1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

30 3,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 655,61 KB

Nội dung

Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường.Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương. Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều yếu điểm đang làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá.

Đặt vấn đề A. MỤC TIÊU Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương. Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều yếu điểm đang làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Ngọc Sơn là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của Th.S: Luyện Hữu Cử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”. - 1 - B. VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI. 1. Vai trò của LMU - Các LMU thể hiện các điều kiện sản xuất, khả năng sản xuất, khả năng quản lý các LUT. - Các LMU thể hiện yêu cầu sử dụng đất của các LUT. 2. Ý nghĩa của LMU. - Các LMU có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá, nó thể hiện rõ điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường sinh thái của khu vực nghiên cứu. - Các LMU là cơ sở xác định các yêu cầu sử dụng đất cho từng loại hình sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán và phân hạng thích hợp đất đai. 3. Tầm quan trọng. Đặc tính và tính chất đất đai rất quan trọng trong đánh giá đất nó không những đảm bảo tính chính xác của bản đồ đơn vị đất đai mà còn phản ánh đúng các nhu cầu sử dụng đất cho các loại sử dụng đất đai và điều kiện đất đai trong hệ thống sử dụng đất của LE: - Cơ sở để xác định các đơn vị bản đồ đất đâi xây dựng bản đồ đơn vị đất đâi. - Thể hiện các yêu cầu sử dụng đất của các LUT. - Là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán, cơ sở phân hạng thích hợp đất đai. PHẦN I ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu các đặc tính đất đai trên địa bàn xã, từ đó đề xuất, đưa ra những phương án, loại hình sử dụng đất hợp lý của xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Đất nông nghiệp thuộc xứ đồng Hạ, có diện tích 18,37 ha. - Phạm vi thời gian nghiên cứu vào năm 2013 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. - 2 - - Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp. - Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương. - Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp. - Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương. - Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá đất đai ở địa bàn nghiên cứu. - Trên cơ sở các loại bản đồ đơn tính, tiến hành lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu và thành lập bản đồ đơn vị đất đai. - Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai các LHSDĐĐ theo nội dung và phương pháp của FAO. - Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá tiềm năng các loại hình sử dụng đất chính, phát hiện các yếu tố hạn chế của các các loại hình sử dụng đất hiện tại. - Trên cơ sở đánh giá yêu cầu sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. *Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp: Thu thập, phân tích và xử lý tư liệu, Phương pháp so sánh địa lý, phương pháp bản đồ, phương pháp thực địa, phương pháp đánh giá đất theo FAO, phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính bằng phần mêm Microstation. * Phương pháp phân tích theo đơn vị lãnh thổ cơ sở: + Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đất đai (đồng nhất về các chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất…). + Phân tích, so sánh yêu cầu sử dụng đất đai nông nghiệp với đặc điểm của các ĐVĐĐ, xác định LHSDĐĐ phù hợp cho từng đơn vị cơ sở. * Phương pháp bản đồ: Được thực hiện qua các bước: + Chồng xếp các bản đồ đơn tính thành lập bản đồ đơn vị đất đai. + Liên kết bản đồ đơn vị đất đai với các bản đồ khác (thuỷ hệ, giao thông, hiện trạng sử dụng đất đai…) để xây dựng các bản đồ đánh giá, bản đồ đề xuất cho các LHSDĐĐ. * Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Áp dụng trong việc đánh giá, so sánh yêu cầu sử dụng của các LHSDĐĐ với đặc điểm của các ĐVĐĐ để xác định các mức độ thích hợp. - 3 - PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. a. Vị trí địa lý Ngọc Sơn là xã miền núi, nằm về phía Đông Nam của huyện Thanh Chương, cách trung tâm huyện 8 km. - Phía Đông giáp xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn. - Phía Tây giáp xã Thanh Ngọc. - Phía Bắc giáp xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương. - Phía Nam giáp xã Xuân Tường và xã Võ Liệt. Xã Ngọc Sơn có Quốc lộ 46 chạy qua, là giao điểm đi cửa khẩu Thanh Thủy và đi Đô Lương. Đây là điều kiện thuận lợi cho xã giao lưu buôn bán với các xã trong huyện và với các huyện lân cận. b. Địa hình, địa mạo Ngọc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Trung. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 05 đến tháng 10 (tháng 7 có nhiệt độ cao nhất là 35,2 o C). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau có nhiệt độ thấp nhất 13,4 0 C). - Chế độ mưa: tập trung vào 3 tháng (8, 9, 10) chiếm khoảng 60% lượng mưa cả năm. - Chế độ gió: Có hai hướng gió chính. + Gió mùa đông bắc thường xuyên xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh, làm cho nhiệt độ xuống thấp gây lạnh; + Gió mùa tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 gây khô nóng hạn hán (tháng 6, tháng 7 có gió Lào). d. Thuỷ văn Trên địa bàn xã có 2 con sông chảy qua: sông Lam và sông Gang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. e. Tài nguyên đất Do sự chi phối của địa hình, sự tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên nên trên địa bàn xã Ngọc Sơn có các nhóm đất chính sau đây: - Đất phù sa: được phân bố dọc sông Lam, hàng năm thường xuyên được bồi đắp, có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, đất trung tính, ít chua pH(KCL) từ 6,7 - 7,2. - Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, phấn sa, philit, quắcdit: phân bố chủ yếu ở đồi và 3 núi trong xã, tầng đất tương đối dày. - 4 - f.Tài nguyên nước: - Nước mặt: được cung cấp chủ yếu bởi các ao, hồ, đầm và nước sông Hồng, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp là chính. Về sinh hoạt, 100% người dân thường dùng nước giếng khơi, giếng khoan và nước mưa. - Nước ngầm: Nước ngầm của xã chủ yếu được khai thác sử dụng qua hình thức giếng khoan, lượng nước dao động theo mùa, thường ở độ sâu từ 5 - 10m. g.Tài nguyên rừng Diện tích đất rừng của xã Ngọc Sơn có 740 ha, thuộc loại rừng trồng, chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm đang phát triển tốt. h. Tài nguyên nhân văn Đến năm 2010 Ngọc Sơn có 7993 khẩu với 1689 hộ. Nhân dân địa phương có truyền thống yêu nước và truyền thống hiếu học, nhân dân cần cù lao động, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn. để vững bước đi lên. Ngoài ra địa phương là mảnh đất có truyền thống cách mạng, có nhà thờ họ lê Kim được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đây là truyền thống cách mạng vẻ vang nhất để giáo dục con em phát huy truyền thống cha ông để xây dựng và bảo vệ và phát triển quê hương giàu đẹp. i. Thực trạng môi trường Môi trường nước: xã Ngọc Sơn có nguồn nước ngầm tương đối đảm bảo chất lượng cho người dân sinh hoạt. Còn nguồn nước mặt vào mùa mưa thường hay bị bẩn đục do mưa lũ nhưng chưa bị ô nhiễm. Môi trường đất: môi trường đất của xã chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên hàng năm việc người dân dùng phân bón hóa học, phun thuốc trừ sâu không đúng cách đã gây tác động xấu tới môi trường đất. Môi trường không khí: môi trường không khí xã Ngọc Sơn nhìn chung vẫn đảm bảo cho sức khỏe người dân. Những tác động xấu tới môi trường không khí chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải và cuộc sống sinh hoạt của nhân dân gây ra. 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội a.Tăng trưởng kinh tế Ngọc Sơn là một xã thuần nông, địa bàn rộng nhưng điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế còn khó khăn. Tuy nhiên được sự hỗ trợ của các cơ chế, chính sách của Nhà nước tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp, đồng thời với sự quan tâm giúp đỡ của huyện ủy- HĐND- UBND và các tổ chức ban ngành, kinh tế của xã trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể: Giai đoạn 2005 -2010 tốc độ kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 16,5%. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất la 112,58 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp 57,76% ; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 18,8%; thương mại dịch vụ 23,44%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,9 triệu đồng/ người/ năm. Cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại dịch vụ, tuy nhiên việc chuyển dịch kinh tế còn lúng túng chưa có bước đột phá. - 5 - b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Khu vực kinh tế nông nghiệp Thu nhập bình quân trên diện tích canh tác đạt 42 triệu đồng/ ha. - Diện tích cây lúa là 703,8 ha, năng suất 4,75 tấn/ ha, sản lượng đạt 3343,05 tấn - Diện tích cấy ngô là 224,5 ha, năng suất 5 tấn/ha, sản lượng đạt 1122,5 tấn. - Diện tích cây lạc 68 ha, năng suất đạt 2,68 tấn/ha, sản lượng 182,5 tấn - Diện tích khoai lang 25 ha, năng suất 4,0 tấn/ha, sản lượng 100 tấn - Diện tích đậu các loại 36,2 ha, năng suất 4,5 tạ/ha, sản lượng 16,29 tấn Khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ Tỷ trọng kinh tế công nghiệp trên địa bàn xã chỉ chiếm 18,8%, tuy nhiên xã lại có nhiều tiềm năng cho phát triển khu vực kinh tế này. Trong những năm qua hoạt động thương mại dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực theo xu thế phát triển nhanh của xã hội. Cơ cấu dịch vụ thương mại ngày càng tăng đến năm 2010 đạt 23,44%. Nhân dân tiếp cận nhanh vào hoạt động kinh doanh dịch vụ, tranh thủ tối đa lợi thế của địa phương để mở mang các quán, tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. c. Dân số, lao động, việc làm Đến năm 2010 toàn xã có 7993 khẩu và 1689 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 0,6%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 13,9%. Tổng số lao động trên địa bàn xã là 4349, trong đó lao động nông nghiệp là 3153 lao động chiếm 72.5%. Số lao động làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp còn ít. Xã phấn đấu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm từ 30- 40 người. 2.3 Xây dựng các bản đồ chuyên đề. Lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Trên cơ sở hướng dẫn của FAO trong lựa chọn yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, kết hợp với các tài liệu về tài nguyên khí hậu nông nghiệp, địa hình, địa mạo, thủy văn và độ phì nhiêu tầng mặt , yêu cầu sử dụng đất của các cây trồng, chúng tôi đã lựa chọn các yếu tố sau để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mức độ chi tiết giới hạn ở bản đồ tỷ lệ 1:2000 : loại đất, độ dày tầng canh tác, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, độ phì nhiêu, ngập úng, địa hình tương đối. Riêng lượng mưa và các điều kiện khí hậu trên địa bàn tuy có khác biệt nhưng không lớn nên không đưa chỉ tiêu này vào nhóm các chỉ tiêu phân cấp. Ngoài ra, các chỉ tiêu như độ cao vị trí, hiện trạng sử dụng đất…chỉ là yếu tố tham khảo khi định hướng loại hinh sử dụng đất. 2.4 Xác định các LMU chồng ghép. Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ tổ hợp của các bản đồ đơn tính. Mỗi đơn vị bản đồ - 6 - đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể hiện trong các bản đồ đơn lẻ và phân biệt với các đơn vị khác bởi sự sai khác của ít nhất một yếu tố. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, sử dụng kỹ thuật Vector để chồng ghép các bản đồ đơn tính. Trong kỹ thuật này, thông tin của lớp các bản đồ đơn tính được lưu giữ trên các công-tua khép kín. Giá trị của các chỉ tiêu được gán vào được coi như đồng nhất trên một công tua có ranh giới xác định rõ ràng. Các lớp bản đồ đơn tính được chồng ghép theo thứ tự bằng phần mềm MICROSTATION. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm: - Chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất đai vào GIS - Mã hoá các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau - Sử dụng “đại số” bản đồ xác định các đơn vị đất. Kết quả tạo ra một bản đồ tổ hợp duy nhất chứa đựng thông tin thuộc tính của tất cả các lớp. Các thông tin trên bản đồ tổ hợp được sắp xếp, thống kê, chỉnh lý để xây dựng nên bản đồ đơn vị đất xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương tỷ lệ 1: 2000. BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ LOẠI ĐẤT XÃ NGỌC SƠN -HUYỆN THANH CHƯƠNG -TỈNH NGHỆ AN Người thực hiện: Lớp: 1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Diện tích khu vực nghiên cứu: 18,8 ha. Ký hiệu : G1: Đất phù sa glây G2 : Đất phù sa trung tính ít chua G3 : Đất cát pha 2. Số liệu tổng hợp G1: Đất phù sa gl ây - Tổng số thửa: 14 thửa - Tổng diện tích : 8,74 ha. - Thửa có diện tích lớn nhất : thửa số 10 (1,2ha) - Thửa có diện tích nhỏ nhất : thửa số 11 (0,3 ha) G2 : Đất phù sa trung tính ít chua - Tổng số thửa: 17 thửa - Tổng diện tích : 8,74ha. - Thửa có diện tích lớn nhất: thửa số 16 (0,93ha.) - Thửa có diện tích nhỏ nhất: thửa số 24 (0,3 ha) - 7 - G3 : Đất feralit đỏ vàng - Tổng số thửa: 2 thửa - Tổng diện tích : 1,32 ha. - Thửa có diện tích lớn nhất : thửa số 28 (0,72 ha). - Thửa có diện tích nhỏ nhất : thửa số 31 (0,6 ha) Loại đất trong khu vực nghiên cứu thuộc xã Ngọc Sơn STT Loại đất Ký hiệu Số khoảnh Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất phù sa glây G1 1,2,3,4,6,10,11,12,13 14,18,19,20,21,32,33 8,74 46,5 2 Đất phù sa trung tính ít chua G2 5,6,7,8,9,15,16,17,22 ,23,24,25,26,27,29,3 0 8,74 46,5 3 Đất feralit đỏ vàng G3 28,31 1,32 7,0 Tổng 33 18,8 100 Nhận xét: Khu vực chúng tôi nghiên cứu có 3 loại đất là đất phù sa glây (G1),đất phù sa trung tính ít chua (G2) và đất feralit đỏ vàng (G3).Trong đó loại đất phù sa glây chiếm diện tích 8,74 ha chiếm 46,5%, đất phù sa trung tính ít chưa với diện tích 8,74 ha chiếm 46,5 % và còn lại là đất cát pha diện tích chỉ có 1,32 ha chiếm 7%. Loại đất là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện đặc tính của một khoanh đất, được xác định bởi các chỉ tiêu về tính chất hóa học, lý học, sinh học của đất và các đặc tính chuẩn đoán. Ngoài ra loại đất là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến quyết định loại hình sử dụng đất.Với mỗi loại đất khác nhau tương ứng với loại hình sử dụng đất riêng.Chẳng hạn như ở khu vực đất phù sa có địa hình bằng phẳng thích hợp với các loại cây trồng hàng năm, cây ngắn ngày như lúa nước, rau màu… Vì vậy mục đích của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là nhằm xác định được các yêu cầu sử dụng đất cho từng loại hình sử dụng đất, các đặc tính và tính chất đất đai và là cơ sở xếp hạng các yếu tố chuẩn đoán, phân hạng thích hợp đất đai. - 8 - BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI XÃ NGỌC SƠN -HUYỆN THANH CHƯƠNG -TỈNH NGHỆ AN Người thực hiên: Lớp: 1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Diện tích khu vực nghiên cứu: 18,8 ha Ký hiệu: C1 : Nhẹ C2: Trung Bình C3: Nặng 2. Số liệu tổng hợp C 1 : Nhẹ + Tổng số thửa: 2 + Tổng diện tích: 1,32 ha + Thửa có diện tích lớn nhất: thửa số 28 (0,72 ha). + Thửa có diện tích nhỏ nhất: thửa số 31 (0,6 ha). C 2 : Trung bình + Tổng số thửa: 29 + Tổng diện tích: 16,28 ha + Thửa có diện tích lớn nhất: thửa số 10 (1,2 ha). + Thửa có diện tích nhỏ nhất: Thửa số 12 (0,3ha). C 3 : Nặng + Tổng số thửa: 2 + Tổng diện tích: 1,2 ha + Thửa có diện tích lớn nhất: thửa số 29 (0,7 ha) + Thửa có diện tích nhỏ nhất: thửa số 30 (0,5 ha) - 9 - Thành phần cơ giới trong khu vực nghiên cứu thuộc xã Ngọc Sơn STT Thành phần cơ giới KH Số khoảnh Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Thịt nhẹ C1 28,31 1,32 7,0 2 Trung Bình C2 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11,12,13,14,15,16,1 7,18,19,20,21,22,23 ,24,25,26,27,32,33 16,28 86,6 3 Thịt Nặng C3 29,30 1,2 6,4 Tổng 33 18,8 100 Nhận xét: Các loại đất ở xã có thành phần cơ giới biến động từ nhẹ,trung bình đến nặng. Đất xã Ngọc Sơn chủ yếu có thành phần cơ giới trung bình(86,6%) Đất có thành phần cơ giới trung bình có diện tích lớn nhất với 16,28 ha chiếm 86,6% tổng diện tích toàn xã. Đất có chứa nhiều chất màu, khả năng giữ nước và thoát nước tốt , đất dễ ràng cải tạo thích hợp trồng nhiều loại cây khác nhau: lúa, ngô, khoai… Đất có thành phần cơ giới Nhẹ có diện tích nhỏ: đất Nhẹ 1,32 ha (7,0%). + Ưu điểm: thích hợp với nhiều loại cây có củ như : khoai tây, khoai lang, lạc. Ưu tiên trồng các cây họ đậu để cải thiện hàm lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp hơn, các loại dưa hấu, dưa lê cũng thích hợp trồng trên đất này. Khi bón phân và vôi cần chia nhiều lần ít để trành mất phân và ngộ độc cho cây. Khi tưới nước cũng vậy tránh lãng phí nước, trôi phân bón. + Nhược điểm: dễ bị khô hạn, dễ bị đốt nóng và mất nhiệt nên bất lợi cho sinh vật phát triển, kết cấu rời rạc dễ cày bừa nhưng đất dễ bị lắng rẽ, bí chặt, khả năng hấp phụ thấp, giữa nước và giữ phân kém, nên nếu bón nhiều phân vào cùng một lúc cây không sử dụng hết thì sẽ bị rửa trôi. Đất có thành phần cơ giới nặng chiếm 1.2 ha + Ưu điểm: đất có độ phì nhiêu cao, khả năng hấp phụ lớn, tính đệm cao, ít bị rửa trôi, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước, + Nhược điểm: khả năng thoát nước kém dễ gây ngập úng, khi khô hạn cũng - 10 - [...]... Do diện tích đồi núi thấp chủ yếu là đồng bằng nên trồng cây hàng năm là phù hợp và đem lại lợi ích kinh tế cao Các cây hàng năm đem lợi ich kinh tế cho vùng như lúa nước, ngô, rau, Trong đó, diện tích trồng lúa chiếm tỉ lệ lớn nhất Khi xây dựng một bản đồ đơn vị đất đai cần tìm hiểu các đặc tính, tính chất của các khoanh đất cần xác định Đặc tính của đất đai thể hiện chất lượng đất đai Nó là cơ sở... của con người - Đất của Ngọc Sơn chủ yếu thuộc nhóm đất cát pha, thành phần cơ giới nhẹ nên khó giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, phải đầu tư để cải tạo độ phì của đất Vào mùa khô trong vùng thiếu nguồn cấp nước, và thiếu các công trình đầu mối dẫn nước nên hạn chế đến mở rộng diện tích đất 2 vụ và làm giảm năng suất cây trồng hàng năm 2.1 Xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai *Các đặc tính... 17% diện tích đất canh tác, do đia hình, điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất và các công trình thủy lợi còn khó khăn nên ở đây phụ thuộc gần như vào thiên nhiên, nguồn nước tự nhiên nên không thể chủ động xây dựng 1 chế độ tưới hợp lí , đầy đủ cần thiết cho cây trồng - 21 - BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI XÃ NGỌC SƠN -HUYỆN THANH CHƯƠNG -TỈNH NGHỆ AN Người tổng hợp: Lớp: I MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI LMU 1 (G1,... quan trọng, vì vậy việc nghiên cứu và thành lập bản đồ đơn vị đất đai là vô cùng quan trọng, giúp cho xã có thể canh tác hợp lý, có các biện pháp cải tạo đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho cả vùng, đồng thời tạo việc làm cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống Hơn nữa có thể canh tác mà không làm thoái hóa đất còn cần chú ý tới môi trường trong quá trình...gây thiếu nước cho cây trồng cạn, không thích hợp trồng cây rau màu Độ thoáng khí kém lên đất bị glay hóa, chất hữu cơ phân giải chậm đất chứa nhiều sét lên gây khó khăn cho việc làm đất Trong quá trình canh tác cần kết hợp với các biện pháp làm đất cải tạo kết cấu đất để tăng chất lượng sử dụng đất BẢN ĐỒ ĐỘ PHÌ NHIÊU XÃ NGỌC SƠN -HUYỆN THANH CHƯƠNG -TỈNH NGHỆ AN Người thực hiện: Lớp: 1 Đối tượng... Điều kiện tướiDiện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 I1 6,61 35,1 2 I2 9,01 47,9 3 I3 3,8 17 tiêu 2.2 Mô tả các LMU và các LUT tương ứng Các đặc tính, tính chất của các đơn vị đất đai và các LUT tương ứng LMU Số đất khoanhDiện tíchĐặc tính và tính chất đất đai LUT (ha) G C E L N I 1 1,2,3,4 1 2 2 2 1 1 2 lúa + vụ màu 2 5,6,7,8 2 2 2 1 1 1 2 lúa 3 10,11,18 1 2 2 2 2 2 2 Lúa 4 5 19,20,33 17,22 1 2 2 2 3 2 1 2 1 2... chất - Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển Độ phì nhiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá chất lượng đất và vạch ra các biện pháp sử dụng đất hợp lí Dựa vào bản đồ ta có thể tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt Do đó muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời các yếu tố đối... đất: Đất pha cát - Thành phần cơ giới: nhẹ - Địa hình: Vàn cao - Độ dày tầng canh tác: Mỏng< 10cm - Độ phì nhiêu: Thấp - Điều kiện tưới: Khó khăn LMU8 (G2, C2, E1, M2, L1, N1, I2, F1) - Loại đất: Đất phù sa glây - Thành phần cơ giới: Trung bình - Địa hình: Vàn cao - Độ dày tầng canh tác: Dày - Độ phì nhiêu: Giàu - Điều kiện tưới: Tưới bán chủ động LMU9 (G2, C2, E2, M2, L2, N2, I3, F1) - Loại đất: Đất. .. trồng hàng năm 2.1 Xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai *Các đặc tính và tính chất đất đai STT Đặc tính Tính chất - 25 - Kí hiệu 1 Loại đất( G) 2 Thành phần cơ giới(C) 3 Địa hình tương đối(E) 4 Độ dày tầng canh tác (L) 5 Độ phì nhiêu (N) 6 Đất phù sa glây Đất phù sa trung tính ít chua Đất feralit đỏ vàng Nhẹ Trung bình Nặng Vàn cao Vàn Vàn thấp Dày Trung bình Mỏng Giàu Trung bình Thấp... chất của các khoanh đất cần xác định Đặc tính của đất đai thể hiện chất lượng đất đai Nó là cơ sở để xác định các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất Địa hình tương đối là một trong những đặc tính cần tìm hiểu đối với một vùng đồng bằng như Nghệ an - 18 - BẢN ĐỒ CHẾ ĐỘ TƯỚI XÃ NGỌC SƠN -HUYỆN THANH CHƯƠNG -TỈNH NGHỆ AN Người thực hiện: Lớp: 1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Diện tích khu vực . cho từng đơn vị cơ sở. * Phương pháp bản đồ: Được thực hiện qua các bước: + Chồng xếp các bản đồ đơn tính thành lập bản đồ đơn vị đất đai. + Liên kết bản đồ đơn vị đất đai với các bản đồ khác. 40 người. 2.3 Xây dựng các bản đồ chuyên đề. Lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Trên cơ sở hướng dẫn của FAO trong lựa chọn yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, kết hợp với. đơn vị bản đồ - 6 - đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể hiện trong các bản đồ đơn lẻ và phân biệt với các đơn vị khác bởi sự sai khác của ít nhất một yếu tố. Để xây dựng bản đồ đơn vị

Ngày đăng: 17/10/2014, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w