Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN 1. NGUYỄN CÔNG NAM 2. HỒ CÔNG KHANH 3. ĐỖ THỊ MỸ CHÂU 4. NGUYỄN TẤN NGỌC 5. NGUYỄN DUY KHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH, 29 THÁNG 12 NĂM 2009 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành dầu khí Việt Nam ngày một phát triển mạnh hơn, phát triển thêm nhiều nhà máy với quy mô lớn và áp dụng những khoa học hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dung. Nhiều loại sản phẩm của quá trình lọc dầu được sử dụng trong đời sốn hằng ngày như LPG, xăng, nhiên liệu diesel – DO, nhiên liệu phản lực, dầu đốt lò FO…mỗi sản phẩm khi sản xuất đều phải đáp ứng được một số chỉ tiêu chuẩn chất lượng để khi đi vào sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất, an toàn cho người sử dụng, phù hợp với điều kiện từng khu vực… Để hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm, bài báo cáo thí nghiệm này sẽ cho chúng ta nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong kiểm nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm dầu. Qua bài báo cáo này chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, các anh chị khoa dầu khí trường Đại Học Bách Khoa đã tạo điều kiện cho chúng em được thực hành và sự chỉ bảo tận tình của các anh chị đã giúp chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo. Chúc quý thầy cô và các anh chị nhiều sức khoẻ, thành công trong cuộc sống, và chuẩn bị đón chào một năm mới, năm 2010 với nhiều niềm vui trong công việc và cuộc sống. Nhóm sinh viên Trường CĐ Nguyễn Tất Thành http://www.ntt.edu.vn Trang 2 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí BÀI SỐ 1 ĐƯỜNG CHƯNG CẤT ASTM (ASTM DISTILATION) I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong tự nhiên, nhiều chất lỏng có nhiệt độ sôi ở một điểm cố định, ví dụ H 2 O có nhiệt độ sôi cố định là 100 o C (ở điều kiện áp suất khí quyển), nguyên nhân là nước chỉ chứa một loại phân tử. Xăng động cơ là hỗn hợp của nhiều loại phân tử hydrocarbon khác nhau, chưa kể một lượng nhỏ các chất phụ gia có trong xăng. Mỗi loại phân tử hydrocarbon đều có đặc tính hóa lý riêng và nhiệt độ sôi là một trong những đặc tính hóa lý đó. Các phân tử hydrocarbon khác nhau thì có nhiệt độ sôi khác nhau. Chính vì vậy, xăng không có nhiệt độ sôi cố định mà sôi ở trong một khoảng nhiệt độ, thường nằm trong khoảng từ 30÷220 o C. Để đánh giá nhiệt độ sôi của xăng trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành chưng cất (trên thiết bị chưng cất tiêu chuẩn) 100ml xăng và ghi lại giá trị nhiệt độ tại các điểm có nhiệt độ sôi khác nhau. Khi đó, các phân tử hydrocarbon khác nhau trong xăng sẽ chuyển riêng rẽ từ dạng lỏng sang dạng khí. Vì vậy tính chất sôi và bay hơi của xăng thường được đánh giá bằng nhiệt độ sôi đầu, nhiệt độ sôi cuối và nhiệt độ sôi tương ứng với % thể tích chưng cất được của xăng ngưng tụ trong thiết bị chưng cất và được gọi chung là thành phần cất. Phương pháp xác định thành phần cất của xăng được tiến hành theo tiêu chuẩn ASTM D86. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và % chưng cất được xây dựng thành đồ thị. Sự thay đổi các giá trị nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành của động cơ. - Nhiệt độ sôi đầu (Initial Boiling Point - IBP): Khi tiến hành gia nhiệt 100ml mẫu xăng trong thiết bị chưng cất tiêu chuẩn, nhiệt độ tại đó giọt nhiên liệu đầu tiên được ngưng tụ và rơi vào ống hứng, gọi là nhiệt độ sôi đầu. - Nhiệt độ sôi cuối (Final Boiling Point – FBP): là nhiệt độ cao nhất ghi được khi toàn bộ chất lỏng trong bình chưng đã bay hơi hết được gọi là nhiệt độ sôi cuối. Khi toàn bộ lượng xăng trong bình chưng đã bay hơi hoàn toàn, được đánh dấu bằng việc nhiệt độ tăng nhanh kèm theo tạo khói trong bình chưng. - Thành phần cất là khái niệm dùng để biểu diễn phần trăm của mẫu bay hơi trong điều kiện tiến hành thí nghiệm theo nhiệt độ hoặc ngược lại nhiệt độ theo phần trăm thu được khi tiến hành chưng cất mẫu. Từ điểm sôi đầu đến điểm sôi cuối, ứng với 10ml mẫu ngưng tụ (10% thể tích thu hồi) sẽ xác định được một giá trị nhiệt độ ( đo được trong bình ngưng) và gọi là điểm cất. Bằng cách kết nối các điểm cất, sẽ xây dựng được một biểu đồ chưng cất là các đường cong. Phương pháp xác định thành phần cất của xăng được tiến hành theo tiêu chuẩn ASTM D86 (được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm chính của dầu mỏ như xăng ôtô, xăng máy bay, kerosel, dầu DO, naphta, các phần cất, ngoại trừ khí hoá lỏng và bitume). Quá trình chưng cất được thực hiện trong bộ chưng cất tiêu chuẩn Engler http://www.ntt.edu.vn Trang 3 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí nên gọi là chưng cất Engler. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và % chưng cất được xây dựng thành đồ thị. II. HỆ THỐNG THIẾT BỊ - DỤNG CỤ 1. Sơ đồ hệ thống thiết bị: Hình II.1:Sơ đồ chưng cất để xác định thành phần phân đoạn 2. Dụng cụ & mẫu sản phẩm: - Bình chưng cất ASTM (125ml) dùng cho chưng cất xăng - Ống sinh hàn nhiệt độ 0 ÷ 1 o C - Ống đong chứa distilat (100ml) - Ống đong phần cặn (5ml) - Nhiệt kế và nút lie - Thiết bị gia nhiệt (thiết bị chưng) - Mẫu xăng (xăng không chì – RON 92) 100ml III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Rửa sạch và sấy khô dụng cụ chưng cất, đổ nước đá vào bể ngưng tụ Bước 2: Đong 100ml mẫu xăng cho vào bình chưng cất (chú ý nghiêng bình cất để ống nhánh lên phía trên để khi đổ mẫu không bị lọt vào ống nhánh), đậy miệng bình bằng nút lie có cắm nhiệt kế sao cho mép trên bầu thuỷ ngân ngang với mép dưới của ống nhánh. Bước 3: Lắp dụng cụ như hình II.1. Lót miếng đệm sứ dưới đáy bình, vặn núm điều chỉnh bình cho phù hợp sao cho kín khe hở ở các nút. Lấy bông gòn đậy lên miệng ống hứng để tránh sản phẩm bốc hơi hao hụt. Vặn núm điều chỉnh ống hứng sao cho thành ống hứng và đầu ống ngưng ngang nhau. http://www.ntt.edu.vn Trang 4 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí Bước 4: Khi nhiệt độ nước trong bể ngưng tụ đạt 0÷5 o C thì tiến hành mở nguồn điện bộ phận đun nóng bình chưng cất và điều chỉnh tốc độ đun sao cho từ lúc bắt đầu đun tới lúc hứng giọt đầu tiên là 5÷10 phút. Ghi lấy nhiệt độ khi giọt cất đầu tiên xuất hiện – điểm sôi đầu (T đ ) Bước 5: Lập tức đặt thành ống hứng sát vào đầu ống ngưng để sản phẩm cất chảy ra theo thành ống cho khỏi sóng sánh. Tiếp tục cất, quan sát và ghi các nhiệt độ tương ứng với thể tích ngưng tụ được là 10,20,30,40,50,60,70,80 cho tới khi nhiệt độ giảm xuống. Ghi nhiệt độ cao nhất trong quá trình cất – điểm sôi cuối (T c ) Bước 6: Tắt bộ phận đun nóng, bật quạt giải nhiệt tới khi bình chưng nguội. Tháo dụng cụ, ghi thể tích tổng hứng được – phần ngưng tụ (V ng ) trong ống hứng. Đổ phần cặn còn lại trong bình vào ống đong 5ml, ghi thể tích phần cặn (V c ) Bước 7: Rửa sạch dụng cụ thí nghiệm và xử lý kết quả tính toán IV. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN Kết quả thu được khi chưng cất phân đoạn xăng cho động cơ (A 92) như sau: T o sôi đầu 33 o C V ngưng 89% vol T o sôi (10% V) 62 o C V cặn 2% vol T o sôi (20% V) 69 o C V mất mát = 100 – (V ngưng + V cặn ) T o sôi (30% V) 78 o C = 100 – (89 + 2) T o sôi (40% V) 87 o C = 9 % vol T o sôi (50% V) 96 o C T o sôi (60% V) 120,5 o C T o sôi (70% V) 137,5 o C T o sôi (80% V) 167 o C T o sôi cuối 194 o C Từ các giá trị trên , ta dựng được đồ thị phụ thuộc giữa % sản phẩm chưng cất được và nhiệt độ sôi (hình IV.1) gọi là đường cong chưng cất Engler. http://www.ntt.edu.vn Trang 5 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí Bình luận: Kết quả thu được khi chưng cất xăng: V ngưng thu được không cao (89%) nguyên nhân chủ yếu do một phần hơi đã thoát ra ngoài (do các nút lie gắn bình chưng với nhiệt kế, bình chưng với bộ phận sinh hàn không sát và miệng ống hứng chưa được bịt kín) không ngưng tụ được đó là lượng mất mát ( rất cao tới 9%). Ngoài ra, một số chất có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao làm giảm thể tích ngưng thu được (do quá trình chưng cất, nhiệt độ chưng tăng không đều, làm nhiệt độ tăng cao). Tóm lại, có hai nguyên nhân chính làm kết quả thu được không như mong muốn đó là thứ nhất thiết bị chưng lắp không kín làm bay hơi dẫn tới %mất mát cao (do thiết bị chưng quá cũ và do người lắp thiết bị); thứ hai là quá trình gia nhiệt quá cao (kiểm soát nhiệt không tốt làm nhiệt độ tăng cao, không ổn định) làm một số cấu tử bị phân huỷ nhiệt dẫn tới V cặn cao (2%) và thể tích ngưng thu được không cao (89%). Vì vậy, nếu kiểm soát tốt nhiệt độ và làm kín thiết bị tránh bay hơi thất thoát thì V ngưng thu được từ 95÷97% vol, và thể tích phần mất mát chỉ có 0,5÷1%vol, V cặn < 1% vol có nghĩa là phải kéo dài thời gian chưng cất và chưng ở nhiệt độ xăng vừa bay hơi để ngưng tụ tổng thể tích distillate bay hơi của sản phẩm ở mức cao nhất. Nhận xét sơ đồ chưng cất Engler: Dựa vào đồ thị đường cong chưng cất ta rút ra một số nhận xét sau: - Thể tích phần mất mất chiếm tỉ lệ quá lớn, gẩn bằng 10% thể tích cất chứng tỏ khả năng mất mát hơi không ngưng tụ được khi tiến hành thử nghiệm là rất cao. Vì vậy, thể tích distilat thu được không cao, chỉ đạt 89% ở nhiệt độ 194 o C. - Nhiệt độ sôi đầu là 33 o C nằm trong khoảng cho phép của nhiên liệu xăng cho mùa hè, ở nhiệt độ này động cơ dễ dàng khởi động khi động cơ còn nóng hay vào buổi sang sớm. - Ban đầu % chưng cất tăng ứng với mỗi lần tăng nhiệt độ, càng về sau nhiệt độ tăng nhưng % phần cất thu được giảm đi là do ban đầu xăng có các cấu tử nhẹ, có khả năng bay hơi tốt vì vậy khi tăng nhiệt độ thì khả năng bay hơi tăng. Càng về sau, trong xăng càng chứa nhiều cấu tử nặng khó bay hơi hơn, nếu ở phần này ta nâng nhiệt độ quá cao thì các cấu tử chưa kịp bay hơi đã bị phân huỷ bởi nhiệt tạo nhiều cặn và giảm thể tích ngưng thu được. V. TRẢ LỜI CÂU HỎI – NHẬN XÉT: 1. Nêu rõ sản phẩm đem thí nghiệm ( loại gì, nguồn gốc ) ? Sản phẩm đem thí nghiệm là xăng không chì RON 92 dùng cho động cơ. Xăng RON 92 là sản phẩm được pha trộn từ nhiều nguồn sản phẩm khác nhau trong quá trình lọc và chế biến dầu như xăng từ phân đoạn xăng chưng cất từ dầu mỏ, từ sản phẩm các quá trình reforming, cracking, alkyl hoá cho tới sản phẩm của quá trình đồng phân hóa, polymer hóa từ condensat. http://www.ntt.edu.vn Trang 6 Hình IV.2. Đường cong chưng cất Engler của sản phẩm xăng A92 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí Cách xây dựng đường cong chưng cất ASTM đã hiệu chỉnh phần mất mát? Gọi V ng là tổng thể tích distillate thu được trong ống đong; V D là tổng thể tích distillate bay hơi V D = V ng + V m , trong đó V m là thể tích mất mát được tính theo công thức V m = V b – V ng – V c (với V b là thể tích mẫu dùng chưng cất) 1.Vẽ đường cong 1 theo V ng (đường cong mối liên hệ % thể tích cất theo nhiệt độ) từ kết quả thí nghiệm khi tiến hành chưng cất mẫu. 2.Vẽ đường cong 2 theo V D , đường cong 2 có thể xem như là phép tịnh tiến đường cong 1 một đoạn về bên phải. Đường cong 1 biểu diễn nhiệt độ chưng cất là hàm của Vng. Giả sử, một phép chưng cất nào đó có V m = 1,5ml (coi V b = 100ml), ta đo được thể tích ngưng V ng = 10ml lúc nhiệt độ là T’ 10 . Tại nhiệt độ đó, V D = 10 + 1,5 = 11,5ml nên T’ 10 chính là T 11,5 và nhiệt độ T 10 chỉ tìm được theo đường 2. Hai đoạn ở đầu mút của đường 2 có được bằng phép ngoại suy cho nên nhiều trường hợp chỉ những giá trị từ T 5 ÷ T 95 là đáng tin cậy. Vì vậy, trên đồ thị đường cong chưng cất Engler người ta chỉ vẽ theo kết quả thu được từ thí nghiệm và hiệu chỉnh phần mất mát và phần cặn thu được trên đồ thị. http://www.ntt.edu.vn Trang 7 Hình V.3: Hiệu chỉnh đường cong chưng cất 2. Ý nghĩa của đường cong chưng cất ASTM, điểm sôi đầu, điểm sôi cuối? Đường cong chưng cất Engler thể hiện khả năng bay hơi của phân đoạn hay sản phẩm dầu.Tính chất bay hơi của dầu mỏ hay các sản phẩm của nó có ý nghĩa rất lớn trong quá trình bảo quản, vận chuyển cũng như trong quá trình sử dụng. Vì vậy đây là một tính chất hết sức quan trọng của dầu mỏ. Thành phần cất phân đoạn của xăng động cơ có ý nghĩa rất quan trọng: - Nhiệt độ sôi đầu (Initial Boiling Point - IBP): Giới hạn sôi đầu (từ IBP đến nhiệt độ sôi 10%) có ảnh hưởng đến khả năng khởi động của động cơ và khả năng tạo nút hơi. Nếu các giá trị này quá thấp, động cơ dễ dàng khởi động nguội, nhưng lại khó khởi động nóng và dễ tạo nút hơi, làm gián đoạn quá trình cung cấp xăng cho xy lanh, hao hụt tồn chứa vận chuyển sẽ lớn. Ngược lại, nếu hai nhiệt độ này quá cao, động cơ sẽ khó khởi động nguội, nhất là khi để qua đêm vào mùa đông. Hai giá trị nhiệt độ này được khống chế trái chiều nhau, tức là quy định giá trị tối thiểu của nhiệt độ sôi đầu (min 30 o C) và giá trị tối đa của nhiệt độ sôi 10% (max 70). Nếu đã khống chế khoảng áp suất hơi thì có thể không cần khống chế nhiệt độ sôi đầu. - Nhiệt độ sôi cuối (Final Boiling Point – FBP): Nhiệt độ FBP được dùng để đánh giá mức độ tạo cặn trong buồng đốt, mức độ tan lẫn trong dầu bôi trơn, mức độ độc hại của khí xả động cơ, FBP càng cao thì các khả năng trên càng lớn và ngược lại. Vì vậy, FBP bị khống chế bởi một giá trị tối đa, thường là 215÷220 o C. Tuy nhiên FBP quá thấp, dưới 170 o C, cũng không phải là một dấu hiệu tốt vì nó làm giảm trị số octane và tăng suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Nhiệt độ FBP còn được sử dụng để đánh giá mức độ lẫn các loại nhiên liệu khác (dầu hỏa và diesel) vào trong xăng trên cơ sở so sánh với mẫu lưu trong phòng thí nghiệm. - Khoảng nhiệt độ sôi tương đương với 10 đến 90% cất được (T 10 và T 90 ) được gọi là giới hạn sôi giữa và rất quan trọng đối với hiệu suất của động cơ khi chạy trên đường. Nó cũng ảnh hưởng tới khả năng tăng tốc sau khi khởi động và hạn chế hiện tượng chết máy khi dừng giữa đường. Các loại xăng có T 90 từ 170÷220 o C. Giá trị này nếu quá thấp sẽ làm tăng suất tiêu hao nhiên liệu, giảm công suất động cơ xuống dưới mức thiết kế. 3. Đánh giá sản phẩm thử nghiệm? So sánh kết quả thu được với chỉ tiêu chất lượng xăng không chì (TCVN 6776:2005) STT Tên chỉ tiêu Xăng không chì RON92 Phương pháp thử 3 Thành phần cất phân đoạn: TCVN 2698:2002 - Điểm sôi đầu, o C Báo cáo - 10% thể tích, max 70 - 50% thể tích, max 120 - 90% thể tích, max 190 - Điểm sôi cuối, o C, max 215 - Cặn cuối, % thể tích, max -Cặn và hao hụt %V, max 2 4,0 Nhận xét: Kết quả thu được khi chưng cất mẫu sản phẩm, từ điểm sôi đầu IBP đến điểm sôi cuối FBP đều nằm trong giới hạn quy định cho sản phẩm theo TCVN 6776:2005. Chỉ có phần hao hụt quá cao so với tiêu chuẩn việt nam là do trong quá trình chưng cất phần hơi bị mất mát không ngưng tụ được và do kiểm soát nhiệt độ không tốt (như đã trình bày ở trên). Vì vậy mẫu sản phẩm xăng A92 này đạt tiêu chuẩn chất lượng và được sử dụng trên thị trường. BÀI SỐ 2 CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT ( VISCOSITY INDEX ) I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Một trong những đặc tính cơ bản của dầu nhờn dùng cho động cơ nhiệt là sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dầu giảm nghĩa là dầu sẽ bị chảy lỏng khi nâng nhiệt độ. Dầu nhờn được coi là dầu bôi trơn tốt khi độ nhớt của nó ít bị thay đổi theo nhiệt độ hay nói cách khác rằng dầu đó có chỉ số độ nhớt cao. Ngược lại, nếu độ nhớt thay đổi nhiều theo nhiệt độ, có nghĩa là dầu có chỉ số độ nhớt thấp, khả năng bôi trơn kém. Để đặc trưng cho tính ít biến thiên của độ nhớt theo nhiệt độ, người ta dùng đại lượng chỉ số độ nhớt VI. Vì parafin có độ nhớt ít bị biến đổi nhất theo nhiệt độ nên người ta quy ước dầu gốc paraffin có chỉ số độ nhớt bằng 100 (VI = 100), họ dầu gốc naphten có chỉ số độ nhớt bằng 0 (VI = 0) vì naphten có độ nhớt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Như vậy, chỉ số độ nhớt là một đại lượng có tính quy ước. Chỉ số độ nhớt có thể xác định theo chuẩn DIN 51564 (Cộng hoà Liên Bang Đức) hoặc theo tiêu chuẩn ASTM D2270 (Hoa Kỳ) và được định nghĩa bằng hệ thức: VI = × 100 trong đó U là độ nhớt động học ở 40 o C của dầu có chỉ số độ nhớt cần phải tính, mm 2 /s L là độ nhớt động học đo ở 40 o C của một loại dầu có chỉ số độ nhớt bằng 0 và cùng độ nhớt động học ở 100 o C với dầu cần tính chỉ số độ nhớt, mm 2 /s H là độ nhớt động học đo ở 40 o C của một loại dầu có chỉ số độ nhớt bằng 100 và cùng độ nhớt động học ở 100oC với dầu mà ta cần đo chỉ số độ nhớt, mm 2 /s. Nếu độ nhớt động học của dầu ở 100 o C nhỏ hơn hoặc bằng 70 mm 2 /s, thì các giá trị tương ứng L và H cần phải tra trong bảng ASTM – D2270 cho bên dưới: Độ nhớt động học ở 100 o C, mm 2 /s Giá trị L Giá trị H 2,0 2,1 5,0 5,1 15,0 15,1 20,0 20,2 70,0 7,994 8,64 40,23 41,99 296,5 300,0 493,2 501,5 4905 6,394 6,894 28,49 29,49 147,9 151,2 229,5 233 1558 Bảng I.1: những giá trị L và H ứng với độ nhớt động học ở 100 o C Nếu độ nhớt động học ở 100oC lớn hơn 70 mm2/s thì giá trị L và H được tính như sau: [...]... nhiệt độ với nhiệt độ phòng và tiến hành thí nghiệm lần 2 IV KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN Kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm như sau: - Điểm vẩn đục của sản phẩm dầu Biodiesel + Thí nghiệm lần 1: 6,5oC + Thí nghiệm lần 2: 7oC - Điểm chảy của sản phẩm dầu Biodiesel : -19oC + 3oC = -16oC Bình luận: Kết quả đo điểm vẩn đục của mẫu dầu Bio sau hai lần tiến hành thử nghiệm trênh lệch nhau 0,5oC là phù hợp,... nhớt kế 100 chứa mẫu dầu nhờn SJ, ghi nhận thời gian chảy của dầu nhờn Bước 7: Ngưng thí nghiệm, để nhớt kế ổn định trong bể 10 phút để dầu chảy về vị trí ban đầu và tiến hành thử nghiệm lần hai IV KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN Kết quả sau hai lần tiến hành thử nghiệm như sau: - - Mẫu sản phẩm dầu DO + Đo lần 1: 3 phút 05 giây = 185 giây + Đo lần 2: 3 phút 5 giây = 185 giây Mẫu sản phẩm dầu nhờn PLC RACER SJ... phân tán đều trong dầu nên có thể lôi cuốn được nước ra khỏi dầu vì vậy xăng ở phân đoạn 80÷120 oC có thể dùng thay thế dung môi xylen nhưng người ta ít dùng vì có thể tan một lượng nhỏ vào trong nước làm kết quả thử nghiệm không cho độ chính xác cao như dung môi xylen 3 Nêu nguồn gốc và đánh giá sản phẩm thử nghiệm ? Dầu FO hay còn gọi là dầu mazut, là phân đoạn nặng thu được khi chưng cất dầu thô... trọng của dầu dao động trong khoảng rộng, tuỳ thuộc vào loại dầu mà có trị số dao động trong khoảng 0,8÷0,99 (có đến 85% dầu mỏ có d = 0,81÷0,90 g/cm3) Vì tỉ trọng tăng theo phân tử lượng, theo dãy hydrocacbon P – N – A, nên dầu paraffin thường nhẹ nhất, dầu asphalten nặng nhất Các phân đoạn dầu mỏ do có d càng lớn khi nhiệt độ chưng cất càng cao Sản phẩm Hình I.6: Tỉ trọng của các sản phẩm dầu mỏ dầu có... 1289, áp dụng cho dầu thô và sản phẩm dầu khí ở dạng lỏng, tỷ trọng được xác định bằng tỷ trọng kế thủy tinh, phương pháp xác định này dựa trên nguyên tắc của sức đẩy Archimede Ngoài ra, người ta còn xác định tỉ trọng của sản phẩm dầu một cách chính xác hơn bằng bình đo tỉ trọng Picnometer Phương pháp xác định tỉ trọng của sản phẩm dầu trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ của sản phẩm dầu và nhiệt độ của... mẫu thử trong khi tiến hành thí nghiệm gần như nhau + Kết quả đo tỉ trọng mẫu dầu bằng bình đo tỉ trọng cho kế quả gần như nhau chì sai lệch 0,01% Đều đó chứng tỏ phép đo cho độ chính xác cao, tuy nhiệt độ môi trường thay đổi làm nhiệt độ mẫu dầu và mẫu nước tiến hành thử nghiệm bị thay đổi nhưng vẫn cho kết quả hai lần đo như nhau + Sau khi tiến hành đo tỉ trọng của mẫu dầu bằng hai thiết bị cho ra... dùng bình tỉ trọng sẽ cho độ chính xác cao IV TRẢ LỜI CÂU HỎI – NHẬN XÉT 1 Ý nghĩa của tỉ trọng đối với dầu thô và các sản phẩm dầu khí ? Tỷ trọng của dầu mỏ cho biết dầu nặng hay nhẹ, thông qua đó có thể ước lượng được sơ bộ hiệu suất thu các sản phẩm trắng của loại dầu mỏ đó Đối với các sản phẩm dầu mỏ thì ý nghĩa của tỷ trọng sẽ khác nhau Ở nhiên liệu diesel hoặc nhiện liệu cho động cơ phản lực thì... có trong các sản phẩm dầu mỏ như xăng máy bay, dầu DO, dầu nhờn, dầu FO, bitumen Dầu được chưng cất theo phương pháp lôi cuốn hơi nước bằng dung môi không tan trong nước là xylen Sự ngưng tụ hơi nước và hơi xylem trong ống hứng (lớp nước ở phía dưới ống hứng, bên trên là hơi xylen ngưng tụ) cho khả năng đọc được trực tiếp lượng nước II HỆ THỐNG THIẾT BỊ - DỤNG CỤ Dụng cụ thí nghiệm & bộ thiết bị: -... 500ml + Ống thu nước trên có khắc vạch + Ống làm lạnh ruột thẳng đầu nhám - Bếp điện - Giá đỡ thí nghiệm - Xylen tinh khiết - 2beaker 50ml - ống đong 50ml - mẫu dầu FO III TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH Bước 1: Rửa sạch và sấy khô dụng cụ thí nghiệm, chuẩn bị mẫu dầu FO và dung môi xylen Bước 2: Lấy chính xác 25 ml dầu FO bằng ống đong và cho vào bình cất Tráng mẫu bám ở thành dụng cụ lấy mẫu (ống đong) bằng... ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM THỬ NGHIỆM So sánh kết quả tính được khi tiến hành thử nghiệm với tiêu chuẩn của sản phẩm: Giới thiệu về sản phẩm thử nghiệm: Dầu động cơ PLC RACER PLUS là loại dầu nhờn đa cấp có chất lượng hảo hạng, được pha chế riêng cho các loại động cơ xe máy 4 thì thế hệ mới nhất, hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt Dầu động cơ PLC RACER SJ đáp ứng được các yêu cầu: dầu cấp chất lượng . DUY KHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH, 29 THÁNG 12 NĂM 2009 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành dầu khí Việt Nam ngày một phát triển mạnh hơn, phát. lượng sản phẩm, bài báo cáo thí nghiệm này sẽ cho chúng ta nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong kiểm nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm dầu. Qua bài báo cáo này chúng em xin. và cuộc sống. Nhóm sinh viên Trường CĐ Nguyễn Tất Thành http://www.ntt.edu.vn Trang 2 Báo cáo thí nghiệm chuyên đề dầu khí BÀI SỐ 1 ĐƯỜNG CHƯNG CẤT ASTM (ASTM DISTILATION) I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong tự