BQ GIAO DUC VA DAO TẠO
TRUONG DAI HỌC VINH
LE THI THUONG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DUNG CHE PHAM
EM TOI TRONG QUY TRINH NUOI THUONG PHAM
TOM HE CHAN TRANG (Penaeus vannamei)
TAI Xi NGHIEP NUOI TOM NUI TAO
CONG TY TNHH THONG THUAN
KHOA LUAN TOT NGHIEP KỸ SƯ NUOI TRONG THUY SAN
VINH - 2012
Trang 2BO GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SU DUNG CHE PHAM
EM TOI TRONG QUY TRINH NUOI THUONG PHAM
TOM HE CHAN TRANG (Penaeus vannamei)
TAI Xi NGHIEP NUOI TOM NUI TAO CONG TY TNHH THONG THUAN
KHOA LUAN TOT NGHIEP
KY SU NUOI TRONG THUY SAN
Người thực hiện: Lê Thị Thương Lốp: 49K2 - NTTS
Người hướng dẫn: TS Trần Ngọc Hùng
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của cdc thay cô trong khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh, sự quan tâm động viên cua gia đình và
bạn bè
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Ngọc Hùng, đã tận tình hướng dân tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, hoàn thành tốt khố luận
Tơi xin chân thành cảm ơn Ks Nguyễn Thị Thuận và các anh chị công nhân
viên của Công ty TNHH Thông Thuận đã quan tâm tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian tại cơ sở
Tôi xin chân thành cảm ơn tắt cả các thay cô giáo, lãnh đạo trường Đại hoc
Vinh, Ban chủ nhệm khoa Nông Lâm Ngư, tổ bộ môn Nuôi trồng thuỷ sản đã cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có kết quả khố luận hơm nay
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, là những người luôn bên cạnh tôi, động viên, góp ý và giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trang 4MUC LUC
Trang
679000 1
Chuong 1 TONG QUAN TALI LIEU ccsccescesscesseessesssesssesssssesseessessnesssesseesseese 3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm He chan trắng "— 3
1.1.1 Hệ thống D8101 Ô 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạO -5- 5< k‡Sk+kEEkEEEEEEEEEEEkEEEEEEkcrk re 3
1.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống - 2 2¿++£+2++£Etzzxrzxeerxerrsee 4 1.1.4 Đặc điểm dinh đưỡng và nhu cầu về chất của tôm He chân trắng 6 1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tôm He chân trắng - 9
1.1.6 Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm He chân trắng 1I
1.2 _ Tình hình nuôi tôm He chân trắng trên thế giới và Việt Nam 12
1.2.1 Trên thế giới +22 2k2 EEEE22121121121112112211211E211 11.1 xe 12
1.2.2 Tai Vidt ha 15
1.3 Diễn biến dịch bệnh và cách phòng trị bệnh trên tôm nuôi tại Việt Nam I8
1.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng CPSH trong NTTS - «+ 21
1.4.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong NTTS 21
1.4.2 Tr@n thé gid oe eeccecceccecscessesssesssessesssessesssesssessesssessesssesssessssssssessseeaseessees 23
1.4.3 Tai Viet Ốằh 25
1.5 Chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản 2- 222222222 zczzzsrx 29
1.5.1 Khái niệm về chế phẩm EM .29
1.5.2 Thành phan và quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong chế phẩm EM 29 Chương 2 ĐÓI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1 _ Đối tượng nghiên cứu ©-¿++++2E++2E2EEEEEE2EEEEEEEEEEEEErrrrrrer 32 2.2 Vật liệu nghiên Cứu ¿+ tk ST TT nh ri 32
2.3 Thiét bi, dung cụ và hóa chất nghiên cứu . -¿ + sz+£+zsz+x+zxzzrx 32
2.4 Phương pháp nghiên CỨU -c- + E13 v 3S EEvvnhvngnrnưcưy 33
2.4.1 Sơ đồ khối nghiên cứu -2+©22++E22EE2E2EEEEEE22EE2EE.2EEEEE.Exerrrrer 33
Trang 52.4.3 Phuong phap xac định một số chỉ tiêu nghiên cứu -:-: 5+ 36
2.5 Phương pháp xử lý số liệu -¿-©+22++2E+2EE+2EEEEEEEEECEErEEEkrrrrrrrres 39
2.6 Địa điểm, thời gian nghiên cứu - 2 222x+22EEt£ESEEerEeExrrkerxerrrrx 39
Chương 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN -+ 40 3.1 Kết quả theo dõi các yếu tố mơi trường -2 2©+++z+2zx++xz+rzezrx 40
King sao nh ‹4+1 40
3.1.2 Hàm lượng oxy hòa {aT c5 + 1E k 1E S1 vn ng n ky 41
3.1.3 Diễn biéM PHo.eececccccecccscesseseessessessessessecsessessessessessessessessessecsessecsessessesseesees 42
E9 ca sẽ 43
3.1.5 Hàm lượng NHạ -2-22©2+22E+2EE1E2231211227211271171127122211 221 44
3.2 Tỷ lệsống 2-.-2EEEEEEE22112212.2111E 11.1.erre 45
3.3 Tăng trưởng của tôm nI «+ St vn ntn nh nrhrrưến 46
3.3.1 Tăng trưởng về chiều dài toàn thân -¿- 2 ++x++E+EE+zE+Ex+zx+rxerxerx 46 3.3.2 Tăng trưởng về khối lượng - 2+ ++2++++E++EE£+EE+EEEEEE2ErrrEerrxrrrrcex 49
3.4 Kết quả về theo dõi bệnh tôm nuôi trong quá trình thí nghiệm 32 3.4.1 Năng suất, sản lượng và hệ số chuyền đôi thức ăn (FCR) - 33
3.4.2 Hiệu quả kinh t 2-+2s+E+22EEEEE12212211271271E21171121121211 1x xe 54 KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2£ ©2222 ES2EC2EE2EEE211 2112221111 xe 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 22 ©2222CS22SE2EEE222112211271222212211 212 xe 57 2.0080 2 07 59
Trang 6DANH MUC CAC TU VIET TAT Từ viết tắt Bộ NN & PTNTT CTI CT2 CT3 CTV FAO NTTS EM SD SPF/SPR TĂCN THCT TLS USD WSSV XK XKTS VSV Viết đầy đủ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Công thức I Công thức 2 Công thức 3 Cộng tác viên Food and Agriculture Organization Nuôi trồng thuỷ sản Effective Microorganism Standard deviation (độ lệch chuẩn) Sạch bệnh - kháng bệnh Thức ăn công nghiệp Tôm he Chân Trắng Tỷ lệ sống
United States Dolas White spot syndrome virus Xuất khâu
Xuất khâu thủy sản
Vị sinh vật
Trang 7Bang 1.1 Bang 1.2 Bang 1.3 Bang 1.4 Bang 1.5 Bang 2.1 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 3.4 DANH MUC CAC BANG Trang
Điều kiện môi trường thích hợp đối với tôm He chân trang [1] 5
Sản lượng tôm của Việt Nam trong những năm gần đây 15
Bảng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản «+ 16
Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước 17
Các chế phâm dẫn xuất của EM đang sử dụng hiện nay 30
Các thiết bị và dụng cụ theo đối các yếu tố môi trường - 36
Trang 8Hinh 1.1 Hinh 1.2 Hinh 1.3 Hinh 2.1 Hinh 2.2 Hinh 3.1 Hinh 3.2 Hinh 3.3 Hinh 3.4 Hinh 3.5 Hinh 3.6 Hinh 3.7 Hinh 3.8 Hinh 3.9 Hinh 3.10 Hinh 3.11 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang
Tơm He chân trắng trưởng thành -2- s©2+s2+£E££z++zE+zzxezsesrx 3
Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu | 12
Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đầu thuộc châu Mỹ 14
Sơ đồ khối nghiên cứu -2¿©z+SE+2EE+£Et2EEEEEESEEEEEEcrErrrrrrree 33 Sơ đồ khối thí nghiệm - 2-2-2 2 SE+EE+EE+EEEEEEEESEEEEErrErrrrrrrree 35 Diễn biến nhiệt độ nước ở các ao nuôi trong quá trình thí nghiêm 40
Diễn biến oxy hòa tan ở các ao nuôi trong quá trình thí nghiêm 41
Diễn biến độ kiềm trong quá trình thí nghiêm . - 2-5 5+ 43 Sự biến thiên của hàm lượng NH, - c5 SSsssereeerrree 44 Tỷ lệ sống trung bình của tôm trong quá trình nuôi thí nghiệm 45
Sự tăng trưởng về chỉ số dài thân của tôm -2¿++2csz+ss2 46 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tôm - 47
Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân tôm 48
Khối lượng trung bình của tôm nuôi trong quá trình thí nghiêm 49
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm . - 50
Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng tôm 51
Trang 9MO DAU
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) có những
bước nhảy vọt cả về diện tích lẫn sản lượng và thực sự trở thành một trong những
ngành đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khâu của cả nước Hai thập kỷ qua NTTS đã đưa xuất khẩu thủy sản (XKTS) Việt Nam vào tốp 10 nước có trị giá
XKTS hàng đầu thế giới, và mục tiêu đến năm 2020 kim ngạch XKTS đạt 7 tỷ USD
[Dự thảo của Bộ NN & PTNTT, 2009]
Tôm He chân trắng (P.Vannamei) là đôi tượng nuôi mới ở nước ta, bên cạnh
đối tượng truyền thống là tôm Sú Tuy nhiên hiện nay nghề nuôi tôm sú đang gặp
nhiều khó khăn trong khi đó tôm He chân trắng (THCT) có nhiều ưu điểm hơn hắn
với tôm sú do năng suất cao, sức đề kháng tốt và thời gian quay vòng nhanh, giá tôm nguyên liệu đang có chiều hướng tăng cao Do đó diện tích nuôi đối tượng này đang ngày càng được mở rộng
Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi tôm cũng nảy sinh nhiều vấn đề như: sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường, sự bùng phát dịch bệnh và khả năng kiểm soát dịch bệnh ngày càng khó khăn Cùng với việc sử dụng, lạm dụng các chất kháng sinh và hóa chất trong quá trình nuôi tôm đã và đang gây nguy hiểm cho người sử dụng sản phẩm thủy sản, thương hiệu của mặt hàng thủy sản Việt Nam
Do vậy, phát triển công nghệ nuôi tôm thân thiện với môi trường và có tính bền vững là xu hướng chung của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như trong nghề nuôi tôm hiện nay Một trong những hướng giải pháp công nghệ được lựa chọn hiện nay là phát triển các hình thức nuôi sử dụng các chế phẩm sinh học đề quản lý môi trường, kích thích và hỗ trợ tiêu hóa, nhằm hạn ché và thay thé dần việc sử dụng các hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi tôm [14] Một xu hướng khác là nghiên cứu và sử dụng các hợp chất có nguồn góc thảo được như: tỏi, lá
xoan, lá ồi, hẹ, trầu không có tác dụng phòng trị bệnh cho tôm nuôi [22]
Trang 10trong toi dé bién thanh Allicin Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nắm Chất allicin có có tác dụng
ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin va 1/10 thudc tetracycline [11]
Ché pham sinh hoc EM (Effective Microorganism) la tập hợp các vi sinh vat
(VSV) hữu hiệu do giáo sư tiến sỹ Teruo Higa, sáng tạo và áp dụng thực tiến vào
đầu năm 1980.[18]
Trong nuôi tôm thương phẩm, chế phẩm EM đã được bào chế ở các dạng
khác nhau và sử dụng cho nhiều mục đích trong quá trình nuôi Trong các dạng bào
chế thì việc bổ sung tỏi vào chế phẩm EM đã được sử dụng và đưa lại hiệu quả nhất định đặc biệt là giảm thiểu được bệnh ở tôm nuôi
Nhận thức được điều đó hiện nay xí nghiệp nuôi tôm Núi Tào công ty TNHH Thông Thuận đã sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học EM tỏi bước đầu đã mang lại nhiều thành công trong quá trình nuôi
Trước thực tiễn đó, được sự đồng ý của khoa Nông- Lâm- Ngư cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty TNHH Thông Thuận trong quá trình thực tập tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quá sử dụng chế phim EM toi
trong quy trình nuôi thương phẩm tôm He chân trắng (Penaeus vannamei) tại xi nghiệp nuôi tôm Núi Tào công ty TNHH Thông Thuận.”
* Mục tiên của đề tài:
Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm EM tỏi trong nuôi tôm thương phẩm góp phần nâng cao hiểu quả sản xuất, giảm thiểu địch bệnh trên tôm
nuôi và tiến tới NTTS bền vững
* Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng EM thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm trong quá trình nghiên cứu
- Tỷ lệ tôm mắc bệnh
Trang 11Chuong 1 TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm He chân trắng 1.1.1 Hệ thống phân loại Tôm he chân trắng có hệ thống phân loại như sau: Ngành chân khớp: Arthropoda Lớp giáp xác: Crustacea Bộ 10 chân: Decapoda
Họ tôm he: Penaeidea Rafinesque, 1805
Giống tôm he: Penaeus (Fabricius, 1798) Loai: Penaeus vannamei (Boone, 1931) Tên khac: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Việt: Tôm Thẻ chân trắng, tôm He chân trắng Tên tiếng Anh: White leg shrimp
1.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Hình 1.1 Tôm He chân trắng trưởng thành
v Đặc điểm hình thái
Trang 12đuôi có màu đỏ nhạt và xanh Râu tôm có màu đỏ và chiều dài gap 1,5 lần chiều dài thân Tôm cái có Thelycum dạng hở Chiều dài của những cá thể lớn có thé đạt tới 23 cm [1]
v Đặc điểm cấu tạo - Đặc điểm cấu tạo:
Cơ thể tôm chia làm 2 phan: dau nguc (cephalothorax) va phan bung (abdomen) - Phần đầu ngực có 14 đôi phần phụ bao gồm:
+ 1 đôi mắt kép có cuống mắt
+ 2 d6i rau: anten 1 (al) va anten 2 (a2) al ngan, đốt một lớn và có hốc mắt, có hai nhánh ngắn a2 có nhánh ngoài biến thành vây râu (antennal scale), nhánh trong kéo dài hai đôi râu này giữ nhận chức năng khứu giác và giữ thăng bằng
+ 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1| va đôi hàm nhỏ 2
+ 3 đôi chân hàm (maxi lliped) có chức năng giữ mồi, ăn môi và hỗ trợ cho
hoạt động bơi lội của tôm
+ 5 đôi chân bò hay chân ngực (pereiopods hoặc walking legs) giúp cho tôm bò trên mặt đáy tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum (cơ quan sinh dục ngoài nơi nhận và giữ túi tỉnh từ con đực chuyên sang)
- Phần bụng (abdomen) có 7 đốt:
+ 5 đốt đầu mỗi đốt mang một chân bơi hay gọi là chân bụng (pleopods hoặc walking legs) Mỗi chân bụng có 1 đốt chung bên trong, đốt ngoài chia làm hai nhánh:
nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7 biến thành tesson hợp với đôi chân đuôi
phân nhánh tạo thành đuôi, giúp cho tôm chuyên động lên xuống và búng nhảy.Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và nhánh trong của đôi
chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực là các bộ phận sinh dục đực bên ngoài
1.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống v Đặc điểm phân bố
THCT là loài phân bố tự nhiên, chúng xuất xứ từ Châu Mỹ, chủ yếu là ở ven biển miền Tây Thái Bình Dương, từ vùng Sonora thuộc Mêhico, đến phía Bắc Pêru,
Trang 13Đây là loài có tính thích nghỉ rộng, không những phát triển rộng rãi ở Châu Mỹ mà còn phát triển ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,
Indonexia, Việt Nam Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước ngọt, nước lợ
Trong tự nhiên, giai đoạn ấu trùng và ấu niên sống trôi nổi ở vùng của sông ven biển, giai đoạn trưởng thành chúng chuyền sang sống đáy và di chuyền ra vùng biển khơi [2]
v Tập tính sống
Ấu trùng và tôm con của lồi tơm He chân trắng phân bồ tập trung ở cửa
sông, ven bờ, nơi giàu sinh vật thức ăn, do tác động cơ học của thuỷ triều Tôm
trưởng thành phân bố ngoài khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn Ban ngày tôm sống vùi trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn THCT thích bơi thành hàng, dọc theo bờ ao hoặc giữa ao Về đêm nếu có động mạnh chúng sẽ đồng loạt búng lên khỏi mặt nước Ngoài ra còn hay khui đáy ao và bờ ao đề tìm môi, làm cho nước thường hay bị đục [3] Báng 1.1 Điều kiện môi trường thích hợp đối với tôm He chân trắng [1] Thứ tự | Yếu tổ môi trường | _ Chỉ số thích hợp khoảng thích ứng nhất 1 Nhiệt độŒC) 18- 37 25-32 2 DO man (S%o) 5-45 28 -34 3 pH 7.0- 9.0 7.5- 8.5
Trang 14Tôm he chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của
môi trường sống Chúng chịu đựng được ngưỡng oxy thấp (thấp nhất là 1,2mg/)); thích nghỉ tốt với thay đổi độ mặn (tốt nhất ở 28 - 34%o); có giới hạn nhiệt độ rộng
(15°C - 35°C) Nuôi trong phòng thí nghiệm rất ít thấy chúng ăn thịt lẫn nhau [1] 1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất của tôm He chân trắng
a, Đặc điểm dinh dưỡng
Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đồi theo từng giai đoạn phát triển và
có liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy Tôm He chân trắng là
động vật ăn tạp
+ Giai đoạn Nauplius
Tôm dinh dưỡng bằng nỗn hồng dự trữ, chưa ăn thức ăn ngoài Đến cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyền động nhu động
+ Giai đoạn Zoea
Au trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mỗi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ yêu la tao Silic nhu: Skeletonema costatum, Chaetoceros, Cossinodiscus, Nitzschia,
Rhizosolena Ö giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt
mật độ đủ cho Zoea có thể lọc môi liên tục suốt giai đoạn này Mật độ thức ăn tăng
dần từ Z1 đến Z3 Ngoài hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng còn có khả năng bắt môi chủ động Khả năng này tăng dần từ Z1 đến Z3 đặc biệt là cuối Z3 tro đi
+ Giai doan Mysis
Tôm bắt mỗi chủ động Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu
trùng Nauplius Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mềm Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy áu trùng Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic
+ Giai đoạn Postlarvae
Tôm bắt mỗi chủ động Thức ăn chủ yêu là động vật nổi như: Artemia,
Trang 15giai đoạn này, tôm thích ăn môi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu N-
Artemia, Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau
+ Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành
Từ thời kỳ ấu niên, tôm He chân trắng thê hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên
về ăn động vật) Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân
mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ
Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm He chân trắng còn được cho ăn
các loại thức ăn nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, thịt tôm, thịt
hầu và các loại thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường gọi là thức ăn tổng hợp.[§]
So với tôm sú thì Tôm He chân trắng có nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn trong đó Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm, là nguyên
liệu tạo các mô và các sản phẩm khác trong cơ thể và còn là chất xúc tác, thực hiện
chức năng vận chuyền, bảo vệ Nhu cầu protein thay đối tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, Postlarvae yêu cầu tỉ lệ 40% protein trong thức ăn, cao hơn các giai
đoạn sau
Tôm He chân trắng không cần khẩu phần ăn có lượng protein cao như tôm sú Theo nghiên cứu của Colvin and Brand (1977) là 30%, Kureshy and Davis (2002) là 32% Trong đó, thức ăn có lượng protein 35% được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó khâu phần ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng
Men tiêu hố protein của tơm chủ yếu ở dạng trypsine, không có pepsine (Vonk, 1970) Ngoài ra trong dạ dày tôm có 85% số vi khuẩn tạo thành chitinase Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, quan trọng nhất là giúp tôm có khả năng tiêu hoá chitinase một phức hợp của protein [7]
+ Hydratcacbon
Trang 16Ở giáp xác có nhiều men tiêu hoá hydratcacbon như: amylaza, maltaza,
kitinaza, cellulaza (Kooiman, 1964), nhờ đó giáp xác có thể tiêu hoá một thành
phần cellulose nên chúng có thê ăn thực vật và rong tảo
Thức ăn nhiều xơ sẽ đưa kết quả xấu vì co quan ruột, dạ dày của tôm ngắn, thức ăn nhanh chóng đi qua và thời gian tiêu hoá bị hạn chế Nhưng chất xơ đóng vai trò là chất nền cho quá trình lên men của vi sinh vật sống trong ống tiêu hoá, vì vậy trong thức ăn tôm người ta thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc rong biên
Ngoài vai trò là chất nền trong chat xo ton tại một lượng nước nhất định, chính
lượng nước này có tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu chất dinh
dưỡng.[7] +Lipid
Cùng với Hydratcacbon thì chất béo tạo ra năng lượng Nếu năng lượng của thức ăn quá thấp thì tôm sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ các dưỡng chất khác, như protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng cao chi phí thức ăn Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu thức ăn và chất đạm tiêu hố
khơng đủ đề tôm phát triển
Thành phần lipid có trong thức ăn tôm khoảng 6% - 7,5% không nên quá 10% Với hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, tăng tỉ lệ tử vong.[7]
+ Vitamin
Vitamin là nhóm chất hữu cơ mà động vật yêu cầu số lượng rất ít so với các chất dinh dưỡng khác nhưng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thé va duy tri cuộc sống của nó, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn dé đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường
Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều
Trang 17Vitamin nhóm B, C và E được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn Vitamin
D, C khi dùng với số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh
thừa vitamin Trong thành phần các premix vitamin dùng cho tôm luôn có vitamin A va K.[7]
+ Chat khoang
Giống như các động vật thủy sinh khác, tôm có thẻ hấp thụ và bài tiết chất
khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thé Vì vậy, nhu cầu chất khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khoáng có trong môi truờng tôm đang sống.[7]
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tôm He chân trắng
Tôm He chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g với mật độ 100con/m2, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại,
khoảng Ig/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực
Sự tăng trưởng về kích thước của tôm He chân trắng có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kế và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác Trong khi đó sự tăng trưởng về trọng lượng có tính liên tục hơn Tôm He chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn
phát triển, giới tính và điều kiên môi trường, dinh dưỡng
Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ thiếu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng
trưởng giữa tôm đực và tôm cái Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con cái lớn nhanh hơn con đực.[I]
+ Sự tăng trưởng từ thời kỳ hậu ấu trùng đến trưởng thành
Tôm ấu niên tăng trưởng CL 1-2mm(tuần, tương đương với TL 0,8mm/ngày Trong tuần đầu tôm tăng khối lượng thân gấp 6 lần Khi vào trong cửa sông 6-7 tuần, tốc độ tăng trưởng giảm, chi con gap 2 lần/ 2 tuần Khi đạt CL ~ 10mm, tốc độ
tăng trưởng bắt đầu có sự khác biệt giữa hai giới
Trong thực tế sản xuất, P10 có chiều dai than tir 9- 11mm sau 7- 10 ngày
Trang 183-5 em và sau 23-5- 30 ngày đạt cỡ 4- 6 cm Nếu thả nuôi trong ao từ P13-5 sau 1 tháng nuôi đạt khoảng 1-2 g/con Tôm nuôi 4 tháng đạt kích cỡ thương phẩm, đa số loại 3
(30- 40 con/kg), một số loại 2 (20- 30 con/kg) Ở những ao nuôi điều kiện tốt (độ
man 10- 25%o) tom tăng trưởng nhanh có thể thu hoạch đạt loại 3, loại 2 sau 2,5 — 3
tháng nuôi.[I ] v_,Sự lột xác
+ Cơ chế sinh học của quá trình lột xác
Để sinh trưởng được, tôm cũng như tat ca các động vật chân khớp khác phải tiến hành lột xác Sự lột xác chỉ là kết quả cuối cùng của 1 quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, được chuẩn bị từ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước đó Quá trình chuẩn bị diễn ra ở tất cả các mô có liên quan thông qua hoạt động như: huy động nguồn lipid dự trữ ở gan, tụy, sự phân bào gia tăng và các ARN thông tin được tạo thành và tiếp theo là quá trình sinh tổng hợp các protein mới Trong thời gian này trạng thái của tôm cũng thay đôi.[3]
Sự lột xác trải qua 4 giai đoạn: + Giai đoạn sau lột xác + Giai đoạn giữa lột xác + Giai đoạn trước lột xác
+ Giai đoạn lột xác.[3 ]
Cũng có tác giả chia sự lột xác làm 5 giai đoạn: A- Ngay sau lột xác, B- Sau
lột xác, C- Giữa lột xác, D- Trước lột xác, E- Lột xác Theo sự phân chia này thì
giai đoạn D (trước lột xác) là dài nhất Mỗi giai đoạn được phân chia thành nhiều giai đoạn phụ, căn cứ trên các biến đồi về hình thái rất chỉ tiết và phức tạp.[3]
Các yếu 16 anh hưởng đến sự lột xác
+ Ánh sáng: cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác Khi han chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế thời gian lột xác của
tôm, ngược lại nếu kéo đài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn thời
gian lột xác
Trang 19+ Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác
Nhiệt độ thấp hơn 14- 18°C, sự lột xác bị ức chế Nhiệt độ cao trong khoảng thích
hợp, tôm tăng cường hoạt động trao đồi chất, tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị đầy đủ
cho quá trình lột xác xảy ra
+ Độ mặn: ở độ mặn thấp trong khoảng thích hợp tôm sẽ tăng cường lột xác, sinh trưởng nhanh hơn
+ Các yêu tố, điều kiện môi trường khác: pH, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4-,
độ cứng đều có sự ảnh hưởng đến sự lột xác Việc bón vôi thường xuyên ở các ao
nuôi ít thay nước sẽ làm tăng độ cứng của nước làm cản trở sự lột xác của tôm
+ Chu kỳ lột xác có liên quan đến chu kỳ thủy triều, thông thường đầu chu
kỳ thủy triều tôm mới lột xác rTộ.[3]
1.1.6 Đặc điểm sinh học sinh sản của tôm He chân trắng
* Mùa vụ sinh sản: ở biển, trong phân bố tự nhiên đều bắt được tôm mẹ ấp
trứng Ở Bắc Ecuado mùa đẻ rộ vào tháng 4 - 5 Ở Peru mùa tôm đẻ chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4 Tôm He chân trắng thuộc loại có túi chứa tỉnh mở (Open thelycum) khác với loại hình túi chứa tinh kín (Closed thelycum) như của tôm Sú và
tôm he Nhật Bản Trình tự của loại hình có túi chứa tính mở là: (tôm mẹ) lột xác —>
thành thục — giao phối (thụ tinh) > dé tring > dp né [1]
* Giao phối: tôm đực và tôm cái tìm nhau giao phối, sau khi mặt trời lặn Tôm đực
phóng các chùm tinh từ cơ quan giao cấu petasma, cho dính vào chân bò thứ 3, thứ
5 của con cái, có khi dính lên cả thân con cái Trong điều kiện nuôi tỷ lệ tôm giao
phối tự nhiên có kết quả rất thấp [1]
* Sức sinh sản và đẻ trứng: Buồng trứng tôm cái thành thục có màu hồng Trứng
sau khi đẻ có màu vỏ đậu xanh Tôm mẹ dài cỡ 14 cm có sức sinh sản tuyệt đối 10 -
15 vạn trứng Sau mỗi lần đẻ trứng, buồng trứng tôm lại phát dục tiếp, thời gian
giữa hai lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ) Tôm cái đẻ trứng chủ yếu vào thời gian từ I - 3 giờ sáng Thời gian từ lúc bắt đầu đẻ đến lúc đẻ xong
chỉ độ 1 - 2 phút Các chùm tính của con đực được dùng sinh sản nhiều lần Tôm cái
Trang 20trứng đã thành thục nhưng không được thụ tỉnh, vẫn có thể đẻ trứng bình thường nhưng ấp không nở [1]
1.2 Tình hình nuôi tôm He chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
Trong nhưng năm gần đây nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều thành tựu trong
các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và thương mại Trong các lồi tơm được nuôi hiện
nay thì THCT (P.vannamei) là đôi tượng được nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới,
đối tượng này được nuôi nhiều nhất ở châu Mỹ La Tỉnh và đạt 191.000 tắn(1998) và đạt 200.000 tấn vào năm(1999) 6 4 i) o ° œ Sản lượng tôm (nghìn tắn) oO oO + œ 02 "| Trung Quéc ThdaiLan Viét Nam Inđônêxia Án Độ Bangladesh ø2005 82006 82007 m 2008 m2009 m20i0 ø20il ø2012 = 2013
Nguôn: FAO, 2005-2009; GOAL Survey, 2010-2013 (Số liệu của Trung Quốc bao
gdm sản lượng tôm thẻ chân trắng nước ngọt và nước mặn)
Hình 1.2 Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đâu thuộc châu Á
Ở Châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm Sú chỉ duy trì với một sản
lượng nhất định, thì THCT nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (2006) và đạt 1,8 triệu tắn
(2009) Đặc biệt việc gia tăng sản lượng THCT là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng
suất, chất lượng tôm
Trung Quốc: Trung Quốc là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới với 37%
sản lượng trong khi đó Thái Lan chỉ chiếm 16%, Việt Nam: 11%
Trang 21Sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc tăng nhanh chóng, đặc biệt là năm 2007
sản lượng tôm chân trắng đã ting 8 lần, tm su ting 1,2 lần Tổng sản lượng tôm
ước tính đạt khoảng 1,265 triệu tắn
Trong giai đoạn 1995 - 2004, sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc đã tăng từ 15% lên tới 57% nhưng sản lượng tôm sú của nước này lại giảm mạnh từ
62% xuống còn 29%.(7heo F4O)
Trong 3 năm 2008- 2010 sản lượng của Trung Quốc có phần giảm nhẹ và chững lại, năm 2008 là 1,286 triệu tan, 2009 là 1,18 triệu và 2010 là 899,6 nghìn
tan Song hiện đang có một dấu hiệu đáng mừng là, theo diều tra của Tổ chức nuôi
trồng thủy sản và thực phẩm thuộc Liên Hợp Quốc thì sản lượng tôm nuôi tại Trung
Quốc trong năm 2012 được dự báo là 1048.000 tắn
Thái lan: Xuất khẩu tôm của Thái Lan tăng ít nhất 8% trong năm 2010, do
sản lượng tôm của Braxin và Inđônêxia giảm mạnh vì dịch bệnh, trong lúc lượng
tôm cá đánh bắt ở Mỹ thấp hơn dự báo do ảnh hưởng của sự cố tràn dầu ở Vịnh
Mêhicô Lượng tôm năm 2011 ước tính đạt khoảng 553.200 tấn, tăng 0,8% so với
năm trước đó Tổ chức dự báo lượng tôm của nước này trong năm kế tiếp là 591.500 tần
Năm 2011 giá tôm trên thế giới có thể tăng 10% sau thảm họa sóng thần Báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 11-I đăng bài viết nhận định rằng ngành nuôi tôm
của Thái Lan và Ấn Độ, hai nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của đợt sóng thần vừa qua Nhiều trại ươm giống và nuôi ấu trùng tôm ở ven biển hai nước này bị phá huỷ hoàn tồn
Chủ tịch Hiệp hội tơm của Thái Lan Somsak Paneetassayasai cho rằng phải
mắt 6 tháng các trại nuôi ấu trùng tôm ở nước này mới có thể hoạt động bình
thường trở lại Điều đó có nghĩa là sản lượng tôm của Thái Lan và Án Độ sẽ bị
giảm sút trong thời gian tới và giá tôm xuất khẩu sẽ tăng
Theo dự đoán của ông Somsak, giá tôm xuất khẩu sẽ tăng khoảng 10%, trong khi một chuyên gia khác về tôm cũng cho rằng mức tăng này có thê là 15%
Trang 22Giá tôm tăng sẽ tác động mạnh nhất tới thị trường Mỹ, nơi trung bình mỗi người dân trong năm 2003 tiêu thụ tới 2 kg tôm và cua, trong khi ngành tôm nội địa của Mỹ đang bị suy yếu nghiêm trọng với lượng cung cấp mỗi năm vào khoảng
100.000 tan, chi đáp ứng chưa đầy 15% nhu cầu của thị trường (7heo F4O) Sản lượng tôm (nghìn tắn) Ecuador Mexico Brazil Colombia Honduras Nicaragua 2005 2006 m2007 ø2008 2009 @ 2010 w20!! ø2012 m2013 Nguon: FAO, 2005-2009; GOAL Survey, 2010-2013
Hình 1.3 Sản lượng tôm tại một số nước sản xuất hàng đâu thuộc châu Mỹ
Trên thế giới sản lượng THCT đứng thứ 2 sau tôm Sú nhưng ở Châu Mỹ sản
lượng THCT đứng đầu Ecuado coi THCT là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm
nuôi chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực Châu Mỹ Một số nước như: Mexico, Panama, Peru cũng có tình hình nuôi tương tự Ecuado Sau khi nhiều nước Châu
Mỹ nuôi thành công và có hiệu quả cao, THCT được di giống sang Hawaii Từ đây
THCT lan sang các nước Châu Á, Đông Nam Á Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập
THCT về nuôi như Philipin, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam với hi vọng đa dạng
hóa các sản phẩm tôm XK đề nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm Sú hiện nay Hiện nay, nghề nuôi TTCT được phát triển mạnh ở khu vực châu Á
(chiếm 87% sản lượng tôm nuôi trên thế giới), đứng đầu là Trung Quốc
Tôm He chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba lồi tơm he nuôi
có nhiều ưu điểm, có thể nuôi theo nhiều hình thức như bán thâm canh, thâm canh
và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ
Trang 231.2.2 Tai Viét Nam
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du
nhập vào Việt Nam vào khoảng các năm 1997-2000 Đến năm 2002 được đưa vào
nuôi thử nghiệm Năm 2008, Bộ NN&PTNT có chủ trương cho phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng với một số ưu điểm sau:
+ Chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng
+ Dễ nuôi ở mật độ cao
+ Đồi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú + Chịu được nhiệt độ thấp
+ Chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú
Bang 1.2 Sản lượng tôm cúa Việt Nam trong những năm gần đây Năm Sản lượng (triệu tấn) 2004 281,800 2005 327,200 2006 354,500 2007 388,400 2008 413,100 2009 302,400 2010 357,700
Nguon: Tong Cuc thong ké 2011
Qua bảng 1.2 ta thấy được trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản Việt
Nam đang có những tiến bộ vượt bậc Sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước
Góp phần lớn vào tông thu nhập quốc doanh của đất nước
Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó 10 thị
trường đầu tiên chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ,
Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canada, Anh va Bi
Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khâu Tuy
nhiên, tôm thẻ chân trắng ngày càng chiếm tỉ trọng cao, dat xap xi 50.000 tấn với
kim ngạch cả năm dự kiến đạt 300 triệu USD
Trang 24Bang 1.3 Bang giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản Tiêu chí 2004 | 2005 2006 | 2007 | 2008 | 2009 2010 Giá trị xuất khẩu thuỷ sắn (triệu | 2405 | 2650 | 3364 | 3674 | 4100| 4248 | 4940 USD) Giá trị xuất khẩu tôm đông lạnh | 1268 | 1352 | 1490 | 1532 | 1613 | 1678.7 | 2014.5 (triệu USD) XK tôm/ 52.7 51.0 44.3 41.7 | 39.3 39.5 40.8 XK thuy san (%) Sản lượng thuỷ x 3075 | 3432.8 | 3695.5 | 3823 | 4300 | 4846 | 5157.6 san (1000 tan) Diện tích nuôi trồng thúy sán | 887.5 | 959.9 1050 | 1075 | 1092 | 1103 1108 (1000ha)
Nguôn: Tông Cục thông kê 2011
Qua bảng chúng ta thấy diện tích nuôi trồng cũng như sản lượng thủy sản liên tục tăng qua các năm Sản lượng tôm nuôi năm 2010 mức cao đạt bình quân 7-8 tân/ha, bên cạnh đó trên thế gới tôm nguyên liệu trở nên khan hiếm đối với các nhà máy sản
xuất chế biến, đông lạnh Điều đó đã dan dén nhiều thuận lợi cho người nuôi khi giá
tôm liên tục tăng và ở mức cao: giá tôm thẻ đạt 120.000-150.000/1kg/40con, 90.000- 110.000/1kg/50-60con Theo đó tính ra chỉ trong lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trăng bình quân sau khi trừ mọi chi phí người nuôi lãi ròng từ 19.000-20000/1kg tôm Từ những, quân trắc trước sự biến động của tình hình thế giới và khu vực trong 4 tháng đầu năm
Ngành nuôi tôm Việt Nam dự báo sẽ cho ra sản lượng 403.600 tan trong nam 2011,
tang 12,8% va nam 2012 tang truong hon 10%
Trang 25Bảng 1.4 Diện tích và sản lượng thủy sản các vùng trong nước 2006 2007 2008 2009 DT DT DT DT Vùng SL SL SL SL (nghin , (nghìn , (nghìn , (nghìn , (tân) (tân) (tân) (tân)
ha) ha) ha) ha) Trung du miên núi | 33.8 | 266415 | 36.2 | 304200 | 37.9 |322146 | 40.0 | 363384 phía Bắc BTB và duyên \ 776 | 42526 | 78.9 | 48849 77.9 | 50162 | 79.6 | 55374 hải miên Trung Tây 85 | 121561 | 93 | 141245 | 10/7 | 155316 | 11.1 | 174238 Nguyên Đông 523 | 11483 | 53.4 | 13017 52.7 15020 | 51.5 | 16122 Nam Bo DBSCL | 691.2 | 85099 | 723.8) 89412 | 752.5 | 84337 | 737.6 | 91308 Ca nude | 976,5 | 1166775 |1018,8| 1526557 | 1052,6 | 1838638 | 1044.7 | 1869484
Nguon: Tong Cuc thong ké 2011
Qua bảng trên cho thấy diện tích và sản lượng cũng tăng nhanh theo từng năm và phân bố không đồng đều giữa các vùng ĐBSCL tập trung nhiều diện tích nhất và sản lượng cũng cao nhất so với các vùng khác trong nước Sau đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ có diện tích nuôi trồng và sản lượng ít hơn Vùng Tây Nguyên có diện tích và sản lượng ít nhất do điều kiện địa lý không thích hợp cho ngành nuôi trồng thuỷ sản
Trang 261.3 Diễn biến dịch bệnh và cách phòng trị bệnh trên tôm nuôi tại Việt Nam
v_ Diễn biến dịch bệnh
Năm 1990, Việt Nam có hơn 187.000 ha mặt nước nuôi tôm với sản lượng đạt được khoảng 31.000 tấn Năm 1995, diện tích nuôi tăng lên 260.000 ha, sản
lượng đạt được 52.000 tan Với sự phát triển nhanh chóng, không quy hoạch đã dẫn đến dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi Năm 1994, dịch bệnh bùng phát tại Đồng bằng sông Cửu Long: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Long An, Nha Trang gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho bà con nuôi tôm [21]
Năm 1996, tại các tỉnh miền Nam (từ Phú Yên đến Cà Mau) dịch bệnh đã
xảy ra trên 84.917 ha, trong đó nuôi quảng canh: 52.017 ha, quảng canh cải tiến:
29.011 ha, bán thâm canh: 3.829 ha Các tỉnh bị dịch bệnh nặng như Cà Mau hơn
70.000 ha, Kiên Giang hơn 4.000 ha, Bến Tre hơn 3.000 ha Tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng [21]
Năm 1997, theo ước tính của Nguyễn Việt Thắng (báo cáo nghiên cứu khoa
học) tỉnh Bến Tre bị thiệt hại nặng nề nhất với 20% tôm thả bị chết, Trà Vinh với
hơn 15% tôm thả bị chết Cũng trong thời gian này dịch bệnh bùng phát nghiêm
trọng ở các tỉnh Miền Trung, đặc biệt vào tháng 2-3 Tổng số diện tích bị bệnh
chiếm khoảng 80% tổng diện tích nuôi trồng gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền
Trung [22]
Theo báo cáo kết quả Nuôi trồng thủy sản năm 2003 của ngành đã đưa ra vài con số: Cả nước có 546.757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích bị bệnh khoảng 30.083 ha Riêng các tỉnh thành ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang
có tới 29.200 ha nuôi tôm bị chết, chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả
nước Các bệnh xảy ra với tôm chủ yếu là đốm trắng (WSSV), bệnh MBV
(Monodon Baculovirus), bệnh do vi khuẩn vibrio, bệnh do ký sinh trùng, gần đây
xuất hiện thêm bệnh phân trắng, teo gan ở một vài nơi Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ,
theo báo cáo của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho thấy: Thanh Hóa có
hơn 40% diện tích nuôi tôm bị nhiễm virut đốm trắng, tập trung ở vùng nuôi tôm
công nghiệp như Khu công nghiệp Hoằng Phụ, với 70/110 ha nuôi tôm bị nhiễm
Trang 27bệnh Nghệ An có 47,8% diện tích nuôi tôm nhiễm virus đốm trắng; 30,4% bệnh
MBV; 54,5% bệnh đầu vàng Ở Hà Tĩnh, trong số 150 ha nuôi tôm bị bệnh, có 67
ha nhiễm bệnh virus đốm trắng, trong đó 27 ha có tôm nuôi chết hoàn toàn Ở các tinh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, cũng có từ xấp xỉ trăm ha cho tới vài
trăm ha nuôi tôm bị bệnh.[ 1 8]
Tại các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ, theo Phòng bệnh học thủy sản - Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III, Khánh Hòa có tỷ lệ diện tích nuôi tôm bị bệnh
thấp nhất 14,3%, cao nhất ở Ninh Thuận 52,4% Tỷ lệ nhiễm virus đốm trắng ở tôm
nuôi tại khu vực này tuy có giảm nhưng bệnh phân trắng, teo gan lại xảy ra hầu hết ở các vùng nuôi trọng điểm như Ninh Hải, Phan Rang, Ninh Phước có những nơi lên tới 90-95% tôm bị nhiễm bệnh.[ 1 8]
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, tại các
tỉnh Nam Bộ tỷ lệ nhiễm bệnh virus đốm trắng trên mẫu tôm ở ao nuôi quảng canh cải tiến chiếm tới 56%, 50% tôm nhiễm bệnh MBV Bệnh virus đốm trắng gây chết
tôm hàng loạt, tác hại lớn đến năng suất, sản lượng tôm của khu vực.[18]
Năm 2007, dịch bệnh đã bùng phát trên hơn 30 ha ao nuôi tôm trên cát ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) Tôm chết chủ yếu ở giai đoạn 30 - 40 ngày nuôi gây tổn thất hàng chục tỉ đồng Năm 2005, vùng nuôi tôm trên cát trọng điểm tỉnh Bình Định tập trung tại hai xã Mỹ An, Mỹ Thắng (Phù Mỹ) cũng xáy ra dịch bệnh.[19]
Trong năm 2011, Đồng Bằng Sông Cửu Long có gần 97.700ha tôm nuôi bi dịch bệnh, trong đó trên 82.000 ha nuôi tôm sú và gần 15.700 ha tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại Sóc Trăng, vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất cả nước, chịu thiệt hại
nặng nhất với 25.000 ha
Đầu năm 2012, tình hình dịch bệnh tôm cũng diễn biến khá phức tạp, dự báo một năm khó khăn cho ngành tôm nuôi Việt Nam Tính đến hết tháng 3 năm 2012,
theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị
thiệt hại khoảng 11.384,7 héc ta, chiếm 2,37% tổng diện tích thả nuôi, chủ yếu tại
các tỉnh phía Nam Trong đó, diện tích tôm sú bị thiệt hại là 11.384,7 héc ta (chiếm
2,26% diện tích thả nuôi 503.820,9 héc ta), tôm chân trắng là 612 héc ta (chiếm
19,66% diện tích thả nuôi 3.1 12,3 héc ta)
Trang 28Dịch bệnh trên tôm He chân trắng qua các năm có xu hướng tăng mạnh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm
v Cách phòng trị bệnh
Hiện nay vì chưa có phương pháp điều trị bệnh tôm có hiệu quả nên cơng tác chuẩn đốn bệnh virus và phòng ngừa được sử dụng chủ yếu ở các trại tôm giống nhằm kiểm soát tác nhân gây bệnh từ tôm bố mẹ nhập khẩu, tôm giống từ đó hạn
chế dịch bệnh trên tôm nuôi Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh cho động vật thủy sản cũng đang được tiến hành ở cả lĩnh vực hóa học cũng như sinh học
Trước tình hình thực tế về dịch bệnh trên tôm nuôi như hiện nay thì công tác
phòng và trị bệnh đang được rất nhiều ngành quan tâm và đã có sự vào cuộc của các
nhà khoa học trong lĩnh vực bệnh động vật thủy sản Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh cho động vật thủy sản nói chung và tôm nuôi nói
riêng cũng đang được tiến hành ở cả lĩnh vực hóa học cũng như sinh học
Để khắc phục tình trạng lệ thuộc vào hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh cho động vật thủy sản nuôi, đảm bảo nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng, thời gian qua đã không ít những nghiên cứu sử dụng thảo dược, chế phẩm sinh học để phòng và trị bệnh cho động vật thủy sản Điều này hướng đến mục đích làm
giảm dịch bệnh, ổn định môi trường ao nuôi và không gây tác hại xấu đến môi
trường sinh thái , an toàn với sức khỏe vật nuôi
Tiến sỹ Quang Linh và ctv đã nghiên cứu Bokashi trầu, một chế phẩm đầu
tiên được sản xuất trong nước được kết hợp từ các vi sinh hữu hiệu EM với chiết xuất từ lá trầu để phòng trị bệnh cho một số loài thủy sản Nhiều hộ nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng Bokashi trầu để phòng và trị bệnh cho tôm và lươn
nuôi Tại ấp xã Tân Duyệt, huyên Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, chế phẩm đã điều trị sạch
bệnh cho hơn 50ha tôm sú bị bệnh phân trắng[9]
Sản phẩm VTSI- e và VTSI- T là sản phẩm thảo dược phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ củ tỏi (Allium sativum), sai đất (Weledia calendulacea, nhọ nồi (Elista alba Hassk) để phòng và trị bệnh cho tôm st va cá tra nuôi lồng để phòng trị
Trang 29một số bệnh do vi khuẩn 4eromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda, Hafnia alvei, Vibrio harveyi, Vibrio alginolyticus[26]
Ngoài ra cách phòng trị bệnh cho động vật thủy sản theo kinh nghiệm từ dân gian: Anh Lê Đức Xuân nằm ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Văng, tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng tỏi để phòng bệnh cho tôm Củ tỏi được bóc sạch vỏ, giã nhuyễn, đem
chưng vàng với dầu thực vật, theo tỷ lệ: l kg tỏi cộng với I lít dầu ăn, rồi đem trộn
với 15 kg thức ăn của tôm, đề một thời gian nhất định cho hợp chất trên ngắm đều, sau đó cho tôm ăn cách quãng trong 5 bữa Đối với phòng bệnh cho tôm cho định kỳ 7 ngày/ lần cho tôm ăn thức ăn có tỏi
Khu 5, Xí nghiệp Núi Tào công ty TNHH Thông Thuận sử dụng tỏi để phòng bệnh cho tôm trong suốt vụ nuôi với liều lượng 3- 5 ml tỏi xay nhuyễn/ 1kg thức ăn
1.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng CPSH trong NTTS
1.4.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong NTTS
Trong tự nhiên, nhờ hoạt động sống của vi sinh vật (VSV) một lượng lớn
chất hữu cơ được khoáng hóa Các hợp chất được chuyền hóa qua hàng loạt các phản ứng sinh học, trong đó có nhiều loại VSV cùng tham gia, sản phẩm chuyền
hóa của loài VSV lại là cơ ra chất cho VSV khác, hoạt động của VSV diễn ra phức
tạp và có mối liên quan chặt chẽ với nhau Sự phân hủy các chất hữu cơ diễn ra với
tốc độ khác nhau phụ thuộc vào thành phần ; số lượng và điều kiện môi
trường Thành phần chủ yếu của hợp chất hữu cơ trong nước và bùn ao nuôi tôm bao gồm: protein, lipit, hydrocacbon, kitin Các vi khuân có khả năng phân giải protein thường gặp thuộc chỉ Pseudomonas , Closfridium, Bacillus.Chúng phân giải protein
thành các polypeptit, axitamin, NHạ
Nhóm vi sinh vật phân hủy các hydratcacbon bao gồm chi Bacillus, Aspegillus, Streptomyces, Streptococcus, Clostrium Trong qua trinh nay, cac hydratcacbon (tinh bột, xenluloza, pectin, hemixeluloza, ) được phân giải thành những phần nhỏ hơn, tạo ra sản phâm của quá trình trao đổi chất như các chất khí
Trang 30(NH3, CO2) , axit focmic, axit propionic, axit béo, axit lactic , cac chat khoang
va vi sinh khối mới của VSV
Một trong những đặc điểm quan trọng của VSV là chúng sinh trưởng nhanh,
khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp chỉ sau 24h từ một tế bào VSV có thể thu
được một khối lượng rất lớn sinh khối VSV Hơn nữa VSV có thể nuôi cấy đễ dàng
trên các cơ chất rẻ tiền, không tốn nhiều diện tích và việc sản xuất không phụ thuộc
vào sự thay đồi của thời tiết Có 3 nguyên tắc cơ bản đề lựa chọn các chủng VSV san xuất chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thủy sản là: Các chủng VSV phải có hoạt tính sinh học mạnh như khá năng sinh phức hệ enzyme cao và ồn định; không gây độc cho người và động vật; VSV hữu ích và nuôi cây dễ dàng , sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên, thuận lợi cho quá trình nhân giống thu sinh khối
Các nhóm VSV được sử dụng đề sản xuất chế phẩm VSV trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam:
a, Cac nhóm VSVW sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Nhóm VSV dị dưỡng hoại sinh: Một số loài của nhóm vi khuẩn
Bacillus(Bacillus subtilis, Bacillus licheneformis, Bacillus sp, Bacillusmgaterium ) dùng để làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (proteaza, amylaza, xenlulaza, kitinaza) phân hủy các hợp chất hữu cơ kiểm soát sự phát triển quá mức của VSV gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng giữ cho môi trường luôn
ở trạng thái cân bằng sinh học
Nhóm VSV khử amoni và nitrat: Các loại thuộc chi Nitromonas, Nitrobacte,
Heterotrophin bacteria ching amoni héa NH; và nitrat hóa NO thành nitơ phân tử
làm giảm độc cho môi trường
b, Các nhóm VSV dùng để sản xuất thức ăn và kiểm soát /SV, gdy bénh (probiotic)
Gém: Enterococcus faecium, Streptomyces cinnamonensis, Bacillus subtilis,
lactobacillus sp Acetobacteria sp., Saccharomyces sp., Pediococcus acidilattici, Lactobaccillus, L.sporogenes
Trang 31Vi sinh vật thuộc nhóm Baciluss nhờ môi trường thích hợp sẽ phát triển với số lượng rất lớn, cạnh tranh sử dụng hết thức ăn của nguyên sinh động vật, các vi sinh vật và Vibrio có hại, ngăn chặn sự phát triển của chúng, từ đó giảm các tác nhân gây bệnh cho tôm
e, Vì khuẩn lactic
Đây là nhóm VSV đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các VSV gây bệnh bởi các chủng VSV này có khả năng sinh axit lactic, bacteroxin có tác dụng ức chế sự phát triển của các VSV gây bệnh cho tôm, cá trong môi trường Nhóm VSV này thường được sử dụng đề bổ sung vào thức ăn cho tôm, cá, làm cân bằng
khu hệ VSV đường ruột, ngăn cản sự thâm nhập của các VSV có hại vào đường
ruột, tăng khả năng phòng ngừa một số bệnh đường ruột Đồng thời, còn có tác dụng tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giúp cho vật nuôi khỏe mạnh và phát triển nhanh
1.4.2 Trên thế giới
Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được Fuller (1989) định nghĩa như sau: là
thành phần thức ăn có cầu tạo từ vi khuẩn sống, có tác dụng hữu ích lên vật chủ qua
việc cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó Từ chế phẩm sinh học (Probiotes) có nguồn góc từ tiếng HI Lạp bao gồm 2 từ peo có nghĩa là dành cho và biotes có nghĩa là sự sống
Tuy là một ngành mới được đầu tư nghiên cứu, có lịch sử phát triển còn khá
mới mẻ nhưng ứng dụng của chế phẩm sinh học vào thực tiễn cuộc sống là rất rộng lớn Chế phẩm sinh học được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý môi trường và là hướng đi mới quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản
Nam 1991, Johney Forest da tién hanh thí nghiệm bổ sung vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ xuống các ao đầm bị ô nhiễm Kết quả cho thấy chúng có khả năng phân hủy một lượng đáng kể mùn bã hữu cở dưới đấy đầm Nhờ vậy, từ một
cái đầm bị ô nhiễm không thể nuôi đã cải tạo lại thành đầm nuôi cá Chế phẩm sử
dung 6 day cé chira Bacillus subtilis duoc sản xuất theo phương pháp lên men Sau đó, tất cả dịch thể bao gồm các vi sinh vật, các enzym và các yếu tố khác của quá trình lên men đựoc sấy khô và nghiền nhỏ.[12]
Trang 32Theo bao cáo khoa học năm 1993 của công ty Environmental Dynamic, việc sử dụng chế phẩm Impact U.TM có chứa Öacill„s subtilis voi muc dich lam tang chất lượng nước đã làm tăng sản lượng cá và tôm nuôi trong các trang trại ở Thái Lan, Nhật Bản, Pháp và Mỹ Trước đây , sản lượng nuôi trồng ở đây thấp đựoc xác định là do chất lượng nước kém Sau này nhờ áp dụng chế phẩm có chứa B.subtilis đã cải thiện đựoc chất lượng môi trường và tăng năng suất tôm cá nuôi lên một cách đáng kẻ
Năm 1996, Boy đã công bồ việc thử nghiệm thành công khi sử dụng kết hợp
các chủng vi sinh vat : Bacillus subtilis, Nitrobacter, Aerobacter, Cellulomonas va
Rhopseudomonas trong các ao nuôi thủy sản Kết quả là các ao nuôi thử nghiệm không còn mùi hôi, giảm hàm lượng mùn bã hữu cơ, giảm lượng tảo lam và các hợp
chất Nitơ liên kết như: Nitrit (N-NO;) và Amoni (N-NH¿), giảm nồng độ H;S,
P;Os giúp ồn định môi trường ao nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm cá nuôi, đồng thời hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong ao nuôi.[12]
Ở Thái Lan Jiravanichpaisal et al., (1997) đã sử dụng Lactobacillus sp trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) Ở Trung Quốc, nghiên cứu men vi sinh trong nuôi thủy sản được tập trung vào vi khuẩn quang hợp Qiao Zhenguo ct al., (1992) nghiên cứu 3 chủng vi khuân quang hợp sử dụng cho nuôi tôm thẻ Trung
Quéc (Penaeus chinensis) ding cải thiện chất lượng môi trường nước.[9]
Vi khuan Vibrio là một thảm họa cho nghề nuôi tôm ở Philippine, khi việc sử
dụng kháng sinh để trị không còn tác dụng nhiều ngược lại còn có thể làm cho vi khuẩn kháng thuốc, mà xa hơn nữa là vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh đến con người nếu sử dụng quá liều lượng Vì lý do đó mà probiotic được ứng dụng rộng rãi cho nghề nuôi tôm ở Philippine, nghiên cứu cho thấy rằng có thể cứu sống §0% tơm
bệnh khi trong ao nuôi có sử dụng chế phẩm sinh hoc (Moriarty,1999).[9]
Rengpipat (1998), str dung Bacillus cho vao dung dich lam giau Artemia cho
ấu trùng tôm sú ăn Kết quả tôm ít bệnh hơn và phát triển nhanh hơn, đạt tỉ lệ sống
100% (gây cảm nhiễm với ƒ Harveyi) trong khi lô đối chứng chỉ đạt 26%
Một nghiên cứu khác về việc ứng dụng các chế phẩm sịnh học trong nuôi
thủy sản cho kết quả rất khả quan, không chi cai thiện chất lượng nước, giám lượng
Trang 33dung khang sinh, giam mam bénh trong ao mà còn có thê nâng cao năng suất nuôi và chất lượng của sản phẩm (Xiang-Hong et al., 1998)
Theo Verschuere và cộng sự (năm 2000) Probioties là thành phần bổ sung có
nguồn gốc sinh vật sống, có ảnh hưởng có lợi đối với vật chủ bằng cách cải thiện quần thể VSV sống xung quanh hay liên kết với vật chủ Tăng khả năng sử dụng thức ăn hay tăng chất lượng dinh dưỡng của thức ăn, tăng cường khả năng chống lại mầm bệnh hay cải thiện chất lượng môi trường xung quanh
Meunpol et al., (2002) sir dung probiotic với dòng vi khuẩn Bacillus S11 trộn vào thức ăn viên công nghiệp cho ấu trùng tôm sú ăn Sau khi cho ăn thức ăn trộn probiotic trong 1 tháng thì cấy vi khuẩn Vibrio harveyi rồi xục ozone vào từng bể
(0,3333 - 0,341 mg O3/m]) Tỉ lệ sống của tôm được xác định sau 6 ngày đạt cao
nhất 75% so với nghiệm thức đối chứng tỷ lệ sống chỉ có 18%
Hiện nay rất nhiều CPSH đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm, đặc biệt tại khu vực Châu Á Các CPSH hoạt động như một phần trong tổng thể quản lý hoạt động nuôi tôm bền vững nhằm chống lại nguồn gây bệnh trong qui trình nuôi Các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có một vai trò quan trọng trong phân hủy các chất hữu cơ và tác động làm giảm đáng kế lớp bùn và nhớt trong ao Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau cùng tăng sản lượng nuôi Qua việc gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, amino acids và glucose được giải phóng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích Thành phần vô cơ của nitrogen như ammonia, nitrite va nitrate sẽ giảm thiểu Khi chất lượng nước và hệ số chuyển đổi
thức ăn được cải thiện, sức khỏe và hệ miễn dịch của tôm sẽ tăng lên về tong thé cd
tác dụng ngăn ngừa nguồn gây bệnh hơn là điều trị bệnh 1.4.3 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam việc nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học vào các lĩnh
vực, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản bước đầu đã đạt được nhiều thành công, giải quyết được bài toán khó của ngành thủy sản Việt Nam là việc sử dụng nhiều hóa chất, lạm dụng kháng sinh dẫn đến việc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm dẫn
Trang 34đến thủy sản của Việt Nam khó khăn trong tiếp cận, mở rộng phát triển những thị
trường lớn, đầy tiềm năng nhưng khó tính trong van dé vé sinh an toàn thực phẩm Việc phân lập và tuyển chọn các VSV hữu hiệu đã được tiến hành bắt đầu từ
năm 1963 và tiếp tục phát triển cho tới nay Đến nay, chúng ta đã có nhiều cô gắng tự phân lập đồng thời tiếp nhận từ nước ngoài các chủng VSV hữu hiệu như nắm
men làm nở bột mì, sản xuất sinh khối nắm men cho gia súc, lên men làm rượu đạt
hiệu quả cao
Một bước tiến nữa trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng các VSV sinh Probiotic trong nông nghiệp là việc sử dụng bèo hoa dâu trong các ruộng lúa dé thu
nhận lượng đạm từ không khí vì trong rễ bèo hoa dâu có chứa các vi khuẩn thuộc
chi Rhizobium séng cộng sinh với các cây họ đậu để cải tạo các vùng đất xám bạc màu đã đem lại hiệu quả cao mà không tốn kém nhiều chỉ phí
Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (Bộ Thuỷ sản) đã ứng dụng thành công EM
trong xử lý hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam Chế phẩm EM làm cho tổng số nhóm vi
sinh vật có lợi trong hồ luôn cao hơn so với nhóm vi sinh vật không có lợi từ 2 - 7
lần, chỉ số N-NH ở mức thấp (dưới 0,02mg/l), các chỉ số môi trường như pH và
màu tảo ôn định trong thời gian dài
Việc nghiên cứu các VSV hữu hiệu để ứng dụng trong nuôi trông thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng tuy mới được đây mạnh những năm gần đây ở Việt Nam nhưng đã có những thành công bước đầu rất đáng kể Nhiều chế phẩm phục vụ
nuôi tôm Sú xuất khâu đã ra đời như: Chế phẩm của Viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (BIO II, VEM), Chế phẩm Men Bac của công ty TNHH ToBa —
Việt Nam, đặc biệt là các chế phẩm xử lý môi trường của Viện công nghệ sinh học như: Biof, Biochie, Bio —- DW, hay chế phẩm EMINA, EM của Viện sinh học nông
nghiệp — Đại hoc Nong Nghiép I — Ha Nội
Đã có một số thành tựu trong nghiên cứu CPSH dùng trong NTTS ở Việt
Nam Lại Thúy Hiền (2003) cho biết mẫu bùn đáy và mẫu nước biển ven bờ vịnh
Nha Trang (Khánh Hoà), vịnh Quy Nhơn và đầm Thị Nại (Bình Định) đã xác
định được số lượng và sự phân bố của một số nhóm vi sinh vật hữu ích hoặc gây
Trang 35hai, gay bénh Tw cac vi khuẩn hữu ích phan lap duoc (Nitrosomonas, Nitrococcus, Bacillus), cac nha khoa hoc da tao ra 3 ché phẩm dạng nước để xử
lý ô nhiễm hữu cơ quy mô thí nghiệm nuôi cá rô phi tại Nha Trang Kết quả chứng tỏ rằng các chế phẩm có thể làm sạch môi trường Hiện nay nhóm nghiên cứu đã đưa các vi khuẩn hữu ích vào chế phẩm dạng hạt và đang thử nghiệm nuôi tôm ở quy mô thí nghiệm
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và cứ (2000), “7m hiểu tác dụng của men vi sinh Bio-dream lên các yếu tô vô sinh và hữu sinh trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh với liều lượng Ig/m` (theo hướng dẫn của nhà sản
,
xuất) và nhịp sử dụng khác nhau” Tác giả cho biết với nghiệm thức không sử
dụng, sử dụng hàng ngày và sử dụng 10 ngày 1 lần thì nghiệm thức sử dụng hàng ngày là tốt nhất Kết quả thử nghiệm ấu trùng chuyền sang tôm bột ở ngày thứ 18, mật số vi khuẩn Vibrio tổng cũng thấp và các yếu tố môi trường cũng luôn giữ được ồn định Điều này cho thấy hiệu quả tích cực của men vi sinh trong sản xuất giống tôm càng xanh
Theo Phạm Văn Tình (2003) có hơn 50% chất thải của tôm, cá là dạng amonia (NH;), ảnh hưởng của NH; chủ yếu xảy ra trên tôm Khi sử dụng chế phẩm sinh học sẽ làm giảm tối đa các độc tô gây hại cho tôm nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Theo Vũ Thị Thứ và œw (2004) “Thử nghiệm men vì sinh Biochie để xử lý nước nuôi tôm sú giống và tôm thit’, Dd Son, Hai Phòng và Hà Nội cho kết quả khá
tốt thông qua môi trường được cải thiện, đặc biệt rất có hiệu quả đối với nuôi tôm
giống như giảm chu kỳ thay nước, các loại khí độc được hấp thụ và giảm mùi hôi Tác dụng của chế phẩm lên sự tăng trưởng rất khả quan là tôm phát triển đồng đều, tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng nhanh
Nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv (2007), “Nuôi thử nghiệm tôm sú bằng
chế phẩm sinh học” đã cho kết quả rất khả quan, các chế phẩm sinh học không những làm tăng khả năng phân giải các chất hữu cơ, làm sạch và ổn định môi trường nước mà còn tăng năng suất gấp gần 2 lần so với đối chứng
Mô hình nuôi tôm sú bằng chế phẩm vi sinh (ES-01 và BS-01 của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng) góp
Trang 36phan dua nang suất tôm nuôi nhiều trang trại đạt tới 12 tan/ha/vu Nhiéu hộ nuôi
tôm có xử lý chế phẩm vi sinh cho thấy môi trường nước luôn ồn định, tôm phát
triển nhanh khắc phục được nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường, chi phí đầu tư,
dịch bệnh, tăng nang suat.[18]
Ở Cà Mau, việc áp dụng mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm EM.ZEO bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, giữ cho môi trường của ao luôn sạch, tơm khoẻ mạnh mà hồn tồn khơng sử dụng các loại hoá chất độc hại, kháng sinh Trong suốt quá trình nuôi, tôm phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh [19]
Nghiên cứu sử dụng 3 loại men vi sinh Ecomarine, Bio-dream, BZT trong
ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo mô hình nước xanh cải tiến, cho thay các yếu tố môi trường phù hợp cho sự phát triển của au trùng, men vi sinh góp phần hạn chế số lượng vi khuẩn ƒbzio spp trong môi trường bề ương, với tỷ lệ sống
của ương au trùng tôm càng xanh khá cao, dao động từ 59,1-76,6% Kết quả này
là cơ sở cho những nghiên cứu về hiệu quả và phương thức sử dụng men vi sinh trong môi trường ương nuôi tôm càng xanh nhằm cải thiện môi trường và nâng cao năng suất ương au trùng [21]
Trần Thị Đức (2010) sử dung Water Probiotech, Pond Protect, Epicine — D trong SX giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh (SPF) tại Cát Bà, HP Kết quả nâng cao được tỷ lệ sống, rút ngắn TG biến thái của ấu trùng và nâng cao hiệu quả kinh tế
so với lô đối chứng.[5]
Theo khảo sát gần đây cho thấy nông dân các tỉnh ĐBSCL, vựa tôm của cá nước đã chuyền mạnh diện tích NTTS bằng chế phẩm sinh học Theo ước tính đã có khoảng 30 — 40% các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến trong vùng nông dân đã sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi thấy được lợi ích của việc dùng chế phâm sinh học, nông dân tỉnh Cà Mau gần đây đã hạn chế sử dụng hóa chất, chuyền sang sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm công nghiệp cho năng suất bình quân hơn 6 tắn/ha/vụ, tôm quảng canh cải tiến năng suất gần 1 tân/ha/vụ
Trang 371.5 Chế phẩm EM trong nuôi trồng thủy sản
1.5.1 Khái niệm về chế phẩm EM
Vi sinh vật hữu hiệu - Effective Microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (Vi khuân quang hợp, vi khuẩn lactic, nam men, xa khuan, nam móc) sống cộng sinh trong cùng một môi trường
Công nghệ EM do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp
Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980
1.5.2 Thành phần và quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong chế phẩm EM
Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật ky khí và hiếu khí thuộc
10 chi khác nhau, 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử
dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men Các sinh vật
trong chế phẩm EM tạo ra một hệ thống vi sinh thái trong EM, chúng hỗ trợ lẫn
nhau cùng sinh trưởng và phát triển chúng bao gồm:
- Vi khuan Lactic > 10” tế bao/ml( CFU/ml) - Vi khuan Bacillus > 10'° té bao/ml( CFU/ml) - Vi khuan Quang dudng > 10’ té bao/ml( CFU/ml)
- Nam men > 10’ té bao/ml( CFU/ml)
- Thanh phan nguyên liệu: EM gốc, rỉ đường, phân hữu cơ, nước,
Mỗi loài vi sinh vật trong chế phẩm EM có một chức năng hoạt động riêng của chúng Các vi sinh vật này là các vi sinh vật có lợi cùng chung sống trong một môi trường, chúng sống công sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả hoạt động tổng hợp của chế phẩm EM được tăng lên nhiều lần
Trong chế phẩm EM, loài vi sinh vật hoạt động chủ chốt đó là vi khuân
quang hợp Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp lại là nguồn dinh
dưỡng cho các vi sinh vật khác như vi khuẩn lactie và xạ khuẩn Mặt khác vi khuẩn
quang hợp cũng sử dụng các chất do vi sinh khác sản sinh ra Hiện tượng này là “
cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau”
Trang 38Bang 1.5 Cac ché pham dẫn xuất cúa EM đang sứ dụng hiện nay Tên chế phẩm Thành phần Công dụng Ghi chi EM 1, ri đường, nước ,đất trong ao bị ô Cải thiện môi trường Sử dụng được khi pH < 4 sau khi lên men kị Dung dịch x
EM2 nước nhiễm do dư thừa thức khí 5 — 10 ngày tùy Tỷ lệ: I:I:20 | ăn nên giúp ôn định PH, | nhiệt độ môi trường
mật độ tảo trong ao
EM2(1) Có thể sử dụng sau
- Phòng và trị một số A suka ty thi
toi xay min(1, , hài aun một ngày kê từ khi
énh do yêu tô môi
EM2töi | nước sạch(10) lam xong
trường rượu (10),
Ty 16:1:1:10:10
- Phòng và trị một số | Có thể sử dụng khi ga bệnh do yếu tô môi không còn sinh ra, EMI, rỉ đường, trường EM5 có chất lượng
EMãcó | dâm, rượu, nước
- Kích thích tôm lột tốt khi có mùi thơm, nước ý lỆ i Tỷ lệ xác, giảm mật độ tảo vị ngọt pH < 4 10:10:10:10:60 đặc biệt tảo độc - Loại bỏ khí độc Chống sốc tôm do môi Có thể sử dụng sau EMS khong co l
trường bên ngoài thay một ngày kê từ khi
nước, tỏi xay
EMS toi mịn, nước sạch đôi đột ngột lam xong
Tỷ lê 1:1:10 Ngăn ngừa bệnh đường
ruột cho tôm
Trang 39
Tén x Thanh phan Céng dung Ghi chi ché pham
EMI, rỉ đường, Dùng làm EM tỏi Sử dụng được sau 24
EMS dá iờ kể từ khi là
oo am,rugu | Tri bénh đóng nhớt thân | #!Ở kể tử Khi lảm
không có
; Ty lé tôm, mòn phụ bộ, đứt xong
nước
20:20:20:40 râu, đên mang
Chuối tây, EM Giúp tôm tiêu hóa tôt, | Sử dụng được sau 24
ok lam tăng hàm lượng các giờ kê từ khi làm EM chuối thứ câp , chât dinh dưỡng trong xong Ty 1é 1:1 thức ăn tôm re ue
Việc đưa vào sử dụng các loại chế phẩm sinh học khác nhau tùy thuộc vào
tính chất ao nuôi cũng như nhu cầu sử dụng khác nhau của người nuôi vì vậy cần việc lựa chọn sản phâm nào mang lại hiệu quả cao nhất Trong quá trình sản xuất
cần chuẩn xác với tỷ lệ các thành phần dé dat hiệu qua cao nhat
Trang 40Chương 2 ĐÓI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boon, 1931) giai đoạn từ post 10 đến 80 ngày tuôi + EM thứ cấp, EM5 có nước + Chlorine A-70% 2.2 Vật liệu nghiên cứu - Chế phẩm EM gốc - Chế phâm EM2 tỏi - Chế phẩm EM8 tỏi
- Thức ăn cho tôm
2.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu
- Thiết bị kiểm tra dùng cho thí nghiệm : Thước đo, test kiểm tra, nhiệt kế,
khúc xạ kế, cân, chài, xô, chậu
- Thiết bị phụ trợ khác: Máy quạt nước( quạt lông nhím, động cơ 2,2 kw),