Kỹ thuật nuôi vịt cao sản

25 728 0
Kỹ thuật nuôi vịt cao sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUƠI VỊTVịt là con vật nuôi rất đỗi quen thuộc với bà con nông dân. Trong thời gian gần đây, mô hình nuơi vịt siu thịt v siu trứng cho năng suất cao đ gip nhiều hộ nơng dn khơng những xĩa đói giảm nghèo m cịn cĩ thể lm giu. Để việc nuôi vịt đạt hiệu quả và cho năng suất cao, địi hỏi b con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phịng trị bệnh. Những kiến thức trình by trong sách đ được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc vịt. Hy vọng quyển sch sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

NGUYỄN VĂN TUYẾN GIÚP NHÀ NÔNG LÀM GIÀU KỸ THUẬT NUÔI VỊT NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 19 20 LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI VỊT Vịt là con vật nuôi rất đỗi quen thuộc với bà con nông dân. Trong thời gian gần đây, mô hình nuôi vịt siêu thịt và siêu trứng cho năng suất cao đã giúp nhiều hộ nông dân không những xóa đói giảm nghèo mà còn có thể làm giàu. Để việc nuôi vịt đạt hiệu quả và cho năng suất cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc vịt. Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân. 19 20 PHẦN 1 KỸ THUẬT NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Chăn nuôi vịt lấy trứng theo phương thức chạy đồng tiết kiệm chi phí chăn nuôi, giá thành thấp, vì vậy làm tăng thu nhập, lợi nhuận cho nông hộ. Tuy nhiên dịch bệnh là yếu tố rủi ro chính cho chăn nuôi vịt chạy đồng nên việc tiêm phòng để phòng bệnh và tiếp cận tốt các dịch vụ thú y tại địa phương là cần thiết cho hộ chăn nuôi. I. CHỌN VỊT CON VÀ CÁCH CHĂM SÓC - Chọn vịt con: phải chọn vịt “nóng” tức là vịt mới nở vừa ráo lông, chân láng, lông đuôi thẳng, rốn khô nhẹ chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh vịt “nguội” khô chân, rốn ướt, chéo mỏ rất khó nuôi, tốn hao nhiều. - Chăm sóc vịt con: Tranh thủ thả ngay vịt xuống nền, không nên để lâu trên nong nia khi bắt về vì vịt cách độ ẩm đất lâu thì da chân vịt dễ khô khan, bước chân đi cứng nhắc không linh hoạt, khó nuôi. Sau đó thả vịt trong từng mành rộng theo từng số lượng vịt (khoảng 100 - 150 con), phải giữ luôn ấm áp, tránh để vịt bị lạnh lâu quá sẽ dễ chết về sau. Khoảng 10 giờ sau khi nở có thể cho vịt ăn tấm trộn với hành xắt nhuyễn. Khối lượng hành khoảng 1/3 khối lượng tấm. Ban đêm cố gắng tách vịt ra đừng để nằm đè lên nhau khiến vịt yếu ngộp chết hay què chân. Có thể úm bằng đèn bão hay đèn điện, không cần lót nhiều rơm mà chỉ cần một lớp bao cũ hay lớp rơm mỏng. - Ngày thứ hai: Tiếp tục cho ăn như trên, thả vịt ra tắm nắng. Cho vịt uống nước sạch ở trên bờ, sau đó từ ngày thứ 3 - 4 có thể lùa vịt con xuống mặt nước cạn, sạch khoảng 5 phút rồi lùa lên lại cho vịt quen, vừa uống nước vừa tập rỉa lông. Nên làm như vậy nhiều lần trong ngày, vì để muộn quá vịt không quen rỉa lông nên nước đẩm lông, vịt có thể bị lạnh yếu và chết, có khi vịt bị chết đến 2/3 bầy cũng vì lý do trên. - Ngày thứ 3 đến thứ 6: Nên thả mỗi ngày khi trời nắng ấm và lùa về khi trời nắng gắt. Thức ăn vẫn là tấm, bột bắp trộn thêm hành khoảng 1/3 khối lượng thức ăn để giữ cơ thể vịt được ấm áp. Nếu thấy tỷ lệ vịt chết hơi cao thì tăng cường thêm hành đến ½ khối lượng thức ăn. 19 20 - Ngày 7 đến ngày 15: + Được 7 ngày, vịt rất lanh lẹ, đuổi bắt được côn trùng, có khả năng cho vịt ra đồng gần thường xuyên khi trời nắng ấm và có chỗ bóng mát cho vịt con lên nghỉ ngơi rỉa lông. + Thức ăn bao gồm gạo lức, bắp xây hay cả cám hỗn hợp và trộn thêm một ít hành xắt nhuyễn nếu trời lạnh và khi thấy vịt con khò khè vào ban đêm, phải tăng thêm lượng hành vào thức ăn. + Không nên cho vịt ăn bằng máng hẹp, thau mà nên rải đều trên mặt đất, nếu nền không bằng phẳng phải trải bằng tấm nylon hay tờ giấy dày khi cho vịt ăn để vịt không bị sướt mỏ, tránh vịt mạnh tranh ăn làm vịt lớn không đều. + Ban đêm không cần úm, chỉ nối mành mành rộng, che kín gió, ở dưới lót một lớp rơm hay cỏ khô. Nếu có một ngọn đèn bão để vịt thấy đường đỡ rộ lúc đêm. Cần bổ sung thêm tép tươi, tôm cua còng bằm nhuyễn trộn vào thức ăn cho vịt và vừa gọi vịt đến ăn khoảng 4 - 5 lần một ngày, liên tiếp năm ba ngày cho vịt quen tiếng (ngay cả tiếng dao bầm trên thớt), có thức ăn ngon vịt tranh nhau về. Điều này làm đỡ khó nhọc khi chăn nuôi sau này. - Ngày thứ 15 trở đi: + Khi vịt đạt 15 ngày tuổi trở đi có thể tập cho ăn lúa theo tỉ lệ 3 gạo + 1 lúa rải đều cho vịt ăn, hết gạo xong đến lúa. Khi vịt ăn giỏi ta tăng ½ gạo lức + ½ lúa. Có nơi nấu cả 2 loại trên nhưng việc này không cần thiết (lúa ngấm cho mềm là được). Khi vịt trên 1 tháng rưỡi tuổi mới có khả năng mò ăn lúa rơi vãi ở đồng ruộng. Khi vịt từ 25 đến 30 ngày tuổi bắt đầu dâm lông “huê” và lông vũ, khi trên 1 tháng tuổi thì vịt bể tiếng và đâm lông ống. Vịt vàng lớn càng cần có chuồng rộng thoáng, yên lặng, vì lúc này chúng rất nhát và ưa rộ ban đêm. - Nói chung đối với vịt đàn chạy đồng hiện nay kinh nghiệm bà con rất nhiều nhưng vì tăng trọng vịt có giới hạn chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện trên thị trường đã có nhiều giống vịt lông trắng lớn con, nhằm phát triển đàn vịt lai tăng trọng nhanh, bà con có thể xem xét lựa chọn để năng cao nâng suất và hiệu quả kinh tế. * Để chọn đàn vịt đẻ chạy đồng tốt, cho hiệu quả cao, trước hết cần loại ngay những con vịt có triệu chứng bệnh và cằn cỗi. Cần xác định mục đích lấy trứng (để giống hay thương phẩm) để chừa cồ, vì tỷ lệ cồ cao sẽ tiêu tốn thức ăn nhiều mà không tăng lượng trứng. Vịt chạy đồng chuyên trứng thì trọng lượng cơ thể nhỏ (khoảng 1,5-1,8kg), sản lượng trứng hàng năm của những giống chuyên trứng 19 20 thường gấp 8-10 lần so với trọng lượng cơ thể của chúng. Những cá thể nhỏ con như vậy thường khả năng tiêu tốn thức ăn ít nhưng chúng lại đòi hỏi chất lượng thức ăn cao. * Bình thường vịt đẻ xong 1 mùa (6-8 tháng) lượng trứng sẽ giảm dần (từ 90% xuống còn 40-50% hoặc thấp hơn) thì bà con chăn nuôi vịt đẻ thường cho vịt bứt lông để ngưng đẻ nhằm dưỡng sức cho mùa đẻ sau. Nếu không bứt lông thì đàn vịt vẫn tiếp tục cho trứng nhưng số lượng trứng giảm, chất lượng giảm, nhưng lượng thức ăn vẫn phải cung cấp đủ, cho nên bứt lông là một biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi vịt đẻ giúp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên việc bứt lông nên làm thế nào phù hợp với sinh lý vịt đẻ, không quá thô bạo làm ảnh hưởng vịt. Một số biện pháp giúp vịt bứt lông: + Giảm ăn hoặc ngưng cho ăn 1 ngày đầu (chỉ cấp nước uống đầy đủ), ngày thứ 2 cho ăn bằng 1/2 ngày thường, ngày thứ 3 cho ăn bằng 2/3 ngày thường, ngày 4 cho ăn bình thường điều này tạo stress cho vịt bứt lông. + Kết hợp vừa giảm ăn vừa lùa vịt qua bãi lầy; bùn, sình dính vào lông vịt, sau 1 ngày thì lùa vịt qua chỗ nước trong (ao, sông sạch) vịt tự rỉa lông làm vịt tự bứt lông và nghỉ đẻ. + Giảm ăn và bứt lông cánh từng con (chỉ bứt 1- 2 lông cánh trên cánh mỗi con). Kỹ thuật này cũng giúp vịt ngừng đẻ cùng lúc, nhưng tốn nhiều công và thời gian hơn, vịt cũng bị tác động nhiều hơn. Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông. Thức ăn: Lúa, kết hợp mồi hoặc thức ăn hỗn hợp. Bổ sung canxi, phospho, vitamin: Calphovit, Olavit, B.complex C, Vimix plus… giúp vịt cho trứng đều, tỉ lệ đẻ cao, cho trứng bền, tốt, không dị dạng, dễ bể. * Khi giao mùa, thời tiết thay đổi (nắng chuyển sang mưa hoặc mùa mưa hết chuyển sang đông) vịt dễ bị stress, có thể phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm như: Tụ huyết trùng (toi vịt), dịch tả vịt (phù đầu, chảy nước mắt), E.coli, cúm gia cầm… Cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học: - Phòng bệnh hiệu quả nhất là chủng ngừa vacxin theo lịch sau: 19 20 + Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần đầu lúc 7 ngày tuổi, lần 2 lúc 21 ngày tuổi. + Tiêm phòng vacxin bệnh cúm gia cầm (H5N1) lần đầu lúc 14-15 ngày tuổi, lần 2 lúc 42-45 ngày tuổi. + Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng lúc 60 ngày tuổi. Lặp lại cho vịt đẻ: Tụ huyết trùng, dịch tả 6 tháng/lần và cúm gia cầm 4 tháng/lần, mỗi loại vacxin tiêm cách nhau ít nhất 7 ngày. - Định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại (ít nhất 1 tuần 1 lần), sử dụng: Vime –Iodine, Vimekon, vime-Protex Và luôn đảm bảo chuồng luôn khô thoáng. - Định kỳ phòng bệnh cho đàn bằng kháng sinh 2 tuần 1 lần, mỗi lần 3-5 ngày: Terra-Colivet, Vime-Gavit, Coli-Norgent, ETS, Genta-Colenro, Vime-Dilog, Vime-Baciflor… Lưu ý: Trong giai đoạn tiêm phòng, hoặc giai đoạn sử dụng kháng sinh cần bổ sung Vime C-Electrolyte, C120, Aminovit… để nâng sức giúp tăng sức đề kháng cho đàn, nâng cao hiệu quả vacxin. Sau khi qua lứa có thể cho vịt chạy đồng. Trong giai đoạn này vịt có khả năng tự kiếm mồi nên có thể dễ dàng nhiễm giun, sán từ môi trường cần tẩy giun cho vịt mau lớn, khoẻ mạnh: Levavet (dùng 1 lần), hoặc vime – Dazol (dùng liên tục 7 ngày). Vitamin, Canxi, Phospho là những chất không thể thiếu trong khẩu phần của vịt đẻ vì vậy cần bổ sung định kỳ thường xuyên vào khẩu phần ăn để xương, da, lông phát triển tốt, cơ thể vịt khoẻ mạnh thì vịt mới đẻ được trứng tốt và đều: Calphovit + Biotin HAD… 19 20 PHẦN 2 KỸ THUẬT NUÔI VỊT SIÊU THỊT Vịt siêu thịt dòng CV Super M có nguồn gốc từ Anh là giống vịt có năng suất, chất lượng cao, trọng lượng trung bình đạt 3,2kg. Vịt có thể nuôi được quanh năm. I. CHUẨN Bị CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ NUÔI (áp dụng với số lượng 100 con vịt) - Diện tích chuồng nuôi khoảng khoảng 20m 2 , chuồng phải cao ráo, thoáng mát. - Trong những ngày nhiệt độ lên cao thì nên bố trí cho chuồng 2 chiếc quạt thông gió. - Các dụng cụ nuôi gồm có: nhiệt kế (1 chiếc), mẹt tre cho ăn (2 chiếc) với đường kính 0,8-1m, máng uống tròn loại 2 lít (2 chiếc), máng ăn loại dài 70cm, rộng 50cm, cao 20cm (2 chiếc), máng uống loại 8 lít (1 chiếc). Ngoài ra, trong chuồng nuôi nên bố trí thêm sân chơi, bể tắm cho vịt. II. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG Có thể chăn nuôi vịt theo 2 phương pháp chính: - Chăn thả là chính: + Trước khi thả vịt vào chuồng 3 ngày cần trộn vào đất chuồng bằng mùn cưa và sưởi ấm ở nhiệt độ 31-32 độ C. + Vịt 1 ngày tuổi chỉ cho uống nước sạch có pha Bcomlếch + đường glucô 5% + kháng sinh để phòng bệnh tiêu chảy. + Đến 2-3 ngày tuổi cho vịt ăn bún hoặc cơm nhúng nước. Mật độ nuôi tuần đầu 40-60 con/m 2 , sang tuần thứ 2 giảm xuống còn 30-40 con/m 2 . Tập cho vịt làm quen với nước khi trời ấm >30 độ C, cho vịt tắm 5-30 phút và tập ăn rau xanh. + Từ ngày 16-25 tập cho vịt ăn thêm gạo và từ ngày 26 trở đi bắt đầu thả vịt ra ngoài đồng. - Nuôi nhốt là chính: Cách chăm sóc cũng tương tự như trên, nhưng chỉ thả vịt ở trong vườn và tắm ở bể (mỗi ngày thay nước 1-2 lần), cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn thẳng đã được chế biến sẵn. 19 20 III. PHÒNG BỆNH CHO VỊT Tiêm phòng vaccin dịch tả cho vịt ở ngày tuổi 14-15, tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng 2 lần cách nhau 15-20 ngày khi vịt đã được 25 ngày tuổi. Trừ các bệnh khác như E.Coli, tiêu chảy, thương hàn, hô hấp bằng các loại thuốc đặc hiệu: BiO, Nafa Khi đàn vịt bị nhiễm bệnh cần tách riêng những con bị bệnh nặng nhốt riêng, điều trị 3-5 ngày cho khỏi rồi mới thả chung vào đàn. Những con còn lại cho uống liều phòng (bằng 1/2 liều trị), thời gian 1-2 ngày/lần. Sau mỗi lứa nuôi cần tiến hành khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc như BiO-Step-T, BKA, Virkon, formon Trước khi nuôi đàn kế tiếp để trống chuồng 10-15 ngày. PHẦN 3 KỸ THUẬT NUÔI VỊT CV SUPER M2 VÀ M2 Cùng với giống vịt super M, vịt CV super M2 và M2 là giống vịt chuyên thịt của Anh, có màu lông trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt. Vịt thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể nuôi nhốt, chăn thả dưới nước hoặc nuôi cạn. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 56 ngày tuổi hoặc kết hợp với chăn thả, 70 ngày tuổi đạt khối lượng 3-3,4kg/con. Vịt sinh sản có tuổi đẻ là 25 tuần, năng suất trứng 180-220 quả/67 tuần tuổi. I. NUÔI VỊT CON (0-8 tuần tuổi) 1. Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, độn chuồng bằng trấu, phôi bào hoặc rơm, rạ khô và thường xuyên được thay chất độn. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nhốt và nuôi vịt như: vây, ràng, cót máng ăn, uống nước Thường xuyên vệ sinh máng ăn. 19 20 2. Mật độ nuôi: Tuần đầu 30 con/m 2 , từ 2-4 tuần tuổi nuôi từ 10-20 con/m 2 , từ 4-8 tuần tuổi nuôi 6-8 con/m 2 . Nhiệt độ chuồng nuôi 3 ngày đầu 28-30 0 C, sau giảm dần đến ngày thứ 10 trở đi đạt 20-22 0 C. 3. Ánh sáng: Vịt con cần chiếu sáng 24/24 giờ ở 2 tuần đầu, sau đó 18/24 giờ, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên. 4. Thức ăn: Thức ăn đảm bảo chất lượng với lượng protein 20-22%, từ 29 ngày tuổi đến khi giết thịt là 18%. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên, gạo lật nấu cơm cho vịt con ăn; thóc sống hoặc luộc, ngô bung cho vịt choai, hậu bị, sinh sản trộn với bột cá, đỗ tương, Premik VTM, khoáng, tôm tép, cá, giun, cua, ốc Dùng thêm rau xanh, bã bia cho vịt ăn. II. NUÔI VỊT HẬU BỊ (9-24 tuần tuổi) 1. Mật độ: Mật độ chuồng nuôi 4-5 con/m 2 , phải có sân chơi. Nuôi chăn thả phải có bãi chăn và có nơi cho vịt tránh nắng, mưa. Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Vịt được nuôi dưới điều kiện ánh sáng, khí hậu tự nhiên, phải chú ý đến thời điểm thay lông. Nước uống phải đầy đủ, sạch sẽ, với vịt nuôi cạn phải thay nước uống thường xuyên. 2. Thức ăn - Phải đảm bảo dinh dưỡng với lượng protein là 15,5%, từ 9-11 tuần tuổi với lượng 140g/con/ngày; 12-15 tuần tuổi là 15g/con/ngày; 16-18 tuần tuổi là 160g/con/ngày; 19-22 tuần tuổi là 170g/con/ngày và 23-24 tuần tuổi là 180g/con/ngày. - Từ tuần 23 trở đi cho ăn thức ăn của vịt đẻ. Sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp dạng viên, thức ăn có sẵn để nuôi vịt. Chỉ cho vịt ăn 1 lần trong một ngày hết lượng thức ăn quy định. 3. Kiểm tra khối lượng vịt: Thường xuyên kiểm tra khối lượng vịt để tránh vịt quá to hoặc quá nhỏ, khối lượng trung bình vịt mái từ tuần tuổi 10 là 2,1kg, tuần tuổi 12 là 2,2kg, tuần tuổi 16 là 2,5kg, tuần tuổi 20 là 2,65kg, tuần tuổi 24 là 2,8kg. 4. Ánh sáng: Trước khi vịt đẻ 5 tuần tăng dần thời gian chiếu sáng sao cho khi vịt đẻ đạt thời gian chiếu sáng 16-18 giờ/ngày. Kết thúc tuần 22 chọn vịt chuyển lên sinh sản. Tỉ lệ đực mái ghép là 1/5. III. NUÔI VỊT ĐẺ 1. Chuồng trại: Chuồng phải khô ráo, lớp độn chuồng phải dày từ 10-15cm, hàng ngày bổ sung thêm độn chuồng. Chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu sáng trực tiếp vào ổ đẻ. 19 20 - Thời gian chiếu sáng: từ 16-18 ngày. 2. Mật độ: Mật độ vịt với chuồng có sân chơi hoặc có bãi chăn. Chuồng nuôi 3- 4 con/m 2 . Nên nhốt 150-200 con một đàn. 3 Thức ăn: Thức ăn phải đủ chất lượng, nhu cầu dinh dưỡng cho vịt đẻ với lượng protein 18,5- 19,5%. Vịt đẻ quả trứng đầu tăng lượng thức ăn sao cho 7 ngày sau vịt ăn tự do vào ban ngày. 4. Nước uống: Cung cấp đủ nước uống sạch sẽ cho vịt. Máng uống không đặt quá xa nơi cho vịt ăn. Vịt nuôi cạn phải thay nước thường xuyên. 5. Thu nhặt trứng: Thu nhặt trứng vào buổi sáng từ 6-8 giờ. Nếu trứng bẩn phải vệ sinh trứng trước khi chuyển vào bảo quản. PHẦN 4 KỸ THUẬT NUÔI VỊT SIÊU TRỨNG I. CÁC GIỐNG VỊT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT TRỨNG 1. Vịt cỏ Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên. Nuôi vịt cỏ để lấy trứng và kết hợp lấy thịt theo thời vụ (vịt chạy đồng). Vịt cỏ có nhiều màu lông khác nhau, con mái cỏ màu lông chủ yếu là cánh sẻ, ngoài ra còn có màu xám, lông trắng đen, trắng tuyền. Con trống lông ở cổ có màu xanh đen, màu vàng xanh. Vịt cỏ tầm vóc nhỏ bé, bắt đầu đẻ trứng sau 140 ngày tuổi, vịt đực nặng 1,5-1,7kg, vịt mái nặng 1,4- 1,5kg. Sản lượng trứng 200-225quả/mái/năm. Trứng nhỏ, khối lượng 64-65gr/quả. Trứng có tỷ lệ phôi cao. 19 20 [...]... 5- 7 ngày, trộn glucozo, vitamin C vào nước uống cho vịt giải độc MỤC LỤC LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI VỊT 3 PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG 5 PHẦN 2: KỸ THUẬT NUÔI VỊT SIÊU THỊT 13 PHẦN 3: KỸ THUẬT NUÔI VỊT CV SUPER M2 VÀ M2 .16 PHẦN 4: KỸ THUẬT NUÔI VỊT SIÊU TRỨNG 20 PHẦN 5: KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT 27 PHẦN 6: THỤ TINH NHÂN TẠO NGAN, VỊT 31 19 20 ... Không cho vịt ăn thức ăn, ôi, thiu, mốc + Vịt 20 ngày tuổi: Lượng thức ăn 70,0gr/con/ngày 19 20 IV KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VỊT HẬU BỊ (9 tuần -20 tuần tuổi) mông nở, săn chắc, mắt sáng, nhanh nhẹn để làm vịt mái đẻ - Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt hậu bị nuôi nhốt như sau: - Nuôi nhốt : Giai đoạn vịt đẻ cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng bột hay dạng viên Có thể cho ăn thức ăn đậm đặc phối trộn phụ phẩm... giữa ngan và vịt khi nở tỷ lệ đực chiếm rất cao khoảng 60% cho nên nuôi thương phẩm khả năng tăng trọng rất tốt Cho ống chứa tinh dịch vào súng bắn tinh 19 20 * Con lai giữa ngan và vịt có tính đực và cái, nhưng không có khả năng sinh sản PHẦN 7 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Ở VỊT 1 Bệnh giun chỉ ở vịt Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, có tên khoa học là Avisoerpels Taiwana, thường khiến vịt chậm phát... Layer Vịt CV 2000 Layer nhập vào nước ta năm 1997 Cả vịt mái và vịt trống có màu lông trắng tuyền, khối lượng 8 tuần tuổi đạt 1,4kg/con Vịt bắt đầu đẻ trứng lúc 154 ngày tuổi Khối lượng vịt vào đẻ đạt 1,8-2,0kg/con Sản lượng trứng 285-300 quả/mái/năm, trứng to, khối lượng 70-75gr/quả Vịt CV 2000 Layer thích hợp nuôi nhốt kết hợp chăn thả, nhất là 2 dòng có triển vọng CVL1, CVL4 - Nền chuồng phải cao, ... THUẬT NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VỊT ĐẺ (từ 21 tuần tuổi trở lên) - Chọn vịt đẻ: Khi vịt được 18 tuần tuổi chọn những con khoẻ mạnh, ngoại hình đẹp, đầu thẳng, 19 - Nuôi chăn thả: Quy mô đàn phụ thuộc vào chất lượng, diện tích đồng bãi chăn thả và lao động Nói chung khoảng 100-120 con/1đàn là vừa Vịt Khaki Campbell ham kiếm mồi dễ đi tản mạn xa đàn nên bị lạc, cần theo dõi, quản lý tốt khi chăn thả Cho vịt. .. ngày sau khi ấp để loại bỏ trứng chết phôi, trứng thối, trứng có phôi phát triển yếu - Theo dõi vịt nở: Chế độ ấp tốt thì vịt sẽ nở đúng 28 ngày, nở rộ và tập trung Nếu chế độ ấp không tốt như nhiệt độ cao vịt sẽ nở sớm và tỷ lệ chết cao; nhiệt độ thấp tỷ lệ chết cũng cao, nở chậm, kéo dài, lông xỉn; độ ẩm cao vịt nở ra nặng bụng và lông bẩn 4 Nhiệt độ và ẩm độ tủ ấp a Nhiệt độ: Nhiệt độ trứng trong pho:... nếu nuôi nhốt: 1m 2 cho 3032 vịt dưới 10 ngày tuổi ; cho 18-20 vịt từ 11-20 ngày tuổi ; cho 4-5 vịt từ 21 ngày tuổi trở lên - Diện tích sân chơi nếu chăn thả: 20 m 2 cho vịt từ 20 ngày tuổi trở lên - Vệ sinh chuồng sau mỗi lứa nuôi gồm các công việc sau: + Cọ rửa sạch sẽ chuồng rồi để khô ráo thì tẩy uế + Phun thuốc sát trùng bằng Formol 2% hoặc Crezil 5% + Quét vôi lên vách tường cao 0,8-1m - Cho vịt. ..2 Vịt Khaki Campbell Vịt Khaki Campbell có nguồn gốc từ nước Anh được nhập nội vào nước ta cuối năm 1989 Con trống có màu lông kaki, đầu và cổ màu đen, chân và mỏ màu xám Con mái lông màu kaki Trong điều kiện sản xuất đại trà, vịt bắt đầu đẻ lúc 140-150 ngày tuổi Sản lượng trứng 250-280 quả/mái/năm Khối lượng trứng 65-75gr/quả Trứng có tỷ lệ phôi cao trên 90% Tỷ lệ nuôi sống đạt trên 94% 3 Vịt CV... chuồng 5-7 ngày mới nuôi lứa khác II CHUỒNG VỊT - Chuồng phải thoáng mát, ấm và kín vào mùa đông, mát về mùa hè - Có thể xây gạch hoặc làm bằng tre, gỗ Mái chuồng lợp ngói, fibroximăng, lá cọ, rạ đều được 19 - Chất độn chuồng phải được phơi khô và được xử lý bằng Formol 2% Chuồng được độn dày 58cm tuỳ theo thời tiết từng mùa và tuỳ theo tuổi vịt 20 III KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC (vịt con từ 1 đến 20... - Nuôi chăn thả hàng ngày trên đồng, trưa cho vịt nghỉ nơi có bóng mát hoặc lều tạm ngoài đồng - Lưu ý đồng, bãi kém mồi phải cho vịt ăn thêm Những ngày gặp thời tiết xấu không chăn thả ngoài đồng phải cho vịt ăn đủ no - Tuần thứ 19 trở đi cho vịt ăn thêm thóc, mối tươi (tôm, cua, cá con, giun đất ) Phải đảm bảo cho đàn vịt phát triển đồng đều không có con béo quá hay gầy quá trước khi đẻ trứng V KỸ . thay lông. Thức ăn: Lúa, kết hợp mồi hoặc thức ăn hỗn hợp. Bổ sung canxi, phospho, vitamin: Calphovit, Olavit, B.complex C, Vimix plus… giúp vịt cho trứng đều, tỉ lệ đẻ cao, cho trứng bền,. Vime-Gavit, Coli-Norgent, ETS, Genta-Colenro, Vime-Dilog, Vime-Baciflor… Lưu ý: Trong giai đoạn tiêm phòng, hoặc giai đoạn sử dụng kháng sinh cần bổ sung Vime C-Electrolyte, C120, Aminovit…. giun cho vịt mau lớn, khoẻ mạnh: Levavet (dùng 1 lần), hoặc vime – Dazol (dùng liên tục 7 ngày). Vitamin, Canxi, Phospho là những chất không thể thiếu trong khẩu phần của vịt đẻ vì vậy cần bổ

Ngày đăng: 16/10/2014, 14:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan