, ngân hàng sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào việc thu thập thông tin về công ty đó đồng thời họ cũng sẽ dàn trải các chi phí của khoản đầu tư này trong một khoảng thời gian dài hơn, giảm bớt các khoản chi phí vốn phải trả trước

cho công ty

Thông tin sẵn có về một công ty, nhu cầu tài chính cũng như danh tiếng

của công ty đó thay đổi theo chu kỳ kinh doanh của họ Thế nên khả năng huy động vốn của công ty thông qua nhiều công cụ tài chính khác nhau và khả năng tiếp cận với nhiều nhà cung cấp vốn khác nhau cũng thay đổi theo chu kỳ kinh

doanh Trong các giai đoạn đầu thành lập, chưa được ai biết đến, các công ty có

xu hướng chủ yếu dựa vào các khoản thu nhập giữ lại và dựa vào vốn từ những

người sáng lập công ty Sau bước đầu thành công, thì các công ty bắt đầu huy

động vốn thông qua các khoản vay ngân hàng Trong giai đoạn này, các công ty chủ yếu dựa vào đầu tư của các ngân hàng vào lĩnh vực thông tin và các dịch vụ giám sát Khi doanh nghiệp đã vững mạnh và trở nên có danh tiếng, họ thường chuyển sang huy động vốn trên thị trường vốn, trong nhiều trường hợp họ thường phát hành trái phiếu trước và sau đó mới phát hành cổ phiếu Với tiến trình phát triển như vậy, không giống như ngân hàng chuyên doanh, ngân hàng đa năng hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty thông qua sự hiện điện của họ Điều này càng củng cố một mối quan hệ lâu đài mà đôi bên cùng

Trang 15

Ngân hàng sẵn sàng tham gia vào một hợp đồng ngầm định dài hạn chỉ khi họ mong muốn làm ăn lâu dài với công ty đó Do một số thông tin được tạo ra trong mối quan hệ giữa ngân hàng với công ty được phía ngân hàng giữ kín

và phía công ty cũng không dễ gì tiết lộ cho các đối tác khác nên công ty đó sẽ

phải chịu một số chỉ phí nếu họ quyết dịnh chuyển sang một ngân hàng khác

Những khoản chi phí này có tác động tích cực vì chúng khiến bản hợp đồng

giữa ngân hàng và công ty tăng thêm độ tin cậy Với lý do này, ngân hàng có thể sẵn sàng cấp vốn cho công ty với những điều khoản ưu đãi hơn vào thời kỳ

đầu trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, những chi phí cho

việc chuyển sang làm ăn với một ngân hàng khác cũng có những tác động tiêu cực Nó cho phép ngân hàng được hưởng khoản phí cùng với lợi thế về thông tin ngay cả khi công ty đã chuyển sang làm ăn với đối thủ cạnh tranh Điều này khiến doanh nghiệp muốn dựa vào các nguồn vốn nội bộ nhằm tránh bị phụ

thuộc quá nhiều vào một ngân hàng

Tuy nhiên, một vấn để quan trọng về các chi phí dịch chuyển phát sinh từ

mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty là những chi phí này được so sánh như thế nào trong trường hợp mối quan hệ này thuộc hệ thống ngân hàng đa năng và thuộc hệ thống ngân hàng chuyên doanh, trong mỗi hệ thống các khoản phí được thu hồi như thế nào Mặt khác, người ta thường cho rằng chi phí chuyển dich trong các ngân hàng đa năng thường lớn hơn, điều này sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thu hồi nhiều khoản phí hơn Người ta đưa ra hai lý do để giải thích sự khác biệt này

Lý do thứ nhất, một ngân hàng đa năng có thể đưa ra phương án giành lợi

thế trước để ngăn cản sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong việc làm ăn với các khách hàng của mình Do có được những thông tin có giá trị hơn, ngân

Trang 16

Lý do thứ hai, một vấn đề rắc rối có thể nảy sinh khi công ty không làm

ăn với ngân hàng nữa Trong hệ thống ngân hàng chuyên doanh, khi một công ty chuyển từ một ngân hàng thương mại sang một ngân hàng đầu tư với mục

đích phát hành trái phiếu ra thị trường, chẳng có lý do đặc biệt nào có thể giải

thích cho động thái này hơn là công ty đó muốn huy động vốn thông qua một kênh khác Ngân hàng đầu tư biết rằng ngân hàng mà công ty đã từng hợp tác trước đó không được phép bảo lãnh cổ phiếu của công ty này Tuy nhiên, trong hệ thống ngân hàng đa năng, khi một công ty chuyển sang một ngân hàng đầu tư, ngân hàng này sẽ đặt câu hỏi tại sao ngân hàng mà công ty đã hợp tác trước đó lại không cung cấp dịch vụ bảo lãnh Sự nghi ngờ này có thể khiến ngân hàng đầu tư đặt ra một khoản phí bảo hiểm mới, do đó làm tăng chỉ phí chuyển

dịch

Mặt khác, người ta cũng thường cho rằng một hệ thống ngân hàng đa

năng giúp việc thu hồi các khoản phí một cách dé dang hơn Do tạo điều kiện

cho một mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và công ty, một hệ thống ngân hàng đa năng có khả năng giúp ngân hàng thu hồi các khoản cho vay trong khoảng thời gian đài Như vậy, các chỉ phí tài chính trong thời gian đầu hợp tác có thể thấp hơn so với những chỉ phí trong hệ thống ngân hàng chuyên doanh, nơi mà các ngân hàng muốn thu hồi các khoản cho vay trong khoảng thời gian

ngắn

Tóm lại, hệ thống ngân hàng đa năng có những lợi thế về những thông tin quan trọng, nó tạo diều kiện thúc đấy mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty bởi nó cho phép tạo thêm nhiều tiếp điểm giữa các bên và khả năng phát triển

quan hệ lâu dài Mặc dù nghiên cứu thực tiễn về những vấn đề này vẫn còn

đang ở những giai đoạn đầu nhưng kết quả thu được cho thấy rằng việc thúc đẩy

mối quan hệ giữa ngân hàng và công ty sẽ đem lại một nguồn lợi quan trọng về

cả chỉ phí lẫn khả năng vay vốn

1.2.1.2: Tính kinh tế theo quy mô

Trang 17

Tính kinh tế theo quy mô có vai trò chủ chốt đối với hiệu quả hoạt động của các tập đoàn tài chính nói chung và các ngân hàng đa năng nói riêng Tính kinh tế theo quy mô có thể phát sinh trong quá trình tạo ra các dịch vụ tài chính cũng như trong quá trình sử dụng các dịch vụ này Liên quan tới quá trình sản

xuất, tính kinh tế theo quy mô xuất hiện khi chi phí mà một tổ chức phải bỏ ra

để sản xuất một tập hợp sản phẩm thấp hơn mức chi phí khi một số công ty chuyên doanh cùng sản xuất tập hợp sản phẩm đó

Trong phần trước, chúng ta đã thấy được các ngân hàng đa năng thu lợi như thế nào từ tính kinh tế theo quy mô trong hoạt động thu thập thông tin Các ngân hàng đa năng có thể cũng thu lợi từ tính kinh tế theo quy mô truyền thống Lý do trước hết là họ có thể dàn trải chi phí cố định (vốn nhân lực

và vật lực) cho việc quản lý một mối quan hệ với khách hàng bằng một loạt các

dịch vụ Lý do thứ hai là họ có thể sử dụng mạng lưới các chi nhánh cũng như tất cả các kênh giao nhận hiện có để phân bổ các dịch vụ phụ trợ với mức chi phí biên thấp Lý do thứ ba là họ có thể đối mặt một cách dễ dàng hơn với những yêu cầu thay đổi của khách hàng về các dịch vụ mà họ đưa ra (trong phạm vi nhất định, một số dich vụ do các định chế tài chính đưa ra bao giờ

cũng có các dịch vụ thay thế) bởi họ có thể xử lý bằng cách chuyển đổi các

nguồn lực trong tổ chức của mình Lý do cuối cùng là các ngân hàng đa năng

tận dụng danh tiếng của mình trong một loại hình địch vụ nhằm giới thiệu các loại hình dịch vụ khác

Tính kinh tế theo quy mô cũng có thể bắt nguồn từ sử dụng các loại dịch vụ tài chính Người sử dụng các loại dịch vụ này có thể tiết kiệm được chỉ phí

bằng cách mua một tập hợp các dịch vụ tài chính từ một nhà cung cấp duy nhất

nào đó thay vì mua riêng từng loại dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau

Vì vậy, từ quan điểm lý thuyết, xuất hiện rất nhiều nguồn khác nhau về

tính kinh tế theo quy mô mang tính công nghệ liên quan tới việc kết hợp giữa các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư Tuy nhiên, tranh cãi

Trang 18

về tầm quan trọng của các tính kinh tế này vẫn chưa được giải quyết Cho tới nay những bằng chứng có được vẫn còn chưa rõ ràng, nghiên cứu về các ngân hàng của Mỹ cũng chưa chứng minh được gì nhiều cho tính kinh tế theo quy mô trong việc cưng cấp các dịch vụ kết hợp giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư Nghiên cứu về các ngân hàng của Nhật Bản, Israel và một vài nước

châu Âu như Bỉ, Pháp hay Italia lại cho thấy những bằng chứng rõ nét về tính

kinh tế theo quy mô trong việc hợp tác đưa ra các loại hình dịch vụ này

Tóm lại, từ quan điểm lý thuyết, không còn nghi ngờ gì nữa các đặc tính kinh tế theo quy mô quan trọng luôn gắn với nghiệp vụ ngân hàng đa năng Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn lại không có khả năng đưa ra được bằng chứng thuyết phục, một phần là do những kết quả thu được chưa rõ ràng và một phần là do tồn tại một số vấn đề trong cách tiếp cận được áp dụng

1.2.2 Nhược điểm của nghiệp vụ ngân hàng đa năng

Lý do có thể thấy rõ nhất để duy trì sự tách biệt nghiệp vụ ngân hàng

thương mại với lĩnh vực kinh đoanh chứng khoán là ở chỗ khi kết hợp hai hoạt

động này có thể gây ra những xung đột lợi ích nghiêm trọng và điều này đe doa

sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng

1.2.2.1: Xung đột lợi ích

Edwards (1979, trang 282) định nghĩa xung đột lợi ích như sau: “Xung

đột lợi ích tôn tại bất cứ khi nào người ta mong muốn đạt được từ hai lợi ích trở lên và có thể đặt một người ở vị trí có lợi hơn bằng sự đánh đổi lợi ích của

người khác" Broker (1989, trang 228) lại cho rằng “xung đột lợi ích nảy sinh khi một ngân hàng giao dịch với một khách hàng nếu ngân hàng này chỉ có

thể chọn một trong hai phương án để thực hiện giao địch đó, một có lợi cho

ngân hàng còn phương án kia thì khách hàng được lợi Xung đột lợi ích cũng có thể xảy ra khi một ngân hàng tiến hành các hoạt động liên quan tới hai nhóm khách hàng khác nhau và họ phải duy trì được sự cân bằng giữa các lợi ích

Trang 19

tương ứng của hai nhóm khách hàng này" Rõ ràng là ngay cả các tổ chức chu$ên doanh hiện thời cũng phải đối mặt với nhiều tình huống phát sinh xung

đột lợi ích Đương nhiên, khi một tổ chức tài chính càng đưa ra nhiều sản phẩm

dịch vụ hơn và số lượng khách hàng được mở rộng thì càng có khả năng xảy ra

xung đột lợi ích

Về sự mở rộng của các ngân hàng thương mại sang lĩnh vực kinh doanh

chứng khoán, người ta cho rằng xung đột lợi ích nảy sinh do vai trò tư vấn của

ngân hàng với các tổ chức lưu ký (ngân hàng có thể quảng bá cho các cổ phiếu

mà họ thực hiện bảo lãnh phát hành ngay cả khi xuất hiện những cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn trên thị trường) và do_ vai trò của họ như là một nhà quản lý quỹ

tín thác (ngân hàng có thể chuyển những cổ phiếu không bán được mà họ bảo

lãnh sang nhưng tài khoản tín thác thuộc quyền quản lý của họ) Xung đột lợi ích cũng có thể phát sinh khi ngân hàng có cơ hội áp đặt những hợp đồng với

những điều khoản mang tính rằng buộc cao đối với khách hàng (ngân hàng có

thể sử dụng vai trò là người cho vay của mình để gây sức ép đối với một công ty

buộc họ mua các dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng với cảnh báo sẽ tăng phí tín

dụng hay không gia hạn hạn mức tín dụng) và ngân hàng có khả năng thiết kế những giao dịch nhắm chuyển rủi ro phá sản sang các nhà đầu tư bên ngoài (ngân hàng cũng có thể gây sức ép buộc bên đi vay đang có những khó khăn về tài chính phải phát hành cổ phiếu và ngân hàng sẽ bảo lãnh phát hành ra công chúng để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng) Cuối cùng là, xung đột lợi ích

cũng có thể nảy sinh do “thông tin nội bộô (ngân hàng có thể sử dụng những

thông tin mật mà họ có được khi bảo lãnh phát hành cổ phiếu của một công ty theo cách mà công ty đó không lường trước được, như công bố các tin tức đó

một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các đối thủ cạnh tranh của công ty này) Một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ xung đột lợi ích nào đó không phải

là bản thân xung đột lợi ích ấy tồn tại như thế nào mà là các bên tham gia vào

giao dịch có những động cơ - hay cơ hội khai thác xung đột đó hay không

Trang 20

Không dễ dàng nhận thấy rằng các ngân hàng có động cơ đủ mạnh để khai thác những xung đột lợi ích ở trên vì nhiều lý đo như ảnh hưởng không tốt tới uy tín của ngân hàng, đặc biệt là tới vai trò xác nhận của họ; sự theo dõi của các tổ

chức định mức tín nhiệm: và sự giám sát của các cơ quan quản lý Ngồi ra,

cũng khơng dễ dàng nhận thấy rằng các ngân hàng có cơ hội chuyển những xung đột lợi ích thành ưu thế riêng Nhìn chung, chỉ có thể khai thác xung đột lợi ích khi tồn tại độc quyền (như những thoả thuận có tính ràng buộc cao) hay sự mất cân đối về thông tin giữa các bên tham gia hợp đồng (như trong xung đột giữa vai trò tư vấn và vai trò quảng bá của ngân hàng) hay khi một trong các bên quá “non nớt "(trong trường hợp các cổ phiếu được phát hành với mục đích chuyển rủi ro phá sản sang phía các nhà đầu tư bên ngoài)

Một số xung đột lợi ích được cho là phát sinh cùng với sự mở rộng của các ngân hàng thương mại sang lĩnh vực chứng khoán như là việc chuyển cổ phiếu vào các tài khoản tín thác, những thoả thuận mang tính ràng buộc cao hay các vấn đề về thông tin nội gián tuỳ từng mức độ cũng đều tồn tại trong các tổ chức chuyên doanh hiện nay Tuy nhiên, khả năng khai thác những xung đột

này bị hạn chế bởi những rào cản pháp lý, các chuẩn mực về tự quản riêng chấp

nhận bởi các bên tham gia (chẳng hạn như những nguyên tắc cũng như những rào cản về công bố thông tin mà các ngân hàng thương mại và đầu tư áp dụng nhằm giải quyết những xung đột lợi ích mới phát sinh khi tham gia vào những hợp dồng công cụ phái sinh, như là những xung đột phát sinh do sự tham gia đồng thời với vai trò nhà từ vấn cho khách hàng nên sử dụng dịch vụ gì và với tư cách là đối tác cung cấp các dịch vụ đó), các lực lượng thị trường (chẳng hạn như sự cạnh tranh từ những định chế tài chính khác), các nhà giám sát ngoài thị trường (như các cơ quan định mức tín nhiệm) Cuối cùng, học thuyết kinh tế

nhận định rằng nếu các trung gian hoạt động theo lý trí thì khi họ tham gia vào

một mối quan hệ hợp đồng họ sẽ xem xét động cơ của đối tác họ sẽ không bị gạt Ví dụ, nếu các công ty nhận thấy rằng họ có khả năng bị buộc phải tham

Trang 21

gia vào một thoả thuận có tính ràng buộc cao thì họ có thể tự bảo vệ mình trước

bằng các duy trì mối quan hệ với ít nhất một ngân hàng khác nữa

Tóm lại, một số xung đột lợi ích mà người ta cho rằng có thể nảy sinh do sự mở rộng của các ngân hàng thương mại sang lĩnh vực chứng khoán cũng tồn tại trong cả các tổ chức chuyên doanh Một số khác phát sinh do sự mở rộng các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và khách hàng Mặc dù xung đột có thể ngày càng nhiều, các ngân hàng sẽ tận dụng những xung đột lợi ích đó chỉ khi họ có động cơ và cơ hội thực hiện chúng Những động cơ này bị hạn chế bởi việc ngân hàng đó ý thức như thế nào về uy tín của mình Những cơ hội lại bị hạn chế do thái độ hành vi của các nhà đầu tư, do sự cạnh tranh trên các thị trường tài chính hay do các quy định hiện hành

1.2.2.2.Tính rủi ro trong sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng

Các yếu tố ngoại sinh tiêu cực, có thể do hậu quả từ sự phá sản của ngân hàng, tiếp tục được người ta sử dụng làm lý do chính để biện minh cho sự cần thiết phải quản lý tính lành mạnh của ngân hàng Người ta thường lập luận rằng một ngân hàng phá sản, đặc biệt là một ngân hàng lớn, có thể kéo theo những hiệu ứng đây truyền, buộc các ngân hàng (có khả năng trả nợ hay không có khả năng trả nợ) rơi vào tình trạng phá sản và khiến cả hệ thống ngân hàng đó sụp

đổ

Trang 22

dẫn tới sự phát triển của các hệ thống bảo hiểm tiền gửi dưới sự kiểm soát của

chính phủ Tuy nhiên, bản thân các cơ chế này cũng phát sinh một số vấn đề Đáng chú ý nhất là chúng làm giảm động cơ giám sát ngân hàng của người gửi

tiên và chúng làm ngân hàng phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn Ngược lại, những

vấn đề này cũng được người ta sử dụng để biện minh cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng Trong hệ thống đó các tổ chức ngân hàng, chẳng hạn như

các công ty cổ phần, có thể sở hữu một ngân hàng sẽ đầu tư các khoản tiền gửi có bảo hiểm vào các tài sản có độ rủi ro cao (các chứng khoán chính phủ ngắn

hạn) và các công ty thành viên khác được tài trợ bởi các loại chứng khốn khơng có đảm bảo và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như là các hoạt động chứng khoán và cho vay Các công ty thành viên này hoạt động hoàn toàn

tách rời với ngân hàng bởi một loạt các quy định

Về các quy định của ngân hàng, một số quy định, chẳng hạn những yêu

cầu về vốn, nhằm mục đích hạn chế những động cơ dám gánh chịu quá nhiều

rủi ro của ngân hàng Các quy định khác, như giới hạn về các hoạt động được phép của ngân hàng, nhằm hạn chế cơ hội chấp nhận quá nhiều rủi ro của ngân

hàng Việc ngăn cấm các ngân hàng thương mại của Mỹ thực hiện các hoạt

động thuộc lĩnh vực ngân hàng đầu tư là ví dụ về những quy định thuộc nhóm

thứ hai

Các hoạt động của ngân hàng đầu tư có thể được chia ra làm hai nhóm: các hoạt động theo kiểu môi giới, trung gian và các hoạt động theo kiểu uý thác Trong nhóm dau, ngân hàng đầu tư hoạt động với tư cách là một đại lý; nghĩa là, ngân hàng thực hiện các giao dịch hai chiều thay mặt cho khách hàng của mình Những hoạt động này bao gồm việc ngân hàng hoạt động với tư cách môi giới chứng khoán, một đại diện chính trong bảo lãnh phát hành riêng lẻ và trên cơ sở nỗ lực tối đa trong bảo lãnh phát hành chứng khốn ra cơng chúng Trong các hoạt động theo kiểu uỷ thác, ngân hàng làm việc với tư cách là người được uỷ thác, đó là thực hiện các giao dịch trên các tài khoản riêng của chính

Trang 23

họ Những hoạt động này bao gồm bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết

chắc chắn đối với hoạt động phát hành chứng khốn ra cơng chúng và giao dịch

chứng khoán Người ta thường cho rằng các hoạt động môi giới ít rủi ro hơn so với các hoạt động mang tính ủy thác do các hoạt động môi giới chủ yếu là thu phí trong khi đó thông qua các hoạt động uỷ thác ngân hàng đầu tư thường cố

gắng thu lợi bằng cách mua chứng khoán với hy vọng sẽ bán lại các cổ phiếu ra

thị trường với mức giá cao hơn Điều này khiến cho khả năng thu lợi của các hoạt động uý thác phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá của ngân hàng về giá trị của chứng khoán và đánh giá về thị trường

Ví dụ, trong trường hợp bảo lãnh phát hành chứng khoán, rủi ro xuất hiện chủ yếu trong trường hợp bảo lãnh phát hành ra công chúng theo phương pháp

cam kết chắc chắn Cơng ty chứng khốn có thể không có khả năng bán lại

chứng khoán mà nó bảo lãnh phát hành tại mức giá cao đủ để trang trải các chỉ phí hoạt động mà giá bảo lãnh cho nhà phát hành

Cũng giống như trong lĩnh vực bảo lãnh, các rủi ro mà trung gian đại điện phải chịu trong lĩnh vực giao dịch là khác nhau đối với các hoạt động khác

nhau Ví dụ, khi một cơng ty chứng khốn mua một lô cổ phiếu để tạo điều kiện

thuận lợi cho một giao dịch của khách hàng, công ty đó phải chịu rủi ro khi phải bán lại lô cổ phiếu đó với một mức giá thấp hơn Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến tranh cãi về sự mở rộng của các ngân hàng thương mại sang các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đầu tư là ảnh hưởng từ những nguy cơ tiểm ẩn đối với các ngân hàng và công ty mẹ ngân hàng do thực hiện các hoạt động chứng khoán này

Một số nhà nghiên cứu đã kiểm chứng những tác động của rủi ro đo sự mở rộng của một công ty kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng sang lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bằng cách nghiên cứu các vụ sáp nhập trên lý thuyết giữa các công ty mẹ ngân hàng và các công ty chứng khoán Họ thấy rằng những sáp nhập nói chung làm tăng nguy cơ phá sản của công ty mẹ ngân hàng

Trang 24

Tóm lại, nghiên cứu về rủi ro tiểm tàng đối với các ngân hàng do thực

hiện các hoạt động chứng khoán đưa ra những kết quả chưa rõ ràng Tuy nhiên,

có thể nói rằng hoạt động kinh doanh chứng khoán có thể mang lại rất nhiều lợi

ích cho ngân hàng nhưng vẫn còn có mặt hạn chế

1.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc hình thành và phát triển mô hình ngân hàng đa năng

Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình kinh doanh chứng khốn là mơ

hình đa năng và mô hình chuyên doanh Việc lựa chọn mô hình nào cho hoạt

động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng thì đều nhằm mục đích trước tiên

là giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính nói chung và bảo vệ các nhà đầu tư

Trong khuôn khó có hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hai quốc gia tiêu biểu đại điện cho hai châu lục có nhiều cường quốc phát triển mạnh về thị trường chứng khoán, có nhiều nét đặc trưng riêng biệt về phát triển mô hình ngân hàng đa năng là Đức và Mỹ

1.3.1 Hệ thống Ngân hàng đa năng ở Đức

1.3.1.1 Đôi nét về lịch sử phát triển hệ thống Ngân hàng đa năng ở Đức

Hệ thống ngân hàng đa năng của Đức được đánh dấu với sự ra đời của

Luật thị trường chứng khoán vào năm 1896 Luật này đưa ra các hạn chế về hoạt động của thị trường chứng khoán, và do đó ngược lại làm thúc đẩy sự tăng

trưởng và tập trung quyền lực vào hệ thống các ngân hàng đa năng Hệ thống

pháp luật về tài chính, cùng với bộ luật kinh doanh của Đức vào thời gian này đã dẫn đến sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng đa năng ở Đức, đặc biệt trong giai đoạn từ 1884 đến 1913 Có ba ảnh hưởng của hệ thống luật pháp giai đoạn này tới hệ thống ngân hàng đa năng thường được các nhà nghiên cứu đề cập tới: đó là khuyến khích các ngân hàng đa năng mở rộng hoại động, chuyển giao một phần hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán sang các ngân

Trang 25

hàng đa năng ở quy mô lớn, và nhân rộng sự tập trung quyền lực vào các ngân hàng đa năng trong khu vực tài chính

Cùng với sự phát triển của nên tài chính Đức, hệ thống ngân hang da năng hiện tại đã tạo nên mảng thứ ba quan trọng của khu vực tài chính liên quan đến các công ty.Hệ thống ngân hàng đa năng ở Đức là một hình mâñ về ngân hàng đa năng toàn phần Các ngân hàng ở Đức được cung cấp tất cả các loại dịch vụ thương mại, đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư Bởi vậy, không giếng như một số quốc gia khác, các ngân hàng ở Đức cung cấp tất cả các loại dịch vụ cho vay tổ chức/cá nhân, các dịch vụ quản lý tài sản, đồng thời cung cấp các dịch vụ của ngân hàng đầu tư thông qua một thể chế ngân hàng duy nhất Hệ thống ngân hàng ở Đức có thể chia làm ba nhóm chính, đó là các ngân hàng thương mại khu vực tư nhân, các ngân hàng thương mại khu vực nhà nước và các ngân hàng hợp tác Các tổ chức ngân hàng ở từng khu

vực đặt mục tiêu hoạt động vào tất cả các lĩnh vực của ngân hàng bán lẻ và ngân

hàng bán buôn, hoạt động thông qua một tập đoàn ngân hàng hoặc các ngân hàng độc lập, có vai trò làm cầu nối giữa các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính Hoạt động hợp tác này cũng thu hút cả các tổ chức tài chính chuyên

nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, như là các tổ chức cho vay thế

chấp, các công ty cho thuê tài chính và các quỹ đầu tư 1.3.1.2 Hệ thống ngân hàng đa năng hiện tại ở Đức

Khu vực tt nhân

Các ngân hàng thương mại khu vực tư nhân bao gồm ba “siêuô ngân

hàng với quy mô lớn hoạt động rộng khắp, đó là Deuische Bank AG, Dresdner Bank AG, Commerzbank AG, các ngân hàng tư nhân khu vực, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cá nhân Các “siêuô ngân hàng và các _ ngân hàng tư nhân khu vực được thành lập như các ngân hàng cổ phần (AG)

hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn (GmbH), các ngân hàng tư nhân thường

Trang 26

dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu hoặc hợp danh Các ngân hàng lớn, bao pồm ba ngân hàng vừa đề cập ở trên, thường được tỏ chức

như các công ty cổ phần đại chúng

Các “siêu” ngân hàng tham gia vào mọi lĩnh vực của ngân hàng bán lẻ và bán buôn, với cả các hoạt động dịch vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư Các ngân hàng lớn này có một hệ thống các chi nhánh trong nước và quốc tế hỗ trợ, cũng như có các công ty trực thuộc chuyên doanh thực hiện cấc nghiệp vụ tài chính, chẳng hạn như cho vay thế chấp, thuê mua tài chính, đầu tư vốn mạo hiểm, mơi giới chứng khốn internet, quản lý tài sản và quản lý quỹ Các “siêu” ngân hàng trong thời gian vừa rồi đã có các động thái hợp tác với nhau và hợp nhất các hoạt động về tài chính bất động sản vào ngân hàng Eurohypo AG

Các ngân hàng tu nhân thường trong giai đoạn trước có các quan hệ chặt chế với các tập đồn cơng nghiệp lớn, mà tại các tập đoàn này bản thân các ngân hàng cũng có cổ phần rất lớn hoặc có các lợi ích đầu tư lớn, hoặc là các hãngmà họ muốn tham gia kiểm soát hoạt động Do vậy, thông thường các quyền lợi này thường đi đôi với quyền hạn về giám sát và lập chính sách kinh doanh trong các tập đoàn này Trong giai đoạn đầu thập ky 90, nhận thấy tình hình phát triển còn tương đối yếu kiếm của lĩnh vực ngân hàng đầu tư so với Mỹ, các “siêuô ngân hàng Đức đã mua lại mội số các ngân hang đầu tư và các công ty quản lý tài sản, với mục tiêu nâng cấp các dịch vụ này trong bản thân các tập đoàn ngân hàng của mình

Các ngân hàng tư nhân nhỏ thường tập trung hoạt động vào các hoạt động tài chính không yêu cầu vốn lớn (như dịch vụ ngân hàng tư nhân, quản lý tài sản và cho vay đài hạn) Các ngân hàng này không có vai trò đáng kể, chiếm một thị phần nhỏ trong hệ thống và hiện đang dần bị các ngân hàng lớn mua lại

Khu vực nhà nước

Trang 27

Các ngân hàng thương mại trong khu vực nhà nước bao gồm cá ngân

hàng tiền gửi địa phương và các ngân hàng khu vực, gọi là Landesbanks Cơ cấu của nhóm này theo hệ thống hai cấp, hoạt động theo quy định và phân chia theo

địa lý Các Landesbank thường ít bị hạn chế hơn trong quyền lực của mình, có

thể được thực hiện nhiều hoạt động hơn so với các ngân hàng tiết kiệm địa

phương, và mở rộng nhiều hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn Các

ngân hàng tiết kiệm địa phương và các Landesbank được bảo vệ bởi luật pháp và có trách nhiệm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ ngân hàng tại các khu vực hoặc tiểu bang mà ngân hàng này được thành lập (tuy nhiên, các trách nhiệm

bát buộc này có thể sẽ dần bị bãi bỏ theo luật lệ của Uỷ ban Châu âu) Tổng thị

phần của các Landesbank và các ngân hàng tiết kiệm địa phương vào khoảng 36% (năm 2002).Hiện tại có khoảng 700 ngân hàng tiết kiệm địa phương được thành lập bởi các cơ quan địa phương, trên cơ sở luật của từng tiểu bang Luật

này thông thường cho phép từng ngân hàng tiết kiệm địa phương thực hiện một

số chức năng nhất định

Nhóm hợp tác

Loại hình ngân hàng hợp tác ở Đức, do đặc điểm lịch sử, tuân theo mô

hình “ba cấp", và bao gồm khoảng 1500 các hiệp hội tín dụng địa phương va các ngân hàng tín dụng nông nghiệp Tổng thị phần của khu vực ngân hàng hợp tác, tính vào năm 2002, là vào khoảng 12%

Nếu so sánh với các ngân hàng tiết kiệm địa phương, loại hình hiệp hội

tín dụng và ngân hàng tín dụng nông nghiệp có số lượng nhiều hơn, song quy

mô kinh doanh nhỏ hơn Điều này dẫn đến nhu cầu cần trợ giúp, và Ngân hàng trung ương sẽ phải Ta tay' khi các nguồn lực tài chính cần thiết vượt quá khả

năng của các ngân hàng loại này Việc phát triển các sản phẩm mới và các

chương trình marketing thuộc trách nhiệm của các hiệp hội ngân hàng khu vực Các tổ chức tín dụng đặc biệt

Trang 28

Không giống như các ngân hàng đa năng, hoạt động của các tổ chức tín

dụng đặc biệt tập trung vào mọt số các dịch vụ tài chính cụ thể Các tổ chức tín

dụng đặc biệt bao gồm các loại hình ngân hàng đặc biệt, như là ngân hàng thế chấp, ngân hàng nhà, các hãng chuyên về nghiệp vụ thanh toán chứng khốn, các cơng ty quản lý quỹ đầu tư và các ngân hàng do chính phủ tài trợ

1.3.1.3 Xu hướng phát triển mới của hệ thống ngân hàng Đức

Trong một vài năm gần đây, ngành công nghiệp ngân hàng của đức đã trải qua những biến động đo các điều kiện cơ bản của thị trường thay đổi và do áp lực của hệ thống pháp luật, cũng như các biến động về kinh tế và tài chính Một số biến động chính có thể đề cập ở đây là; Một sự thay đổi lớn về môi trường hoạt động của các ngân hàng, là kết quả của các yêu cầu về pháp lý mới,

bao gồm các quy định về vốn theo quy định của Basel 2, với các yêu cầu tối

thiểu đối với mỗi hoạt động dịch vụ kinh doanh; Sự cạnh tranh ngày càng lớn của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư nước ngoài, các công ty quản lý quỹ của Châu Âu và ngoài Châu Âu; Sự suy giảm của chất lượng tín dụng của các khách hàng cỡ lớn và cỡ vừa, với nguyên nhân do suy thoái kinh tế trong những năm vừa qua, và khủng hoảng lòng tin của khách hàng; Tính lợi nhuận của hệ thống ngân hàng tương đối thấp so với quốc tế, do cơ cấu chi phi cao, tý lệ nợ khó đòi tăng, sự phát triển quá mạnh của hệ thống ngân hàng trogn nước và tính biến động lớn của nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, Khả năng thực hiện và tham gia vào thị trường vốn ngày càng tăng, với kỹ thuật cao, sử dụng các sản phẩm thị trường vốn một cách có hệ thống, làm giảm đi xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở quan hệ khách hàng Các thay đổi về luật pháp đối với hệ thống ngân hàng đã có ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng của Đức, đặc biệt từ khi EU quy định rằng các ngân hàng thuộc các nước thành viên EU buộc phải tuân thủ các quy định của Basel 2 kể từ năm 2006 Các quy định của Basel 2 là một sự thay đổi đột phá trong lĩnh vực quản lý rủi ro của các ngân hàng, với khái niệm 'giá trị tính theo rủi ro” và các công thức toán học ,

Trang 29

mô hình lượng hóa rủi ro của các ngân hàng và các phương pháp xác định rủi ro

rất chặt chẽ Do vậy, các ngân hàng đã bắt đầu phải tiến hành các cải tổ để có

thể theo kịp các quy định này cho tới trước năm 2006 Sự ổn định của hệ thống

ngân hàng Đức đã được nhìn nhận là nhờ có hệ thống ngân hàng đa năng Hoạt

động trong lĩnh vực ngân hàng thông qua hệ thống ngân hàng đa năng này đã cho thấy có thể hạn chế tối thiểu rủi ro thông qua các kênh dịch vụ khác nhau

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế hiện cho rằng hệ thống ngân hàng đa năng là có

chỉ phí lớn Bởi vậy, khu vực ngân hàng đức đang phải đối mặt với những cải tổ, cả về cấu trúc cũng như vị trí chiến lược của các tập đoàn ngân hàng lớn, các nhóm ngân hàng và các liên minh chiến lược Môi trường EU với những quy định luật pháp riêng biệt sẽ tạo ra một môi trường pháp lý mang tính quốc tế hơn, và chú trọng hơn vào thị trường tài chính Bởi vậy, chúng ta có thể dự đoán rằng những thay đổi trong hệ thống ngân hàng Đức sẽ là một tiến trình dẫn tới một hệ thống ngân hàng đa năng gọn nhẹ, và hiệu quả hơn

1.3.1.4 Một xố kính nghiệm về hoạt động chứng khoán của các ngân hàng đa năng ở Đức

Về bảo lãnh phát hành chứng khoán mới và cho phép cổ phiếu giao dịch

chính thức: Việc phát hành các chứng khoán mới ở Đức được tiến hành chủ yếu qua các ngân hàng đa năng Phần lớn việc niêm yết được tiến hành theo hình thức: một nhà bảo lãnh phát hành (hoặc ngân hàng xúc tiến) tiến hành mua toàn bộ số cổ phiếu phát hành và sau đó bán lại ra công chúng Các điều luật khác, như điều luật công ty năm I870, yêu cầu trước khi phát hành, số cổ phiếu đó đã phải được đăng ký mua hết và số tiền trả trước phải đạt ít nhât s25% Nếu cổ phiếu được phát hành với giá trên mệnh giá, ít nhất phải có 50% tiền đặt trước

Bởi vậy, các chứng khoán phát hành theo hình thức đặt mua này, cho các công

ty cổ phần mới thành lập hay các công ty chuyển đổi hình thức, đều gặp phải

khó khăn và thời gian phát hành cần rất dài để đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ cho việc phát hành ra công chúng như đã nêu ở trên Thậm chí, nhiều trường

Trang 30

hợp, đợt phát hành đã thất bại vì không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định

về mặt thời gian do vậy, việc có một trung gian tài chính chuyên nghiệp và đầy

đủ thông tin đứng ra tiến hành mưa toàn bộ bằng tiềm lực tài chính của mình là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thành công của công ty trong đợt phát hành Trong hệ thống tài chính của Đức, định chế hợp lý nhất để cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành này là các ngân hàng và, đối với các đợt phát hành lớn, cụ thể là các ngân hàng đa năng lớn đặt tại Berlin

Nhiều học giả cho rằng luật công ty năm 1884 đã củng cố vị thế vững chắc cho các ngân hang đa năng thực tế, các ngân hàng này đã trở thành đường dẫn chính cho các công ty lớn trong quá trình tham gia vào thị trường chứng khoán Cụ thể là, nhu cầu phải trả trước, và trong một số trường hợp, phải nắm giữ cổ phiếu trước khi ra niêm yết và hoạt động đòi hỏi một nguồn lực tài chính vô cùng lớn đối với các nhà bảo lãnh phát hành và do vậy khuyến khích các ngân hàng đa năng này phát triển cả về vốn cũng như hệ thống mạng lưới khách hàng Các sự khuyến khích này cũng tăng trưởng cùng với khối lượng

các cổ phiếu niêm yết mới - từ các công ty mới hình thành, chuyển đổi từ các công ty tư nhân thành công ty cổ phần, hay việc sát nhập thanh toán của các

công ty đã tồn tại

Thuế trên thị trường chứng khoán và hoạt động của các ngân hàng đa

năng: Vào thời điểm năm 1885 khi Quốc hội Đức xem xét về luật thuế, một số

nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế, các doanh nhân đã nhận ra rằng thuế chứng khoán có thể có ảnh hưởng và khuyến khích sự tập trung vào hoạt động của các ngân hàng đa năng Bởi vì các ngân hàng, theo luật định, khi mua

bán chứng khoán, có thể được khấu trừ (netting) giữa các lệnh mua và bán, và

chỉ phải trả thuế cho các giao dịch trên cơ sở ròng, nên các ngân hàng đa năng

lớn đã thu lợi khôngr lồ từ việc kinh doanh chứng khoán Có một mạng lưới

khách hàng rộng lớn hơn nghĩa là có một thị trường lớn hơn cho chứng khoán của mình và bởi vậy khoản hoa hồng môi giới - không bị đánh thuế - đo các

Trang 31

giao dịch thực hiện, được coi là giao dịch nội bộ, sẽ càng nhiều hơn Bởi vậy,

việc áp thuế chứng khoán càng cao sẽ càng làm phát triển hệ thống ngân hàng đa năng và khuyến khích các ngân hàng này tăng lượng khách hàng, và sự tăng trưởng này có nghĩa là quyền lực của các ngân hàng lớn ngày càng lớn hơn Các

ngân hàng ở thành phố, với nhiều ưu thế khách hàng khi tham gia vào thị trường

chứng khoán, sẽ lấn lướt các ngân hàng ở tỉnh lẻ khác

1.3.2, Hệ thống ngân hàng ở Mỹ

Để hiểu rõ hệ thống ngân hàng ở Mỹ, có lẽ trước hết cần tìm hiểu về bộ

luật Glass Steagall, bởi đây là bộ luật có ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng, và cũng chính là cơ sở pháp lý của việc tách biệt hai loại ngân hàng ở Mỹ,

trước khi bộ luật này bị bãi bổ vào năm 1999

1.3.2.1 Bộ luật Glass-Steagall

Bộ luật Glass-Steagall là một bộ luật quan trọng cấu thành nên hệ thống pháp luật về ngân hàng ở Mỹ Chức năng chính của bộ luật này là dựng nên một

bức tường giữa ngân hàng thương mại và các hoạt động chứng khoán, và tạo ra

sự cản trở đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trên phd Wall

Lý do của sự ra đời bộ luật này bản thân nó cũng mang tính lịch sử Vào

đầu những năm 1930 chính là thời kỳ Đại khủng hoảng trên thế giới, mà Mỹ và

cụ thể là thị trường chứng khoán Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Hệ thống ngân hàng khủng hoảng nặng nể Hơn II nghìn ngân hàng bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập, con số này chiếm tới khoảng 40% số ngân hàng của Mỹ Các cuộc họp Nghị viện Mỹ lúc đó đã có vẻ như đi đến kết luận rằng các “đại g1aô của nền kinh tế thời bấy giờ - các chủ ngân hàng và cơng ty chứng khốn — là có lỗi trong việc để khủng hoảng xảy ra, và họ đã có các giao dịch không

công bằng làm tổn hại đến lợi ích của dân chúng Và họ đã đưa ra lý do là việc

để các ngân hàng hoạt động quá mạnh trong lĩnh vực chứng khoán đã chính là

nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng Glass

Trang 32

và Steagall còn đưa ra các lý do khác nhau, quy kết cuộc đại khủng hoảng, tình trạng đầu cơ trên thị trường chứng khoán cho sự tham gia của các ngân hàng lớn Luật Glass-Steagall (thực chất chính là Luật Ngân hàng Mỹ 1933) do vậy đã được thông qua

Có bến phần của luật Glass-Steagall đề cập đến hoạt động trên thị trường

chứng khoán của các ngân hàng, đó là các phần 16, 20, 21 và 32 Phần 16 và 21 đề cập đến hoạt động trực tiếp của các ngân hàng thương mại Phần 16 có các

điều khoản cấm các ngân hàng thương mại mua chứng khoán cho bản thân ngân hàng đó (tự doanh) Tuy nhiên, một ngân hàng quốc gia thì có thể được mua và nắm giữ một số chứng khoán (bao gồm các loại trái phiếu và kỳ phiếu) với tổng số không quá 10% tổng vốn của ngân hàng Phần 16 và 21 cũng cấm cả các ngân hàng nhận tiền gửi (ngân hàng thương mại) không được liên quan đến các loại hoạt động phát hành, bảo lãnh, phân phối hoặc bán ở quy mô bán buôn hoặc bán lẻ, không được tham gia các tập đoàn hoặc nhóm tiến hành các công việc này, đối với các loại chứng khoán kể cả cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu hoặc các chứng khoán khác Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ quan trọng

Các ngoại lệ bao gồm các công cụ nợ của Chính phủ Mỹ, các công cụ nợ do các

cơ quan chính phủ phát hành Tuy nhiên, các trái phiếu đô thị không được tính vào trong ngoại lệ, mặc dù đây là bộ phận quan trọng trong cơ cấu trái phiếu của Mỹ

Phần !6 cũng có các quy định cho phép các ngân hàng thương mại mua và bán các chứng khoán trực tiếp, tuy nhiên chỉ khi có lệnh của khách hàng,

thực hiện mua bán hộ các tài khoản khách hàng Các điều khoản ở phần l6 và

2l cũng được giải thích là cấm các ngân hàng đưa ra các sản phẩm đầu tư tương tự như các công cụ của các quỹ tương hỗ Các điều khoản này được giải thích

với lý do là tránh cho các ngân hàng tham gia vào các hoạt động nguy hiểm cho

bản thân ngân hàng, cho toàn hệ thống ngân hàng và gây nên các xung đột lợi ích Tuy nhiên, dân dần các quy chế khép kín đã được từng bước đỡ bỏ Từ năm

Trang 33

1985 và 86, Chính phủ đã cho phép các ngân hàng quốc gia mua và bán các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ cho khách hàng (thực hiện công việc như một đại lý) Năm 1987, Chính phủ cũng kết luận rằng các ngân hàng quốc gia được phép cung cấp cho công chúng các loại dịch vụ mơi giới chứng khốn thông qua các công ty con của mình, và toà án liên bang trong các vụ kiện tranh chấp cũng

chấp nhận sự hợp pháp của hoạt động này

Phần 20 cấm các ngân hàng không được liên kết với các công ty hoạt

động “chủ yếu) trong lĩnh vực “phát hành, chào bán, bảo lãnh, bán ra công

chúng hoặc phân phối ở cấp bán buôn hoặc bán lẻ các loại cổ phiếu, trái phiếu,

tín phiếu và các chứng khoán khác)

Phần 32 cấm các ngân hàng có các quan hệ mật thiết, có cùng giám đốc hoặc quan hệ trao đổi nhân viên với các công ty hoạt động “chủ yếu? trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành và phân phối chứng khoán Phần này có thể áp dụng với những trường hợp khi không có quan hệ liên kết chính thức về mặt tổ chức công

ty giữa các ngân hàng và các công ty đầu tư

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không bị cấm hoạt động bảo lãnh phát hành và giao dịch chứng khoán ngoài phạm vi nước Mỹ Có 5 trong số 30 nhà bảo lãnh phát hành lớn nhất của thị trường Eurobond là các công ty con của các ngân hàng Mỹ, với 11% thị phần Một ví dụ điển hình như, tập đoàn ngân hàng Citicorp là thành viên của L7 sở giao dịch lớn trên thế giới, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư cho hơn 35 quốc gia Song để quay lại hoạt động được ở thị trường Mỹ, tập đoàn này đã phải dàn xếp cho chi nhánh ở London hợp tác lại với một công ty chứng khoán ở Mỹ để thành một nhà tạo lập thị trường ở thị trường chứng khoán Mỹ Còn Chase Manhattan, một ngân hàng thương mại lớn, cũng có số văn phòng hoạt động chứng khoán trên thế giới nhiều gấp đôi so với của 10 ngân hàng đầu tư cộng lại Ngày nay, nhiều ngân hàng thương mại lớn ở Mỹ cũng đã thành lập các công ty con để giao dịch

chứng khoán

Trang 34

1.3.2.2 Lập luận chống lại hệ thống ngân hàng đa năng

Tổng kết lại, có nhiều lập luận của một số nhà lập pháp và nhà kinh tế

ủng hộ cho việc tách biệt hai hệ thống ngân hàng ở Mỹ Phần nhiều trong đó đã

trở nên lỗi thời, tuy nhiên một số lập luận vẫn còn đang là chủ đề tranh cãi Các luận điểm chính có thể đề cập dưới đây:

- Rủi ro lớn đối với tính an toàn của ngân hàng: Các ngân hàng tham gia vào việc bảo lãnh phát hành và nắm giữ các chứng khoán công ty có các rủi ro rất lớn dẫn đến tổn thất cho những người gửi tiền và buộc chính phủ phải ra tay can thiệp trong trường hợp này, hệ thống ngân hàng do vậy có khả năng sụp đổ lớn hơn

- Xung đột lợi ích dẫn đến việc lợi dụng hoạt động chứng khoán Các ngân hàng thương mại mà đồng thời tiến hành các dịch vụ ngân hàng đầu tư và quỹ đầu tư rất có khả năng dẫn đến các xung đột lợi ích tiểm tàng, do đó ảnh hưởng đến khách hàng, bao gồm những người đi vay, người gửi tiền và các ngân hàng dối tác khác

- Hoạt động ngân hàng không phù hợp : việc tham gia vào hoạt động chứng khoán đi ngược lại với các tiêu chuẩn của hoạt động ngân hàng truyền thống

- Cạnh tranh không công bằng: Các ngân hàng ở Mỹ luôn nhận được các

khoản bảo hiểm tín dụng liên bang được trợ cấp, do đó có thể tiếp cận với

nguồn tín dụng “rẻ" hơn Bởi vậy các ngân hàng thương mại luôn có sức mạnh thị trường lớn hơn và lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, mà ở đây là các ngân hàng đầu tư hoặc công ty chứng khoán, do vậy cho phép họ thực hiện các dịch vụ chứng khoán sẽ tạo ra cạnh tranh không công bằng

- Tập trung quyền lực dẫn đến giảm tính cạnh tranh trên thị trường: nếu

cho các ngân hàng thương mại hoạt động chứng khốn tồn bộ sẽ dẫn đến các

Trang 35

tập đoàn ngân hàng thương mại sẽ thành rất khổng lồ, có thể khống chế thị

trường, đây là một nguy cơ với thị trường tài chính

1.3.2.3 Thực tế thay đổi trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Nhu đã nói ở trên, bộ luật Glass-Stcagall được áp dụng từ năm 1933,

đường như đã trở nên một xương sống của đời sống tài chính Mỹ, đã bị bãi bỏ

bởi tổng thống Clinion vào năm 1999 Chúng ta nên biết rằng không phải chỉ một quyết định chủ quan của riêng tổng thống có thể quyết định được sự thay

đổi căn bản này Thực tế hoạt động ngân hàng đã cho thấy bộ luật Glass- Steagall 14 ‘qua khfch’, va việc cấm các ngân hàng thương mại tham gia hoạt dong chứng khoán là vô lý Đã có nhiều tiến triển trong hệ thống ngân hàng

hiện đại, và việc phân định rõ giữa các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ chứng

khoán ngày càng trở nên khó khăn Ngay khi bộ luật Glass-Steagall chưa bị bãi

bỏ, đã có nhiều nguyên tắc mà thực tế là vi phạm bộ luật này được chính phủ

liên bang và toà án chấp nhận (như một số tình huống đã nêu ở trên) Thực tế

cho thấy việc tham gia vào hoại động chứng khoán của các ngân hàng thương mại là không tránh khỏi, và việc đưa ra các chế tài cấm hoạt động này chỉ làm

phức tạp hoá sự tham gia, ban than dié nay tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và làm tăng chi phí cho hệ thống tài chính

Do vậy, có thể thấy việc bãi bỏ bộ luật Glass-Steagall ở Mỹ như là một

tất yếu phát triển của hệ thống tài chính mà lâu nay bị “bó buộc" trong một khuôn khổ pháp lý không hợp lý Hệ thống ngân hàng ở Mỹ hiện giờ đã có nhiều thay đổi, và sự hoà nhập của các hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư trong hoạt động kinh doanh chứng khoán đã trở nên hợp pháp

Có thể nói hệ thống ngân hàng Mỹ đã thừa nhận nguyên tắc của một hệ thống

ngân hàng đa năng và đang phát triển theo hướng này

1.3.3 Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và một số

nhận xét

Trang 36

Trong những năm vừa qua, thị trường tiền tệ và thị trường vốn thế giới đã phát triển nhanh chưa từng có, ngày một hiện đại và có tính chất toàn cầu Đã

trở thành một bộ phận không thể thiếu, một cấu phần quan trọng của nên kinh tế thị trường Tại thị trường tiễn tệ và thị trường vốn các nguồn cung và cầu về

vốn sẽ gặp nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công cụ tài chính và định chế tài chính trung gian, như Ngân hàng Thương mại, Công ty bảo hiểm, Quï đầu tư Cùng với sự tăng trưởng và lành mạnh của thị trường tài chính và thị trường vốn là sự tự do hóa tài chính, bãi bỏ các giao dịch vốn Ranh giới truyền thống giữa các công cụ tài chính hay giữa các loại thị tường ngày càng mang tính tương đối Các bộ phận của thị trường tiền tệ và thị trường vốn càng trở nên gắn bó Để tận dụng lợi thế này cho hoạt động kinh doanh của mình, nhiều quốc gia đã cho phép ngân hàng tham gia trực tiếp vào kinh doanh chứng-khoán Bởi các Ngân hàng, Công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm có thể kết hợp nhiều lĩnh kinh doanh nhờ đó tác động hỗ trợ lẫn nhau giảm bớt được rủi ro cho hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính cũng như cơ sở vật chất, con người cũng hỗ trợ được nhiều cho hoạt động kinh doanh chứng khoán

Qua nghiên cứu hai điển hình của hệ thống ngân hàng đại diện cho hai châu lục và xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới là Đức và Mỹ,

chúng ta có thể rút ra một số nhận xét

Thứ nhất, hệ thống ngân hàng thế giới đang ngày càng phát triển theo

hướng ngân hàng đa năng Ngoài hệ thống của Đức, một hình mẫu của ngân

hàng đa năng đã tồn tại từ thế kỷ 19, có thể thấy các hệ thống ngân hàng hiện đại khác cũng đang từng bước theo xu hướng ngân hàng đa năng, mặc dù khơng hồn tồn giống nhau Hệ thống ngân hàng Mỹ, đã từng là một điển hình của hệ thống ngân hàng chuyên doanh, là một thái cực khác đối lập với chiến lược

ngân hàng đa năng, nay cũng đã bắt đầu đi theo hướng này Sự tồn cầu hố về

tài chính, sự phát triển của thị trường tài chính với những công cụ mới đã làm

Trang 37

mờ đi biên giới giữa các công cụ ngân hàng và các công cụ chứng khoán, đây

chính là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng đa năng

Thứ hai, phát triển hệ thống ngân hàng đa năng phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội Ngoài yếu tố kinh tế thuần tuý, chúng ta đã thấy ở các quốc

gia khác nhau, mà cụ thể là ở Đức và Mỹ, đã có những xu hướng phát triển hệ thống ngân hàng hoàn toàn khác nhau, và đều thành công Trong điều kiện ở

Đức vào cuối thế kỷ 19, chỉ có sự phát triển của ngân hàng đa năng với sự thành

lập các tập đoàn ngân hàng khổng lồ mới có thể giúp ích được cho quá trình

công nghiệp hóa của nước này, dẫn đến sự thành công vượt bậc của kinh tế Còn ở Mỹ, sau đại khủng hoảng, việc áp dụng hệ thống ngân hàng chuyên doanh

vào thời điểm lịch sử đó cũng là hợp lý, để có thể đảm bảo cho sự an toàn của

hệ thống ngân hàng

Thứ ba, mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội, chúng ta phải nhìn nhận những

điểm yếu của hệ thống ngân hàng đa năng Một số điểm quan trọng là, tính rủi

fO sẽ cao hơn, và xung đột lợi ích dẫn đến không đảm bảo quyền lợi khách

hàng Đây là những yếu tố cần xem xét và đưa ra hướng giải quyết trong quá

trình phát triển một hệ thống ngân hàng đa năng

Trang 38

CHUONG 2

THUC TRANG HOAT DONG HIEN NAY CUA CAC NGAN HANG VIET NAM TRONG LINH VUC

CHUNG KHOAN VA MOT SO DE XUAT

2.1 Thực trạng hoạt động hiên nay của các ngân hang

2.1.1 Về khung pháp lý

Tuy theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ quản lý từng nước, tuỳ theo

sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật , các nước có thể đưa ra các mô hình khác

nhau về hoạt động kinh doanh chứng khoán Chẳng hạn mô hình đa năng toàn phần như: Đức, Mỹ, Nhật hiện nay; đa năng một phần như Anh, Canada, Úc Ở Việt Nam, do điều kiện thị trường mới hình thành, hệ thống pháp luật còn sơ khai nên mơ hình chứng khốn hiện nay được qui định như Điều 29

NÐ48/1998/NĐ-CP trước đây và hiện tại là Điều 70 NÐ 144/2003/NĐ-CP ngày

28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ là phù hợp Chẳng hạn, tại khoản 1, Điều 29 và Điều 30 (Nghị định 48/1998/NĐ-CP quy định: “Công ty chứng khốn phải là cơng ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn; “Các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm hoặc các tổng công ty muốn tham gia kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho các cơng ty chứng khốn Mục 3, Điều 3 (Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán - ban hành kèm theo Quyết định số 04/1998/QĐÐ-UBCK3 ngày 13 - 10 - 1998 của Chủ tịch Uỷ ban

chứng khoán) quy định: “Các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển,

ngân hàng đầu tư, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc các tổng công ty tham gia kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn độc lập” Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngay 28,thang 11 nam 2003 của Chính phủ ban hành thay thế nghị định

Trang 39

48/CP,tai Điều 65, Điều 66 cũng qui định: Cơng ty chứng khốn được

UBCKNN cấp phép phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng các điều kiện qui định: Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với

mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán; có đủ cơ sở

vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chưúng khoán, có múc vốn pháp định là: Môi

giới chứng khoán là 3 tỷ đồng; tự doanh là 12 tỷ đồng; quản lý danh mục đầu tư

chứng khoán là 3 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành chứng khoán là 22 tỷ đồng; tư

vấn tài chính và đầu tư chứng khoán là 3 tỷ đồng Điều 70 khoản 5 Nghị định

144/2003/NĐ-CP còn qui định trong hoạt động kinh doanh, cơng ty chứng

khốn phải tách biệt hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty với các

hoạt động kinh doanh của mình

Việc tách biệt hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty (công ty mẹ)

với hoạt động kinh doanh của cơng ty chứng khốn để đảm bảo nếu công ty

chứng khoán bị thua lỗ trong quá trình kinh đoanh chứng khốn thì cũng khơng

ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty mẹ Có thể hiểu hoạt động

hiện nay của các công ty chứng khoán của các ngân hàng của Việt Nam là giữa hai mô hình chuyên đoanh và đa năng của các nước, hay có thể chỉ rõ rằng hoạt động của các ngân hàng trong kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam hiện nay này là mô hình ngân hàng đa năng một phần Mô hình này theo chúng tôi có những tích cực nhất định, nó tạo điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh ngiệm quản lý cho hoạt động của cơng ty chứng khốn thời kỳ đầu mới hoạt động Mặt khác nó cũng hạn chế được rủi ro của thị trường chứng khoán đối với thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, và có yếu tố tích cực cho phát triển của ngành chứng khoán Hiện nay ở Việt nam có l3 cơng ty chứng khốn đang hoạt động, trong số đó có 4 công ty chứng khoán của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam và một của ngân hàng cổ phần quân đội, một của ngân hàng ACB ; một của ngân hàng Nam á trong khuôn khổ có hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đưa ra

Trang 40

nghiên cứu 2 trong số 7 cơng ty chứng khốn thuộc hệ thống ngân hàng hiện tại của Việt Nam:

2.1.2 Thực trạng hoạt động hiện nay của các ngân hàng (rong lĩnh vực chứng khoán

2.1.2.1 Cơng ty TNHH chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt

Nam

Cơng ty TNHH chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là công ty TNHH một thành viên do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN) làm chủ sở hữu, được thành lập theo quyết định số 27/QĐ-HĐQT ngày 7/01/2002 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNT VN, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo mô hình Chủ tịch công ty và Giám đốc công ty

Công ty khai trương và hoạt động vào ngày 18/6/2002 theo giấy phép

hoạt động số 09/GPHDKD ngày 24/4/2002 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

Nhà nước và giấy đăng ký kinh doanh số 0104000069 ngày 24/4/2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Công ty được phép thực hiện các loại hình kinh doanh sau: () Môi giới; (¡) Tự doanh; (iii) Bao lanh phat hanh; (iv) Quan ly danh mục đầu tư; (v) Tư vấn đầu tư chứng khoán; (vi) Lưu ký chứng khoán

Tình hình hoạt động của Công ty

Hoạt động của Công ty đến ngày 30/6/2003 được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán như sau:

- Tổng tài sản của công ty qua các kỳ tăng nhanh; hoạt động chủ yếu của

công ty là tập trung vào việc đầu tư kỳ phiếu, trái phiếu; kể cả tự doanh và đầu

tư uỷ thác của khách hàng;

- Công ty đã tranh thủ được sự hỗ trợ rất lớn của NHNT VN trong việc

cấp tín dụng ngắn hạn, cụ thể:

Ngày đăng: 18/10/2014, 01:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w