1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghị luận xã hội về quan điểm của em về đồng tiền trong cuộc sống - văn mẫu

3 6,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 15,35 KB

Nội dung

  Nghi luan xa hoi ve dong tien trong cuoc song - Đề bài: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (

Nghị luận xã hội về quan điểm của em về đồng tiền trong cuộc sống Nghi luan xa hoi ve dong tien trong cuoc song – Đề bài: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay. Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của Việt Nam. Tư tưởng nhân văn, nhân đạo vì công lí, vì con người của ông được cả nhân loại ngưỡng mộ. Nguyễn Du đã nhận thấy rõ ma lực của đồng tiền trong xã hội phong kiến đương thời và thể hiện sinh động điều đó trong kiệt tác Truyện Kiều. Như mọi người đều biết, đồng tiền ra đời như một phát minh vĩ đại đánh dấu sự tiến bộ của loài người và làm thay đổi bộ mặt thế giới vì nó giữ vai trò trung gian giúp con người mua bán, trao đổi hàng hóa… Nhờ đồng tiền, mọi giao dịch được thuận lợi, sản xuất phát triển, con người giao lưu, giao tiếp dễ dàng. Vì thế bản chất của đồng tiền là tốt, là tích cực. Thế nhưng một số kẻ đã thao túng và làm biến đổi bản chất tốt đẹp của đồng tiền. Chúng luôn coi đồng tiền là mục đích, là công cụ vạn năng có thể giúp chúng làm bất cứ việc gì mà không cần phân biệt tốt, xấu, đúng, sai. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đề cập đến cả hai mặt tốt và xấu của đồng tiền. Nguyễn Du không có thái độ một chiều hoặc cực đoan khi nói đến đồng tiền, ông đã sáng suốt phát hiện ra tác dụng tích cực của đồng tiền cũng như tác hại ghê gớm của nó thông qua hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. Nguyễn Du đã vạch mặt bọn mặt người dạ thú, vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm. Đó là thằng bán tơ tự nhiên vu oan cho gia đình Vương ông; là bọn sai nha đầu trâu mặt ngựa hung hãn, tàn bạo đã đánh đập Vương ông, vương Quan và cướp bóc, phá phách vô tội vạ. Đó là tên quan xử kiện chẳng cần biết phải trái, thực hư, chỉ cần khảo tra cho ra tiền: Có ba trăm lạng việc này mới xong. Đó là tên buôn người Mã Giám Sinh lừa gạt, đểu cáng, mượn danh nghĩa đi cưới vợ mà: Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm. Đó là mụ Tú Bà chủ lầu xanh, chuyên kiếm chác tiền bạc trên thân thể, nhân phẩm của người phụ nữ. Lúc nào mụ cũng nghĩ đến tiền và chỉ sợ Kiều bỏ trốn thì: Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma. Đó là tên ma cô Sở Khanh tráo trở, nhâng nháo, vô liêm sỉ, chỉ vì tham tiền mà sẵn sàng làm tay sai cho Tú Bà để lường gạt Thúy Kiều, buộc nàng phải tiếp khách làng chơi. Đó còn là lũ côn đồ Ưng, Khuyển chuyên sống bằng nghề đâm thuê chém mướn, bắt cóc, đốt nhà… không ghê tay. Nguyễn Du đã lớn tiếng tố cáo chúng là những kẻ: Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền và Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham. ágsgsgdgsdgsdgd Cả một xã hội tàn bạo nhan nhản lũ ruồi xanh và những kẻ táng tận lương tâm nô lệ của đồng tiền. Nguyễn Du đã mổ xẻ, phanh phui bộ mặt gớm ghiếc của chúng bằng lời thơ căm giận: Trong tay sẵn có đồng tiền, Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì! Ma lực của đồng tiền trong xã hội phong kiến thật là khủng khiếp! Nó làm cho gia đình Thúy Kiều tan tác. Nó đày đọa vương ông, vương Quan, nó chia rẽ mối lương duyên đẹp đẽ giữa Kim Trọng, Thúy Kiều; nó làm cho Thúy Kiều phải chịu đọa đày suốt mười lăm năm trời đằng đẵng. Tuy nhiên, Nguyễn Du không câu nệ, cứng nhắc trong cách nhìn đồng tiền. Ông nhận thấy rằng đồng tiền ở trong tay kẻ ác thì vô cùng xấu xa, nhưng với người lương thiện thì đồng tiền luôn thể hiện tính chất tích cực. Trước cảnh gia đình bị tai bay vạ gió, cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man, nhà cửa bị phá phách, cướp bóc, Thúy Kiều trăn trở, suy nghĩ tìm cách làm sao cứu cha, cứu em thoát nạn lúc này? Trong đám nha dịch có người thư lại già họ Chung đã mách nhỏ: Có ba trăm lạng việc này mới xong. Nhưng lấy đâu ra tiền bây giờ ? Không còn con đường nào khác, Thúy Kiều đành quyết định bán mình chuộc cha. Đó là một quyết định đau đớn nhưng sáng suốt. Trong lịch sử văn chương Việt Nam, có lẽ đây là lần đầu tiên một nhà thơ ca ngợi một cô gái biết hi sinh tình yêu, hi sinh tuổi trẻ để cứu cha, cứu em Trong cơn vạ gió tai bay bất kì. Thúy Kiều là nạn nhân của đồng tiền nhưng nàng cũng biết quý trọng đồng tiền khi đồng tiền giúp nàng đền ơn những người đã cưu mang nàng mỗi khi hoạn nạn. Thúy Kiều đã trân trọng đáp nghĩa Thúc Sinh trong dịp báo ân, báo oán: Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân, Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là. Đền ơn cứu mạng của sư Tam Hợp, vãi Giác Duyên: Nhớ khi lỡ bước sảy vời, Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương. Nghìn vàng gọi chút lễ thường, Mà lòng Phiếu Mẫu mấy vàng cho cân! Theo suy nghĩ của Thúy Kiều thì việc trả ơn chỉ là một hành động bày tỏ tấm lòng tri ân sâu nặng chứ không bao giờ đền đáp cho hết được. Với nàng, non vàng, nghìn vàng cũng chỉ là lễ thường, chứ chưa dễ đền bồi tấm thương, chưa xứng với bát cơm Phiếu Mẫu. Như vậy, cái nhìn của Nguyễn Du về vai trò đồng tiền trong xã hội ià cái nhìn rất nhân văn, rất tiến bộ. Nhà thơ lên án đồng tiền khi nó bị kẻ xấu làm cho biến chất, nhưng lại trân trọng những đồng tiền tình nghĩa trước sau. Nhà thơ căm thù những kẻ táng tận lương tâm vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên lương tâm đạo lí, nhưng lại trân trọng những người như Thúy Kiều biết dùng đồng tiền vào việc cứu cha, cứu em và đền đáp ân tình, ân nghĩa. Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều là vậy, còn quan niệm về đồng tiền của con người trong cuộc sống hôm nay thì sao? Có điều lạ là Nguyễn Du nêu bản chất đồng tiền không chỉ đúng với thời đại ông sống mà còn đúng với muôn đời. Ngày nay, đồng tiền trong nền kinh tế thị trường cũng vẫn tồn tại song song hai mặt tích cực và tiêu cực. Đối với người lao động lương thiện, đồng tiền là mồ hôi nước mắt, là chén cơm manh áo. Đối với xã hội, đồng tiền là động lực thúc đẩy lao động sản xuất, là phương tiện trao đổi hàng hóa, là món quà giúp đỡ lẫn nhau trong lúc ngặt nghèo, trong cơn hoạn nạn. Nhưng với kẻ xấu, đồng tiền có một ma lực cuốn hút, chi phối toàn bộ cuộc sống của họ. Họ mải mê chạy theo lợi nhuận mà quên đi tình nghĩa, có khi tàn nhẫn, lạnh lùng, vô cảm giẫm đạp lên đạo lí, pháp luật. Vì vậy, họ trở thành nô lệ của đồng tiền và sẽ phải gánh chịu những hình phạt do chính đồng tiền mang lại. Đồng tiền vốn không xấu vì nó là phương tiện trao đổi trong cuộc sống, là kết quả lao động của những con người chân chính. Nhưng những kẻ kiếm tiền bằng hành động bất chính thì đó là đồng tiền tội lỗi. Quan niệm về đồng tiền của Nguyễn Du nhắc nhở mọi người hãy suy nghĩ kĩ càng về cách kiếm tiền và sử dụng đồng tiền sao cho đúng đắn. Theo: Thái Bảo . Nghị luận xã hội về quan điểm của em về đồng tiền trong cuộc sống Nghi luan xa hoi ve dong tien trong cuoc song – Đề bài: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan. vào việc cứu cha, cứu em và đền đáp ân tình, ân nghĩa. Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều là vậy, còn quan niệm về đồng tiền của con người trong cuộc sống hôm nay thì sao?. những kẻ kiếm tiền bằng hành động bất chính thì đó là đồng tiền tội lỗi. Quan niệm về đồng tiền của Nguyễn Du nhắc nhở mọi người hãy suy nghĩ kĩ càng về cách kiếm tiền và sử dụng đồng tiền sao cho

Ngày đăng: 15/10/2014, 15:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w