TÌM HIỂU PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002 Câu 1: Thế nào là xử lý vi phạm hành chính? Hãy nêu nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính? * Xử lý vi phạm hành chính: bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. - Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. - Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. * Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm: 1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt; Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này. 3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. 4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần, cụ thể: a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh; b) Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh đối với hành vi đó; c) Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người đã quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó; Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính; Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung (khoản 2 Điều 56 của Pháp lệnh.). 5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. 6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Câu 2: Hãy cho biết các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả? 1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo. b) Phạt tiền. 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại; đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định. 4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Câu 3: Hãy trình bày biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn? Điều 23 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau: 1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định đối với những người được quy định tại khoản 2 Điều này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ ba tháng đến sáu tháng. 2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; b) Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng; c) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định; d) Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này. 3. Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là sáu tháng, kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a hoặc kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này; thời hiệu nói trên cũng được áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này. 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục các đối tượng này. 5. Bộ Công an thống nhất chỉ đạo việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Câu 4: Các hành vi nào là vi phạm trật tự công cộng và các hình thức xử phạt? Điều 7, Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định Hành vi vi phạm trật tự công cộng và hình thức xử phạt như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay; b) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác; d) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng. 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Gọi điện thoại đến các số máy khẩn cấp để trêu đùa, chửi bới, đe doạ, quấy nhiễu, thử máy điện thoại hoặc nhằm các mục đích khác; d) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng; đ) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác; e) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền; g) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích cho người khác. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ; b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ; c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy… hoặc công cụ hỗ trợ; d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau; e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tàu thuyền trái phép; g) Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án; h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; k) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác; l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức; m) Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; n) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng; o) Môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự. 4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm a khoản 1; điểm đ khoản 2; điểm c khoản 3 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện. Câu 5: Ngày 10/05/2005 trong khi đi kiểm tra, công an phường Y phát hiện hộ ông Nguyễn Văn A sử dụng giấy tờ hộ khẩu giả, công an phường Y đã lập biên bản về hành vi vi phạm này. Ngày 16/05/2006 Trưởng công an phường Y ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Văn A về hành vi sử dụng giấy tờ hộ khẩu giả, mức phạt là 1.000.000đ. Do điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên ông A đã làm đơn xin được hoãn thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Anh (chị) hãy cho biết: a. Trưởng công an phường Y ra quyết định xử phạt hành vi sử dụng giấy tờ hộ khẩu giả đối với ông Nguyễn Văn A là đúng hay sai? Tại sao? b.Việc ông A xin hoãn thực hiện quyết định xử phạt hành chính có được hay không? Tại sao? Trả lời: a) Trưởng công an phường Y ra quyết định xử phạt hành vi sử dụng giấy tờ hộ khẩu giả đối với ông Nguyễn Văn A là sai thẩm quyền, vì: - Tại Khoản 3 Điều 30, Nghị định 150/2005/NĐ0-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Trưởng công an cấp xã như sau: " Trưởng Công an cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng…". - Còn tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội quy định xử phạt về hành vi sử dụng hộ khẩu giả như sau: " Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Khai gian, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký, cấp giấy tờ hộ khẩu; b) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ hộ khẩu giả" . Căn cứ vào các quy định trên, ta thấy việc Ông Nguyễn Văn A bị xử phạt hành chính do sử dụng giấy tờ hộ khẩu giả là cần thiết; nhưng Trưởng công an Phường Y ra quyết định xử phạt là vượt quá thẩm quyền cho phép. Trường hợp này Công an Phường Y cần lập biên bản, gửi hồ sơ lên cấp có thẩm quyền đề nghị ra quyết định xử phạt ông A. Cụ thể là Trưởng công an cấp Huyện theo quy định tại khoản 4, Điều 30 của Nghị định 150/2005/NĐ-CP. b) Ông A được quyền xin hoãn thực hiện quyết định xử phạt hành chính vì lý do điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì căn cứ Điều 65 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: "1. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận. 2. Thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền không quá ba tháng, kể từ khi có quyết định hoãn. 3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đó. 4. Người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh này". Như vậy, căn cứ quy định trên, trước hết ông A cần khiếu nại đến Trưởng công an Phường Y về việc ra quyết định xử phạt hành chính sai thẩm quyền. Sau khi Quyết định xử phạt hành chính của Ông A được ban hành đúng thẩm quyền ( do Trưởng công an cấp Huyện ban hành), Ông A có quyền làm đơn đề nghị xin hoãn thực hiện quyết định xử phạt đối với mình vì lý do điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Hãy kể một tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương mà bạn biết (không quá 300 từ). Tại tổ 20- thôn Hòn Nghê – Xã Vĩnh Ngọc – Nha Trang – Khánh Hòa, là nơi tôi đang cư ngụ có một người dân bình thường như bao người dân lương thiện khác nhưng với những đóng góp thầm lặng của anh nhằm đảm bảo cho an ninh địa phương thì phải đáng để mọi người thán phục. Đó là anh Lê Hồng Hà, làm nghề sơn nhà, vợ anh bán rau ở chợ Vĩnh Hải. Hoàn cảnh gia đình tuy khó khăn nhưng không phải vì thế mà anh bỏ bê việc nhà và công tác xã hội. Ngược lại, ngoài một người chồng, người cha tốt, anh còn là một nhân tố tích cực góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn của thôn. Chúng ta biết đây là một địa bàn mới thành lập, kinh tế còn khó khăn, người dân có nguồn gốc khắp nơi. Vì vậy, tình hình an ninh trật tự ở đây rất phức tạp, nhất là vào ban đêm. Trước những bức xúc đó, anh đã nhiều lần báo cáo những vụ việc tận mắt nhìn thấy lên chính quyền thôn nhưng không được chấn chỉnh. Từ đó, anh đã tự thành lập một nhóm tự vệ bao gồm anh và 3 thanh niên tích cực khác. Hằng đêm, họ bỏ ra khoảng 1,5 giờ (từ 21h đến 22h30) để đi kiểm tra trên một số tuyến đường trên thôn, nếu có vấn đề gì, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà họ có thể tự giải quyết hoặc đưa lên chính quyền thôn, xã. Anh đã nhiều lần bị các thanh niên quá khích đe doạ, thậm chí một lần anh bị đánh trọng thương. Tuy nhiên, anh vẫn không nản lòng, vẫn quyết tâm lập lại an ninh trật tự và trật tự an toàn cho địa phương. Anh cho rằng bảo vệ cho mọi người cũng chính là bảo vệ cho gia đình và bản thân mình. Hàng năm anh đều được thôn và xã tặng giấy khen công dân gương mẫu. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG o0o Người thực hiện : Phạm Thanh Nhựt Đơn vị : Bộ môn Đóng tàu - Khoa Cơ khí Giới tính : Nam Tuổi : 29 Nha Trang, tháng 12 năm 2006 "TÌM HIỂU PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002" . TÌM HIỂU PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002 Câu 1: Thế nào là xử lý vi phạm hành chính? Hãy nêu nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính? * Xử lý vi phạm hành chính: bao gồm xử phạt vi. và 27 của Pháp lệnh này. 3. Vi c xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. 4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một. hành chính. * Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm: 1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Vi c xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành