ON TAP DAU NAM LOP 12 CO BAN

6 850 1
ON TAP DAU NAM LOP 12 CO BAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP ĐẦU NĂM – MÔN HOÁ HỌC LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN TT Khoanh tròn để chọn phương án đúng nhất trong các câu sau đây 1 Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây: A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế. B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên. C. Hiđrocacbon no là chất dễ cháy. D. Hiđrocacbon no cháy toả nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên 2 Khi đốt cháy hoàn toàn 3,60g ankan A thu được 5,60 lít khí CO 2 (đktc), công thức phân tử của A là: A. C 2 H 6 B. C 3 H 8 C. C 4 H 10 D. C 5 H 12 3 Các ankan không tham gia loại phản ứng nào: A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hoá. 4 Số đồng phân của ankan C 6 H 14 là: A. 3 B. 4 C.5 D. 6 5 Ankan có công thức phân tử chung là: A. C n H 2n+2 ( n≥ 1) B. C n H 2n+2 ( n≥ 2) C. C n H 2n ( n≥ 2) D. C n H 2n-2 ( n≥ 2) 6 Công thức nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ankan: A. C 6 H 6 , C 4 H 4 B. C 3 H 8 , C 4 H 6 C. C 2 H 6 , C 3 H 8 D. C 6 H 6 , C 6 H 12 7 Đốt cháy19,20 gam hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 57,20 gam CO 2 . Công thức phân tử của hai ankan trên là: A. CH 4 và C 3 H 8 B. C 2 H 6 và C 3 H 8 C. C 2 H 6 và C 4 H 10 D. CH 4 và C 4 H 10 8 Một ankan có thành phần %H = 18,19% có công thức phân tử nào sau đây? A. C 2 H 6 B. C 3 H 8 C. C 4 H 10 D. C 5 H 12 9 Xicloankan là: A. những hiđrocabon no có mạch hở. B. những hiđrocabon no có mạch vòng. C. những hiđrocabon no có mạch hở hoặc vòng. D. những hiđrocabon không no có mạch hở. 10 Nhận định nào sau đây là đúng: A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế. B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng. C. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng. D. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng 11 Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom, hiện tượng quan sát được là: A. Màu dung dịch nhạt dần. B. Màu dung dịch đậm dần. C. Màu dung dịch không đổi. D. Màu dd chuyển sang màu nâu đỏ. 12 Để phân biệt hai khí không màu propan và xiclopropan đựng trong các bình riêng biệt, người ta dùng: A. dd AgNO 3 /NH 3 B. dd Br 2 C. dd BaCl 2 D. dd AgNO 3 13 Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2,0 công thức phân tử của X là: A. C 3 H 6 B. C 4 H 8 C. C 5 H 10 D. C 6 H 12 14 Khi cho 2 – metylbutan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính thu được là: A. 2-brompentan B. 1-brompentan C. 1,3 – đibrompentan D. 2,3 - đibrompentan 15 Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp khí A gồm CH 4 và C 2 H 6 thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A lần lượt là: A. 66,5% và 33,5% B. 66,6% và 33,4% C. 66,7% và 33,3% D. 66,8% và 33,2% 16 Khi cho isopentan tham gia phản ứng thế với Cl 2 (tỉ lệ 1:1) chiếu sáng, số sản phẩm thế thu được là: A. 2 B. 3 C. 4 D.5 17 Chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng của anken là: A. Metan B. Etan C. Etilen D. Axetilen 18 Theo quy tắc cộng Maccopnhicop, trong phản ứng cộng axit hoặc nước vào anken thì phần mang điện dương ( nguyên tử H) cộng vào: A. nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn) B. nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có ít H hơn). C. nguyên tử cacbon bậc thấp hơn ( có nhiều H hơn) D. nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có nhiều H hơn) 19 Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Brom? A. Pentan. B. Pen -1-en C. Isopentan D. Neopentan 20 Cho từ từ hỗn hợp khí A gồm etilen và propilen tác dụng vừa đủ với dung dịch brom, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 4,90 gam. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu? A. 66,5% và 33,5% B. 66,6% và 33,4% C. 66,7% và 33,3% D. 66,8% và 33,2% 21 Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H 2 ở nhiệt độ cao, có xúc tác Ni, có thể thu được: A. Butan. B. Isobutan C. Isobutien D. Pentan 22 Oxi hoá hoàn toàn 0,68 gam ankađien A thu được 1,12 lít CO 2 (đktc), A có công thức phân tử là: A. C 3 H 4 B. C 4 H 6 C. C 5 H 8 D. C 6 H 10 23 Ankađien liên hợp là ankađien có: A. hai liên kết đôi cạnh nhau. B. hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn. C. hai liên kết đôi cách nhau hai liên kết đơn. D. hai liên kết đôi cách nhau một liên kết ba. 24 Oxi hoá hoàn toàn 5,40 gam ankađien liên hợp X thu được 8,96 lít CO 2 (đktc), công thức phân tử của X là: A. C 3 H 4 B. C 4 H 6 C. C 5 H 8 D. C 6 H 10 25 Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và có 0,84 lít khí thoát ra. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.Thành phần phần trăm theo thể tích của khí metan trong hỗn hợp là: A. 25% B. 37,5% C. 50% D. 60% 26 Công thức phân tử chung của ankin là: A. C n H 2n+2 ( n≥ 1) B. C n H 2n+2 ( n≥ 2) C. C n H 2n ( n≥ 2) D. C n H 2n-2 ( n≥ 2) 26 Trong số các ankin có công thức phân tử C 5 H 8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 : A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất 27 Cho các chất sau: etan, propilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom. B. Có hai chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac. C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom. D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kalipemaganat. 28 Để phân biệt các khí không màu CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 2 chứa trong các bình riêng biệt, người ta dùng: A. dd KMnO 4 . B. dd AgNO 3 /NH 3 C. dd Br 2 . D. dd Ca(OH) 2 29 Đốt cháy hoàn toàn 3 ankin A, B, C thu được 3,36 lí CO 2 (đktc) và 1,80 gam H 2 O. Vậy tổng số mol của 3 ankin là: A. 0,15 B. 0,1 C. 0,25 D. 0,05 30 Tổng số đồng phân mạch hở của C 4 H 6 là: A. 3 B. 4 C. 5 D.6 31 Kết luận nào sau đây là đúng: A. Ankin và anken chỉ có đồng phân liên kết bội. B. Ankin có đồng phân hình học. C. Ankin không có đồng phân mạch cacbon. D. Ankađien có đồng phân hình học như anken 32 Khi thực hiện phản ứng nhiệt phân metan điều chế axetilen thu được hỗn hợp A gồm axetilen, hiđro và metan chưa phản ứng hết. Tỉ khối của A so với H 2 bằng 4,44. Hiệu suất của phản ứng là: A. 65% B. 70% C. 75% D. 80% 33 Sục hỗn hợp khí A gồm propin và etilen vào dung dịch AgNO 3 /NH 3 lấy dư, sau phản ứng thu được 0,84 lít khí thoát ra và m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là: A. 16,54 gam B. 16,45 gam C. 15,64 gam. D. 15,46 gam 34 Các hiđrocacbon thơm ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái: A. Khí hoặc lỏng. B. Khí, lỏng hoặc rắn. C. Rắn hoặc khí. D. Lỏng hoặc rắn. 35 Ứng với công thức phân tử C 8 H 10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm: A. 2 B. 3 C. 4. D. 5 36 Benzen không có tính chất hoá học nào sau đây: A. Cháy trong không khí tạo thành CO 2 , H 2 O và muội than. C. Có thể làm mất màu dung dịch Br 2 . B. Tác dụng với brom lỏng có bột sắt xúc tác, đun nóng. D. Phản ứng cộng H 2 ở nhiệt độ cao. 37 Đun nóng bình cầu đựng hỗn hợp gồm 0,78 gam C 6 H 6 , 1,60 gam brom khan và một ít bột sắt. Sau khi phản ứng kết thúc, hiện tượng xảy ra là: A. màu nâu đỏ của brom biến thành không màu. B. màu nâu đỏ của brom không thay đổi. C. màu nâu đỏ của brom bị nhạt đi so với ban đầu. D. màu nâu đỏ của brom biến thành màu nâu sẫm. 38 Đun nóng bình cầu đựng hỗn hợp gồm 0,78 gam C 6 H 6 , 1,60 gam brom khan và một ít bột sắt. Sau khi phản ứng kết thúc, cho mẫu giấy quỳ ẩm vào miệng ống dẫn khí thoát ra từ bình cầu, hiện tượng xảy ra là: A. Giấy quỳ tím hóa xanh. B. Giấy quỳ tím mất màu. C. Giấy quỳ tím hoá nâu. D. Giấy quỳ tím hóa đỏ 39 Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để nhận biết benzen, toluen và stiren đựng trong ba bình mất nhãn: A. dd Brom. B. dd AgNO 3 /NH 3 . C. dd KMnO 4 . D. dd HNO 3 40 Cho 23,00 kilogam toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO 3 đặc ( H 2 SO 4 đặc làm xúc tác). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6 – trinitrotoluen (TNT). Khối lượng TNT thu được là: A. 56,75 kg B. 57,65 kg C. 57,65 kg D. 55,76 kg 41 Hiđrocacbon X ở thể lỏng có phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X? A.Axetilen. B.Vinylaxetilen. C. Benzen. D.Stiren. 42 Ankylbenzen X có %C = 91,31%. Công thức phân tử của X là: A. C 6 H 6 B. C 7 H 8 C. C 8 H 10 D. C 9 H 12 43 Dưới tác dụng của ánh sáng khuyếch tán, toluen sẽ phản ứng với brom lỏng tạo sản phẩm hữu cơ là: A. benzyl bromua. B. m – bromtoluen. C. o – bromtoluen. D. p – bromtoluen. 44 Hãy chọn một dãy trong các dãy chất sau để điều chế hợp chất nitrobenzen: A. C 6 H 6 và HNO 3 đặc. B. C 6 H 6 và HNO 3 đặc và H 2 S0 4 đặc. C. C 7 H 8 và HNO 3 đặc. D. C 7 H 8 và HNO 3 đặc. 45 Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A được 1,95m gam CO 2 và và m gam H 2 O. A thuộc dãy đồng đẳng: A. Ankan. B. Anken C. Ankin D. Aren 46 Từ metan có thể điều chế được nitrobenzen. Nếu hiệu suất chung của quá trình điều chế là 80%, để thu được 12,3 gam nitrobezen cần thể tích metan (đktc) là: A. 10,752 lít B. 16,8 lít C. 18,6 lít D. 12,356 lít 47 Phát biểu nào sau đây là sai khi nhận xét về benzen: A. Benzen không tan trong nước. C. Benzen là chất dung môi tốt cho nhiều chất vô cơ và hữu cơ. B. Benzen là một chất khí có mùi thơm. D. Benzen vừa có phản ứng cộng, vừa có phản ứng thế. 48 Thành phần chính của dầu mỏ gồm: A. hỗn hợp khí metan và axetilen. B. hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon khác nhau. C. hỗn hợp lớp nước mặn và khí metan. D. hỗn hợp khí metan và benzen. 49 Thành phần chính của khí thiên nhiên là: A. CH 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. C 6 H 6 50 Để thu được lượng lớn xăng ( khoảng 40%) và các sản phẩm khí có giá trị trong công nghiệp, cần phải thực hiện chế biến dầu thô theo phương pháp: A. chưng cất dầu mỏ ở áp suất thấp. B. chưng cất dầu mỏ ở áp suất cao. C. crakinh dầu mỏ. D. chưng cất ở áp suất thường. 51 Khí mỏ dầu còn được gọi là khí đồng hành vì: A. khí thoát ra cùng với dầu mỏ có trong các mỏ dầu. B. thành phần gần giống khí thiên nhiên. C. phần lớn được tích tụ thành lớp khí phía trên lớp dầu. D. khai thác khí mỏ dầu được tiến hành đồng thời với khai thác dầu mỏ. 52 Khi nung than mỡ lên nhiệt độ 1000 0 C trong điều kiện không có không khí, sản phẩm thu được là: A. nhựa than đá, khí lò cốc. B. than cốc, nhựa than đá. C. khí lò cốc, than cốc. D. nhựa than đá, khí lò cốc, than cốc. 53 Rifominh là quá trình: A. dùng nhiệt làm biến đổi cấu trúc của phân tử hiđrocacbon. B. dùng xúc tác làm biến đổi cấu trúc của phân tử hiđrocacbon. C. dùng xúc tác và nhiệt làm biến đổi cấu trúc phân tử hiđrocacbon. D. bẻ gãy phân tử hiđrocacbon mạch dài thành các phân tử hiđrocacbon mạch ngắn hơn. 54 Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X ( là chất lỏng ở điều kiện thường) thu được CO 2 và H 2 O có số mol theo tỉ lệ 2:1. Công thức phân tử của X là: A. C 4 H 4 . B. C 5 H 12 . C. C 6 H 6 . D. C 2 H 4 55 Một loại khí thiên nhiên chứa 85% metan, 10% etan, 2% nitơ và 3% khí CO 2 về thể tích. Thể tích không khí cần đốt cháy hoàn toàn 1,00 m 3 khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 8,25 m 3 B. 9,25 m 3 C. 10,25 m 3 D. 11,25 m 3 56 Biết rằng 560 cm 3 hỗn hợp khí A gồm hai hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C (đktc) nặng 1,3625 gam, hỗn hợp A nặng hơn nitơ: A. 1,90 lần B. 1,94 lần C. 1,98 lần D. 2 lần 57 Benzen phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đẩy? A. Dung dịch Br 2 , H 2 , Cl 2 . B. O 2 , Cl 2 , HBr C. H 2 , Cl 2 , HNO 3 đậm đặc D. H 2 , KMnO 4 , C 2 H 5 OH 58 Đun sôi hỗn hợp gồm etylbromua, kali hiđroxit và etanol, thu được: A. C 2 H 5 OH B. C 2 H 4 C. C 2 H 6 D. C 2 H 2 59 Đun nhẹ hỗn hợp gồm etylbromua trong dung dịch NaOH, đồng thời lắc đều, thu được: A. C 2 H 5 OH B. C 2 H 4 C. C 2 H 6 D. C 2 H 2 60 Các dẫn xuất halogen được phân loại trên cơ sở: A. Bậc của dẫn xuất halogen. B. Số lượng nguyên tử halogen, bản chất của halogen. C. Bản chất của halogen và đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon. D. Bản chất của halogen, số lượng nguyên tử halogen và đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon 61 Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon nào sau đây là không no: A. (CH 3 ) 3 CCl B. CH 3 -C 6 H 4 -Br C. C 3 H 5 - Br D. C 6 H 5 F 62 Ancol không no, đơn chức, mạch hở là: A. Phân tử có một nhóm –OH liên kết với gốc ankyl. B. Phân tử có hai hay nhiều nhóm –OH ancol. C. Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no của gốc hiđrocacbon không no D. Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. 63 Ancol no đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử số đồng phân là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 64 Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân của nó là do: A. Giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro. C. Giữa các phân tử ancol có liên kết cộng hóa trị bền vững B. Giữa các nguyên tử ancol có liên kết hiđro D. Giữa các ngtử ancol có liên kết cộng hóa trị bền vững. 65 Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm – OH cạnh nhau trong phân tử người ta dùng: A. dd Br 2 B. Cu(OH) 2 C. dd AgNO 3 /NH 3 D. dd NaOH 66 Vai trò của propan-1-ol trong phản ứng với CuO, đun nóng là: A. Chất khử B. Chất oxi hóa. C. Axit D. Bazơ 67 Vai trò của propan-1-ol trong phản ứng với natri kim loại là: A. Chất khử B. Chất oxi hóa. C. Axit D. Bazơ 68 Vai trò của propan-1-ol trong phản ứng với HBr có xúc tác là: A. Chất khử B. Chất oxi hóa. C. Axit D. Bazơ 69 Ứng với công thức phân tử C 5 H 12 O có bao nhiên ancol đồng phân: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 70 Cho 12,20 gam hỗn hợp X gồm etanol và propan-1- ol tác dụng với Na lấy dư, sau phản ứng thu được 2,80 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X lần lượt là: A. 75,4% và 24,6% B. 74,5% và 25,5% C. 76,4% và 23,6% D. 75,5% và 24,5% 71 Cho 3,70 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với natri dư thấy có 0,56 lít khí thoát ra (đktc). Công thức phân tử của X là: A. C 2 H 6 O B. C 3 H 10 O C. C 4 H 8 O D. C 4 H 10 O 72 Nếu đun etanol với H 2 SO 4 đăc tới khoảng 170 0 C sẽ thu được: A. Etilen B. Đietyl ete C. Andehit axetic D. Xeton 73 Để điều chế ancol etylic bằng phương pháp sinh hóa, người ta sử dụng: A. Etilen B. Tinh bột C. Etylclorua D. Andehit axetic 74 Cho 3,70 gam ancol có công thức phân tử C 4 H 10 O tác dụng với natri dư thấy có V lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V là: A. 0.56 lít B. 0,64 lít C. 0,72 lít D. 0,84 lít 75 Cho hỗn hợp ancolbutylic và phenol, dùng phương pháp nào sau đây để tách rời phenol ra khỏi hỗn hợp: A. Dùng Na kim loại. C. Dùng dd NaOH, chưng cất rồi thổi khí CO 2 vào. B. Dùng dung dịch Br 2 D. Dùng axit HCl để đẩy phenol ra. 76 Cho 2,84 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nha tác dụng vừa đủ với Na tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H 2 ( đktc). V có giá trị là: A. 0,896 lít B. 1,12 lít. C. 1,792 lít D. 2,24 lít 77 Trộn ancol metylic và ancol etylic rồi tiến hành đun nóng có mặt H 2 SO 4 đặc thu được tối đa bao nhiêu chất hữu cơ: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 78 Đốt cháy hoàn toàn 7,60 gam hai ancol đơn chức, mạch hở liên tiếp trong cùng dãy đồng đẳng thu được 7,84 lít CO 2 (đktc) và 9,00 gam H 2 O. Công thức phân tử của hai ancol là: A. CH 3 OH, C 2 H 5 OH B. C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH C. C 3 H 7 OH, C 4 H 9 OH D. C 4 H 9 OH, C 5 H 11 OH 79 Khi điều chế C 2 H 4 từ C 2 H 5 OH và H 2 SO 4 đặc ở 170 0 C thì khí sinh ra có lẫn CO 2 và SO 2 . Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất để thu C 2 H 4 tinh khiết: A. Dung dịch Br 2 B. dung dịch thuốc tím C. Dung dịch KOH D. Dung dịch K 2 CO 3 80 Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt nhanh phenol và n-butanol: A. NaHCO 3 B. Na 2 CO 3 C. Na D. NaOH 81 Hợp chất thơm C 8 H 10 O có bao nhiêu đồng phân thỏa mãn tính chất: không tác dụng với NaOH, không làm mất màu nước brom, có phản ứng với Na giải phóng khí hidro: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 82 Số công thức cấu tạo của C 8 H 10 O dạng phenol là: A. 5 B. 6 C. 8 D. 9 83 Cho 14,0 gam hỗn hợp phenol và etanol tác dụng với Na lấy dư thu được 2,24 lít H 2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là: A. 67,14% và 32,86% B. 67,00% và 33,00% C. 68,00% và 32,00% D. 68,12% và 31,88% 84 Cho 14,0 gam hỗn hợp phenol và etanol tác dụng vừa đủ với HNO 3 thì thu được bao nhiêu gam axitpiric (2,4,6 – trinitrophenol): A. 22,0 gam B. 22,5 gam C. 22,7 gam D. 22,9 gam 85 Đun nóng butan -2 – ol có mặt H 2 SO 4 đặc thì số anken khác loại ( không kể đồng phân cis-tran) thu được là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 86 Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất: A. Etanol B. Phenol C. Đimetylete D. Metanol 87 Đốt cháy 1 mol ancol no, mạch hở X cần 56 lít O 2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo của X: A. C 3 H 5 (OH) 3 B. C 2 H 4 (OH) 2 C. C 3 H 6 (OH) 2 D. C 3 H 6 (OH) 3 88 Cho phản ứng xảy ra giữa propin và H 2 O có mặt HgSO 4 làm xúc tác, sản phẩm thu được là: A. CH 2 =C(CH 3 )-OH B. CH 2 =CH-CH 2 -OH C. CH 3 COCH 3 D. CH 3 CH 2 CHO 89 Cho 1,36 gam một andehit X tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch AgNO 3 2M trong NH 3 thu được 43,20 gam Ag. Biết dx /O2 = 2,125. Công thức cấu tạo của X là: A. CH 3 CH 2 CHO B. CH 2 =CH-CH 2 -CHO C. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CHO D. CH 3 - C≡C-CHO 90 Sản phẩm thủy phân của chất nào dưới đây có thể tham gia phản ứng tráng gương: A. CH 2 Cl-CH 2 Cl B. CH 3 -CHCl 2 C. CH 3 -CCl 3 D. CH 3 COOCH(CH 3 ) 2 91 Ứng với công thức phân tử C 5 H 10 O 2 có bao nhiêu đồng phân axit cacboxylic: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 92 Cho axit hữu cơ no, mạch hở có dạng (C 2 H 3 O 2 ) n . Xác định công thức phân tử của axit: A. C 2 H 3 O 2 B. C 4 H 6 O 4 C. C 6 H 9 O 6 D. C 8 H 12 O 8 93 Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất: A. CCl 3 -COOH B. CH 3 -COOH C. CBr 3 -COOH D. CF 3 -COOH 94 Đốt cháy a mol axit A thu được 2a mol CO 2 . Trung hòa a mol axit A cần 2a mol NaOH. A là: A. Axit no, đơn chức. B. Axit hai chức. C. Axit không no, đơn chức. D. Axit oxalic 95 Chất hữu cơ A có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 tác dụng với NaOH thu được sản phẩm có công thức phân tử C 4 H 7 O 2 Na, vậy A thuộc hợp chất: A. Andehit. B. Axit C. Ancol D. Xeton 96 Một andehit no, đơn chức có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2. Công thức của andehit là: A. HCHO B. CH 3 CHO C. C 2 H 5 CHO D. C 3 H 7 CHO 98 Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt hai chất lỏng phenol và axit axetic: A. Kim loại Na B. dung dịch NaOH C. dung dịch NaHCO 3 D. dung dịch CH 3 ONa 99 Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì khối lượng Ag thu được là: A. 10,80 gam B. 21,60 gam. C. 216,00 gam D. 108,00 gam 100 Hợp chất A có công thức phân tử C 3 H 4 O 2 có thể tác dụng được với: dung dịch Br 2 , CaCO 3 , Cu(OH) 2 . Vậy công thức cấu tạo phù hợp với A là: A. HCOOCH=CH 2 B. O=CH-CH 2 -CH=O C. CH 2 =CH-COOH D. CH 3 -CO-CH=O . ancol co nhiệt độ sôi cao hơn các hiđrocacbon co cùng phân tử khối hoặc đồng phân của nó là do: A. Giữa các phân tử ancol co liên kết hiđro. C. Giữa các phân tử ancol co . tử ancol co liên kết hiđro D. Giữa các ngtử ancol co liên kết cộng hóa trị bền vững. 65 Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức co các nhóm – OH cạnh nhau trong phân. C 6 H 5 F 62 Ancol không no, đơn chức, mạch hở là: A. Phân tử co một nhóm –OH liên kết với gốc ankyl. B. Phân tử co hai hay nhiều nhóm –OH ancol. C. Phân tử co một nhóm

Ngày đăng: 17/10/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan