Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
671,67 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢỜNG THỊ MIÊN VƢƠNG QUỐC PHÙ NAM (TK I - VII) VÀ MỐI QUAN HỆ KHU VỰC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢỜNG THỊ MIÊN VƢƠNG QUỐC PHÙ NAM (TK I - VII) VÀ MỐI QUAN HỆ KHU VỰC Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lƣờng Hoài Thanh SƠN LA, NĂM 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, Thạc sĩ: Lường Hoài Thanh – người trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Sử - Địa, Thư viện trường Đại Học Tây Bắc. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp đã ủng hộ, động viên tôi trong quá trình thực hiên khóa luận này. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Lƣờng Thị Miên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tƣợng 3 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 3.3 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của khóa luận 4 6. Cấu trúc của khóa luận 4 CHƢƠNG 1: VƢƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM TỪ THẾ KỈ I- VII 5 1.1 Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII. 5 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư. 5 1.1.2 Điều kiện kinh tế 8 1.1.3 Sự thành lập vương quốc cổ Phù Nam. 10 1.2. Sự phát triển của vƣơng quốc cổ Phù Nam 14 1.2.1. Sự hình thành vương quốc cổ Phù Nam thế kỷ I đến thế kỷ III 14 1.2.2 Phù Nam trong thời kì phát triển từ thế kỉ III- IV 17 1.2.3 Phù Nam trong giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII. 21 CHƢƠNG 2: PHÙ NAM TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ KHU VỰC 24 2.1 Vai trò của Phù Nam trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á 24 2.2 Óc Eo – Phù Nam trung tâm chung chuyển hàng hóa và giao lƣu văn hóa khu vực 26 2.3 Phù Nam trƣớc những biến đổi khu vực. 32 KẾT LUẬN 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhân loại đang tiến từng bước vững chắc trong thế kỉ mới. Những thành tựu của tương lai đã và đang được xây dựng trên nền tảng quá khứ lịch sử vững chắc. Loài người đang hướng về tương lai với hành trang của tổ tiên. Lịch sử cho chúng ta nhiều bài học quí báu trong cuộc sống hiện tại và mai sau. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tồn tại và phát triển được nếu như chúng ta quên đi bài học quá khứ. Đất nước đang hội nhập vào xu thế chung của nhân loại, lịch sử là công cụ không thể thiếu trong công cuộc hội nhập đó. Lịch sử với những góc khuất của nó đã và đang là vấn đề gây tranh cãi giữa nhiều quốc gia. Trong đó, sự tồn tại và phát triển của vương quốc Phù Nam là một vấn đề khá nổi bật. Phù Nam với tư cách là một trong ba vương quốc cổ của Việt Nam nhưng rất nhiều học sinh lắc đầu khi được hỏi: bạn biết gì về Phù Nam? Còn đối với sinh viên thì lịch sử Phù Nam mờ nhạt vào trong quá khứ của nó. Nghiên cứu lịch sử vương quốc Phù Nam không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên, việc hiểu và đánh giá đúng về lịch sử Phù Nam nói chung trong mối tương quan khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là vấn đề gần đây mới được đề cập đến một cách rộng rãi và thỏa đáng. Việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Phù Nam là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt: Thứ nhất: Phù Nam với tư cách là một trong ba vương quốc cổ trên lãnh thổ Việt Nam, do đó tất yếu sử học Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam cần biết đến, hiểu và đánh giá đúng, toàn diện về vương quốc này. Thứ hai: Vương quốc Phù Nam tuy tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng nó đã phát triển đến giai đoạn cực thịnh khi nó trở thành một đế quốc hùng mạnh, mở rộng lãnh thổ ở cả Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Hơn nữa, trong thời gian tồn tại, Phù Nam đóng vai trò là trung tâm thương mại, trung tâm giao lưu quốc tế giữa Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á thời cổ đại. Chính vì thế, nghiên cứu lịch sử Phù Nam để có cái nhìn toàn diện hơn về khu vực Đông Nam Á, về Trung Quốc, Ấn Độ thời cổ đại. 2 Thứ ba: Theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục hiện nay, lịch sử vương quốc Phù Nam đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Hơn nữa, nắm vững lịch sử Phù Nam cũng góp phần làm rõ hơn về tiến trình phát triển của vương quốc này với tư cách là một vương quốc độc lập chứ không phải là một phần trong lịch sử Campuchia sơ kỳ. Vì tất cả những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vương quốc Phù Nam (TK I - VII) và các mối quan hệ khu vực”, làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử “Vương quốc cổ Phù Nam” là đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều công trình thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những công trình này gồm nhiều tài liệu khác nhau như: Sách chuyên khảo, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, bài viết đăng trên các bài báo, các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể ở đây một số công trình tiêu biểu: Cuốn: Vương quốc Phù Nam, của tác giả Lương Ninh, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009. Đây là những công trình nghiên cứu chuyên khảo của tác giả về nền văn hóa Óc Eo và vương quốc cổ Phù Nam thời tiền sử cho đến lúc suy tàn của vương quốc này. Cuốn: Lịch sử Đông Nam Á, của tác giả Lương Ninh, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2005. Trong cuốn sách này tác giả đã đề cập đến sự phát triển của các nước Đông Nam Á, trong đó có nói đến sự hình thành và phát triển của vương quốc cổ Phù Nam. Cuốn: Một con đường sử học, G.s Lương Ninh (Cb), nhà xuất bản Đại học sư phạm, năm 2009. Trong tác phẩm này tác giả tiếp tục cung cấp những tư liệu, quan điểm nghiên cứu của mình về vương quốc cổ Phù Nam. Tác phẩm: Lịch sử Đông Nam Á, D.G.E Hall nhà xuất bản chính trị Quốc gia, năm 1997. Tác phẩm này đã đề cập đến sự ra đời và phát triển của vương quốc Phù Nam trong bối cảnh thời đại sơ kì của các quốc gia Đông Nam Á. 3 Tác phẩm: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông.G.Coedes, Nxb Thế giới, năm 2008. Trong tác phẩm này cũng đã được nói tới quá trình hình thành cũng như sự chia rẽ của vương quốc Phù Nam. Ngoài ra, nhân dịp 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo (1944- 2004), Hội khoa học Lịch Sử Việt Nam đã tổ chức hội thảo văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam.Tập hợp các nghiên cứu khác nhau của các nhà sử học , khảo cổ học, nhân chủng học trong và ngoài nước về vấn đề này. Tuy nhiên, trong các tài liệu nói trên thì vấn đề sự hình thành vương quốc cổ Phù Nam từ thế kỉ (I – VII) và các mối quan hệ khu vực mới chỉ được tìm hiểu, nghiên cứu xen kẽ trong tiến trình chung của lịch sử Việt Nam hay các nước trong khu vực Đông Nam Á, hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một phần , một khía cạnh nào đó trên các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, …trong cuốn vương quốc Phù Nam của G.S Lương Ninh. Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu cụ thể về sự hình thành vương quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII cũng như các mối quan hệ của vương quốc này trong khu vực. Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước. Tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về vương quốc cổ Phù Nam từ khi hình thành đến khi vương quốc này suy tàn và tìm hiểu Phù Nam trong các mối quan hệ khu vực. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng Đề tài tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của vương quốc cổ Phù Nam từ (TK I - VII) và các mối quan hệ khu vực. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện hình thành vương quốc cổ Phù Nam. - Sự phát triển của vương quốc Phù Nam qua các thời kì. - Phù Nam trong các mối quan hệ khu vực. 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: bắt đầu từ TK I - VII. -Về không gian: Lãnh thổ vương quốc Phù Nam thời cổ đại. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp hệ thống. 5. Đóng góp của khóa luận - Có cái nhìn đúng đắn hơn toàn diện hơn về lịch sử Phù Nam nói riêng và trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung. - Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Phù Nam và các nước trong khu vực cũng giúp ta tìm hiểu thêm được lịch sử, văn hóa của các nước Đông Nam á cũng như Ấn Độ và Trung Quốc. - Là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu trong các học phần lịch sử Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận được kết cấu thành hai chương: Chƣơng 1. Vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII 1.1 Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư 1.1.2 Điều kiện kinh tế 1.1.3 Sự thành lập vương quốc cổ Phù Nam 1.2 Sự phát triển của vƣơng quốc cổ Phù Nam 1.2.1 Sự hình thành vương quốc cổ Phù Nam thế kỉ I – III 1.2.2 Phù Nam trong thời kỳ phát triển từ thế kỉ III- VI 1.2.3 Phù Nam trong giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII Chƣơng 2: Phù Nam trong các mối quan hệ khu vực 2.1 Vai trò của Phù Nam trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á 2.2 Óc Eo- Phù Nam trung tâm chung chuyển hàng hóa và giao lƣu văn hóa khu vực 2.3 Phù Nam trƣớc những biến đổi khu vực. 5 CHƢƠNG 1 VƢƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM TỪ THẾ KỈ I- VII 1.1 Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam từ TK I - VII. 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cƣ. Điều kiện tự nhiên. Phù Nam được biết đến là một trong ba vương quốc cổ nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Theo các nguồn sử liệu viết về các quốc gia Đông Nam Á thời cổ trung đại mà ta biết thì các nguồn tư liệu của Trung Quốc đã sớm viết và khá chi tiết về lịch sử của khu vực này như : Hậu Hán thư, Tấn thư, Nam tề thư, Lương thư… Trong các nguồn tư liệu đó, đã có một số ghi chép về Phù Nam cũng như một số quốc gia Đông Nam Á qua các thời kì. Nói về vị trí điạ lí cũng như điều kiện tự nhiên cũng như cương vực lãnh thổ các thư tịch cổ Trung Quốc đã ghi chép về vương quốc cổ Phù Nam như sau: Tấn thư ghi: “ Nước Phù Nam cách Lâm Ấp về phía Tây hơn ba nghìn lí, ở trong vùng biển lớn. Đất rộng ba nghìn lí. [ 7; 19] Nam Tề thư chép “ Nước Phù Nam ở trong vùng dân Man, phía Tây của biển lớn, ở miền Nam của Nhật Nam, dài rộng hơn ba nghìn lí, có sông lớn chảy về phía Đông ra biển”.[ 7 ; 19] Đến Lương thư cũng chép tiếp và có thêm chi tiết: “ Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong vịnh lớn, phía Tây của biển, cách Nhật Nam có đến 7000 lí, cách Lâm Ấp ở phía Tây – Nam đến hơn 3000 lí. Thành cách biển 500 lí ( khoảng 250km ), có sông rộng 10 lí, từ Tây – Bắc chảy sang Đông nhập vào biển. Nước rộng hơn 3000 lí, đất trũng ẩm thấp, nhưng bằng phẳng rộng rãi”[ 7; 19]. Khí hậu, phong tục phần lớn giống Lâm Ấp. Sản xuất vàng, bạc, đồng thiếc, trầm hương, mộc hương, ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ năm sắc… Địa giới phía Nam cách hơn 5000 lí có nước Đốn Tốn. Trên bờ biển mấp mô, đất vuông 1000 lí, có 5 vua thần thuộc về Phù Nam. 6 Như vậy, trong số những tài liệu viết về Phù Nam thì thư tịch Trung Hoa là nguồn tài liệu sớm nhất cho biết về nước Phù Nam.Thời nhà Hán người Trung Quốc còn chưa biết gì tới vương quốc này.(tuy các sản phẩm thời Hán đã có mặt trong các di chỉ Óc Eo nhưng có lẽ là do các thương lái tìm nơi cảng thị đông đúc để trao đổi, bán hàng, chứ còn chính họ thì chưa hiểu biết mấy về nước này); cho nên Tiền Hán và Hán thư chưa có ghi chép gì. Đến thời Tam Quốc (220-280), Tam Quốc chí do Trần Thọ biên soạn là tài liệu sớm nhất cho biết (Ngô thư 15): “Lữ Đại đã bình định Giao Châu. Sai bọn tòng sự xuống phía Nam giáo hóa”. Từ đó, “sứ thần các nước Phù Nam cùng Lâm Ấp, Đường Minh (?) đều sai sứ sang cống. Tiếp đó, nhà Ngô lại cử viên quan Trung lang tên là Khang Thái và Tuyên hóa và tòng sự là Chu Ứng (hai chánh phó sứ) đi đến Phù Nam. Hai ông này đã đến, gặp vua Phù Nam là Phạm Tầm, trở về, với ghi chép trên đường đi, Chu Ứng biên soạn thành sách Phù Nam kí [ 7; 18]. Xét về điều kiện địa lí thì không thể tách rời Phù Nam ra khỏi vị trí của thương cảng, đặc biệt là thương cảng Óc Eo – một thương cảng lớn nhất của Phù Nam và Đông Nam Á lúc bấy giờ. Và chính Phù Nam, cũng được biết đến như một chiếc cầu nối giữa phương Đông và phương Tây trong các hoạt động kinh tế và giao lưu văn hóa. Trên cơ sở những ghi chép đó, chúng ta có thể xác định, địa bàn gốc của vương quốc Phù Nam là ở miền Tây sông Hậu và một phần Đông Nam Bộ hiện nay, có thể thấy trong lúc thịnh vượng, lãnh thổ Phù Nam rộng lớn hơn rất nhiều. Khí hậu Phù Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu gió mùa. Gió mùa cũng là một nhân tố thúc đẩy hoạt động hàng hải diễn ra sôi động tại đây, khi mà kỹ thuật đi biển lúc bấy giờ chỉ dựa vào sức gió. Ngoài ra, do nằm ở ven biển nên Phù Nam cũng được hưởng khí hậu mát mẻ từ biển thổi vào. Bên cạnh đó, lãnh thổ Phù Nam còn là những miền đồng bằng châu thổ rộng lớn, do lưu vực sông Mê Kong cùng một số hệ thống sông khác bồi đắp nên. Vì vậy, Phù Nam có rất nhiều đồng bằng rộng, lớn nhất đó là đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đồng bằng này chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ Phù Nam là một trong những trung tâm kinh tế lớn của vương quốc này. [...]... kỉ I – III - Giai đoạn phát triển Phù Nam từ thế kỉ III – IV - Giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII 1.2.1 Sự hình thành vƣơng quốc cổ Phù Nam thế kỷ I đến thế kỷ III Đây là giai đoạn m i lập nước, nữ vương Liễu Diệp kết hôn cùng Hỗn i n, sinh con trai, phân cho làm vua 7 ấp, r i Hỗn Bàn Huống, cũng là vua, có ph i con của Hỗn i n (?), l i lập kế li gián 7 ấp, r i cho con cháu phân chia cai... một đế quốc hùng mạnh, chấm dứt gần 7 thế kỉ của một trong những vương quốc cổ lớn mạnh t i khu vực Đông Nam Á th i cổ đ i là vương quốc Phù Nam 1.2 Sự phát triển của vƣơng quốc cổ Phù Nam Vương quốc Phù Nam ra đ i từ thế kỉ I sau CN, tồn t i và phát triển trong gần 7 thế kỉ, đến thế kỉ VII thì suy vong Sự phát triển của vương quốc Phù Nam có thể chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn sơ kì Phù Nam từ... vương quốc Phù Nam không còn là một nhà nước độc lập mà đã bị phân tán Một bộ phận quí tộc Phù Nam đã bỏ chạy sang các h i đảo Sumatra và lập nên một vương quốc Phù Nam là Sailendva Vương quốc này, đã hai lần đem quân trở l i tấn công Campuchia, nhưng đều thất b i đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của vương quốc Phù Nam lừng lẫy một th i 23 CHƢƠNG 2: PHÙ NAM TRONG CÁC M I QUAN HỆ KHU VỰC Phù Nam là một quốc. .. khi văn minh Trung Hoa còn chưa thực sự có nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia Đông Nam Á thì văn minh Ấn Độ, v i những giá trị và cả sự gần g i về vị trí địa lý, đã có nhiều tác động đ i v i khu vực, nhất là đ i v i Phù Nam 2.2 Óc Eo – Phù Nam trung tâm chung chuyển hàng hóa và giao lƣu văn hóa khu vực Sự hình thành nước Phù Nam - một quốc gia hướng biển là một bước ngoặt của lịch sử thế gi i và. .. Phù Nam cơ bản gồm hai bộ tộc Môn cổ và Nam Đảo Bộ lạc Môn cổ là bộ lạc ngư i miền n i (Vnan, Bram, Prong) Bộ lạc này là ngư i vùng n i, sống trên các thềm cao miền Nam, tr i qua quá trình sinh sống họ tiến dần xuống biển và gặp ngư i biển- Nam Đảo Quốc gia m i lập g i theo th i quen tên g i là Phù 7 Nam Có lẽ, chính họ là chủ nhân của nền văn hóa Đồng Nai ở th i đ i kim khí Bộ lạc thứ hai là Nam Đảo... – Phù Nam đã trở thành một trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa th i cổ đ i 2.1 Vai trò của Phù Nam trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á Phù Nam không chỉ phát triển về kinh tế, mậu dịch hàng h i Phù Nam còn là n i giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ Đặc biệt, Phù Nam giữ một vai trò rất lớn trong việc truyền bá nền văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam. .. Nam th i cổ đ i ở khu vực Đông Nam Á, đồng th i cho thấy một dấu ấn văn hóa Nam Đảo ở vùng duyên h i ven biển Việt Nam hiện nay – yếu tố kết hợp giữa văn hóa lục địa – h i đảo trong th i cổ đ i t i Đông Nam Á mà các học giả ngư i Pháp thường g i là “đường viền văn hóa Nam đảo” 1.1.2 i u kiện kinh tế Vương quốc Phù Nam nằm trên vùng khí hậu nhiệt đ i ẩm, đất đai vốn là đầm lầy nên rất màu mỡ, l i nằm... chép “ Khâu Đà La và Ha Ma Kỳ Vực đã cùng nhau đến Luy Lâu, trị sở của Sĩ Nhiếp vào th i Hán Linh Đế (16 8- 169)[ 1; 44] đã chứng minh i u đó Ở Phù Nam tồn t i cả hai trường ph i Phật giáo: Phật giáo tiểu thừa và Phật giáo Đ i thừa Phật giáo tiểu thừa được truyền vào Phù Nam sớm hơn Tăng lữ Phật giáo tiểu thừa từ Ấn Độ theo các thương đoàn vượt biển tiến về hướng nam theo hướng Phù Nam, sau đó ảnh hưởng... giáo mà còn tham gia nhiều hoạt động xã h i khác Như vậy, Phù Nam chính là vương quốc truyền bá văn minh Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á, đồng th i là một trung tâm giao thương hàng hóa, là cầu n i liền mạch giữa Đông Nam Á v i bên ngo i Theo Lương thư, năm 539, nhân việc sứ giả Phù Nam đến cống tê giác và n i trong nước có tóc Phật d i một trượng hai thước Lập tức, một ph i bộ Trung Quốc đã được cử i. .. tách kh i luồng thương m i quốc tế đương th i i u này đã kéo theo những xáo trộn đổ vỡ trong vị thế đ i ngo i của Phù Nam, đặc biệt là v i Trung Quốc và Ấn Độ Mâu thuẫn n i bộ diễn ra gay gắt, cùng v i những nguyên nhân trên đã làm cho s i dây ràng buộc giữa Phù Nam và các nước phụ thuộc ngày càng mong manh và dứt gãy Trong các nước đó, Chân Lạp là nước có m i quan hệ mật thiết nhất v i Phù Nam và đóng . VII thì suy vong. Sự phát triển của vương quốc Phù Nam có thể chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn sơ kì Phù Nam từ thế kỉ I – III. - Giai đoạn phát triển Phù Nam từ thế kỉ III – IV. - Giai. - Tìm hiểu i u kiện hình thành vương quốc cổ Phù Nam. - Sự phát triển của vương quốc Phù Nam qua các th i kì. - Phù Nam trong các m i quan hệ khu vực. 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Về th i gian:. 1.2.2 Phù Nam trong th i kỳ phát triển từ thế kỉ III- VI 1.2.3 Phù Nam trong giai đoạn suy yếu từ thế kỉ VI đến thế kỉ VII Chƣơng 2: Phù Nam trong các m i quan hệ khu vực 2.1 Vai trò của Phù Nam