1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Bộ vi xử lý máy tính CPU

8 678 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

CPU (Central Processing Unit) được gọi là microprocessor hay processor – là một đơn vị xử lý trung tâm, được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, là trung tâm xử lý và điều khiển mọi hoạt động của hệ thống, là một mạch tích hợp được tạo thành từ nhiều bóng bán dẫn (transistor).

Trang 1

BÀI 3: BỘ VI XỬ LÝ – CPU (CENTRAL PROCESSING UNIT)

I - TỔNG QUAN VỀ VI XỬ LÝ

CPU (Central Processing Unit) được gọi là microprocessor hay processor – là một đơn vị xử lý trung tâm, được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính

CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, là trung tâm xử lý và điều khiển mọi hoạt động của hệ thống, là một mạch tích hợp được tạo thành từ nhiều bóng bán dẫn (transistor)

Chip vi xử lý đầu tiên là chip 4004 của hãng Intel (năm 1971)

Chức năng của vi xử lý:

Điều khiển tất cả mọi hoạt động của máy tính từ các

công việc như: tính toán, xử lý dữ liệu… đến các quá

trình truy xuất, trao đổi thông tin với các thành phần

khác trong hệ thống theo những chương trình được thiết

lập sẵn

Phân loại vi xử lý

o Phân loại theo mục đích sử dụng:

− Dùng cho các máy tính di động (Laptop, PDA…): thiết kế nhỏ gọn, hoạt động ở mức điện áp và xung clock thấp

− Dùng cho máy tính để bàn (Desktop Computer): thiết kế lớn, tốc độ xung clock cao, hệ thống tản nhiệt lớn

− Dùng cho máy trạm và máy chủ (Workstation, Server): có yêu cầu kỹ thuật khắc khe do phải vận hành liên tục trong thời gian dài với cường độ lớn

o Phân loại theo kiến trúc thiết kế:

− Netburst: Willamette, Northwood, Prescott, Presscott-2M, Smithfield, Cedar Mill, Presler

− P6M/Banias: Banias, Dothan, Dothan533, Yonah

− Core/Penryn: Conroe, Wolfdale, Kentsfield, Yorkfield

− Nehalem/ Westmere, Gesher

− Sandy Bridge

o Phân loại theo công nghệ chế tạo:

− Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà vi xử lý ngày càng được cải tiến và thu nhỏ kích thước

− Ví dụ: công nghệ 130nm/ 90nm/ 65nm/ 45nm/ 32nm/ 22nm…

Các nhà sản xuất vi xử lý

Intel

• Dòng Intel® Core ™ , Intel® Pentium®, Intel® Celeron® dùng cho máy để bàn, Laptop

và Notebook

• Dòng Intel® Xeon ™ ,Intel® Itanium ™ , dùng cho các máy chủ, máy trạm

Trang 2

Một số vi xử lý của Intel

 FAN vi xử lý của Intel

AMD (Advanced Micro Devices)

• Dòng Phenom™, Athlon™, Sempron™ dùng cho máy để bàn

• Dòng Turion™ 64 X2 Dual-Core Mobile Technology, Athlon 64 X2, Mobile AMD Sempron dùng cho Laptop, Notebook

• Dòng Athlon MP, Opteron™ dùng cho máy chủ, máy trạm

Một số vi xử lý của AMD

 FAN vi xử lý của AMD

Một số nhà sản xuất khác

• Cyrix

Trang 3

• IDT

• Rise

• Motorola…

II - CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Vi xử lý được cấu tạo từ nhiều thành phần với các chức năng chuyên biệt, phụ thuộc vào từng nhà sản xuất Tuy mỗi vi xử lý có thiết kế riêng nhưng tất cả đều có cùng chung một nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của vi xử lý

Cấu tạo CPU

• Control Unit (CU): Khổi điều khiển, điều khiển hoạt động của CPU và các thành phần khác:

- Đọc lệnh từ chương trình trong bộ nhớ chính (instruction fetch)

- Giải mã lệnh (instruction decode)

- Thực thi lệnh đã giải mã một cách tuần tự (instruction excution)

• Arithmetic Logic Unit (ALU): Khối tính toán, thực hiện các phép toán số học và logic

- Các phép toán số học: +,-,*,/

- Các phép toán logic: NOT, AND, OR,…

- Các phép so sánh

• Floating Point Unit (FPU) : Đơn vị tính toán số học dấu phảy động

• Register: Thanh ghi, lưu trữ toán hạng, kết quả và các thông số khác trong quá trình tính toán của CPU

Bao gồm:

Trang 4

- Con trỏ chương trình (PC - Program Counter).

- Các thanh ghi đa chức năng

- Thanh ghi chỉ số (index register)

- Thanh ghi cờ (flag register)

• Cache L1: bộ nhớ đệm cấp 1 – nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các ứng dụng hay phần cứng xử lý.Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý

• Cache L2: bộ nhớ đệm cấp 2

• Bộ giải mã: Giải mã các lệnh, giải mã địa chỉ truy cập vào bộ nhớ

• IO – BUS Unit: kết nối và trao đổi thông tin giữa Bus bên trong và Bus bên ngoài CPU

Nguyên lý hoạt động

o Giai đoạn nạp: đọc các lệnh của chương trình và dữ liệu cần thiết vào bộ xử lý.

o Giai đoạn giải mã: xác định mục đích của lệnh và chuyển nó đến phần cứng tương ứng.

o Giai đoạn thực thi: thực hiện các lệnh và dữ liệu đã được nạp sẵn

o Giai đoạn hoàn tất: lấy kết quả của giai đoạn thực thi đưa vào thanh ghi của bộ xử lý hay bộ

nhớ chính

Quá trình tìm kiếm thông tin của CPU

Vi xử lý thực hiện việc xử lý theo phương pháp truy cập bộ nhớ trực tiếp ( DMA: Direct Memory Access) Vi xử lý của AMD thì ngay bên trong cấu trúc đã có tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ giúp truy

cập trực tiếp dữ liệu mà không cần thông qua chipset theo dạng điểm đến điểm (Hyper Transport

Technology).Vi xử lý của Intel và các hãng khác, việc truy xuất trực tiếp không thông qua bộ điều khiển trên chipset Khi đó dữ liệu được truyền trực tiếp đến vi xử lý

ĐẶC TRƯNG CỦA VI XỬ LÝ

Mỗi vi xử lý đều có những đặc trưng và các thông số kỹ thuật khác nhau Tuy nhiên khi đề cập đến vi xử

lý chúng ta thường quan tâm đến một số yếu tố sau đây:

− Tốc độ làm việc (đơn vị đo Ghz)

Trang 5

− BUS (FSB)

− Bộ nhớ đệm (Cache)

o Cache L1, L2

o L3

− Tập lệnh (Intructions Set)

− Độ rộng Bus

− Điện áp hoạt động

− Socket/ slot

III - CÔNG NGHỆ CỦA VI XỬ LÝ

Hyper Threading Technology: Siêu phân luồng

Công nghệ mô phỏng một CPU vật lý như hai CPU luận lý, sử dụng tài nguyên vật lý được chia sẻ và có cấu trúc chung giống nhau Hệ điều hành và chương trình ứng dụng hoạt động trên cả hai CPU logic giúp tốc độ xử lý trung bình nhanh hơn so với một CPU vật lý

Dual Core, Quad Core: Đa nhân

Công nghệ chế tạo vi xử lý có 2 lõi vật lý thực sự (nhân) hoạt động song song với nhau, mỗi

nhân sẽ đảm nhận những công việc riêng biệt không liên quan đến nhân còn lại

Intel Extended Memory 64 Technology (EM64T)

EM64T là công nghệ mã hoá địa chỉ có độ dài 64-bit (phiên bản nâng cấp trong cấu trúc IA-32), cho phép CPU truy cập bộ nhớ có dung lượng lớn (2^64 bit = 17179869184Gb hay 16ExaBytes)

Intel Virtualization Technology: Công nghệ ảo hóa

Công nghệ ảo hóa cho phép nhiều OS khác nhau chạy trên cùng một nền tảng phần cứng mà không bị xung đột Giúp cải thiện khả năng quản lý, hạn chế thời gian không hoạt động và tận dụng tối đa hiệu suất của CPU

Công nghệ ảo hóa khác với chế độ multi-boot của hệ thống

Multi boot: chỉ cho phép 1 OS hoạt động tại 1 thời điểm

Công nghệ ảo hóa: cho phép chạy nhiều OS cùng một lúc

Những CPU có hỗ trợ công nghệ ảo hóa: Intel® vPro™, Intel® Xeon®, Intel® Itanium®

Công nghệ rút ngắn khoảng cách giữa CPU với chip cầu bắc và các thành phần khác trên mainboard Hyper Transport™ Technology cung cấp các kết nối có tốc độ cực nhanh và độ trễ nhỏ theo kiểu điểm đến điểm giữa CPU và các thành phần trên mainboard thông qua Hyper Transport bus

• Và một số công nghệ khác như: Enhanced Intel SpeedStep, Execute Disable Bit…

IV - CÁC THẾ HỆ VI XỬ LÝ

Vi xử lý được chia làm 8 thế hệ với các đặc trưng và thông số kỹ thuật khác nhau tuỳ thuộc vào công nghệ và giai đoạn phát triển

Vi xử lý thế hệ thứ 1: đây là dòng sản phẩm đầu tiên do Intel phát triển dùng

cho các máy PC IBM chính là nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên sử

dụng loại CPU này Những CPU tiêu biểu là seri 8086 (sản xuất năm 1978)

và seri 8088 (sản xuất năm 1979) có thể truy cập được 1MB bộ nhớ

Trang 6

Vi xử lý thế hệ thứ 2: Được giới thiệu năm 1982, CPU 80286 của Intel một lần nữa đã khẳng định

được vị thế của mình Nhờ tính tương thích với những CPU của thế hệ trước nên những chương trình viết trước đó đều hoạt động bình thường trên CPU 80286

Vi xử lý thế hệ thứ 3: Là bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi

cách xử lý các số liệu từ dạng 16bit thành dạng 32bit CPU 80386 ra đời

năm 1985 được thiết kế tối ưu cho các hoạt động tốc độ cao Sử dụng cho

các hệ điều hành cao cấp như Windows 3x và Windows NT với khả năng

thực hiện nhiều tác vụ (multitasking) cùng lúc

Vi xử lý thế hệ thứ 4:

− Giảm thời gian thực thi 1 câu lệnh: để hoàn thành 1 câu lệnh đơn giản thì CPU 486 sử dụng trung bình khoảng 2 chu kì xung clock trong khi CPU 386 cần 4 chu kì xung clock

− Thiết kế bộ nhớ đệm trong cấu trúc của CPU giúp nâng cao tốc độ xử lý

− Bổ sung tính năng “Burst-mode memory cycles” giúp truy xuất bộ nhớ nhanh hơn

− Tích hợp bộ xử lý toán học nâng cao hoạt động, đồng thời với bộ xử lý toán học có sẵn nhằm tăng cường khả năng tính toán cho CPU

Vi xử lý thế hệ thứ 5: được thiết kế với những cấu trúc và tính năng mới, điển hình là dòng sản phẩm

Pentium của Intel và K5 của AMD

− Intel Pentium Processor được giới thiệu vào ngày 19-10-1992, CPU Pentium tương thích hoàn toàn với các CPU của Intel trước đó

− CPU Pentium có 32bit bus và 64bit data giúp cho CPU di chuyển lượng dữ liệu gấp đôi so với các CPU thế hệ trước trong cùng một chu kì

− Các CPU Intel Pentium thế hệ này hoạt động với xung clock khá cao (từ 75MHz đến 266MHz) như Pentium I, Pentium II, Pentium MMX

Vi xử lý thế hệ thứ 6:

Được bổ sung nhiều chức năng mới hoàn toàn như: Dynamic Execution, Dual

Independent Bus Thế hệ thứ 6 được bắt đầu vào khoảng tháng 11-1995 (Pentium

Pro) Kể từ đó, các sản phẩm tiếp theo đều có thiết kế căn bản tương tự như cấu

trúc của Pentium Pro

 2 dòng vi xử lý đặc trưng ở thế hệ này:

Trang 7

 Intel Celeron: Thích hợp cho các công việc văn phòng, gọn nhẹ.

 Intel Pentium III: được giới thiệu vào tháng 2-1999, bổ sung thêm một số như: xử lý ảnh,

đồ họa, xem phim, nghe nhạc, nhận dạng giọng nói

Vi xử lý thế hệ thứ 7

− Là thế hệ của CPU Pentium 4 dùng kiến trúc NetBurst do Intel sản

xuất

− Dòng CPU Pentium kết thúc vào ngày 27 tháng 7 năm 2006 và được

thay thể bởi dòng Intel Core (sử dụng nhân "Conroe")

Vi xử lý thế hệ thứ 8

− Đặc trưng của vi xử lý thế hệ này là CPU có khả năng xử lý dữ liệu 64bit

− Intel Itanium and Itanium 2: được thiết kế với công nghệ 90nm dùng cho các máy chủ hoặc

trạm cần hiệu năng cao

− Itanium là CPU đầu tiên của Intel có cấu trúc 64bit được giới thiệu vào ngày 21-5-2001

− Itanium 2 là CPU dành cho server được giới thiệu vào tháng 6-2002

 Một số vi xử lý được sử dụng rộng rãi hiện nay: Intel Pentium 4, Intel Celeron, Intel Dual Core, Intel

Core 2 Duo, Intel Core i3, Intel Core i5, Intel Core i7…

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ CPU

Máy hoạt động một lúc thì tự Reset

hoặc Shut down

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ của CPU quá cao hoặc nguồn cung cấp không ổn định

Kiểm tra bộ phận tản nhiệt, keo tản nhiệt, nguồn điện

Sau khi lắp CPU, bật máy lên thì

màn hình thông báo: “CPU Intel

Ucode loading Error” và yêu cầu

nhấn phím F1 để tiếp tục

Nếu nhấn F1 mà máy hoạt động bình thường thì nguyên nhân là do

mainboard có hỗ công nghệ Hyper Threading nhưng BIOS lại chưa hỗ trợ

Nâng cấp BIOS

Nếu nhấn F1 mà máy vẫn báo lỗi thì

do mainboard không có s/p công nghệ Intel Hyper-Threading

Thay CPU khác mà mainboard có hỗ trợ (xem trong User Guide hoặc vào Website.)

Hệ thống không có bất kỳ tín hiệu gì

khi khởi động

Do gắn CPU sai vị trí, BIOS không

hỗ trợ, mainboard không hỗ trợ

Kiểm tra lại CPU, xem thêm User Guide để biết thêm thông tin về CPU

mà mainboard hỗ trợ

Hệ thống hiển thị câu thông báo:

“Math Coprocessor Failure”

Lỗi do hỏng ALU Thay thế CPU khác.

Trang 8

Máy tính hoạt động chậm, vào System

Properties thấy tốc độ CPU nhỏ hơn

tốc độ ghi trên nhãn

Thiết lập hệ số nhân của CPU trong CMOS không chính xác

Vào CMOS để hiệu chỉnh lại cho phù hợp

BÀI TẬP KIỂM TRA

− CPU AMD K6 là sản phẩm của nhà sản xuất?

− Bộ nhớ đệm trong vi xử lý được gọi là?

− Khi lựa chọn CPU, ta cần quan tâm tới các thông số kỹ thuật nào?

− Itanium 2 là thế vi xử lý dùng cho loại máy tính?

− FPU là đơn vị xử lý?

− Sự khác biệt cơ bản giữa dòng Celeron và Pentium là?

− Sự khác biệt cơ bản giữa dòng Dual Core và Core 2 Duo?

Ngày đăng: 17/10/2014, 07:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w